Cách lấy bụi trong mắt

13/02/2020


Bị các dị vật như bụi cát, côn trùng, lông mi, hóa chất trang điểm,…. rơi hay bắn vào mắt là tình huống thường gặp hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý đúng và kịp thời dẫn đến nhiều trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng như xước rách kết – giác mạc, nhiễm trùng mắt và ảnh hưởng đến thị lực lâu dài. Sau đây, Bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản xin chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết khi có dị vật trong mắt và các tháo tác sơ cứu giúp lấy chúng khỏi mắt nhanh chóng.

Triệu chứng khi có dị vật rơi vào mắt

Dị vật có thể có kích thước rất nhỏ và khó cảm thấy ngay khi bay vào mắt. Các triệu chứng sau dễ dàng nhận biết:

  • Đỏ mắt
  • Rát mắt
  • Cộm, vướng, đặc biệt khi chớp mắt
  • Ngứa
  • Chảy nhiều nước mắt
  • Căng tức mắt
  • Nhìn mờ
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Cách lấy bụi trong mắt

Xử lý khi có dị vật

Tuyệt đối không nên day dụi mắt trong mọi trường hợp do việc này dễ dẫn đến trầy xước kết-giác mạc, gây tổn thương sâu, dễ để lại sẹo giác mạc ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực.

Khi có dị vật trong mắt, có thể thực hiện các cách sau:

1. Chớp mắt liên tục

Chớp mắt nhanh để kích thích nước mắt chảy nhiều sẽ rửa trôi dị vật ra ngoài hoặc ra vị trí dễ tiếp cận; từ đó có thể dùng bông tăm sạch thấm nhẹ loại bỏ dị vật.

2. Kéo mí mắt trên đặt lên mí mắt dưới

Nếu dị vật vướng vào trong mí mắt, có thể dùng tay kéo nhẹ phần da ngoài mí mắt trên xuống sao cho trùm lên mí mắt dưới; tiếp đó, lựa đảo tròng mắt để dị vật vướng vào bờ mi ra ngoài.

3. Rửa mắt

  • Rửa mắt bằng nước muối nhỏ mắt, thuốc dưỡng mắt hoặc nước mắt nhân tạo: Đây là các loại dung dịch lành tính, bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý còn được dùng để vệ sinh mắt. Khi việc chớp mắt liên tục không tạo đủ nước mắt để rửa trôi dị vật, có thể nhỏ thêm một trong số các dung dịch này đến khi dị vật tràn ra ngoài.
  • Rửa mắt bằng nước sạch: Ngâm và chớp mắt trong một bát nước sạch, mát hoặc dùng vòi xả nhẹ nước lên mắt để loại bỏ dị vật. Có thể áp dụng cách này khi xung quanh không có dung dịch nhỏ mắt nào hoặc khi dị vật là hóa chất dạng lỏng, khiến chúng bị hòa loãng với nước, bớt gây kích ứng cho mắt.

Cách lấy bụi trong mắt
​​​​​​​

Cần đi khám cấp cứu ngay khi gặp tình trạng sau

  • Cố gắng lâu nhưng không lấy được di vật ra
  • Vật thể rơi vào mắt với tốc độ lớn
  • Dị vật lớn hoặc sắc nhọn
  • Mắt đau nhiều, chảy máu
  • Căng tức mắt kèm đau quanh vùng mắt và đầu
  • Thị lực giảm đột ngột

Xử trí khi gặp phải tình huống dị vật rơi trong mắt nếu không được thực hiện một cách cẩn thận, vệ sinh và nhanh chóng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như nhiễm trùng bề mặt nhãn cầu, viêm nội nhãn, suy giảm thị lực .v.v. yêu cầu việc điều trị kéo dài và phức tạp. Do đó nếu gặp các tình trạng trên, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa mắt khám ngay để được điều trị kịp thời, làm giảm sự khó chịu, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.

Mẹo dân gian lấy dị vật ra khỏi mắt có đáng tin? Từ xưa, các cụ đã truyền tai nhau rất nhiều mẹo hữu ích thoạt nghe thì vô lý, khó tin những vẫn có rất nhiều người khỏi bệnh. Mẹo lè lưỡi liếm môi hay bị bụi mắt trái thì liếm mép bên phải, bị bụi mắt phải thì liếm mắt bên trái cũng như vậy mà tồn tại đến ngày nay.

