Chất vải tuyết mưa là gì năm 2024

Nhắc đến một loại vải hội tụ đầy đủ những tính năng cơ bản được nhiều khách hàng đánh giá cao không thể bỏ qua cái tên vải tuyết mưa. Loại chất liệu này thích hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi và trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong việc tạo nên những item thời trang đỉnh cao. Để hiểu hơn về vải tuyết mưa là gì? Ưu, nhược điểm của chất liệu này thế nào? Mời các bạn cùng Lì Ven tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây.

Tìm hiểu chất liệu vải tuyết mưa

Những nội dung về khái niệm “vải tuyết mưa là vải gì?”, cùng nguồn gốc và đặc điểm của chất liệu này sẽ khiến nhiều người thích thú. Khám phá ngay thôi!

Khái niệm vải tuyết mưa là vải gì?

Vải tuyết mưa còn có tên gọi khác là Ponte Roma, là loại vải nhân tạo dệt kim đôi được tạo nên từ các thành phần chính như polyester, viscose, spandex và rayon. Để tạo thành chất liệu tuyết mưa, người ta áp dụng phương pháp dệt kim hai lớp vải với nhau để cho ra hai mặt giống nhau, đảm bảo độ bền cao.

Chất vải này không quá dày cũng không quá mỏng nhưng có kết cấu chặt chẽ cùng nhiều ưu điểm đáng chú ý. Thời gian gần đây, vải tuyết mưa là cái tên khá phổ biến trong nhiều ngành nghề, nhất là may mặc.

Nguồn gốc vải tuyết mưa là gì?

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vải tuyết mưa được phát hiện lần đầu tại đất nước Ý nhờ vào chiếc cầu La Mã cổ điển. Cũng từ đây mà nhiều người đưa ra ý tưởng dệt chất liệu này theo hình dáng chiếc cầu. Những đường đi của các sợi chỉ hơi cong lên được ví như chiếc cầu Ponte Roma. Kể từ đó về sau, vải tuyết mưa xuất hiện rộng rãi hơn tại Roma - thủ đô nước Ý.

Đặc điểm chất liệu vải tuyết mưa

Đặc điểm của vải tuyết mưa là gì? Vì được dệt theo phương pháp dệt kim đôi nên khi cắt loại vải này sẽ không bị cong lên ở hai bên mép. Đây là tình trạng rất phổ biến với những loại vải kém chất lượng trên thị trường. Ngoài ra, vải tuyết mưa còn có cấu trúc chặt chẽ hơn các loại vải dệt kim khác.

Ưu - nhược điểm của chất liệu tuyết mưa

Ưu, nhược điểm của chất liệu tuyết mưa cũng là một chủ đề được nhiều người bàn tán. Cùng tụi mình tìm hiểu các bạn nhé!

Ưu điểm

Một số ưu điểm của vải tuyết mưa như sau:

• Độ bền cao: chất liệu vải này có tỷ lệ thành phần polyester cao giúp sợi vải chắc chắn, đảm bảo độ bền và form dáng ổn định hơn.

• Co giãn tốt: Thành phần spandex trong chất liệu tuyết mưa giúp sợi vải co giãn tốt, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người dùng, nhất là vào những ngày thời tiết nắng nóng.

• Độ thấm hút cao: Sự có mặt của sợi viscose trong vải tuyết mưa giúp cho sản phẩm có độ thấm hút tốt, tránh tình trạng bức bí, đổ mồ hôi nhiều khi sử dụng.

• Độ dày mỏng phù hợp: Vải tuyết mưa luôn được khuyến khích sử dụng vào mùa thu hoặc khi thời tiết hơi se lạnh bởi loại vải này không quá mỏng hoặc quá dày, vừa giữ ấm cho cơ thể vừa cam kết sự thoáng mát.

• Ít nhăn: Sợi polyester có trong loại vải này hạn chế tối đa tình trạng vải bị nhăn nhiều sau khi giặt, tạo được độ thẩm mỹ cao cho trang phục.

• Thân thiện với làn da: Không phải tự nhiên mà phần lớn người dùng đều yêu thích vải tuyết mưa. Chất liệu này được ghi nhận thân thiện với mọi làn da, kể cả trẻ em có làn da nhạy cảm.

• Dễ sử dụng: Việc may một sản phẩm thời trang từ vải tuyết mưa không quá khó ngay cả với những người có tay nghề non kém. Bản chất của vải khi cắt không bị cong mép hai bên nên các bạn hoàn toàn có thể cắt, may và định hình form dáng đơn giản.

Nhược điểm

Vải tuyết mưa tồn tại 2 nhược điểm lớn như sau:

• Dễ phai màu: Khi giặt nhiều lần, vải tuyết mưa rất dễ ra màu dẫn đến sản phẩm bị bạc màu theo thời gian.

• Không đa dạng: Khả năng bám màu kém là hạn chế của chất liệu này, khiến sản phẩm không đa dạng về màu sắc và có tính thẩm mỹ không cao.

Công dụng của vải tuyết mưa

“Vải tuyết mưa là gì?” có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều tín đồ mê thời trang. Những công dụng tuyệt vời mà tụi mình bật mí bên dưới sẽ lý giải cho điều này.

May các loại áo

Có thể nói rằng, vải tuyết mưa là chất liệu không thể phù hợp hơn dùng để may các loại áo thời trang có chất lượng tốt. Một số loại vải dày dặn sẽ được ứng dụng để may thành áo khoác mùa đông hoặc áo vest thanh lịch. Ngược lại, vải tuyết mưa mỏng nhưng có độ co giãn tốt thường được ưu tiên may áo sơ mi công sở hoặc sơ mi kiểu.

