Cách trị chồng tính toán chi li

Tài chính, kinh tế chính là một trong những áp lực lớn nhất của đời sống hôn nhân. Những bất đồng trong chi tiêu sinh hoạt giữa hai vợ chồng mà không khéo giải quyết rất dễ dẫn tới cãi vã, đẩy gia đình tới bên bờ đổ vỡ. Nhất là khi người chồng luôn tự cho mình quyền định đoạt vì nghĩ bản thân kiếm ra tiền, là trụ cột.

Mới đây, tâm sự của 1 cô vợ trên nhóm kín đã thu hút chú ý của cư dân mạng: "Sau khi sinh bé đầu lòng, vì không muốn thuê giúp việc nên chồng em bảo vợ nghỉ làm công ty ở nhà chăm con, đợi khi nào thằng bé cứng cáp hẳn cho đi lớp được thì em mới đi làm lại. Kinh tế trong thời gian đó anh sẽ lo, em chỉ cần tập trung vun vén nhà cửa, con cái là được.

Cách trị chồng tính toán chi li

Bài chia sẻ của người vợ

Đúng là sau khi vợ nghỉ làm, chồng em lo tài chính nhưng anh ấy cũng quản lý tiền nong chặt chẽ tới mức em không thể nào ngờ được. Lúc trước em đi làm, kinh tế chủ động thì anh thoải mái không quản chuyện chi tiêu của vợ. Tới giờ em ở nhà, mỗi khi anh đưa tiền chi tiêu sinh hoạt là như thể ban phát, coi em không khác gì đứa ăn bám. Nhất là tháng nào có khoản phát sinh, vợ giục đưa thêm tiền là y như rằng anh cau có nói vợ không ra gì với những điệp khúc muôn thuở như: 'Em làm gì mà tiêu lắm thế', rồi 'anh có phải cái cây ATM đâu mà em cứ nhìn thấy chồng là hỏi tiền'.

Cách đây hơn tuần, mẹ đẻ em ốm, em bận chăm con không về thăm bà được nên chuyển khoản cho em gái 2 triệu nhờ nó mang về biếu mẹ. Không ngờ lúc em gọi điện nói chuyện với em gái, anh nghe thấy liền quát tháo, đay nghiến vợ rằng anh 'nuôi ong tay áo'. Sau đấy chồng em tuyên bố sẽ cắt tiền chi tiêu sinh hoạt cho em tự lo, anh không đưa cho nữa để xem em lấy gì mà 'bòn rút' cho nhà ngoại.

Thái độ của chồng hôm ấy làm em ức vô cùng. Tuy nhiên với tính anh ấy, em mà nói lại ngay lúc đó chắc chắn vợ chồng sẽ cãi nhau to nên em tạm thời nhịn. Hôm sau là ngày đưa tiền chi tiêu cho vợ, đúng như tuyên bố, anh ấy không đưa cho em đồng nào. Em cũng không hỏi, ngày hôm đó mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường, em vẫn chợ búa, cơm nước tinh tươm. Tối chồng em đi làm về, vừa tới cửa phòng khách, anh đã cuống cuồng gọi vợ hỏi: 'Cái tivi đâu rồi?'.

Em ngồi bên nhà hàng xóm chơi thấy thế chạy về. Giọng anh vẫn chưa hết hốt hoảng: 'Tivi đâu, cô lại mở phanh cửa đi chơi để trộm vào lấy đồ mà không biết hả?'.

Mắt anh ấy nhớn nhác tìm, em tỉnh bơ bảo: 'Chẳng trộm cắp nào vào đây được. Em bán đó'. Mắt chồng em trợn càng to, anh quát: 'Cô bán là sao? Sao tự nhiên lại bán. Tôi mới mua xong'.

Nhìn thẳng mặt chồng, em trả lời: 'Anh không đưa tiền chi tiêu chợ búa cho tôi, tôi chẳng phải bán đồ đạc trong nhà đi để lấy tiền mua thức ăn chứ để con nhịn à? Tiêu hết tiền bán tivi, tôi sẽ bán tủ lạnh, máy giặt. Mà mấy đồ điện tử này bán lỗ thật, tivi mua 20 triệu sử dụng có vài tháng bán chỉ còn vài triệu. Nhưng thôi, giải phóng dần tài sản chung đi để mấy nữa ly hôn khỏi phải chia chác. Nói thật, sống với người chồng tính toán, trọng tiền coi thường vợ như anh tôi mệt mỏi lắm rồi'.

