Cai sữa bao nhiêu tháng là mẹ hết sữa

Khi nào nên cai sữa cho con? Cai sữa thế nào là hợp lý để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho bé? Cùng Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc tìm hiểu những vấn đề cần quan tâm trong việc cai sữa cho bé bố mẹ nhé!

Cai sữa là gì?

Cai sữa là khi mẹ ngưng cho bé bú. Sau khi cai sữa, bé sẽ không bao giờ bú sữa mẹ nữa.

Nên cho bé bú bao lâu?

Nên cho bé bú ít nhất là 1 năm. Một số bà mẹ cho bé bú lâu hơn. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ nên là thức ăn duy nhất. Đa số bé ăn hay uống thêm các thức ăn khác (vẫn bú sữa mẹ) khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, những thức ăn này bao gồm bột ngũ cốc, rau xay nhuyễn, trái cây và thịt, cá. Trẻ không nên uống nước trái cây và sữa bò cho đến sau 12 tháng tuổi

Cai sữa bao nhiêu tháng là mẹ hết sữa

Khi nào nên cai sữa mẹ?

Các bà mẹ chọn thời điểm cai sữa khác nhau và vì các nguyên nhân khác nhau. Hầu hết là do bà mẹ chọn thời điểm cai sữa, nhưng đôi khi cai sữa khi bé không còn muốn bú sữa nữa.

Cai sữa mẹ như thế nào?

Khi bạn quyết định cai sữa mẹ, không được cai đột ngột. Thay vào đó, cố gắng giảm bú mẹ dần dần. Để làm điều này, bạn có thể:

  • Cắt 1 cữ bú mẹ mỗi 2 tới 5 ngày
  • Giảm thời gian mỗi cữ bú mẹ
  • Tăng khoảng cách giữa các cữ bú mẹ.

Có thể bắt đầu cai sữa mẹ bằng cách ngưng các cữ bú ban ngày trước, vẫn cho bé bú đêm hay trước khi ngủ. Các cữ bú đêm hay trước khi ngủ thường là những cữ bú cuối cùng bị cắt.

Có nên cho bé bú bình hay ly khi cai sữa?

Bạn có thể cho bé bú bình hay ly khi cai sữa. Để giúp bé dễ dàng bú bình hay ly trong lần đầu tiên, bạn có thể:

  • Nhờ ai đó cho bé bú.
  • Cho bú trước khi bé quá đói.
  • Vắt sữa mẹ vào bình hay ly.
  • Sử dụng ly có 2 tay cầm
    Cai sữa bao nhiêu tháng là mẹ hết sữa

Những vấn đề có thể xảy ra với bầu vú khi cai sữa mẹ?

Nhiều vấn đề khác nhau có thể xảy ra với bầu vú khi cai sữa mẹ, bao gồm:

  • Căng sữa, khi bầu vú đầy sữa làm vú căng, nóng, đau.
  • Tắc ống dẫn sữa, làm vú xuất hiện những cục đỏ và đau.
  • Nhiễm trùng, gây sốt và xuất hiện vùng sưng nóng đỏ đau trên bầu vú.

Những vấn đề này đặc biệt xảy ra khi cai sữa đột ngột. Nếu bạn cần cai sữa đột ngột, có thể hạn chế những vấn đề này bằng cách dùng máy hút sữa hay tay để vắt sữa, có thể vắt sữa vài lần trong ngày trong vài ngày cho tới khi bầu vú giảm đau.

Có nhiều cách để xử trí những vấn đề xảy ra với bầu vú khi cai sữa (xem them bài Những vấn đề thường gặp khi cho con bú). Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào vừa kể trên, nên tới gặp bác sĩ.

Bầu vú sẽ thay đổi như thế nào sau cai sữa?

Nhiều bà mẹ thấy vú họ xẹp và nhỏ đi sau cai sữa, một số bà mẹ có những vết dài trên vú, những vết này thường nhạt đi theo thời gian. Sau khi bạn ngưng nuôi con bằng sữa mẹ, vú của bạn sẽ ngưng tiết sữa, nhưng cũng là bình thường nếu vẫn có một ít sữa trong nhiều tháng đến nhiều năm sau cai sữa.

Liệu tôi có cảm thấy buồn bực hay khó chịu khi cai sữa?

Bà mẹ cảm thấy buồn bực, khó chịu khi cai sữa là bình thường, cả bé cũng gặp khó khăn. Trong thời gian này, bé của bạn cần nhận được nhiều quan tâm và yêu thương hơn.

Hãy suy nghĩ mà xem, phải có lí do chính đáng và được chứng minh một cách chặt chẽ, thì Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và Quỹ bảo trợ trẻ em UNICEF mới khuyến cáo rộng rãi trên khắp thế giới rằng các bà mẹ nên cho con bú ít nhất tới 2 tuổi. Không phải 1, không phải 1,5 năm,mà là ít nhất 2 năm.

Nhiều gia đình đặt ra câu hỏi tại sao cần phải cho con bú lâu như vậy. Vì việc tiếp tục cho con bú kéo dài mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và tâm lý của mẹ và con.

