Cách làm bài văn so sánh 2 tác phẩm

Dàn bài của dạng đề so sánh hai nhân vật trong tác phẩm văn học

MỞ BÀI: – Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) – Giới thiệu khái quát về  tác giả tác phẩm và nhân vật thứ nhất. – Giới thiệu khái quát về  tác giả tác phẩm và nhân vật thứ hai. -Giới thiệu vấn đề nghị luận THÂN BÀI: 1. Phân tích nhân vật thứ nhất trong mối tương quan với nhân vật thứ hai (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) 2.Phân tích nhân vật thứ hai trong mối tương quan với nhân vật thứ nhất(bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) Chú ý bám sát vấn đề nghị luận 3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh) 4. Lý giải sự khác biệt Do :bối cảnh xã hội,phong cách nhà văn…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) KẾT BÀI: – Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu – Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. *Ví dụ minh họa: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). MỞ BÀI Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm – Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống “nhặt vợ” độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm. – Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. THÂN BÀI 1. Nhân vật người vợ nhặt – Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau. – Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: + Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt. + Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ. + Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan. 2. Nhân vật người đàn bà chài – Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. – Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: + Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. + Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. + Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. 3. So sánh: – Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực… – Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình… 4. Lý giải sự khác biệt: + Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại) + Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này (có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi) KẾT BÀI – Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. – Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. (Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo)

Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình trên. Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn, có thể đồng thời vừa phân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệm vụ so sánh trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân vì sao khác nhau. Hoặc chỉ trong bước so sánh, học sinh có thể kết hợp vừa so sánh vừa lí giải. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này thì bài viết không khéo sẽ rơi vào rối rắm, luẩn quẩn. Tốt nhất là thực hiện tuần tự như trong dàn ý khái quát.

03 Tháng 12, 2020

Trong các đề thi môn Ngữ văn, câu hỏi chiếm số điểm lớn nhất (từ 5 cho đến 7 điểm), đó chính là nghị luận văn học. Có nhiều các bài văn nghị luận văn học như: dạng phân tích tác phẩm văn học, có thể là một tác phẩm hoàn chỉnh hoặc một đoạn văn, đoạn thơ nhất định; dạng phân tích hình tượng văn học (nhân vật, hình ảnh, tình huống truyện,…). Và cuối cùng, dạng bài khó nhất đó chính là so sánh 2 tác phẩm với nhau. Dưới đây là hướng dẫn xây dựng dàn ý chung cho các bài văn nghị luận văn học dạng so sánh 2 tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12

Văn mẫu 12: Viết bài nghị luận văn học Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết từng khổ

Tây Tiến Văn 12 – Tổng hợp đề nghị luận văn học thường gặp

Thế nào là một bài văn nghị luận văn học so sánh 2 tác phẩm?

Định nghĩa

So sánh 2 tác phẩm là thao tác dùng các đặc điểm một đối tượng để làm nổi bật đặc điểm của một đối tượng khác (có những nét tương đồng). Trong dạng đề so sánh văn học, hai đối tượng được so sánh sẽ được đặt trong mối tương quan ngang bằng, cả hai có chức năng như nhau

Đối tượng so sánh có thể là một đoạn trong tác phẩm. Ví dụ so sánh đoạn mở đầu/ đoạn kết thúc của hai tác phẩm. Hoặc hai hình ảnh có tính tương đồng (ví dụ cảnh chiều tà, cảnh bình minh,…). Ngoài ra so sánh hai nhân vật cũng được xếp vào dạng bài này

Phân biệt với dạng đề liên hệ văn học

Còn với dạng đề liên hệ, chúng ta phải xác định đâu là đối tượng chính, đâu là đối tượng phụ. Trong các dạng đề nghị luận văn học lớp 12 thì đây là dạng văn khó nhất. Nó không chỉ đòi hỏi học sinh phải nắm vững và phân tích được văn bản mà còn hiểu sâu và tiến hành phân tích so sánh dược chung với nhau.

Trong văn học, khi đi phân tích, bình giảng những đoạn thơ, đoạn văn, chi tiết nghệ thuật, nhân vật, hành động kịch,… chúng ta đều có thể sử dụng thao tác liên hệ để tạo ra chiều sâu cho tác phẩm. Ví dụ như, khi phân tích hai khổ thơ 3 và 4 của bài thơ “Sóng”, chúng ta có thể có rất nhiều ngữ liệu để liên hệ

4 bước làm các bài văn nghị luận văn học dạng đề so sánh 2 tác phẩm

Khi tiếp cận và xử lí các bài văn nghị luận văn học thuộc dạng bài so sánh 2 tác phẩm, các em cần tuân thủ 4 bước làm bài như sau

Bước 1: Phân tích đề.

