Cách soạn thảo thông báo

Văn bản thông báo dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức… cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm tới nội dung thông báo để thực hiện hay tham gia. Đồng thời văn bản thông báo phải tuân thủ các thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực. Để hiểu rõ hơn về thông báo mời quý khách theo dõi bài viết thông báo là gì? Hướng dẫn viết văn bản thông báo.

Cách soạn thảo thông báo

Hướng dẫn viết văn bản thông báo

1. Thông báo là gì?

Thông báo là một biểu mẫu được sử dụng thường xuyên trong các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khi cần thông báo về một vấn đề, một nội dung nào đó tới một cá nhân trong đơn vị hay toàn bộ các thành viên trong đơn vị đó. Mẫu thông báo phải được soạn thảo theo đúng quy tắc của một văn bản hành chính, cách trình bày rõ ràng, bố cục hợp lý thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của đơn vị đó.

Văn bản thông báo mẫu chung là một văn bản thông báo về một việc cụ thể, gửi đến cá nhân hay một tổ chức nào đó. Nội dung của một mẫu thông báo sẽ căn cứ vào nơi được thông báo hoặc gửi tới hoặc các căn cứ trực tiếp để thông báo (nếu cần). Qua đó, chúng tôi muốn gửi đến các bạn mẫu soạn thảo văn bản thông báo chung mới nhất cũng như hướng dẫn cách viết văn bản thông báo chuẩn nhất có thể áp dụng trong nhiều trường hợp.

Có câu hỏi rằng: văn bản thông báo là gì? Để trả lời câu này chúng tôi xin cung cấp một số thông tin như sau:

Văn bản thông báo là thông báo được thể hiện dưới dạng văn bản. Thông báo có thể được thể hiện dưới lời nói, văn bản. Văn bản thông báo là một dạng thể hiện của thông báo. Văn bản thông báo cần được thể hiện chi tiết, dễ hiểu, khoa học để người tiếp nhận thông tin thông báo được chính xác.

Dưới đây là tài liệu mẫu văn bản thông báo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do  – Hạnh phúc

….., ngày …. tháng …. năm 20…

THÔNG BÁO

Về ….. (1)

Kính gửi:….(2)

Căn cứ ………. (3)…….

Căn cứ ….. (4)……..

Đề nghị ……..

Trân trọng kính chào./.

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Chú giải:

(1) Trích yếu: tóm tắt nội dung đề cập của thông báo.

(2) Nơi được thông báo hoặc gửi tới.

(3) Các căn cứ trực tiếp để thông báo (nếu cần).

(4) Nội dung của thông báo.

  • Xây dựng bố cục thông báo:

Về hình thức thì khi soạn thảo văn bản thông báo với biểu mẫu thông báo như sau:  mở đầu cần phải ghi đầy đủ quốc hiệu và tiêu ngữ theo đúng mẫu một văn bản hành chính thông thường. Tiếp theo là ngày tháng năm lập thông báo để người tiếp nhận dễ dàng nắm bắt được thời gian ban hành thông báo này. Trong nội dung tên mẫu đơn thông báo thì người soạn thảo phải ghi rõ thông báo về vấn đề gì ví dụ thông báo về lịch nghỉ tết dương lịch hay thông báo về kế hoạch tập huấn cán bộ, thông báo các hoạt động sắp diễn ra trong doanh nghiệp.

Với cách làm văn bản thông báo thìbản thông báo cần có các yếu tố:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ.

– Địa danh và ngày tháng năm ra thông báo.

– Tên cơ quan thông báo.

– Tên văn bản (thông báo) và trích yếu nội dung.

– Nội dung thông báo

– Ký đóng dấu cơ quan.

– Nơi nhận.

