Cách dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến

.

Cập nhật lúc: 22:03, 26/03/2022 (GMT+7)

(Báo Quảng Ngãi)- Số học sinh (HS) mắc Covid-19 gia tăng nên nhiều trường đã kết hợp hình thức dạy trực tiếp và trực tuyến. Song cách dạy này gặp nhiều khó khăn, chất lượng khó đảm bảo.

TIN LIÊN QUAN
  • Cùng nhau vượt khó
  • Dạy học linh hoạt, thích ứng an toàn

Sau thời gian áp dụng hình thức vừa dạy trực tiếp tại lớp, vừa kết nối dạy trực tuyến cho HS phải cách ly, điều trị tại nhà, cô giáo Vương Thị Tường Vy, dạy môn Toán, Trường THCS Trần Hưng Đạo (TP.Quảng Ngãi) cho rằng, mỗi tiết học chỉ kéo dài khoảng 40 - 45 phút, nhưng tôi mất nhiều thời gian để chuẩn bị và kết nối các thiết bị. Chưa kể, trong quá trình dạy, giáo viên (GV) cũng phân tâm cho 2 nhóm HS. Đôi khi GV phải dừng lại để nhìn vào màn hình máy tính hỏi xem những em đang học trực tuyến có nắm bắt được bài giảng hay không. Bên cạnh đó, việc theo dõi bài học của HS tại nhà đôi lúc cũng bị ảnh hưởng nếu đường truyền Internet không đảm bảo.

Cách dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến
Việc kết hợp dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến khiến thầy cô và học sinh đều gặp khó khăn.
Hiện tại, để phục vụ cho 2 hình thức dạy học cùng một lúc, cô Vy đã chuyển bài giảng vào slide, đồng thời chiếu lên tivi của lớp. Chia sẻ màn hình trực tiếp như thế giúp các em học trực tuyến có thể nhìn thấy rõ bài giảng. Trong trường hợp cần bổ sung thêm thông tin ngoài slide, GV cũng có thể viết lên màn hình rời. “Việc dạy 2 hình thức kết hợp là bất đắc dĩ. Do đó, HS tự ý thức việc học tập là chính. Bởi GV không thể quan sát, theo dõi hết được HS học trực tuyến ở nhà”, cô Vy nói.

Cô giáo Huỳnh Thị Bích Hằng, chủ nhiệm lớp 4D, Trường Tiểu học Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi) cũng bày tỏ lo ngại, vì sau một tuần triển khai dạy trực tiếp và trực tuyến song song, GV vừa quán xuyến tại lớp, vừa tương tác với HS học trực tuyến. Cùng với đó, trong quá trình dạy, GV bật micro giảng bài thì lẫn nhiều tạp âm nên những em học trực tuyến khó nghe rõ bài giảng. "Vì vậy, tôi phải hỗ trợ thêm cho HS học tại nhà các video về bài dạy, bài tập... để các em nắm thêm kiến thức”, cô Hằng cho hay.

Theo nhiều GV, dạy song song hai hình thức trực tiếp và trực tuyến GV rất vất vả. Bởi GV phải linh hoạt, khắc phục những khó khăn bằng nhiều cách như chuyển hoàn toàn bài giảng sang dạng slide để chia sẻ thống nhất nội dung bài học cho HS, nhưng yếu tố tương tác vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, do đường truyền và thiết bị dạy học trực tuyến của một số cơ sở giáo dục chất lượng không đảm bảo nên trong các buổi học tình trạng mất kết nối, kết nối chập chờn, bài giảng bị ngắt quãng thường xảy ra. Giáo viên cũng không thể quán xuyến và quản lý hiệu quả HS học trực tuyến...

Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) Võ Thành Nho cho biết, với cách dạy vừa trực tiếp, vừa trực tuyến đã bộc lộ nhiều bất cập, chất lượng khó đảm bảo bởi sự thay đổi liên tục khi có HS, GV mắc Covid-19. Hiện trường chúng tôi không tổ chức dạy trực tiếp và kết nối trực tuyến tại lớp mà gom số HS là F0 và cách ly tại nhà để tổ chức lớp học trực tuyến riêng. Hơn nữa, một số GV là F0, F1 buộc trường phải bố trí GV dạy thay, dạy bù nên rất khó khăn.

