Cách làm trà nhãn nhục

Cách làm trà nhãn nhục

Bạn có hay bị nhức đầu, chóng mặt và hoa mắt, mỏi mắt do làm việc quá sức không? Nếu có thì bài viết này là dành cho bạn đấy.

Dưới guồng quay của nhịp sống hiện đại, nhiều khi chúng ta vô tình bỏ quên tiếng nói của cơ thể mình. Một cái nhảy mũi bị bỏ quên, một cơn nhức đầu nhẹ và cả những đêm thức khuya, trằn trọc nữa. Ngày hôm sau, chúng ta lại tiếp tục lao vào công việc và cứ như thế cho đến khi những triệu chứng suy nhược trở nên nặng hơn lúc này ta mới bắt đầu nghĩ đến thuốc và thầy thuốc.

Có một sự thật cần được khẳng định là không phải thuốc nào cũng đắng (mặc dù người ta hay bảo thuốc đắng giã tật). Trong Đông y cũng như trong Tây y, có những loại thuốc không chỉ dễ uống mà còn rất ngon nữa. Long nhãn nhục là một trường hợp như vậy!

Long nhãn nhục là gì?

Long nhãn nhục là phần cùi quả nhãn sấy chưa khô hẳn, long nhãn hay nhãn nhục thì cũng đều là phần cùi của quả nhãn đã được phơi khô hay sấy khô (chỉ khác nhau về cách gọi, chữ nhãn nhục xuất phát từ ý nghĩa nhục) (4).

Nói về cùi nhãn khô thì lại gồm nhiều loại với các tính chất khác nhau, trong đó có hai trạng thái tính chất mà ta thường thấy là:

1. Loại có màu vàng nhạt, thịt trong, dày, hơi cứng và dẻo, ăn vào rất ngọt và hương nhãn thơm nồng (loại này nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên). Trên thực tế, khi nhắc đến long nhãn hay long nhãn Hưng Yên thì thường là nói đến loại này.

Cách làm trà nhãn nhục

Hình ảnh Long nhãn

2. Loại có màu nâu đen, thịt cũng trong nhưng mỏng hơn loại trên, đặc biệt không cứng mà mềm dẻo, khi cầm thì không bị dính tay. Loại này ăn vào cũng rất ngọt và thơm (hương thơm đậm, đượm, không ngọt nồng như loại trên mà có mùi thơm đặc trưng). Trên thực tế, khi đề cập nhãn nhục thì người ta thường hiểu là loại này (để nấu sâm bổ lượng, nấu chè nấm tuyết hạt sen, pha trà uống cùng kỷ tử, táo đỏ).

Cách làm trà nhãn nhục

Nhãn nhục

Ngày nay, tình trạng long nhãn nhục kém chất lượng do mất vệ sinh trong quá trình phơi sấy, do tẩm đường và các chất bảo quản đã ngày càng trở nên phổ biến (2). Vì vậy, khi mua làm thuốc hay làm thực phẩm bổ sung thì bạn cần chú ý chọn nhà cung cấp uy tín nhé.

Trà nhãn nhục, kỷ tử, táo đỏ cho người suy nhược

Các dấu hiệu suy nhược thường thấy bao gồm: chóng mặt, say sẩm, cơ thể mệt mỏi, uể oải, tay chân bất lực, ù tai, mất ngủ

Trong trường hợp này, bạn có thể dùng các vị thuốc cổ truyền để tẩm bổ, giá cả vừa phải mà cũng dễ dùng. Trong đó, táo đỏ nhãn nhục kỷ tử là bộ ba tiện lợi vì vừa bổ dưỡng lại vừa dễ uống, bạn có thể pha uống như trà, vừa ngọt lại vừa ngon!

Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: nhãn nhục, kỷ tử (mỗi loại 10 g), táo đỏ (20 g, nếu có thì chọn táo đỏ Hàn Quốc sẽ ngon và đảm bảo hơn).
  • Thực hiện: cho nhãn nhục và kỷ tử vào ly, đổ một ít nước sôi vào để rửa thật nhanh rồi đổ nước đó bỏ, sau đó đổ thêm nước sôi vào cho gần đầy ly. Với táo đỏ, các bạn móc bỏ hạt rồi cắt nhỏ ra ba bốn miếng (nếu mua được táo đỏ dạng khoanh tròn thì món trà sẽ đẹp hơn), sau đó cho vào ly, khuấy đều.
  • Thưởng thức: bạn có thể uống nóng hoặc lạnh tùy thích. Nước trà này đã ngọt sẵn, tuy nhiên, nếu bạn muốn ngọt hơn thì có thể cho thêm đường phèn nhé.

Công dụng: Trà này có tác dụng bồi bổ cho người suy nhược, ngoài ra còn có tác dụng sáng mắt và làm tươi nhuận nhan sắc (món trà này mình đã từng dùng và thấy rất hiệu quả) (1) (2).

Ghi chú: Bạn chỉ cần uống đến khi cơ thể hồi phục thì ngưng, không nên uống quá nhiều để tránh nóng trong người và tăng cân ngoài ý muốn nhé!

Các tác dụng nổi trội của long nhãn nhục

Từ lâu, long nhãn nhục đã được biết đến là vị thuốc giúp bổ tâm, bổ tỳ, bổ khí huyết và giúp an thần. Dân gian thường dùng long nhãn nhục để điều trị các chứng như:

  • Suy nhược thần kinh.
  • Hay quên, mất ngủ.
  • Hay hồi hộp, sợ hãi (do huyết hư).
  • Rối loạn thần kinh sau sinh.
  • Đại tiện ra máu.
  • Tà khí xâm nhập vào ngũ tạng (1) (2).

Liều lượng: mỗi ngày, mỗi người có thể dùng từ 6 15 g long nhãn, sắc lấy nước uống (1).

Lưu ý khi dùng: Những người khí tắc hoặc đường ruột yếu thì không nên dùng. Bên cạnh đó, những người bên ngoài có cảm, bên trong bị uất hỏa, nóng trong người và tích nước đầy trướng, đầy bụng cũng không nên dùng (2).

  • Tham khảo: Long nhãn công dụng cách dùng trong các đơn thuốc bồi bổ
Nguồn tham khảo
  1. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 438.
  2. Phạm Thiệp Lê Văn Thuần Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 165.
  3. Nguyễn Văn Quý Nguyễn Phương, ThuốcBắc thường dùng, NXB Y học, 2002, trang 486.
  4. Long nhãn nhục, http://www.baophuyen.com.vn/portals/0/quangcao/TRACUUDONGDUOC/TUDIEN/THUOC/LONGNHAN.HTM, ngày truy cập 01 tháng 7 năm 2020.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gọi: 0978.784411 MUA THUỐC

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

*Giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển Bưu điện, tham khảo Giá cước vận chuyển

Gửi thuốc toàn quốc, giao thuốc tận nơi <---> Nhận thuốc rồi mới thanh toán tiền.