  • Cách viết văn bản thông báo:

Trong phần nội dung thì với thể thức văn bản thông báo phải ghi rõ người nhận và tuân thủ thông báo này là ai là một cá nhân nào đó hay toàn thể cơ quan. Sau đó nêu ra các căn cứ để đưa ra thông báo này như căn cứ vào lịch nghỉ tết của nhà nước hay căn cứ vào quyết định của Ban giám đốc công ty, căn cứ vào nhu cầu khả năng của doanh nghiệp, hay căn cứ vào văn bản pháp luật nào đó cần ra thông báo để mọi người tiếp thu và thực hiện tránh làm trái quy định của pháp luật… Tiếp theo cần trình bày rõ nội dung của bản thông báo này như thông báo về lịch nghỉ tết sẽ kéo dài từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu để các toàn thể công nhân viên nắm được và thực hiện đồng loạt, nhất quán.

– Có thể chia các thông báo có nhiều nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ.

Trong thông báo cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin mà không cần nêu lý do, căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các văn bản. Loại thông báo nhằm giới thiệu các đạo luật hay chủ trương, chính sách thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn bản đó trước khi nêu những nội dung khái quát.

– Thông báo cho các thí sinh trúng tuyển biết để tập trung dự khóa học đúng thời gian, địa điểm. Ngoài ra phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao kiểu công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy.

– Phần đại diện ký thông báo: không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà các trưởng phó phòng ban có trách nhiệm về các lĩnh vực trên như: phòng giáo vụ, đào tạo ở các trường, văn phòng hay phòng tổ chức, phòng hành chính… ở các cơ quan được quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về văn bản thông báo của công ty. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email:

Hotline: 1900 3330

Mẫu thông báo và cách viết mẫu thông báo. Mẫu thông báo nội bộ là mẫu văn bản thường được sử dụng trong nội bộ của công ty hoặc doanh nghiệp, với nội dung và mục đích đa dạng, mô típ trình bày quy chuẩn. Trong bài viết này, Luật Hùng Sơn sẽ cập nhật những mẫu thông báo nội bộ mới nhất 2021, cùng xem nhé!

Yêu cầu nội dung của mẫu thông báo

Mẫu thông báo nội bộ công ty cần phải có đầy đủ các nội dung, bao gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ; Địa danh, ngày tháng năm ra thông báo; Tên cơ quan ban hành thông báo; Tên của thông báo, trích yếu nội dung; Nội dung chính của thông báo; Ký đóng dấu cơ quan; Nơi nhân.

Thực tế, một văn bản thông báo luôn được xây dựng theo một bố cục và hình thức nhất định. Ví dụ như mở đầu thông báo phải có đầy đủ thông tin về quốc hiệu, tiêu ngữ. Tiếp đó là ngày tháng năm ra thông báo để những đối tượng tiếp nhận thông báo nắm bắt được về thời gian ban hành. Đối với phần tên của thông báo, người soạn văn bản phải ghi chi tiết thông báo này là thông báo về vấn đề gì (có thể là về thông báo nghỉ lễ, tế; hoặc thông báo nhân sự mới,…).

Đối với phần nội dung chính của thông báo, người soạn thảo cần phải ghi cụ thể người nhận là ai (cá nhân hay tập thể). Tiếp đó, phải đưa ra các căn cứ để bản thông báo có tính chính thống, đúng quy định, thuyết phục người nhận hơn. Ví dụ như: Căn cứ theo lịch nghỉ tết của nhà nước, hoặc là căn cứ theo quyết định của Ban giám đốc công ty, căn cứ vào văn bản pháp luật…

Tiếp đó, phần nội dung thông báo này sẽ kéo dài trong thời gian từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu? Ví dụ như nếu thông báo về lịch nghỉ tết dương lịch thì toàn thể cán bộ nhân viên sẽ được nghỉ từ ngày nào đến ngày nào để họ nắm thông tin và thực hiện một cách nhất quán.