Bài, ảnh: KIM NGÂN

TP - Trường, lớp gia tăng F0, F1 khiến công tác dạy và học của cô trò các trường học tại Hà Nội rất vất vả. Hiệu trưởng các trường lo vừa dạy trực tiếp vừa mở phòng học trực tuyến sẽ không đảm bảo chất lượng.

Sáng 18/2, cô giáo Nguyễn Thị Hường, Trường THCS Phú La phải dạy trực tuyến, trực tiếp cùng lúc trong giờ học Toán. Tiết học chỉ có 45 phút, nhà trường yêu cầu cô dành ra 1-2 phút để hỏi han sức khỏe học sinh sau đó mới vào giảng bài. Lớp học trực tiếp thời COVID-19 khác hẳn ngày thường khi bàn ghế trống vắng hơn. Ở giữa lớp học kê thêm một bàn để camera và máy tính kết nối phòng học trực tuyến để những học sinh là F0, F1 ở nhà theo dõi giáo viên dạy trên lớp.

“Căng thẳng, áp lực là tâm trạng của giáo viên đứng lớp vì cùng lúc phải làm nhiều việc. Vừa dạy kiến thức, tương tác với học sinh trên lớp, lo học sinh trong phòng học Zoom có nghe, hiểu bài cô giảng đồng thời phải quan sát các em có biểu hiện mệt mỏi, bất thường gì không. Bởi nhiều em do lo học, mệt mỏi không dám nói với cô giáo”, cô Hường nói.

Lớp 9A7 do cô Hường chủ nhiệm có 45 học sinh, sau gần 2 tuần học trực tiếp đã có 3 F0, 21 F1. Hơn nửa học sinh phải học trực tuyến ở nhà, lòng cô như lửa đốt vì thương, lo lắng. Năm nay cuối cấp rồi, các em rất muốn được đến trường học trực tiếp. Nhiều em khi được thông báo là F0 cứ hỏi đi hỏi lại bao giờ em mới được đến trường.

Nguyễn Bá Bách, lớp trưởng 9A8 cho biết, lớp có 39 học sinh đến nay vắng 16 vì liên quan COVID-19. Tuy nhiên, em cũng như các bạn không quá hoang mang, lo lắng vì đã tiêm phòng. Ngoài ra, tất cả các bạn đều được nhắc nhở không cởi khẩu trang, hạn chế nói chuyện, uống bình nước riêng, không la cà sau giờ học… “Được đến trường học trực tiếp, em sẽ tận dụng thời gian để học, trao đổi thật nhiều với giáo viên vì học online rất vất vả”, Bách nói.

Lớp vơi dần học sinh cũng là tình trạng chung của nhiều trường học tại Hà Nội. Có trường THCS tại quận Cầu Giấy, cả F0 và F1 gần hết lớp do đó nhà trường cho cả lớp chuyển sang học trực tuyến. Tuy nhiên, cũng có lớp chỉ xuất hiện 1-2 F0 nhưng phụ huynh cũng lo lắng xin cho con học trực tuyến tại nhà.

Khó đảm bảo chất lượng trực tuyến

Bà Trần Thị Lệ Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Phú La cho biết, trường có 1.700 học sinh, đến nay có khoảng 50 F0 và 150 học sinh F1. Dù chuẩn bị rất kỹ càng nhưng tổ chức dạy học trong giai đoạn này phát sinh nhiều tình huống khiến Ban giám hiệu, giáo viên rất vất vả ứng phó. Nan giải nhất là giáo viên cũng trở thành F0, học sinh lên lớp buộc phải vào phòng học Zoom để cô ở nhà dạy trực tuyến. Hay như, các em vừa đến trường háo hức học trực tiếp nhưng bạn bên cạnh là F0, bỗng dưng thành F1 phải ở nhà cũng khiến các em rất buồn. Cách đây 1 ngày, nhân viên y tế cũng bị sốt. Có ngày, giáo viên có yếu tố dịch tễ phải kiểm tra. Cũng may, phụ huynh học sinh đều đã có sự chuẩn bị tâm lý cũng như biểu hiện của các trường hợp F0 rất nhẹ nên đến nay khi hay tin ở lớp này, lớp nọ có thêm F0, các em cũng không hoang mang.

