Cách vẽ khối tam giác

Khối cơ bản bao gồm: Khối nón, khối cầu, khối trụ, khối hộp. Trong đó khối nón, khối cầu, khối trụ thuộc dạng khối tròn xoay nên có tính chất đối xứng, đồng thời nếu chúng ta nắm được đường sinh của chúng thì sẽ rất thuận lợi trong việc miêu tả ánh sáng.

Một số nguyên tắc cần đúng trong một bài vẽ:

Độ sâu, độ cao, độ rộng (thông thường khi học vẽ, mắt người đặt cao hơn mẫu): Khi vật ở càng xa (ta thấy cao hơn vật phía trước) thì độ sâu/độ rộng càng giảm.

Ánh sáng : Khi miêu tả ánh sáng của các khối trong cùng một bài vẽ, chúng ta phải chú ý phương của chúng trong không gian.

Cách vẽ các khối

Để vẽ các khối cho đúng và đẹp đa phần là phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tự luyện của các bạn. Tuy nhiên, để các bạn khỏi đi sai hướng tôi cũng xin lưu ý một số điều như sau:

- Trước khi bắt tay vào vẽ. Lưu ý rằng một bài vẽ có 4 bước: Dựng hình, phân mảng bóng, lên khối chi tiết, chỉnh sửa – hoàn thiện.

- Trong giai đoạn dựng hình yêu cầu nét phải dứt khoát, không kéo giựt, tỉa nét, tẩy nhiều… Yêu cầu thiết yếu: “Nhanh trước, đúng sau, đẹp thì sau chót”, tức là bạn phải phác thật nhanh hình, sau đó kiểm tra hình thật chắc chắn.

- Trước khi đi bóng, các bạn hãy nắm bắt ánh sáng duy nhất 1 thời điểm rồi phân mảng bóng. (Quá trình phân mảng bạn phải áp dụng những lưu ý trong mục II).

- Nét không “bạo lực”, tránh làm “tổn thương” giấy.



                                                 Các bạn sẽ chú ý :

- Sắc độ sáng tối để tạo khối cho vật thể, Sáng - Trung gian - Tốisử dụng sự tương phản của bút chì và giấy trắng tạo nên sắc độ trên khối.
- Để nổi bật thì độ tương phản mạnh, rõ ràng
- Để tạo chiều sâu tương phản giữa nền ( không gian xung quanh) so với vật thể gần nhau hơn.




HÌNH HỌA: VẼ CÁC KHỐI CƠ BẢN - KHỐI CẦU
Cách vẽ khối tam giác


2.1 Phân tích mẫu:

Được cấu tạo từ việc lấy giao điểm các đường chéo của khối hình hộp làm tâm rồi xoay tròn. Trong không gian, khối hình cầu không có biến đổi cấu trúc hình thể dù người vẽ đứng ở góc độ nào, tầm nhìn nào cũng thế. Nó chỉ thay đổi độ to nhỏ do vị trí gần hay xa so với tầm nhìn của người vẽ.

Bài tổ hợp khối là bài kiểm tra cuối cùng trong giai đoạn này. Chúng tôi xin trình bày các bước thực hiện một bài mẫu vẽ tổ hợp khối căn bản.

Bước 1:

- Bước đầu quan sát xem tỉ lệ chiều ngang tổng & chiều cao tổng của cả cụm khối, tỉ lệ nào nhỏ hơn, ta lấy tỉ lệ đó làm chuẩn để so sánh với tỉ lệ còn lại, chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng & chiều dài tổng. Từ đấy sử dụng cảm giác để phác ra chu vi hình của cả cụm khối.

- Sau khi đã có chu vi hình, ta đo lại tỉ lệ của từng khối trong cụm khối, ưu tiên đo tỉ lệ từ khối lớn nhất cho đến khối nhỏ nhất.

- Có được tỉ lệ của từng khối, ta so sánh chúng với nhau thêm một lần nữa để kiểm tra, từ đấy bắt đầu vẽ cấu trúc hình học của chúng vào.

- Luôn luôn chú ý với những khối mang tính chất đối xứng phải dựng trục dọc thường xuyên để tránh trường hợp vẽ bị bên to bên nhỏ.

Cách vẽ khối tam giác

Bước 2:

- Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối lớn tổng thể cho bài vẽ, luôn chú ý phải chuốt chì nhọn vừa phải, đan nét vào từng mảng chứ không nên tô chì.

- Để ý tương quan sắc độ giữa khối và nền vải, nền vải có màu sắc đậm hơn thạch cao, phải lên sắc độ nền vải thật rõ ràng ngay từ đầu, chia diện cho từng nếp nhăn trên vải và tập trung lên sáng tối cho chúng nhiều hơn cho khối.

- Lưu ý nguyên tắc lên đậm nhạt là đi từ đậm nhất đến nhạt dần. Và trong một bài vẽ phải đảm bảo được ít nhất năm sắc độ: sáng - mờ - tối - bóng đổ - phản quang.

Cách vẽ khối tam giác

Bước 3:

- Ưu tiên tăng đậm sáng tối của nền vải nhiều hơn, vì nền vải có sắc độ đậm hơn khối thạch cao rất nhiều. Chú ý vẽ thêm các nếp nhăn vải, theo quy luật thì tấm vải bị chống ở đâu thì ở đó đa số tập trung nhiều nếp nhăn hơn những chỗ còn lại. Đặc biệt lưu ý không gian nền luôn có hai mặt phẳng khác nhau, riêng trong bức vẽ này có tới ba mặt phẳng, bao gồm không gian sau khối, không gian nằm dưới khối & không gian vải rũ xuống hoàn toàn. Mỗi không gian như vậy cũng có sắc độ riêng biệt, không gian nào gần hơn sẽ được ta chú ý vẽ đậm nhiều hơn theo quy luật "gần rõ - xa mờ".

- Song song việc xử lý đậm nhạt của nền vải, ta bắt đầu đẩy mạnh tương quan sáng tối các khối thạch cao theo thứ tự từ đậm nhất đến nhạt dần (bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > sáng).

- Luôn luôn để ý giữ cho chì luôn nhọn ở mức độ vừa phải, đan nét theo chiều của khối giúp cho khối khỏe và chắc hơn. Để đan nét cho rõ ràng, không nên vẽ chì quá cùn.

Cách vẽ khối tam giác

Bước 4:

- Bắt đầu hoàn thiện nền vải trước, đến giai đoạn này chú ý phải luôn giữ chì nhọn vừa phải, đan nét cẩn thận tránh dây chì lung tung làm mất nét, đan đậm từ trong góc đậm ra.

- Nền vải nằm gần hơn nền vải đứng, ta cho chúng đậm hơn nữa để thấy rõ sự xa gần. Các nếp nhăn vải phác ra ngay từ đầu cố gắng vẽ cho ra khối từng nếp một bằng cách quy chúng về khối căn bản để dễ hình dung khối.

- Dùng chì nhạt B để chuyển độ cho êm, sắc độ sáng trên vải rất nhẹ nhàng, không quá rõ chứ không phải không có, vì vậy đừng nên vẽ độ tương phản mạnh quá sẽ làm hỏng tính chất vải.

- Dùng chì nhạt B tiếp tục tả sáng tối cho khối, vì là khối bằng chất liệu thạch cao nên độ tương phản sẽ mạnh hơn chất liệu vải, phản quang của chất liệu thạch cao cũng rõ ràng hơn chất liệu vải. Vẽ đậm nhạt theo thứ tự từ đậm nhất đến nhạt dần.