May các loại quần, váy

Mỗi thành phần trong sợi vải tuyết mưa mang đến một công dụng riêng biệt cho chất liệu này. Trong vải tuyết mưa có chứa tỷ lệ spandex cao, dùng để sản xuất các loại quần ôm sát như legging. Trong khi đó, thành phần viscose rất thích hợp để may chân váy, váy liền cực trẻ trung. Cuối cùng, thành phần Rayon có trong sợi vải thực hiện nhiệm vụ thấm hút an toàn, giữ form dáng ổn định, dùng để tạo nên những bộ suit đắt tiền hoặc quần áo thiết kế cao cấp.

Dùng để trang trí nội thất

Không chỉ chiếm trọn “spotlight” trong làng thời trang trẻ, vải tuyết mưa còn được biết đến là chất liệu “vàng” dùng để trang trí nội thất như may rèm cửa, khăn trải bàn, khăn phủ ghế, khăn để bình hoa, vỏ gối, bọc nệm,...

Mẹo bảo quản vải tuyết mưa luôn như mới

“Vải tuyết mưa là gì và bảo quản như thế nào để luôn như mới?” là thắc mắc của đa số người dùng. Hiểu được điều này, những xưởng sản xuất vải tuyết mưa khuyến cáo người dùng thực hiện theo 4 mẹo hay sau đây để kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm, đó là:

Không ngâm giặt vải quá lâu

Đâu chỉ riêng vải tuyết mưa mà kể cả những chất liệu khác cũng không nên ngâm giặt vải quá lâu. Việc ngâm, giặt quần áo được làm từ vải tuyết mưa trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các vết bẩn hòa tan vào nước và khiến chúng hấp thu ngược trở lại vào sợi vải, khiến việc giặt giũ khó khăn hơn nhiều.

Do đó, thời gian lý tưởng để ngâm và giặt vải chỉ trong khoảng 30 phút. Thời gian này làm cho vết bẩn cứng đầu mềm hơn, giúp người dùng giặt sạch sản phẩm một cách nhanh chóng.

Tránh ánh nắng trực tiếp

Nhiều người có thói quen phơi đồ dưới ánh nắng trực tiếp để chúng nhanh khô hơn. Tuy nhiên, việc làm này không nên áp dụng với những trang phục được may từ chất vải tuyết mưa vì sẽ khiến quần áo nhanh mất màu và dễ mục.

Tốt nhất, các bạn chỉ nên phơi chúng ở những nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ẩm mốc. Để sản phẩm nhanh khô và không bị kéo giãn quá mức, các bạn nên phơi trên một chiếc móc đồ và dùng kẹp cố định.

Tránh các vật sắc nhọn

Một lưu ý dành cho người dùng là không nên để áo quần hay các loại sản phẩm tuyết mưa gần những vật sắc nhọn nguy hiểm. Nếu không cẩn thận chỉ cần một vết xước nhỏ, độ thẩm mỹ của sản phẩm sẽ bị mất đi.

Tránh các loại hóa chất

Các loại hóa chất có chứa trong xà phòng hoặc thuốc tẩy được xem là có hại đối với chất liệu tuyết mưa. Nếu sử dụng quá nhiều các loại hóa chất, các bạn cần phải xả sạch chúng để hạn chế tình trạng đóng cặn trên áo quần, ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải như phai màu hoặc bị ăn mòn nhanh hơn.

Vậy là những kiến thức cơ bản về “vải tuyết mưa là gì” đã được Levents tổng hợp đầy đủ ở bài viết lần này. Tụi mình mong rằng các bạn có thể hiểu rõ hơn về tên gọi “vải tuyết mưa” mỗi khi nghe ai nhắc đến cũng như biết cách bảo quản, chăm sóc tốt sản phẩm khi sử dụng. Chúc các bạn luôn xinh đẹp, tự tin trong trang mục được làm từ chất liệu tuyết mưa.

Vải tuyết mưa trong tiếng Anh là gì?

Vải tuyết mưa hay còn được gọi là vải thun Ponte di Roma, tiếng Anh là Rain Cloth hay vải tuyết sa cát. Là một trong những chất liệu có nguồn gốc từ nước Ý xa xôi. Chúng tương tự như chất cát hàn, không quá mịn phẳng mà có bề mặt như cát.

Chất liệu tuyết mưa là vải gì?

Vải tuyết mưa là một loại vải được sản xuất theo chất cát hàn, có xuất xứ từ Ý, còn có tên gọi khác là vải thun Ponte di Roma. Với ý nghĩa cấu trúc sợi vải tương tự vòm cầu ở Roma, được dệt trên một chiếc máy có 2 đầu kim được gọi là phương pháp đan đôi.

Ponte là vải gì?

Vải Ponte là sự pha trộn của polyester, rayon và spandex. Đó là hàng dệt kim kép có cả cấu trúc và độ giãn. Hai đặc điểm này tạo ra những sản phẩm may mặc được sắp xếp hợp lý, thoải mái và dễ chịu khi mặc. Hoặc là hàng may mặc thông thường hoặc trang phục công sở.

Vải Punto là gì?

Vải tuyết mưa còn có tên gọi khác là Ponte Roma, là loại vải nhân tạo dệt kim đôi được tạo nên từ các thành phần chính như polyester, viscose, spandex và rayon. Để tạo thành chất liệu tuyết mưa, người ta áp dụng phương pháp dệt kim hai lớp vải với nhau để cho ra hai mặt giống nhau, đảm bảo độ bền cao.

Chủ đề