Bà Hà khẳng định, việc dạy học trực tiếp, trực tuyến kết hợp chỉ là giải pháp tạm thời vì trong thời gian ngắn ngủi, giáo viên tập trung bài giảng, tương tác chủ yếu học sinh trên lớp, khó đảm bảo cho chất lượng học sinh trực tuyến. Trường đã mua camera chất lượng và kiểm tra thử đường truyền âm thanh, hình ảnh đảm bảo. Với những học sinh F0, F1 là đối tượng thiệt thòi, nhà trường giao giáo viên bộ môn phải gửi thêm video bài dạy, hỗ trợ học sinh.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hiện nay các trường đều được yêu cầu có kịch bản ứng phó với dịch bệnh kỹ càng, đảm bảo an toàn đồng thời chuẩn bị điều kiện để dạy trực tiếp và trực tuyến song song. Do đó, học sinh ở nhà vẫn có thể học trực tuyến, tiếp thu bài học một cách bình thường. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT cũng đã yêu cầu các nhà trường tuyên truyền, phân tích rõ cho phụ huynh hiểu được lợi ích của việc trẻ đến trường, các con được giao tiếp, tương tác với bạn, với cô, học tập hiệu quả hơn.

Bộ GD&ĐT vừa có kiến nghị Bộ Y tế điều chỉnh quy định về thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm cho trường hợp F1 theo hướng rút gọn thời gian cách ly và số lần xét nghiệm đối với F1 để thuận lợi mở cửa trường học.

Dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến

Hàn Minh

06:00 10/02/2022

Học sinh (HS) Hà Nội tất cả các cấp (trừ mầm non) đã chính thức trở lại trường học trực tiếp. Song vẫn còn một số trường hợp HS là F0, F1 hoặc ở vùng có dịch cấp độ 3, 4,… nên nhiều trường cho biết vẫn kết hợp hình thức dạy học trực tuyến.

Cách dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến
Học sinh Hà Nội tất cả các cấp (trừ mầm non) đã chính thức trở lại trường học trực tiếp

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định các trường cần chú ý không vì HS trở lại học trực tiếp mà lãng phí hình thức dạy học trực tuyến. Cần tăng cường những yếu tố tích cực của dạy học trực tuyến để hỗ trợ dạy học trực tiếp.

Không để gián đoạn việc học

Ông Hoàng Minh Cường - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, để chuẩn bị đón HS trở lại, nhà trường đã tổ chức diễn tập nghiêm túc các tình huống phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn cao nhất cho cả thầy và trò. Đặc biệt, nhà trường đã triển khai lắp camera và máy tính tại tất cả 59 lớp học.

Các giáo viên, HS không thể đến trường dạy và học trực tiếp do là F0, F1… vẫn tham gia các hoạt động của lớp học bằng hình thức trực tuyến. Đây cũng là phương án chủ động của nhà trường trong tình huống phát sinh dịch bệnh thì việc dạy và học cũng sẽ không vì thế mà bị ảnh hưởng.

Theo bà Nguyễn Thị KimDung - Hiệu trưởng Trường THCS Đông La (huyện Hoài Đức, Hà Nội), trong những ngày đầu trở lại trường học trực tiếp, cả trường có khoảng 90 HS, chủ yếu lớp 6 chưa thể đến trường do các em chưa tiêm vaccine và phụ huynh lo ngại dịch bệnh. Do đó, nhà trường thiết kế phương án vừa dạy trực tuyến vừa dạy trực tiếp để đảm bảo kiến thức cho các em.

Theo đó, nhà trường bố trí 3 phòng có camera, thầy cô vừa dạy học trực tiếp vừa gửi đường link cho HS chưa thể đến trường và tương tác với các em qua Microsolf Team.

“Việc này có gây khó khăn, vất vả hơn cho giáo viên khi triển khai một bài dạy vừa theo hình thức trực tiếp, vừa phải để HS học trực tuyến cũng theo kịp tiến độ. Nhà trường đã có hướng dẫn và hỗ trợ giáo viên để các thầy cô có thể làm tốt nhất việc giảng dạy” - bà Dung thông tin.

Về buổi đầu đến trường, bà Dung cho biết sẽ tập trung để ổn định, duy trì nề nếp tạo hứng thú cho HS. Sau thời gian ổn định mới tính phân loại HS để sắp xếp thời gian kèm cặp, hướng dẫn thêm cho các em. Tuy nhiên, trước mắt học sinh mới học 1 buổi/ngày nên phải cân nhắc lựa chọn thời gian phù hợp.