 Đến ngày nay, ngay cả các nhà khoa học cũng chưa tìm được lý giải vì sao những mẹo dân gian này lại có thể giúp lấy dị vật ra khỏi mắt. Tuy vậy vẫn có rất nhiều người áp dụng mẹo này và đều đạt hiệu quả khá cao đối với các hạt bui hoặc dị vật có kích thước nhỏ. Chúng tôi có phỏng vấn anh Khoa làm công việc lái xe ôm, thường xuyên di chuyển trên đường để hiểu rõ hơn thực hư hiệu quả của mẹo dân gian lấy dị vật ra khỏi mắt:

Anh cho biết mình rất hay bị bụi mắt khi đi đường và thường xuyên áp dụng mẹo lè lưỡi liếm môi (bị bụi mắt nào thì liếm môi bên ngược lại). Hiệu quả của mẹo này được anh Khoa đánh giá khá cao, nước mắt tiết ra nhiều, bụi nhỏ sẽ theo đường nước mát mà chảy ra ngoài, không hề gây đau đơn hay cộm mắt khó chịu gì cả. Trong trường hợp bị muỗi, con trùng bay vào mắt thì anh Khoa lại không sử dụng phương pháp này, thay vào đó anh ghé qua nhà thuốc mua thuốc nhỏ mắt để tránh làm tổn thương giác mạc.

Khi được hỏi về căn cứ khoa học của mẹo dân gian lấy bụi trong mắt, anh Khoa cười rồi đáp: “Biết chiều liền, mẹo các cụ bảo sao nghe vậy, thấy hiệu quả thì cứ áp dụng thôi.” Không chỉ mình anh Khoa mà rất nhiều người trong chúng ta cũng chưa lý giải được. 

Theo bác sĩ Vũ Văn Khoa nhận định: hành động lè lưỡi liếm mép có thể kích hoạt hành vi điều chỉnh của cơ thể. Việc lè lưỡi liếm mép khi bị bụi khiến cho tuyến lệ tiết ra nhiều nước mắt hơn để đẩy bụi ra ngoài. Hơn nữa, hành động liếm mép có thể tác động đến một huyệt đạo nào đó dẫn đến sự tác động của toàn bộ đường dây kinh lạc. Nó cũng giống như người bị đau chân thì châm cứu ở lưng… Tuy nhiên, nói như vậy cũng mới chỉ dừng lại ở mức chung chung, còn cơ chế tác động thế nào thì chưa được giải mã, dẫn đến nhiều người cho đó là vô lý.

Ngoài mẹo dân gian trên, có khá nhiều các cách lấy bụi trong mắt cực an toàn mà không gây tổn thương giác mạc, trong đó bạn đọc nên lưu ý các khuyến cáo của bác sỹ đưa ra như mẹo dưới đây:

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Chí Dũng, phó giám đốc trung tâm đào tạo – chỉ đạo tuyến, bệnh viện Mắt Trung ương: Khi bị bụi bay vào mắt, cháu cần lấy chén nước đầy, úp lên mắt chớp chớp để bụi trôi ra. Tuyệt đối không được dụi tay vào mắt sẽ dẫn đến xước giác mạc, có thể mù loà. Nếu không khỏi thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, điều trị kịp thời.

Cách lấy bụi trong mắt

Trong quá trình làm việc tại những nơi nhiều bụi bặm như công trường, xưởng gỗ, xưởng cơ khí hoặc đi ngoài được cần trang bị thêm kính bảo hộ để giúp mắt được bảo vệ một cách tối ưu hơn. Hằng ngày vệ sinh mắt bằng nước muối nhỏ mắt sinh lý chứa 0.9% Natri Clorid.

Thienbang.com cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!

Cách lấy bụi trong mắt

Áo điều hòa gắn quạt làm mát cơ thể nhanh chóng, giảm ngay 5-10 độ C với quạt điều hòa mini 5 cấp độ gió. Xóa tan nắng nóng mùa hè, không còn ướt đẫm lưng áo, thoải mái làm việc ngoài trời. Liên hệ số HOTLINE bên dưới để đặt hàng!