Cách nấu xôi với dầu gấc

Xôi gấc là món ăn biểu tượng cho sự may mắn, thường có trong mâm cúng ngày giỗ, ngày rằm, mùng một hay các dịp lễ tết. Sau đây, PasGo sẽ chia sẻ cách làm xôi gấc đỏ, thơm, mềm đơn giản ngay tại nhà cho các bạn.

Từ xưa đến nay, người Việt ta có quan niệm, màu đỏ là màu may mắn, mang lại phước lành, tươi thắm, hạnh phúc viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang đến sự dung hòa, đồng điệu trong đời sống gia đình. Để chế biến thành công món xôi gấc mang những ý nghĩa như thế, người nấu phải dành tất cả sự tinh tế và tâm huyết của mình vào món xôi. Từ khâu chọn nguyên liệu, chuẩn bị và chế biến. Chúng ta cùng bắt tay vào làm nhé!

Cách nấu xôi với dầu gấc

Đĩa xôi gấc thơm ngon đẹp mắt

1. Cách làm xôi gấc đỏ thơm mềm tại nhà

1.1 Nguyên liệu làm xôi gấc

- Gấc: 1 quả

- Gạo nếp: 2 bát

- Đường: 2 thìa cà phê

- Muối: 2 thìa cà phê

- Dừa xiêm: 1 quả

- Dầu ăn: 3 thìa

Lưu ý: Gấc nên chọn quả chín màu đỏ tươi tự nhiên, vỏ mềm, gai đã nở hết, quả hơi héo một thì màu đỏ hơn.

1.2 Các bước sơ chế nguyên liệu làm xôi gấc

Bước 1 :Ngâm gạo

- Gạo nếp ngâm qua đêm với 2 thìa cà phê muối.

- Sáng hôm sau vo lại nhặt sạch sạn và trấu, xả qua nước lạnh rồi để cho ráo nước.

Cách nấu xôi với dầu gấc

Ngâm gạo qua đêm

Bước 2 : Sơ chế gấc

- Gấc đem bổ đôi, dùng thìa cạo hết phần hột gấc.

- Cho gạo ngâm ở (bước 1) vào nồi. Sau đó cho hết phần hột gấc vào bóp đều cùng gạo.

- Khi hột gấc đã hết thịt, gạo đã bám đều màu đỏ thì bạn nhặt bỏ hột gấc đi.

 

Cách nấu xôi với dầu gấc

B đôi quả gấc, dùng thìa nạo phần hột gấc

Bước 3: Sơ chế dừa

- Dừa xiêm bổ lấy nước để riêng. 1 nửa đem nạo sợi để ăn kèm với xôi (nếu bạn thích). 1 nửa đem bào mỏng, cho vào máy xay nhuyễn trộn với nước dừa vừa bổ.

- Cho hỗn hợp dừa và nước dừa đó lên bếp đun sôi khoảng 20 phút, lọc lấy 100ml nước cốt dừa rồi trộn nước cốt dừa đó với 3 thìa dầu ăn.

1.3 Chi tiết 3 cách làm xôi gấc đơn giản

Cách nấu xôi gấc truyền thống bằng chõ

- Cho 1 lít nước vào chõ. Tiếp tục cho gạo nếp vào và đặt lên bếp đun khoảng 30 phút. Thỉnh thoảng lau nước đọng trên vung nồi để nước không nhỏ xuống làm nhớt, nhão xôi.

- Hấp được 30 phút cho nửa nước cốt dừa lên xôi, dùng đũa đảo đều (cho dừa tươi nạo sợi vào hấp lên trên nếu thích).

Cách nấu xôi với dầu gấc

Cách nấu xôi gấc truyền thống bằng chõ

- Hấp chừng 10 phút nữa, cho xôi ra dũng đũa đánh đều cho xôi tơi đều là đã hoàn thành.

- Nếu bạn muốn ăn xôi ngọt, đợi xôi bớt nóng, cho đường vào và đảo đều. Không cho lúc nóng xôi sẽ bị nhão. Còn không thích ngọt bạn có thể không cho đường.