Cách trị chồng tính toán chi li

Ảnh minh họa

Với việc em làm thì chồng em thừa hiểu vợ mình đang nghiêm túc tới mức nào. Miệng nói vợ điên nhưng anh không dám làm căng hay to tiếng như hôm trước. Đêm đó hai đứa ngủ riêng phòng nhưng sáng hôm sau trước khi đi làm anh ấy đặt mặt bàn 10 triệu bảo: 'Vợ cầm lấy để chi tiêu, đừng giận anh nữa'.

Đấy, lần này em mà không cứng lên thì có phải còn bị bắt nạt. Nhưng thực chất tivi em gửi nhờ nhà hàng xóm thôi".

Câu chuyện của người vợ thu hút sự chú ý của rất nhiều người, đặc biệt hầu hết ai cũng ủng hộ cho cách hành xử của cô. Bởi hôn nhân luôn cần sự bình đẳng và tôn trọng. Phụ nữ vốn nhu mì, chấp nhận nhún nhường, cam chịu nhưng khi họ quá uất ức, kìm nén trong lòng bùng phát thì sẽ dữ dội vô cùng. Lúc ấy các anh chồng khó còn cơ hội "dàn hòa" được nữa.

Theo Hải Hương/Pháp luật bạn đọc

Hôn nhân ngoài tình yêu còn có cả lòng tin và sự tôn trọng mới mong ăn đời ở kiếp, hạnh phúc trăm năm. Thế nên, nếu chồng xem thường, ngờ vực vợ quá đáng thì chị em chẳng nên cố nhẫn nhịn thêm nữa. Bởi lẽ, cứ mỗi ngày sống trong “địa ngục trần gian” đồng nghĩa với việc bạn đang tự bóp chết cuộc đời của chính mình.

Nếu chồng có đủ 3 dấu hiệu này, chị em đừng dại dây dưa thêm ngày nào nữa kẻo vừa khổ mình lại hại con.

Cách trị chồng tính toán chi li

Tiết kiệm từng đồng với vợ là kiểu người ki bo, kẹt xỉ và xem tiền là thứ quan trọng nhất đời, nghĩa vợ chồng chẳng đáng giá một xu - Ảnh minh họa: Internet.

Keo kiệt với vợ

Tiết kiệm là một đức tính tốt, bởi nếu chồng quá phóng khoáng thì làm bao nhiêu cũng sẽ tiêu sạch, không tích cóp được đồng nào. Thế nhưng, tiết kiệm và keo kiệt lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Là một người đàn ông, là chồng nhưng anh ấy tính toán chi li từng đồng với vợ. Thậm chí, anh ấy làm được bao nhiêu tiền cũng không nói cho vợ biết, chỉ đưa một số tiền rất nhỏ mỗi tháng và bắt vợ phải chi tiêu gói gém thì chồng bạn đã không còn xem vợ ra gì.

Bởi lẽ, nếu yêu chiều vợ đàn ông sẽ chẳng tiếc tay chi tiền khiến bạn vui, cuộc sống của bạn đủ đầy, sung túc. Tiết kiệm từng đồng với vợ là kiểu người ki bo, kẹt xỉ và xem tiền là thứ quan trọng nhất đời, nghĩa vợ chồng chẳng đáng giá một xu.

Cách trị chồng tính toán chi li

Sự vô tâm của đàn ông, vô tâm trước cảm xúc của vợ chính là điều khiến người vợ tổn thương, đau lòng nhất - Ảnh minh họa: Internet.

Không thèm quan tâm đến cảm xúc của vợ

Một người chồng yêu thương vợ con sẽ luôn để tâm đến bạn đời của mình. Chỉ cần một cái nhíu mày, nét mặt không vui anh ấy đã tinh ý nhận ra mà kịp thời an ủi, hỏi han. Ngược lại, khi đã chẳng còn xem trọng thì dẫu bạn có khóc nức nở trong đêm anh ấy cũng chẳng thèm đoái hoài, vẫn có thể ngủ ngon lành.

Sự vô tâm của đàn ông, vô tâm trước cảm xúc của vợ chính là điều khiến người vợ tổn thương, đau lòng nhất. Đúng như câu nói “người ta có thương mình đâu”, một khi đã chán vợ, nguội lạnh cõi lòng thì tình bạc hơn vôi.

Cách trị chồng tính toán chi li

Nếu bạn nhờ chồng đưa đi đâu anh ấy cũng tìm đủ lí do để từ chối, hoặc nếu đồng ý cũng khó chịu, hằn học thì đồng nghĩa với việc anh ấy đã không còn xem trọng bạn nữa - Ảnh minh họa: Internet.

