Cách làm mít trộn xúc bánh tráng

Mít non trộn là món ăn dân dã, phổ biến khắp các vùng quê, với các nguyên liệu đơn giản và cách chế biến không quá cầu kỳ. Món mít trộn truyền thống của người miền Trung chỉ đơn giản với mít non luộc, đậu phộng rang và rau thơm. Ngày nay, khi đời sống không còn khó khăn, người ta thêm vào thịt, tôm, mực,... làm cho món gỏi thêm đa dạng và ngon miệng hơn. Sau đây, MonNgonBinhDinh.vn giới thiệu tới các bạn cách chế biến với mít non, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm lựa chọn khi làm món gỏi.

Show

Cách làm mít trộn xúc bánh tráng

Mít non trộn

Gỏi mít non là món dân dã, ít tốn công sức, mọi người đều có thể làm. Nhưng để được ngon và hấp dẫn như những gì người ta hay khen ngợi thì cần cả sự khéo léo và nghệ thuật.

Trước tiên để món mít ngon phải chọn những quả mít non, trái suông chưa nở gai, cắt ra có màu trắng ngà, luộc phải chín mềm. Gọt bỏ vỏ (phần gai xanh), lấy phần da trắng và thịt, cắt bỏ phần cùi, xẻ theo chiều dài của cuốn mít. Cắt thành miếng lớn, rửa với nước sạch hoặc dùng lá lau sạch (người xưa thường có thói quen dùng lá chuối, lá nhám...). Luộc mít với miếng lớn để giữ được vị ngon và ngọt.

Cách làm mít trộn xúc bánh tráng

Mít non luộc

Bắc nồi nước sôi cho mít vào luộc, trở đều hai mặt. Khi mít đã ngã màu thì dùng đũa xiên thử mít đã mềm hay chưa. Nếu đã chín mềm thì tắt lửa vớt ra, để nguội. Sau khi luộc mít thường có màu tím nhạt.

Lưu ý nhỏ, khi luộc, nên để lửa nhỏ, miếng mít sẽ chín đều mà không bị sống bên trong và quá chín bên ngoài.

Thái mít đã luộc thành từng sợi nhỏ vừa ăn theo sớ. Nguyên liệu cần cho món mít trộn rất đơn giản, gồm có nước mắm chanh tỏi ớt, lạc rang giã nhuyễn, rau răm thái nhỏ,... Để hấp dẫn hơn bạn có thể thêm vào thịt, tôm, mực luộc,.. cũng thái thành sợi nhỏ như mít luộc.

Linh hồn của món gỏi chính là phần nước mắm được pha với tỉ lệ vừa đủ, với những hương vị đậm đà đan xen giữa vị chua cay mặn ngọt. Cách làm nước mắm trộn gỏi cũng tương tự như khi pha nước mắm chua ngọt. Tuy nhiên, để món gỏi không bị mặn bạn nên pha với tỉ lệ loãng hơn. Bạn cũng có thể pha thêm nước sôi để nguội để khi ăn món gỏi sẽ vừa miệng hơn.

Khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, cho mít cùng thịt, tôm,.. đã sơ chế vào tô to, rưới nước mắm, dùng đũa trộn đều. Sau đó thêm vào đậu phộng rang, các loại rau thơm, đảo đều và nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Vậy là đã xong món gỏi mít non.

Ăn gỏi mít non không thể thiếu bánh tráng nước hay bánh phồng tôm. Bẻ miếng bánh tráng, xúc một ít gỏi và thưởng thức bánh tráng giòn rụm, mít non ngọt, bùi như thịt gà, vị béo của tôm, mực, các vị mặn, cay, ngọt hòa lẫn nhau làm cho món ăn thêm phần đậm đà. Thật ngon phải không các bạn?

Quỳnh Hương

Pinterest

Watch

Explore

When autocomplete results are available use up and down arrows to review and enter to select. Touch device users, explore by touch or with swipe gestures.

Explore

Food And Drink

World Cuisine

Asian Recipes

Cách làm mít trộn xúc bánh tráng

Save

Recipe from

cookpad.com

Cookpad VN

26 followers

More information

Mít trộn

Find this Pin and more on Món ngon mỗi ngày by Cookpad VN.