Cách nấu xôi gấc ngon bằng nồi cơm điện

- Đổ 1 lít nước vào nồi cơm đun sôi. Đổ gạo nếp vào chõ hấp, rồi đặt vào trong nồi cơm điện, tm 10 phút, rưới nước cốt dừa( và dừa sợi bào vụn nếu thích).

Cách nấu xôi với dầu gấc

Cách làm xôi gấc ngon bằng nồi cơm điện

- Dùng đũa xới đều xôi lên rồi đậy nắp lại khoảng 12 phút. Sau 12 phút, canh thấy xôi chín mềm là được.

- Nếu bạn muốn ăn xôi ngọt, đợi xôi bớt nóng, cho đường vào và đảo đều. Không cho lúc nóng xôi sẽ bị nhão. Còn không thích ngọt bạn có thể không cho đường.

Cách nấu xôi gấc bằng lò vi sóng

- Lấy màng bọc thực phẩm bọc trên bát xôi.

- Cho bát xôi vào lò vi sóng, chọn chế độ cao nhất (High) trong 5 phút. Sau 5 phút, gỡ màng bọc thực phẩm ra, xới đều bát xôi.

- Sau đó bọc lại màng mới, cho bát xôi vào lò vi sóng bấm thêm 2 phút nữa là xôi chín.

- Nếu bạn muốn ăn xôi ngọt, đợi xôi bớt nóng, cho đường vào và đảo đều. Không cho lúc nóng xôi sẽ bị nhão. Còn không thích ngọt bạn có thể không cho đường.

Lưu ý: Để xôi gấc nấu cùng nước dừa không bị bết, dính ngon mắt thì kiêng dùng thìa xới, chỉ nên dùng đĩa để xôi được tơi, xốp.

2. Yêu cầu món xôi gấc truyền thống ngon

- Hạt xôi dẻo ngon, nguyên hạt không bị nở bung. Gấc trộn đều có màu đỏ hấp dẫn, không lẫn cùi gấc. Xôi có mùi thơm ngậy của nước dừa, không khô, không nhão.

- Đối với món xôi gấc đã cho đường ở trên có vị ngọt, bạn có thể ăn kèm với muối vừng và dừa nạo rất ngon.

Cách nấu xôi với dầu gấc

Thành phẩm món xôi gấc ngon

- Đối với xôi gấc không có vị ngọt, bạn có thể ăn xôi kèm với các món mặn như chả giò, chả lụa, thịt rim… Với món xôi gấc truyền thống này, chắc hẳn chúng ta ai cũng chỉ mới thưởng thức những hương vị của nó. Chứ ít ai để ý đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng mà món xôi gấc mang lại. PasGo sẽ chỉ thêm những tác dụng đáng quý của món xôi gấc cho bạn biết nhé!

3. Dinh dưỡng của món xôi gấc

Theo nghiên Y học Cổ Truyền Việt Nam và Trung Quốc cứu 100g màng đỏ bọc xung quanh hột gấc chứa tỉ lệ cao dầu thực vật và 15mg-caraten, 16mg-lycopen, vitamin E (-cotopherol), là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị bệnh quai bị và các trường hợp chấn thương, sưng đau.

Dầu gấc thì chứa vitamin F. Carotene - tiền vitamin A có tác dụng chống lão hoá, chống suy dinh dưỡng, sản xuất các loại màu thực phẩm tự nhiên.

Lycopen trong gấc có tác dụng: phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, chống lão hóa, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng, dưỡng da, bảo vệ da.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: hợp chất của vitamin E, carotene, lycopen trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Các chế phẩm của gấc sẽ phòng, điều trị bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em.

Trên đây là cách làm xôi gấc đỏ, thơm, mềm đơn giản tại nhà mà PasGo muốn chia sẻ cho các bạn. Hãy làm đúng đủ theo các bước trên bạn sẽ có được món xôi gấc hoàn hảo nha.

Ngoài ra, để tham khảo nhiều cách làm xôi hoặc các món ngon khác, bạn truy cập vào Blog PasGo nha! Chúc các bạn thành công!

Nguyễn Hoài & Minh Phương.

