Cách tính lương cho năm 2023

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí phát sinh, bao gồm: Lương hưu, đối tượng do ngân sách đảm bảo, người có công, đối tượng gắn với lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng, chúng ta cần khoảng 60.000 tỉ đồng cho chính sách này khi Quốc hội phê duyệt.

Chiều nay (29.10), tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10.2022, báo chí đặt câu hỏi tới Bộ Tài chính liên quan tới việc chuẩn bị nguồn lực cho việc tăng lương cơ sở, dự kiến được thực hiện từ giữa năm 2023.

Trao đổi nội dung này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, ngay từ khi triển khai Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương có sắp xếp, bố trí nguồn lực tài chính khi cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện cải cách tiền lương.

Các giải pháp chủ yếu trong việc chuẩn bị nguồn lực tài chính đó là tăng thu ngân sách và tiết kiệm chi trong các hoạt động chi ngân sách nhà nước hiện nay.

Từ khi triển khai nhiệm vụ này và hết năm 2021, theo số liệu Bộ Tài chính nắm được chúng ta có nguồn từ ngân sách địa phương để chuẩn bị cho cải cách tiền lương đạt được trên 290.000 tỉ đồng và ngân sách Trung ương là 43.000 tỉ đồng.

Cách tính lương cho năm 2023
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trả lời tại họp báo Chính phủ chiều 29.10.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, đến thời điểm hiện nay, căn cứ trên yêu cầu cấp thiết về tăng lương cơ sở, Chính phủ đã trình với Quốc hội tăng lương cơ sở ở mức 20,8% từ 2023.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí phát sinh, bao gồm: Lương hưu, đối tượng do ngân sách đảm bảo, người có công, đối tượng gắn với lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng, chúng ta cần khoảng 60.000 tỉ đồng cho chính sách này khi Quốc hội phê duyệt.

“Như vậy, với số liệu ở trên, chúng ta hoàn toàn chủ động chuẩn bị nguồn lực tài chính cho quyết sách tăng lương cơ sở khi cấp có thẩm quyền thông qua“, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết.

Trước đó, báo cáo trước Quốc hội tại Kỳ họp 4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng từ ngày 1.7.2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách đảm bảo khoảng 12,5%.

Hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. Từ ngày 1.1.2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Chính phủ đề nghị các bộ ngành và địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương. Giai đoạn 2023-2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định cũ cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Năm 2023 giữ nguyên mức lương hiện hưởng như năm 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng.

VƯƠNG TRẦN, PHẠM ĐÔNG

Tiện ích thông tin

QR Code

Tin khác

  • Thời sự
  • Chính trị

Thứ sáu, 28/10/2022, 12:28 (GMT+7)

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, mức sống tối thiểu không chỉ "ngày ba bữa, năm hai bộ quần áo" mà phải đủ để người lao động tái sản xuất, vì thế cần xây dựng nghị quyết cải cách tiền lương.

Sáng 28/10, phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ông Trương Trọng Nghĩa (đoàn đại biểu TP HCM) nói, nghị quyết cải cách tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức cần xây dựng ngay. Nguyên tắc là lương, thu nhập phải đủ để người lao động tái sản xuất, mở rộng sức lao động và chăm lo một phần cho gia đình. "Trước mắt, cần tăng lương cơ sở từ 1/1/2023", ông Nghĩa nói.

Đại biểu Nghĩa cho rằng nếu không đẩy nhanh tăng lương cơ sở, việc vượt thu ngân sách 202.000 tỷ đồng, hay tăng GDP bình quân đầu người từ 3.900 lên 4.075 USD, cùng các thành tích kinh tế - xã hội khác của năm 2022 sẽ không có nhiều ý nghĩa với người dân.

Chính phủ cần ưu tiên quan tâm đến hai ngành y tế, giáo dục và những người hưởng lương hưu, trợ cấp thu nhập thấp. Những người thu nhập cao hơn thì có thể tăng chậm và ít hơn để chia sẻ khó khăn chung. Về lâu dài, cần ban hành luật về lương tối thiểu.

Video Trương Trọng Nghĩa

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại hội trường, sáng 28/10. Video: Truyền hình Quốc hội

Riêng với ngành y, bên cạnh tháo gỡ vướng mắc trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, cần tăng thu nhập, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ y tế công. "Nếu hệ thống y tế không được củng cố ngay cả về người và cơ sở vật chất, sẽ không đáp ứng được nhiệm vụ đối với hàng chục triệu nhân dân, càng không thể chống chịu được khi dịch bệnh bùng phát hay phát sinh mới", ông Nghĩa lo ngại.

Bên cạnh tăng lương, tăng thu nhập, đại biểu TP HCM đề nghị đẩy mạnh kiềm chế lạm phát cũng như nghiêm trị các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, lừa đảo, lũng đoạn thị trường; tiếp tục kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tài sản công.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng nếu cân đối được ngân sách, nguồn thu năm 2023 đạt cao thì có thể tăng lương cơ sở ngay từ 1/1/2023 như ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa.

Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Phạm Thắng

Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Phạm Thắng

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (đại biểu đoàn Hà Nội) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng, bộ, ngành làm rõ nguyên nhân và tìm giải pháp cho tình trạng công chức, viên chức thôi việc hàng loạt và ngày càng nhiều. "Do tiền lương thấp, năng lực cá nhân chưa đáp ứng được yêu cầu công việc hay do thiếu chính sách tái tạo, bồi dưỡng?", Hòa thượng băn khoăn.

Thảo luận trước đó, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sớm tăng lương cơ sở từ 1/1/2023, thay vì từ 1/7 năm sau. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết nếu tăng lương sớm từ đầu năm sẽ gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát.

Đầu năm gần với Tết Dương lịch và Âm lịch, nhu cầu mua sắm của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Nếu tăng vào thời điểm này sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá, do tâm lý tăng lương đi kèm tăng giá, gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát. "Trước nguy cơ lạm phát cao, việc cải cách chính sách tiền lương cần được thực hiện thận trọng, hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế xã hội", Bộ Tài chính nêu quan điểm.

Do đó, Chính phủ tiếp tục tham mưu các cấp chưa cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương trong năm 2023, đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%). Mức tăng này được Bộ Tài chính đánh giá là cơ bản bù đắp mức độ trượt giá.

Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính lương của cán bộ, công chức, viên chức... trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua không thể thực hiện do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.