Tron

Fried Rice

Fries

Ethnic Recipes

Cha Cha

Nasi Goreng

Stir Fry Rice

More information

Mít trộn

Find this Pin and more on Món ngon mỗi ngày by Cookpad VN.

Ingredients

Ingredients

1 miếng mít non cỡ bàn tay

10 con tôm đất

1 miếng khoảng 100g thịt ba rọi nhỏ

1 nắm rau răm

1/2 củ hành tây nhỏ

1 nắm đậu phộng

Mắm, đường, ớt

Make it

; Opens a new tab

More like this

(Báo Quảng Ngãi)- Ngày bé, mỗi dịp hè tôi lại được về thăm quê nội. Trưa hè oi bức, bà lại ra vườn hái mít non làm gỏi trộn, món ăn tuy đơn giản, nhưng rất ngon và đã đi vào ký ức tuổi thơ tôi như một kỷ niệm khó phai mờ.

TIN LIÊN QUAN

  • Nhớ món canh tôm rau đắng
  • Chà là miền ký ức của tuổi thơ
  • Cháo lòng, bánh hỏi
  • Bò hít - món ăn vặt tuổi thơ
  • Xóm xu xoa

Mít non có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng với chúng tôi, ngon nhất có lẽ là món mít non trộn. Những sợi mít nhỏ nhắn, điểm vào cọng rau thơm, trẻ con miền quê đứa nào cũng thích. Bà bảo phải chọn trái mít suông, chưa nở gai, xẻ đôi ra có màu trắng ngà thì món trộn mới ngon. Mít non hái vào, bà tỉ mỉ gọt bỏ phần gai xanh, lấy phần da trắng và phần thịt, cắt bỏ cùi, xẻ mít thành từng miếng lớn dọc theo chiều dài của cuống mít để khi luộc vẫn giữ nguyên được vị ngon ngọt.

Mít non trộn dân dã.

Dùng lá chuối khô lau sạch mủ rồi sắp mít vào nồi, đặt lên bếp luộc vừa chín tới. Để lửa vừa và thỉnh thoảng trở hai mặt cho mít chín đều. Khi miếng mít vừa chuyển sang màu tím nhạt, dùng đũa xăm thử, thấy mềm thì tắt lửa vớt ra rổ để ráo, sau đó xắt thành từng miếng thật nhỏ. Phi hành với dầu ăn cho thật thơm, vàng, giòn, rưới lên mít và trộn đều với một ít gia vị, tiêu, muối, thêm các loại rau thơm như ngò, lá ớt non, rau răm, rau húng... Sau đó rắc lên một ít đậu phụng rang đã giã, vậy là có một thau mít non trộn thơm ngon.

Ăn gỏi mít non không thể thiếu bánh tráng nướng cùng chén nước mắm chanh tỏi ớt. Bánh tráng giòn rụm, mít non ngọt bùi, các vị cay, mặn, ngọt hòa lẫn vào nhau làm cho món ăn thêm phần đậm đà và thi vị. Mải chơi, lũ trẻ con đói bụng. Lúc đấy bà gọi vào ăn mít trộn xúc bánh tráng thì lũ trẻ chúng tôi mừng tíu tít. Gỏi mít non xúc bánh tráng, không thì có thể ăn kèm cơm thay cho một món rau.

Đơn giản, đạm bạc là vậy, nhưng cái mùi dầu phụng béo ngậy khiến món mít non trộn ngon không thua kém mít trộn kèm tôm, thịt ở các nhà hàng sang trọng. Đám trẻ con xúm quanh chiếc bàn thấp lè tè, tranh nhau từng mẩu bánh tráng, xúc sao cho được nhiều mít.

Thi thoảng tôi mong ước được quay trở lại ngày xưa, thèm ăn món mít trộn do chính tay bà làm. Đó không chỉ là món ăn thơm ngon, dân dã, mà còn là ký ức tuổi thơ khó phai mờ.

Bài, ảnh: T.ÂN