Cách viết phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cưu mà từ đó các phương pháp kỹ thuật được tìm hiểu sâu về các phản ứng từ trong suy nghĩ và tình cảm của con người. Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lí do ảnh hưởng đến hành vi này. Các phương pháp định tính điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định, không chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào.

Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng.

SO SÁNH SỰ KHÁCH NHAU GIỮA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

Theo Boutellier và Gassmann (2003), nghiên cứu định tính và định lượng có một số khác biệt cơ bản như trong bảng sau.


Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và định lượng

STT

ĐỊNH TÍNH

ĐỊNH LƯỢNG


Loại suy luận

1

Quy nạp

Suy diễn

2

Chủ quan

Khách quan

3

Quan hệ nhân quả

Ý nghĩa


Loại câu hỏi

1

Không theo thứ tự

Theo thứ tự

2

Mở

Đóng - mở

3

Dài

Ngắn gọn - súc tích

4

Gây tranh luận

Không gây tranh luận


Loại phân tích

1

Mô tả sự vật

Ước lượng toán học

2

So sánh

Suy luận thống kê





PHƯƠNG PHÁT HỖN HỢP ( MIXED-METHODS APPROACH)

Khi so sánh nghiên cứu định lượng và định tính, Wilson (1982) lập luận rằng, việc sử dụng cân bằng cả hai nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại. Thực hiện sự kết hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng. Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội. Hiểu biết có được từ sự kết hợp của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mở rộng của chủ đề nghiên cứu.

Creswell (2002) cho rằng mức độ kết hợp định tính và định lượng trong phương pháp nghiên cứu hỗn hợp phụ thuộc vào lựa chọn cụ thể (strategies) về: (i) Tính thời gian của dữ liệu thu thập (timing); (ii) Trọng số kết hợp (weighting); và(iii) Sự pha trộn (mixing).

- Thời gian để thu thập dữ liệu: Dữ liệu có thể được thu thập theo chuỗi thời gian (theo thời gian) hoặc dữ liệu chéo (cùng một thời điểm).

- Trọng số: Mức độ ưu tiên của loại dữ liệu chữ hay số hoặc cách suy luận quy nạp hay suy diễn.

- Pha trộn: Sử dụng kết hợp dữ liệu định tính, định lượng tùy theo các mục tiêu của nghiên cứu.

Dự trên nhận định của Creswell, Nguyễn Đình Thọ (2011) nhận diện các thiết kế hỗn hợp chính được giải thích trong bảng dưới đây.

Bảng 1.2. Các loại phương pháp hỗn hợp

STT

Loại thiết kế hỗn hợp

Đặc điểm

1

Thiết kế đa phương pháp

(Multi-method Design)

Nhà nghiên cứu sử dụng đồng thời cả định tính và định lượng và cả hai có vai trò như nhau. Nghiên cứu định tính và định lượng được tiến hành đồng thời nhưng độc lập với nhau trong thu thập và phân tích dữ liệu. Dựa vào kết quả định tính và định lượng, nhà nghiên cứu có thể so sánh và phân tích nhằm hiểu rõ ràng hơn các vấn đề nghiên cứu.

2

Thiết kế gắn kết ( Concurrent Embedded Design)

Nhà nghiên cứu sử dụng cả định tính và định lượng nhưng trong đó có một phương pháp có vai trò chính còn phương pháp còn lại giữ vai trò phụ. Như vậy định tính gắn kết với định lượng hoặc định lượng gắn kết với định tính

3

Thiết kế giải thích ( Sequential Explanatory Design)

Phương pháp định lượng là chủ yếu, còn phương pháp định tính dùng để giải thích kết quả định lượng. Giai đoạn đầu tiên bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu định lượng và giai đoạn thứ hai là thu thập và phân tích dữ liệu định tính. Mục đích chính là sử dụng dữ liệu định tính để hỗ trợ việc giải thích các kết quả định lượng.

4

Thiết kế khám phá ( Sequential Exploratory Design)

Tương tự như thiết kế giải thích, ngoại trừ giai đoạn được đảo ngược. Giai đoạn đầu tiên là thu thập và phân tích dữ liệu định tính trong khi giai đoạn thứ hai là thu thập và phân tích dữ liệu định lượng. Mục đích chính là sử dụng dữ liệu định lượng để hỗ trợ việc giải thích các kết quả định tính.

Trong thực tế ứng dụng, những biết thể kết hợp được sử dụng tùy thuộc vào giai đoạn trong quá trình nghiên cứu. Có thể giai đoạn đầu áp dụng thiết kế hỗn hợp khám phá, rồi giai đoạn cuối lại áp dụng thiết kế hỗn hợp giải thích