Vaccine vero cell cách bao lâu tiêm mũi 2

Thời gian gần đây, rất nhiều người dân thắc mắc, lo lắng về việc tiêm mũi thứ 2 của các loại vắc xin chậm có làm giảm tác dụng của vắc xin không? Người đã tiêm mũi 1 nhưng quá thời hạn vẫn chưa được tiêm mũi 2 có phải tiêm lại từ đầu hay không?

Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vắc xin phòng COVID-19 hiện nay là khác nhau.

Theo Bộ Y tế, khoảng cách 2 liều của từng loại vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép đang sử dụng tại Việt Nam, cụ thể như sau:

Vắc xin AstraZeneca: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa hai mũi là từ 8 đến 12 tuần. Nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 tối thiểu cách 14 ngày với các vắc xin phòng bệnh khác.

Vắc xin Comirnaty của hãng Pfizer: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần (21 ngày).

Vắc xin Vero Cell: Mũi 1 cách mũi 2 là 3 - 4 tuần.

Vắc xin Moderna: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 28 ngày, hiện tại nhà sản xuất khuyến cáo mỗi người tiêm tối đa 2 mũi.

Vaccine vero cell cách bao lâu tiêm mũi 2

Tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân tại P.Tân Phong (TP.Biên Hòa).

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cần tiêm vắc xin liều 2 theo lịch khuyến cáo. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể sinh ra kháng thể để phòng bệnh COVID -19.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tiêm vắc xin mũi 2 có trễ hạn một vài tuần cũng không ảnh hưởng, bởi sau khi tiêm mũi 2 thì vắc xin vẫn phát huy hiệu quả và không phải tiêm lại từ đầu. 

Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Những người đã tiêm 1 mũi vắc xin sau khi tiêm khoảng 14 ngày cơ thể đã có kháng thể giúp phòng bệnh COVID-19 ở mức độ nhất định trước nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ bị bệnh nặng. Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng vì trong trường hợp tiêm chậm mũi 2 hơn so với lịch dự kiến thì không phải tiêm lại từ đầu. 

Riêng về vắc xin Moderna, đây là loại vắc xin đang khan hiếm và nhiều người đã đến lịch tiêm vắc xin này nhưng vẫn chưa được tiêm, các chuyên gia cho biết, nếu mũi thứ 2 được tiêm sau khoảng thời gian tối thiểu 28 ngày thì người dân cũng không nên hoang mang hay lo lắng, bởi thời gian cách xa nhau của 2 mũi tiêm vắc xin Moderna có thể lên đến 6 đến 16 tuần sau liều đầu tiên mà vẫn đạt được hiệu quả bảo vệ.

Bộ Y tế cũng đã đưa ra khuyến cáo, trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc xin COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vắc xin khác để tiêm mũi 2, cụ thể nếu tiêm mũi 1 vắc xin do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; Nếu tiêm mũi 1 vắc xin do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer sản xuất và ngược lại.

Vaccine vero cell cách bao lâu tiêm mũi 2

Hiện nay, 4 loại vaccine đang được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam là Pfizer-BioNtech, Moderna, AstraZeneca, và Sinopharm. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm sẽ phụ thuộc vào loại vaccine được tiêm.


Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, thời gian giữa 2 mũi vaccine Pfizer-BioNtech là 3 tuần (21 ngày) và vaccine Moderna là 4 tuần (28 ngày). Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể kéo dài tới 6 tuần (42 ngày) nếu cần thiết [1].


Đối với vaccine AstraZeneca, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet hồi tháng 3 năm 2021 báo cáo thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 của vaccine này là 4 đến 12 tuần. Trong đó, những người được tiêm mũi thứ 2 vaccine này sau mũi thứ nhất 12 tuần trở lên thì hiệu lực bảo vệ của vaccine là 81,3%, hiệu lực này giảm xuống còn 55,1% nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là dưới 6 tuần [2].


Đối với vaccine Sinopharm (hay vaccine Vero Cell), Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khoảng thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 của vaccine này là 3 - 4 tuần. Nếu mũi thứ 2 của bạn bị trì hoãn sau 4 tuần thì bạn nên được tiêm càng sớm càng tốt [3].


Với cả 4 loại vaccine trên, khoảng thời giãn giữa hai mũi tiêm không nên ngắn hơn so với khuyến cáo các nghiên cứu.


