Chàng lía là ai

Chàng lía là ai
Một cảnh trong vở tuồng Chàng Lía.

Với người dân xứ Nẫu, câu chuyện về chàng trai tên Lía cùng những nghĩa quân Truông Mây lấy của cường hào, địa chủ chia cho người nghèo, đứng về phía nhân dân cùng khổ chống lại bọn tham quan ô lại… là câu chuyện vô cùng quen thuộc. Cũng như những vị anh hùng trong tác phẩm sử thi, Lía là biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, đại diện cho sự khát khao về công bình bác ái của dân chúng cần lao. Sau một thời gian tìm hiểu từ những ghi chép của người xưa về đất và người Bình Định, tác giả Đoàn Thanh Tâm bắt gặp câu chuyện Chàng Lía và có ấn tượng đặc biệt với câu ca: Chiều chiều én liệng Truông Mây/Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.

Chàng lía là ai
Một cảnh trong vở tuồng Chàng Lía.

…Đến vở diễn đậm chất dân gian

Chất sử thi của vở tuồng Chàng Lía được thể hiện khá đậm nét trên mọi phương diện từ kịch bản đến nghệ thuật dàn dựng, biểu diễn và các yếu tố hỗ trợ như âm nhạc, hội họa, âm thanh, ánh sáng…

Trên phương diện kịch bản, với những cứ liệu lịch sử có được trong quá trình tìm hiểu về Chàng Lía, bằng trái tim đa cảm, lối tư duy sắc sảo và sự sáng tạo của người cầm bút, tác giả Đoàn Thanh Tâm đã đưa những nhân vật lịch sử từ thế kỷ XVIII trở về với đương đại một cách rất sống động, rất đời. Qua lời kể của nhân vật người dẫn chuyện - Phùng Lão, chàng trai Lía chất phác, bản lĩnh trước những thăng trầm của cuộc đời được lột tả khá đầy đủ, chân thực.

Vì thương người nghèo mà Lía đã đánh vỡ trán con trai nhà phú hộ. Cũng từ chuyện đó mà mẹ chàng bị bọn cường hào đánh đập tới chết, người con gái chàng thương cũng bị bọn chúng làm nhục. Không thể kiềm chế được ngọn lửa căm hờn đang rực cháy trong tim, Lía vùng lên chống cự lại phường ác bá đó và giết chết tên Chánh Tổng. Đây cũng là lúc chàng buộc phải mang theo thi thể mẹ rời xa quê hương Phú Lạc lánh nạn. 

Cơ duyên đưa người thanh niên có tố chất anh hùng ấy gặp được cao nhân. Sau sáu năm theo thầy học đạo, cuối cùng, Chàng Lía đã đến với Hóc Sấu, Truông Mây. Sự xuất hiện của người thiếu niên anh hùng tên Lía đã biến chốn rừng núi thâm u, đáng sợ thành nơi ấm áp, nghĩa tình. Tài năng, đức độ và sự chất phác của Lía như một phép màu thổi vào những thân hình bặm trợn khét tiếng khắp vùng thành để họ trở thành những dũng tướng có trái tim nhân nghĩa.

Tụ hội ở Truông Mây, lực lượng nghĩa quân ngày càng lớn mạnh và bắt đầu các cuộc đánh chiếm kho lương, tiêu diệt cường hào trong vùng, đặc biệt là việc đánh thành Quy Nhơn. Tuy gặt hái được nhiều chiến thắng nhưng cuối cùng, nghĩa quân của Chàng Lía cũng chịu thất bại thảm khốc bởi những mưu kế hiểm độc và sức mạnh hùng hậu của quân nhà Nguyễn. Đây chính là bi kịch của Lía và nghĩa sĩ Truông Mây, cũng là khúc bi tráng chung của người nông dân Việt Nam thế kỷ thứ XVIII.

Chàng lía là ai
Một cảnh trong vở tuồng Chàng Lía.

Bằng những thủ pháp độc đáo của nghệ thuật biên kịch như tạo tình huống, hư cấu… cũng như sự mềm mại, mùi mẫn, ngọt ngào của các làn điệu hát tuồng, tác giả đã dẫn dắt người xem đi hết cuộc đời bi hùng của Chàng Lía. Trong đó, nổi bật nhất chính là cái kết bi thương của nhân vật anh hùng này. Lòng tốt, đức bao dung và sự chất phác cả tin làm nên anh hùng Lía ngày nào giờ cộng thêm một chút chủ quan đã trở thành thảm kịch. Suy cho cùng, Chàng Lía mới chỉ có những điều kiện cần nhưng chưa đủ để trở thành người dẫn dắt muôn dân, và cuộc khởi binh của các nghĩa binh Truông Mây - những nông dân chân chất, chỉ mang tính tự phát, mục đích tuy đẹp nhưng chưa đủ tầm vóc để làm nên đại nghiệp.

Từ lời hay ý đẹp của kịch bản, với tình yêu, tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp dàn dựng nghệ thuật như đảo màn lớp kết hợp các yếu tố hỗ trợ của sân khấu, đạo diễn - NSND Hoài Huệ đã thổi hồn cho vở diễn thêm sinh động, hấp dẫn. Chọn chất trường ca sử thi làm âm hưởng nghệ thuật chủ đạo đồng thời vận dụng sáng tạo những đường nét uyển chuyển, tinh tế của vũ đạo tuồng, vẻ đẹp đặc tả của âm nhạc, ánh sáng, đạo diễn Hoài Huệ đã làm tăng thêm tính bi tráng, chất anh hùng ca cho vở diễn mà người xem vẫn thấy câu chuyện rất gần, rất thật và cảm động.