Các em lấy bút gạch ra những từ khóa trong đề bài để xác định chính xác đối tượng chính và đối tượng liên hệ mà đề bài yêu cầu. Sau đó, nhanh chóng khoanh vùng kiến thức (đối tượng nằm ở phần nào của tác phẩm, nói về điều gì) để hình dung được ý đồ của người ra đề và tìm ý đúng, trúng. Đồng thời, xác định những yêu cầu cần thực hiện của đề bài

Bước 2: Viết mở bài

Nêu lên vấn đề: Cố gắng tìm ra những điểm chung của các đối tượng để dẫn dắt), giới thiệu tập trung vào đối tượng chính. Các em có thể áp dụng các cách mở bài chung cho nghị luận văn học sau đó thêm những điểm chung của các đối tượng vào cuối cùng để dẫn dắt sang phần thân bài

Bước 3: Viết thân bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm của hai đối tượng
  • Giới thiệu vấn đề được đặt ra từ các đối tượng văn học
  • Làm rõ đối tượng thứ nhất
  • Liên hệ với đối tượng thứ hai để làm nổi bật yêu cầu đề bài
  • Chỉ ra và lí giải sự giống và khác giữa các đối tượng để làm nổi bật đối tượng chính (hoặc yêu cầu của đề bài).
  • Nếu có những vấn đề được đặt ra từ các đối tượng văn học thì cần làm sáng tỏ qua việc soi chiếu vấn đề ấy vào đối tượng

Bước 4: Viết kết bài

Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật, khẳng định lại vấn đề

Chữa dàn ý các bài văn nghị luận văn học dạng đề liên hệ văn học

Phân tích đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Từ đó liên hệ với đoạn kết truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để nhận xét về đặc sắc trong cách viết của hai tác giả.

a) Vài nét về tác giả, tác phẩm

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại với hàng loạt những vở kịch gây chấn động dư luận. Tác phẩm là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của ông. Vở kịch sáng tác năm 1981, đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đoạn trích nằm ở cảnh VII và màn kết của tác phẩm.

b) Phân tích đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt

Khung cảnh hạnh phúc, sum vầy ấm áp: “cu Tị đang ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa cuống quýt vuốt ve, hai đứa trẻ ăn chung trái na.

Trương Ba trở về “giữa màu xanh cây lá trong vườn”; ông nói với vợ: “Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ…Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…

Khi Trương Ba không còn sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo ” nữa lại là lúc ông được sống trong sự gần gũi, trong tình thương yêu của người thân.

Cái Gái gieo hạt na xuống và nói: “Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…”. Điều này thể hiện ý nghĩa: Những hành động, những lời nói tốt đẹp như của Trương Ba sẽ có tác dụng giáo dục lâu dài cho những thế hệ sau và những điều tốt lành ấy sẽ được tiếp nối, phát huy như một giá trị vĩnh hằng của đời sống.

c) Đánh giá

Đoạn kết đã truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực. Từ đó gieo một niềm tin rằng những con người cao quý như ông vẫn có mặt đâu đó giữa cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Góp phần tạo nên chất thơ sâu lắng cho vở kịch: mang không khí ấm áp, toát lên niềm vui của sự đoàn tụ, tiếp nối; đem lại âm hưởng thanh thoát, lạc quan cho vở kịch.

d) Liên hệ so sánh các bài văn nghị luận văn học trong đề bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt và Chí Phèo.

Giống:

  • Đều là những kết thúc mở, khơi gợi nhiều ý nghĩa sâu sắc.
  • Đóng vai trò hoàn kết số phận của nhân vật, tô đậm một phương diện nào đó của nhân vật.
  • Gắn với những hình ảnh/ chi tiết giàu sức gợi.

Khác:

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

  • Góp phần tô đậm ý nghĩa của nhân vật Trương Ba.
  • Kết cục theo chiều hướng tích cực, đem lại chiều sâu triết lí nhân sinh cho tác phẩm.
  • Là kết thúc sáng tạo của tác giả so với cốt truyện dân gian.

CHÍ PHÈO

  • Góp phần tô đậm bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật.
  • Kết cục theo chiều hướng tiêu cực, gợi mở sự bế tắc trong số phận người nông dân.
  • Gắn với kết cấu vòng tròn độc đáo.

Nhìn chung, trong số các bài văn nghị luận văn học trong chương trình Ngữ văn THPT, dạng bài liên hệ văn học đòi hỏi học sinh phải có được một nền tảng kiến thức tương đối vững vàng. Từ đó áp dụng đúng các bước trong dàn ý 4 bước phía trên, chắc chắn rằng dạng bài này sẽ không còn là khó khăn với các em học sinh nữa.

Video liên quan

Chủ đề