Có thể bạn quan tâm

Cách làm xôi ngon lạ ngày rằm nhất định phải thử

Muốn có xôi nếp nương ngon, đừng đồ giống nếp thường

Quán Kiến Tuệ Tĩnh - Quán nhậu ẩm thực Tây Bắc

18/06/2019

>> Trổ tài làm xôi xéo Hà Nội
>> Nhớ xôi đậu phộng thời ấu thơ

Bạn Hằng MT chia sẻ: "Ngày còn bé, cứ mong đến mùa gấc chín, ông bắc cái ghế ra sân hái quả gấc treo lủng lẳng trên giàn xuống cho bà nấu xôi còn chị em mình thì canh me lấy bằng được hạt gấc đen nhánh để chơi đủ thứ trò từ nhảy lò cò tới ô ăn quan. Chơi chán thì gom hạt trả lại cho bà giã ngâm rượu làm thuốc.

Bây giờ ở quê, người ta làm đường, lấn cả một khoảng sân rộng. Cây gấc bị chặt bỏ, món xôi gấc cũng vắng hẳn trong những bữa ăn, nhưng vào những dịp lễ tết bà vẫn ra chợ mua gấc về nấu xôi. Đĩa xôi gấc của bà rất đơn giản, nếp cũng chỉ là loại nếp quê mà ông bà tự tay chăm sóc, mình mẩy tròn lẳn màu trắng đục chứ không phải nếp Thái nếp thơm gì, chỉ ăn với muối vừng. Bây giờ trên bàn tiệc mâm cao cỗ đầy người ta cũng bày những đĩa xôi gấc đỏ au nhưng được nắn vào khuôn hình thù đẹp đẽ, giữa lớp xôi là lớp đậu xanh và còn rắc thêm cả dừa sợi, vậy mà ăn lại chẳng thấy ngon được bằng xôi bà nấu.

Bây giờ mình đã lớn, đã biết nấu xôi sao cho ngon, cho khéo như lời bà dạy, cũng giản dị như đĩa xôi của bà nấu ngày nào".

Nguyên liệu:

- 1 quả gấc chín (mua ở chợ hoặc khu bán đặc sản miền Bắc)

- 500g gạo nếp.

- 1 thìa dầu gấc hoặc dầu ăn.

- 3 thìa đường.

- 1/3 thìa muối

- ½ chén rượu trắng.

Cách làm:

- Gạo nếp vo sạch, cho nước vào ngập mặt, ngâm trong nước khoảng 6 tiếng hoặc để qua đêm cho mềm sau đó xả sạch để ráo, xóc đều gạo nếp với 1/3 thìa muối.

- Gấc chọn trái chín đỏ, vỏ mềm, gai nở hết. Bổ gấc làm hai, lấy phần hạt và một ít phần cùi vàng để riêng.

- Cho ½ chén rượu trắng vào hạt rồi dùng tay bóp kỹ, phần cùi vàng bóp thật nhuyễn, sau đó trộn lại với nhau cho đều.

- Trộn nhẹ nhàng gạo nếp vào chung với hỗn hợp thu được ở trên cho đều rồi cho vào xửng hấp chừng 20-30 phút, trong khi nấu nhớ lau nắp nồi tránh nước hấp hơi nhỏ xuống xôi làm xôi bị nhão.

- Rưới 1 thìa dầu gấc vào tạo độ bóng đẹp cho hạt xôi. Nếu không có dầu gấc bạn có thể sử dụng dầu ăn mà nhà mình thường dùng.

- Khi hạt gạo trong, mềm là xôi đã chín, cho 3 thìa đường vào xôi, đảo nhanh tay cho tan hết đường.

- Xới xôi ra đĩa. Nếu muốn đơm vào khuôn thì làm lúc xôi còn nóng sẽ dễ dàng trong việc tạo hình hơn.

Cách nấu xôi với dầu gấc
Cách nấu xôi với dầu gấc

Xôi gấc là món ăn phổ biến thường góp mặt vào mâm cỗ vào dịp lễ tết hay cưới hỏi, vì màu xôi đỏ au
mang tới nhiều điều may mắn theo quan niệm của dân gian

Hằng MT (thực hiện)