Trong quá trình dàn dựng, để cho bản trường ca về anh hùng Lía thêm phần sống động, đạo diễn đã đưa vào vở diễn khá nhiều yếu tố mới. Phối cảnh sân khấu của từng màn lớp được trau chuốt khá kỹ. Phục trang, đạo cụ, cảnh trí và hệ thống ánh sáng đặc tả được cân chỉnh, tính toán sao cho vừa đảm bảo tính hoành tráng, bề thế của chất sử thi nhưng cũng không mất đi tính ước lệ tượng trưng của nghệ thuật tuồng. Ví như màn Truông Mây, cảnh trí được bố trí bởi các mộc nhân in trong đá với rêu phong bao phủ khiến trí tưởng tượng của người xem trở nên phong phú hơn, độc đáo hơn.

Không chỉ có bối cảnh sân khấu độc đáo, cách chuyển cảnh trong vở tuồng cũng khá mới. Nếu như từ xưa quy trình chuyển lớp diễn thường là tắt đèn, kéo màn, chuyển cảnh thì nay, đạo diễn lại để diễn viên dùng các động tác vũ đạo, kết hợp với âm nhạc chuyển cảnh trong nghệ thuật. Việc chuyển đổi màn lớp uyển chuyển, linh hoạt và nghệ thuật như vậy làm cho cảm xúc thẩm mỹ của khán giả trở nên liền mạch hơn, mang lại cảm giác mới lạ lôi cuốn người xem.

Trong tiềm thức của người xứ Nẫu, Chàng Lía và cuộc khởi nghĩa Truông Mây luôn là niềm tự hào và quý mến. Suối nguồn của tình cảm ấy có lẽ được bắt nguồn từ hai dòng cảm xúc: tấm lòng thương yêu, kính trọng với tiền nhân và sự tiếc nuối khôn nguôi đi kèm với nhiều dấu hỏi lớn về cuộc nổi dậy. Bằng nghệ thuật, vở diễn Chàng Lía đã phần nào đáp ứng được tình cảm cũng như giải đáp các thắc mắc này cho người xem, dù có thể đó chỉ là kết quả của sự suy đoán và tưởng tượng...

Disability Customer Support Best Sellers Amazon Basics New Releases Customer Service Today's Deals Prime Music Books Amazon Home Handmade Registry Fashion Kindle Books Gift Cards Toys & Games Automotive Coupons Sell Amazon Explore Luxury Stores Pharmacy Computers Home Improvement Shopper Toolkit Beauty & Personal Care Pet Supplies Video Games Smart Home Health & Household

Một trong những vị anh hùng bị lãng quên trong lịch sử, người hiệp sĩ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh của những người nghèo khó chống lại sự thối nát, bóc lột, bất công, quan quyền của triều đình Chúa Nguyễn.

Thần khí nước Nam: Ngân Côn của Vũ Đình Tú

Thần khí nước Nam: Thiết Thai Cung của Nguyễn Quang Huy

Chàng Lía (1760-1819) là một thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân vào thế kỉ 18, được biết đến qua miếng võ “cú nhảy cá lóc”. Tương truyền, một lần tình cờ trông thấy một chú cá lóc vọt từ dưới nước lên qua một bờ đất cao, Lía nảy ý muốn học thế nhảy này. Hàng ngày, anh đào một cái hố, rồi đứng dưới hố bắt chước theo thế nhảy của cá lóc nhảy vọt lên. Do khổ luyện nên khả năng của anh mỗi ngày một cao, đến mức có thể tung người nhảy vọt qua khỏi nóc nhà.

Chàng lía là ai
Cá bật nhảy

Có giả thiết cho rằng chàng Lía tên thật là Võ Văn Doan, quê nội huyện Phù Ly ( nay thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định), quê ngoại làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn (huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định).

Chàng lía là ai
Lãnh đạo khởi nghĩa nông dân

Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Hoài Ân, Bình Định) làm căn cứ, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Quân Nguyễn đã cố gắng đàn áp nghĩa quân sau nhiều năm những vẫn không tài nào diệt được Lía. Biết không thể dùng vũ lực nên quân triều đình bày mưu hãm hại. Các quan tuần phủ cố gắng tìm gia đình vợ Lía và thuyết phục nàng phản bội nghĩa quân. Một hôm, trong một bữa tiệc, vợ Lía dụ binh sĩ uống say mèm, vì thế quân triều đình đã đến dễ dàng diệt gọn nghĩa binh.

Cuối cùng, chỉ còn mình Lía trốn thoát bỏ lên núi, uất hận mà tự sát. Trong quyển Én Liệng Truông Mây của Vũ Thanh có viết về người anh hùng phút cuối đời:”Vũ Đức vừa định đưa tay ra đỡ Lía đứng lên thì chàng đã đứng vụt dậy, tay phải rút nhanh đoản kiếm bên hông, tay trái đưa lên nắm lấy tóc mình rồi vung thanh kiếm tự cắt đầu. Chiếc đầu rời khỏi cổ, máu chảy ròng ròng như suối. Lía chết nhưng cả thân người vẫn đứng sừng sững như pho tượng hộ pháp không đầu giữa căn phòng nhỏ. Ngoài kia, trời bỗng nổi cơn dông, vũ trụ chợt tối sầm lại”.

Chàng lía là ai
Thiên trường tiểu thuyết nói về chàng Lía

Cuộc khởi nghĩa Truông Mây của chàng Lía tuy thất bại nhưng đã khơi dậy trong lòng người dân Việt khốn khổ sức mạnh và ý chí đấu tranh chống lại áp bức, bất công của bọn vua chúa, cường quyền, từ đó mở rộng con đường đấu tranh dẫn đến sự xuất hiện của ba anh em Tây Sơn với công cuộc thống nhất đất nước.

Quang Lữ