Cách viết mẫu thông báo

Thông thường, một văn bản thông báo nội bộ sẽ được chia làm 3 phần, cụ thể như sau:

  • Phần đầu: Phải ghi đầy đủ các thông tin như quốc hiệu, tiêu ngữ, và tên cơ quan ban hành thông báo. Đồng thời, phải có thông tin về ngày tháng năm lập ra thông báo.
  • Phần tên thông báo: Sử dụng câu từ ngắn gọn, phản ánh khái quát nội dung của văn bản thông báo
  • Phần nội dung: Phải nên ra các căn cứ khi đưa ra thông báo; Người nhận thông báo là ai? Đối với những bản thông báo có nội dung dài thì nên chia thành các điều và các mục nhỏ để người đọc dễ nắm bắt thông tin.
  • Phần kết: Bổ sung đầy đủ các thông tin về nơi nhận, đơn vị soạn thảo, ghi chú, ký và đóng dấu.

Những điều nên tránh khi viết mẫu thông báo

  • Sử dụng những câu văn 1 nghĩa, tránh dùng câu văn đa nghĩa, gây khó hiểu cho người đọc. Câu văn cần ngắn gọn, súc tích.
  • Kiểm tra thật kỹ văn bản trước khi gửi đi, văn bản thông báo nội bộ công ty không được phép sai chính tả.
  • Bố cục trình bày của thông báo phải theo quy chuẩn nhất quán.
  • Nội dung thông báo phải truyền tải đầy đủ thông điệp chính, hướng đến đối tượng nào? căn cứ vào đâu? thời gian thực hiện…

Các mẫu thông báo trong công ty mới nhất

Dưới đây là những mẫu thông báo nội bộ công ty 2021 ngắn gọn nhưng gói đầy đủ nội dung mà các công ty, doanh nghiệp thường hay sử dụng. Cùng tham khảo nhé!

Mẫu 1: Mẫu thông báo nội bộ chung

CÔNG TY ……………

TÊN ĐƠN VỊ SOẠN THẢO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…./20…/TB/TÊN ĐƠN VỊ

……………., ngày……….tháng……….năm………

THÔNG BÁO

V/v……………………………………………………………….

(1)……………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………….. /.

Nơi nhận:

– ………………..;

– Lưu …… .

(2) ĐƠN VỊ  SOẠN THẢO

Ghi chú:

(1): Nội dung thông báo phải ghi cụ thể thời gian, người chủ trì giải quyết (kết luận), cơ quan, cá nhân tham dự, và có nhiệm vụ để biết triển khai thực hiện.

(2): Quyền hạn của người ký: Lãnh đạo Công ty, hoặc tên phòng ban ký nhận.

Chữ in hoa cỡ chữ 12, đứng đậm.

TÊN CƠ QUAN ……….. (1)
…………………………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……………………………….

……………….., ngày…….tháng……năm…….

THÔNG BÁO

Về ……………………(2)……………………….

Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………. (3)………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Nơi nhận: – Như trên – …………..;

– Lưu: (Đơn vị thảo văn bản và văn thư)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

1. Dùng cho các cơ quan, đơn vị để thông tin về nội dung và kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị; truyền đạt kịp thời các quyết định của cấp trên.

Sau khi thông báo nếu cần thì ra văn bản pháp quy (Quyết định, Chỉ thị) để cấp dưới thực hiện. Không dùng hình thức thông báo để thay văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền của cơ quan.

2. Tóm tắt nội dung thông báo (về việc gì, cuộc họp, buổi làm việc…).

3. Nội dung thông báo phải ghi cụ thể thời gian, người chủ trì giải quyết (kết luận), cơ quan, cá nhân tham dự, và có nhiệm vụ để biết triển khai thực hiện.

Mẫu 2: Mẫu thông báo về nội dung, kết quả hoạt động của công ty/doanh nghiệp

TÊN CƠ QUAN ……….. (1)
…………………………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ………………………………. ……………….., ngày…….tháng……năm…….

THÔNG BÁO

Về ……………………(2)……………………….