Quan điểm là tận dụng tối đa thời gian này, coi đây là “thời gian vàng” để lấy lại kiến thức cho HS vì cả một học kỳ dạy trực tuyến nên chất lượng dù rất cố gắng cũng khó đảm bảo như dạy trực tiếp. Dạy kiến thức trọng tâm nhất, rèn cho các con kỹ năng để dần đi vào nề nếp.

Bà Ngô Hồng Giang - Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết vẫn có khoảng 30 HS hiện chưa thể đến trường học trực tiếp nên để giúp các em tham gia học cùng các bạn, nhà trường đã lắp đặt thiết bị truyền dẫn tại 20 phòng học. Các HS này sẽ được học cùng các bạn đang học trực tiếp trên lớp.

Nhà trường luôn đặt quyền lợi của HS lên trên hết với mong muốn không để học sinh nào chưa thể đến trường học trực tiếp bị gián đoạn hoặc học lệch chương trình so với các HS đang học trực tiếp tại trường. Bên cạnh đó, mặc dù tổ chức học trực tiếp nhưng những hoạt động lớn, không tập trung sân trường sẽ tổ chức qua hình thức trực tuyến.

Học sinh phải tự giác khi học trực tuyến

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hình thức dạy trực tuyến đã được xác lập trong 2 năm qua và tạo ra cú hích thúc đẩy công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành Giáo dục. Vì vậy, cần chú ý không vì HS trở lại học trực tiếp mà lãng phí hình thức dạy học này. Ngược lại cần tăng cường những yếu tố tích cực của dạy học trực tuyến để hỗ trợ dạy học trực tiếp.

Nhiều chuyên gia giáo dục cũng đồng tình với quan điểm này bởi những ưu điểm linh hoạt, học mọi lúc, mọi nơi của việc dạy học trực tuyến là không thể phủ nhận. Ngay cả khi đi học trực tiếp thì thầy và trò vẫn có thể tương tác với nhau qua hình thức trực tuyến trong thời gian không đến trường, thầy giao nhiệm vụ cho HS và HS trao đổi thắc mắc lại với thầy cô để được giải đáp kịp thời.

Thầy giáo Nguyễn Trung Hiếu (Trường Tiểu học Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết trong ngày đầu tiên trở lại trường học trực tiếp, lớp thầy chủ nhiệm còn thiếu 4 bạn, trong đó có 1 bạn ở quê chưa lên kịp, 1 bạn từ đầu đăng ký học nhờ ở quê nên hiện nay lo lắng khi lên Hà Nội học trở lại nếu tình hình dịch phức tạp có phải học trực tuyến? Về trường hợp này thầy Hiếu đã báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường để xin hướng dẫn của cấp trên. Ngoài ra, lớp có 2 bạn thuộc diện cách ly F1 và F0 đang nghỉ học nên để đảm bảo các con không bị thiệt thòi, nhà trường đã bố trí camera tại lớp để các bạn này tham gia học trực tuyến.

“Sẽ khó khăn hơn là cả lớp cùng học trực tuyến, thầy sẽ dễ dàng quan sát được tất cả các bạn trong lớp nhưng khi học trực tiếp, giáo viên phải quản lý lớp học nên việc quan tâm đến các em HS học trực tuyến sẽ không được nhiều như trước. HS và gia đình phải xác định khi học trực tuyến, HS phải rất tự giác” - thầy Hiếu nhấn mạnh.

Trên thực tế, việc đi học trực tiếp của khối tiểu học khá bất ngờ và một số gia đình vẫn còn tâm lý lo lắng HS tuổi còn nhỏ, chưa có ý thức tuân thủ 5K mặc dù được phụ huynh, thầy cô liên tục nhắc nhở nên có ý kiến tạm thời xin nghỉ học trực tuyến. Nhiều nhà trường cũng trang bị đầy đủ máy chiếu, camera… để những HS vì lý do nào đó tạm thời chưa thể đi học trực tiếp thì sẽ vẫn tiếp thu được kiến thức mới.

Tuy nhiên, với HS ở lứa tuổi tiểu học, vẫn cần sự quan tâm, đồng hành của phụ huynh để HS theo kịp chương trình.

Chủ đề: giáo dục trực tuyến dạy học kết hợp Dạy trực tiếp