Không muốn đưa vợ đi ra ngoài cùng

Khi yêu và hãnh diện về người phụ nữ của mình đàn ông nào cũng muốn khoe với cả thiên hạ, muốn đưa vợ đi cùng trong những dịp gặp gỡ với niềm tự hào không thể che giấu. Đây không chỉ là vì yêu mà còn vì chàng muốn nhờ mọi người “giữ vợ” giúp mình.

Vậy nên, nếu bạn nhờ chồng đưa đi đâu anh ấy cũng tìm đủ lí do để từ chối, hoặc nếu đồng ý cũng khó chịu, hằn học thì đồng nghĩa với việc anh ấy đã không còn xem trọng bạn nữa. 

Nếu chọn giữa một ông chồng tiêu xài phóng túng và một người ky bo, có lẽ theo quán tính, nhiều chị em sẽ chọn anh chàng thứ hai. Dù sao biết giữ được tiền cho gia đình còn hơn là tiêu xài mất hút.

Lại nói, nếu như một đàn ông rượu chè be bét, đánh mắng vợ con, cộc tính, thích cờ bạc với một người keo kiệt, nhiều chị em có thiên hướng chọn anh chàng thứ hai làm chồng hơn. Bởi dù sao keo kiệt nghe cũng có vẻ tốt hơn so với những tật xấu trên. Nếu bạn chọn như vậy, xem ra bạn đã nhầm. Lấy phải ông chồng keo kiệt đôi khi còn thảm hơn nhiều lần.

Tôi đã dính "bản án chung thân" với ông chồng keo kiệt như Thạch Sùng. Phải nói trước, chồng của tôi không xấu trai, không hút thuốc, không nhậu nhẹt, không cờ bạc, chăm thể thao, nhưng lại là tuýp đàn ông "đong lọ nước mắm, đếm củ dưa hành", tính toán chi li. Bình thường, anh là người hiền lành, điềm đạm nhưng đụng đến chuyện tiền nong thì nhân cách thứ hai của anh trỗi dậy khiến vợ con sống rất khổ.

Cũng vì cái nhân cách thứ hai đó mà tôi đã lầm. Lúc mới hẹn hò và ngỏ lời yêu, tôi cứ tưởng đó là do anh tiết kiệm. Hẹn hò lần đầu, anh bảo trời nóng nực nên mua hai ly nước mía rồi ra công viên ngồi cho mát. Lúc đó tôi đã thấy ngồ ngộ, chỉ nghĩ anh là người tiết kiệm dù tôi có gợi ý là cứ đi những quán có máy lạnh để thoải mái, tôi sẽ cưa đôi tiền với anh. Tới tận lúc cưới, tôi chỉ nghĩ anh là người tiết kiệm. Lúc cưới về rồi mới bật ngửa ra anh là người keo kiệt.

Lễ, Tết, vợ chồng em gái tôi vừa lì xì tiền cho bố mẹ, vừa biếu ông bà giỏ bánh thơm ngon, còn vợ chồng tôi thì chỉ biếu giỏ bánh...của công ty anh tặng. Tôi mà muốn đổi giỏ bánh xịn hơn hoặc thêm ít tiền mừng tuổi ông bà, là kiểu nào cũng bị mặt nặng mày nhẹ rồi bảo "chỉ biết đem tiền về cho bên ngoại".

Tôi nhớ có lần anh dắt vợ con đi ăn, đó là quán bò né mới khai trương, được giảm giá 40%. Hôm đó quán có khuyến mãi hai chai nước ngọt, do đến hơi muộn, hết phần khuyến mãi nên chẳng có nước ngọt. Anh chép miệng gọi hai chai nước suối và kỳ kèo mãi với nhân viên về việc hết nước ngọt. Tôi xấu hổ vô cùng. Ôi thôi còn muôn vàn vấn đề khác khắt nghiệt tiền bạc với vợ con nhưng hễ nói ra là anh chống chế nào là "tiết kiệm để lo cho gia đình, vợ con", "tiêu xài đúng chứ không lãng phí"...

Nếu như đàn ông ham nhậu, rượu chè, cờ bạc nhìn vào là biết ngay. Người khác sẵn sàng lên án cũng như cảm thông cho người vợ. Nhưng với một người keo kiệt, phải tiếp xúc và sống chung mới biết. Vì thế, những người vợ, trong đó có tôi, ít nhận được sự cảm thông. Nếu thổ lộ hoặc tâm sự với ai thì bị nói ngay là keo kiệt nhưng tiền vẫn nằm trong gia đình chứ có mất đi đâu mà sợ, hoặc còn đỡ hơn lấy chồng hoang phí.

Hương

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}