Kính gửi: …………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………. (3)……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Nơi nhận: THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
– Như trên – …………..;

– Lưu: (Đơn vị thảo văn bản và văn thư)

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

1. Dùng cho các cơ quan, đơn vị để thông tin về nội dung và kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị; truyền đạt kịp thời các quyết định của cấp trên.

Sau khi thông báo nếu cần thì ra văn bản pháp quy (Quyết định, Chỉ thị) để cấp dưới thực hiện. Không dùng hình thức thông báo để thay văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền của cơ quan.

2. Tóm tắt nội dung thông báo (về việc gì, cuộc họp, buổi làm việc…).

3. Nội dung thông báo phải ghi cụ thể thời gian, người chủ trì giải quyết (kết luận), cơ quan, cá nhân tham dự, và có nhiệm vụ để biết triển khai thực hiện.

Mẫu 3: Mẫu thông báo bổ nhiệm nhân sự mới

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN ĐƠN VỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

Số:………

Ngày ……. tháng ……. năm……..

THÔNG BÁO

V/v Bổ nhiệm nhân sự mới

Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………………………..

Căn cứ: …………………………………………………………………………………………………………………………….

Công ty xin thông báo với nội dung như sau:

1. Bổ nhiệm nhân sự mới đối với ông/bà:……………

Chức vụ: ……………………………

2. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……

Đề nghị các phòng ban có liên quan hỗ trợ cho ông/bà …….. trong quá trình nhận nhiệm vụ!

Trân trọng!

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
– Như trên

– …………..;

– Lưu: (Đơn vị thảo văn bản và văn thư)

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu 4: Mẫu thông báo nghỉ lễ/tết

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN ĐƠN VỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

Số:……… Ngày … tháng … năm…

THÔNG BÁO

V/v Nghỉ lễ 30/04 và 01/05 năm 2020

Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………………………..

Căn cứ: …………………………………………………………………………………………………………………………….

Thời gian nghỉ lễ:……………………………………………………………………………………………………………………………

Thời gian trở lại làm việc: ……………………………………………………………………………………………………………………………

Những bộ phận bắt buộc phải bố trí nhân viên làm việc xuyên tết gồm:……………………………………………………………………………………………………………………………

Những cán bộ nhân viên đi làm ngày lễ được hưởng các chế độ, quyền lợi theo Nội quy và quy chế trả lương của công ty. Đề nghị các trưởng bộ phận, đơn vị gửi lại danh sách cán bộ nhân viên đi làm vào ngày lễ đến phòng Hành chính – Nhân sự trước 15h00 ngày ……

Các chế độ thưởng tế và qùa tết sẽ được phát cho cán bộ nhân viên vào ngày………
Yêu cầu tất cả các phòng ban, các bộ phận thực hiện việc vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc và niêm phong hồ sơ thiết bị cần thiết trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
– Như trên

– …………..;

– Lưu: (Đơn vị thảo văn bản và văn thư)

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu 5: Mẫu thông báo về chấm dứt hợp đồng lao động

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN ĐƠN VỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

Số:……… Ngày … tháng … năm…

THÔNG BÁO

Về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Kính gửi: Ông/bà ………………………

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019;

Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………và ông/bà ………………… (sau đây gọi là “Người lao động”),

Công ty xin thông báo với nội dung như sau:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……………

Chức vụ: ……………………………

2. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……

3. Lý do: …………………………………………

Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ phải bàn giao lại toàn bộ các tài sản, tài liệu, công việc đã và đang thực hiện cho Phòng ……………

Đề nghị người lao động phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy định cùng sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.

Trân trọng!

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
– Ông/bà: …………(thực hiện);

– Phòng:………(thực hiện);

– Lưu: VT.

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu thông báo nội bộ công ty/doanh nghiệp là một loại văn bản cần có. Việc quy định mẫu văn bản này nhất quán và chuẩn chỉnh sẽ góp phần hệ thống hóa cơ cấu công ty/doanh nghiệp của bạn một cách chuyên nghiệp hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ theo hotline 1900 6518 để được giải đáp nhé!