Nhưng trong xã hội hiện đại, với sự xuất hiện của sữa công thức, nhiều người cho rằng sữa mẹ sau 6 tháng đâu còn chất gì.

Đây là quan niệm vô cùng sai lầm. Hay họ cho rằng sau 6 tháng bé phải bắt đầu ăn dặm đồng nghĩa với sữa mẹ mất chất?

Bất kì ai, kể cả bác sĩ nhi khoa mà phát biểu điều đó có nghĩa là họ hoàn toàn không hiểu biết gì về Sữa mẹ và sự phát triển của trẻ cả.

Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn có đầy đủ protein, chất béo, và các chất dinh dưỡng quan trọng khác phù hợp với nhu cầu của bé.

Sữa Mẹ vẫn có những kháng thể để bảo vệ sức khoẻ cho bé ở bất kì độ tuổi nào. Hãy cùng nhìn vào các chỉ số mà Sữa mẹ cung cấp cho bé trong năm thứ 2 (12-23 tháng),trong mỗi 448ml Sữa mẹ ước tính có:

29% nguồn năng lượng cần thiết

43% lượng protein cần thiết

36% lượng canxi cần thiết

75% lượng vitamin A cần thiết

76% lượng folate cần thiết

94% lượng vitamin B12 cần thiết

60% lượng vitamin C cần thiết

Đây là con số ước tính mà Sữa mẹ cung cấp cho nhu cầu dinh dưỡng của bé hàng ngày. Và thực phẩm bé ăn vào sẽ cung cấp đầy đủ cho những tỉ lệ phần trăm còn lại.

Đôi khi chúng ta chỉ tập trung vào dinh dưỡng, cân đo đong đếm từng gram thực phẩm để cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo nhất, nhưng lại quên đi một yếu tố trong Sữa Mẹ mà không bất cứ loại thực phẩm hay thuốc nào có thể cung cấp được:

Kháng thể sống. Thực tế là một số loại kháng thể trong Sữa mẹ trong năm thứ 2 còn nhiều hơn trong năm đầu đời. Đó là lẽ đương nhiên, bởi vì bé càng lớn thì sẽ càng tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và bệnh tật hơn là những em bé dưới 1 tuổi.

Sữa mẹ có những chất tăng trưởng đặc biệt để giúp hoàn thiện hệ miễn dịch ở trẻ, và song song với việc hoàn thiện sự phát triển của não, hệ tiêu hoá, các cơ quan nội tạng.

Người ta chứng minh được rằng những em bé đi học mẫu giáo mà vẫn được bú sữa mẹ thì không bị ốm nặng và nhiều như những bé không được bú sữa mẹ.

Điều đó có nghĩa là mẹ không phải nghỉ làm nhiều để chăm sóc con ốm nếu như mẹ tiếp tục cho con bú kéo dài.

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cũng nhấn mạnh rằng những đứa trẻ cai sữa trước 2 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Những bé ở độ tuổi 1-3 tuổi mà vẫn bú mẹ thì ít bị ốm hơn, khi ốm thì thời gian khỏi bệnh nhanh hơn, và tỉ lệ tử vong vì bệnh tật cũng giảm đáng kể. Tăng cường cho con bú mẹ có thể phòng tránh được 10% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng khi trẻ bị bệnh mà đa phần người ta vẫn coi thường vai trò đó và nghĩ rằng có thể tăng sức đề kháng cho con bằng sữa non của bò, hay các loại thuốc bổ đắt tiền.

Hãy lấy một ví dụ rất đơn giản, một đứa trẻ 20 tháng tuổi bị ốm và từ chối không muốn ăn bất cứ thứ gì, bé chỉ muốn bú mẹ ngày đêm.

Như vậy bé vẫn nhận được một lượng dinh dưỡng đáng kể, dễ hấp thu với cơ thể mệt mỏi của bé, được cung cấp kháng thể để mau khỏi bệnh và đặc biệt là được làm điều mà bé ưa thích đó là ôm mẹ và ti mẹ.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng độ tuổi cai sữa của con người nằm trong khoảng từ 2 đến 7 năm.

Mọi người cần được bổ sung kiến thức về những lợi ích khi trẻ bú mẹ kéo dài, bao gồm cả những lợi ích về mặt sức khoẻ, đề kháng, lợi ích về mặt tâm lý và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất đảm bảo an toàn trong các trường hợp thiên tai và khẩn cấp,khi mà các thực phẩm hay nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh.

Bà mẹ cho con bú kéo dài cũng nhận được nhiều lợi ích cho bản thân, ví dụ như giảm nguy cơung thư vú, ung thư buồng trứng, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, huyết áp cao, béo phì hay tim mạch.

Hãy nhìn vào xã hội xung quanh ta, và các mẹ sẽ thấy được rất nhiều người hay nói những lời lẽ không tốt đẹp về Sữa Mẹ.

Họ sử dụng những lí do không mấy thiện cảm, những truyền thuyết để đả kích sữa mẹ, khiến cho các Mẹ Sữa hoang mang lo lắng.

Hãy góp phần dập tan những quan niệm cổ hủ đó, sữa mẹ không mất chất, sữa mẹ không nóng không mát, không đặc không loãng.