Cách xử lý khi cơ quan thuế đến công ty

Trước khi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp trên Sở Kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế và hoàn thành mọi nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước Việt Nam. Doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện và lưu ý một số thủ tục như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia và xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ hải quan tại Tổng cục Hải quan

Bước 2: Thủ tục tại cơ quan Thuế

  1. Nộp hồ sơ xin giải thể

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ tùy thuộc vào Cục thuế, chi cục thuế yêu cầu. Tuy nhiên hồ sơ xin giải thể doanh nghiệp cơ bản gồm:

  • Công văn xin giải thể;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận Đăng ký thuế;
  • Xác nhận không nợ thuế của Tổng cục hải quan (Một số cơ quan thuế chỉ yêu cầu, khi doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu);
  • Quyết định giải thể và biên bản họp cổ đông (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên);
  1. Chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế và hoàn thành nghĩa vụ thuế

Sau khi nộp hồ sơ xin giải thể và nhận thông báo chấp thuận của cơ quan thuế, doanh nghiệp có 45 ngày để nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán thuế.

Trong thời gian này, doanh nghiệp nộp bổ sung toàn bộ báo cáo thuế đến thời điểm xin giải thể.

Ví dụ: Ngày 14.04.2020 công ty A nộp hồ sơ xin giải thể; ngày 15.04 công ty A nhận thông báo cơ quan thuế đang tiến hành xử lý thủ tục giải thể cho đơn vị; Công ty A sẽ phải nộp:

  • Tờ khai thuế GTGT quý 1, quý 2/2020;
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 1, quý 2/2020;
  • Tờ khai khấu trừ thuế TNCN quý 1, quý 2/2020;
  • Báo cáo tài chính năm 2020;
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2020;
  • Tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2020.

Một số lưu ý:

  1. Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần chú ý xử lý số liệu kế toán của đơn vị:
  • Nếu đơn vị còn tài sản cố định, hàng hóa, thành phẩm… cần xử lý thanh lý và xuất hóa đơn để số dư các tài khoản 211, 155, 156, 151 = 0;
  • Xử lý công nợ khách hàng, nhà cung cấp: Tốt nhất không còn số dư công nợ;
  • Tại thời điểm giải thể, nếu doanh nghiệp chưa đóng tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp hạch toán số dư tài khoản 112 bằng với số dư tài khoản có xác nhận của ngân hàng đồng thời làm cam kết không phát sinh các khoản thu tiền sau thời điểm xin giải thể;
  • Hạch toán nghiệp vụ thu vốn góp của chủ sở hữu.

  1. Đối với hóa đơn:

Doanh nghiệp nên để sau khi cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra mới tiến hành thủ tục thông báo hủy hóa đơn đối với các hóa đơn còn giá trị sử dụng.

Tránh trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục hủy hóa đơn, khi quyết toán thuế cơ quan thuế yêu cầu xuất thanh lý hàng tồn kho, doanh nghiệp lại phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn hoặc mua hóa đơn của cơ quan thuế.

  1. Một số công văn cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp lập và nộp như:
  • Công văn cam kết không nợ thuế của doanh nghiệp;
  • Công văn cam kết không phát sinh chi trả lương cho người lao động;
  • Công văn cam kết sử dụng tài khoản ngân hàng;
  • Công văn cam kết không phát sinh doanh thu;
  • Công văn cam kết không sử dụng hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn;
  1. Nhận kết quả đóng mã số thuế và hoàn thành nghĩa vụ thuế

Sau khi cơ quan thuế có quyết định kiểm tra, doanh nghiệp cần nộp bổ sung tiền thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định (nếu có).

Cơ quan thuế thực hiện rà soát toàn bộ hồ sơ của doanh nghiệp đảm bảo doanh nghiệp đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế và trả kết quả thủ tục để doanh nghiệp thực hiện tiếp thủ tục giải thể trên Sở kế hoạch đầu tư.

Hiện nay, một số Cục thuế, chi cục thuế không trả kết quả bằng bản cứng và đẩy trực tiếp thông tin sang Sở kế hoạch và đầu tư. Trường hợp này doanh nghiệp chỉ cần liên hệ cán bộ thuế để xin xác nhận việc hoàn thành thủ tục.

Trên đây là một số lưu ý cho doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục giải thể trên cơ quan thuế. Doanh nghiệp vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng, kịp thời!

Tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:

“Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế

1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này. 

3. Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:

a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bịxử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này;

b) Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.

4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:

a) Tờ khai bổ sung;

b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.

…”

Tại Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/03/2013 của Bộ Tài chính quy định về thời điểm xác định thuế GTGT đầu ra như sau:

“Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

1.Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2.Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thôngtheo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.

3.Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền. 

4.Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.

5.Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

6.Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Tại điểm akhoản 5 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/03/2013 của Bộ Tài chính quy định xác định số thuế GTGT phải nộp như sau:

“Cơ sở kinh doanh thuộc đi tượng tính thuếtheo phương pháp khu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra....”

Tại khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/03/2013 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Căn cứ Công văn số 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 của Tổng Cục Thuế về việc hướng dẫn một số vướng mắc về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợpCông ty của độc giả Nguyễn Thị Trang và độc giả Nguyễn Xuân Thuỷ phát hiện hóa đơn, chứng từ của các kỳ trước bị b sót chưa kê khai thì thực hiện kê khai, khu trừ bổ sung như sau:

- Đối với hoá đơn GTGT đầu ra: hóa đơn đu ra xuất bán phát sinh k nào thì thực hin khai bổ sung, điu chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định.

Trường hợp Quý 1/2021 Công ty của độc giả phát hiện hóa đơn GTGT đầu ra phát sinh Quý 4/2019 chưa kê khai thì Công ty thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế GTGT của kỳ tính thuếQuý 4/2019 theo quy định.

- Đối với hoá đơn GTGT đầu vào: thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phi trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bquyết định, kim tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sngười nộp thuế.

Trường hợp Quý 1/2021 Công ty của độc giả phát hiện hóa đơn GTGT đầu vào phát sinh Quý 4/2019 chưa kê khai thì Công ty thực hiện kê khai, khấu trừ bổ sung vào “Mục I - Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ” trên tờ khai 01/GTGT kỳ tính thuếQuý 4/2020 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc kỳ tính thuế tiếp theo nhưng phi trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bquyết định, kim tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sngười nộp thuế.