Mong những thông tin trên sẽ giúp các bạn giải đáp được phần nào thắc mắc của mình. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và sớm được tiêm chủng đầy đủ. Chúc Việt Nam sớm chiến thắng đại dịch

Cập nhật: 11:22 - 29/12/2021 | Lần xem: 87616

1. Ai cần tiêm bổ sung vắc-xin phòng COVID-19?

Nếu bạn thuộc nhóm người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì hệ thống miễn dịch của bạn có thể không đủ khả năng phòng COVID-19 dù đã tiêm chủng đủ liều vắc-xin cơ bản. Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng là người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Do đó, một liều vắc-xin bổ sung có thể cải thiện khả năng bảo vệ chống lại COVID-19. Việc cung cấp liều vắc-xin bổ sung này có thể giúp bạn có đáp ứng miễn dịch tương tự như nhóm người bình thường khác.Ngoài ra nếu bạn đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V thì bạn cũng cần tiêm bổ sung vắc xin COVID-19.

Lưu ý: Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

2. Loại vắc xin tiêm bổ sung là loại nào?

Bạn sẽ được tiêm loại vắc xin cùng loại với liều cơ bản bạn đã tiêm hoặc vắc xin mRNA. 

3. Khoảng cách tiêm bổ sung vắc xin COVID-19 là bao lâu?

Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

4. Ai cần tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19?

Tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19 áp dụng cho những người đã tiêm chủng đầy đủ liều vắc xin. Việc tiêm liều nhắc lại nhằm tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ cơ thể của các liều cơ bản.

5. Ai thuộc nhóm người cần tiêm nhắc lại hay không?

Bạn thuộc nhóm cần tiêm nhắc nếu có 3 điều kiện sau:Từ 18 tuồi trở lên; Đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung; Đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất được 3 tháng

6. Loại vắc xin được tiêm nhắc lại là loại nào?

+ Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc-xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA; 

+ Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin mRNA. 

+ Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc tơ vi-rút (vắc-xin Astrazeneca).

7. Vắc-xin nào được sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại có an toàn không? 

- Vắc-xin sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 9 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch gồm: AstraZeneca;SputnikV; COVID-19 Vaccine Janssen; Moderna; Pfizer-BioNTech; Vero Cell (Sinopharm); Hayat - Vax;Abdala;Covaxin.

8. Sau khi mắc COVID-19 thì bao lâu có thể tiêm vắc-xin phòng COVID-19?

Đối với những người đã mắc COVID-19 thì có thể tiêm vắc-xin ngay sau khi hồi phục và đã hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Vì vậy, sau khi khỏi bệnh, bạn hãy thực hiện tiêm vắc-xin ngay khi đến lượt (kể cả liều cơ bản hoặc liều bổ sung hoặc liều nhắc lại).

9. Trường hợp nào chống chỉ định tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Vắc-xin phòng COVID-19 chống chỉ định tiêm đối vớinhững người đã có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước) hoặc có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

10. Trường hợp nào tạm hoãn tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được trì hoãn tiêm chủng.

11. Làm thế nào để đăng ký tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều bổ sung hoặc nhắc lại?

Nếu bạn đang khám, điều trị tại một cơ sở y tế thì liên hệ cơ sở y tế đó để đăng ký.

Nếu bạn đang làm việc, học tập tại cơ quan, doanh nghiệp, trường học thì đăng ký tại nơi bạn học tập, làm việc. Cơ quan, doanh nghiệp, trường học sẽ chủ động liên hệ Ủy ban nhân dân địa phương để có phương án tiêm chủng cho người lao động, sinh viên.

Ngoài ra người dân, đặc biệt các trường hợp không thể di chuyển đến địa điểm tiêm, cần được hỗ trợ thì có thể thể liên hệ với Tổ trưởng Tổ dân phố, Khu phố, Ấp hoặc Ủy ban nhân dân phường/xã/thị trấn cư trú để đăng ký tiêm vắc-xin.

12. Thành phố có đủ vắc-xin để tiêm bổ sung và nhắc lại?

Hiện nay nguồn cung vắc xin đảm bảo đủ để tiêm cho người dân Thành phố nên bạn yên tâm đăng ký và chờ đến lượt hẹn tiêm.