Cháy rừng ở amazon 2023

Cháy rừng Amazon vào năm 2019. (Ảnh: AP)

Trong khi đó, một thống kê chính thức được đưa ra vào ngày 1/8 cảnh báo, sự gia tăng đột biến số vụ cháy rừng Amazon trong tuần này có thể báo hiệu sự lặp lại của vụ phá hủy rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới vào năm 2019.

Cơ quan Nghiên cứu không gian Brazil đã ghi nhận 6.804 vụ cháy ở Amazon vào tháng 7/2020, so với 5.318 vụ trong tháng 7/2019. Mặc dù đó là mức cao nhất trong tháng 7 của ba năm vừa qua nhưng con số này là không thấm tháp gì so với đỉnh điểm tháng 8/2019 với 30.900 vụ cháy rừng, mức cao nhất trong tháng 8 của 12 năm qua.

Ane Alencar, Giám đốc Khoa học Viện Nghiên cứu môi trường Amazon của Brazil (IPAM), cho biết, tháng 8/2020 dự kiến sẽ là một tháng khó khăn và tháng 9 sẽ còn tồi tệ hơn.

Cháy rừng ở amazon 2023

Brazil đã ghi nhận 6.804 vụ cháy ở Amazon vào tháng 7/2020. (Ảnh: AP)

Các nhà môi trường đã đổ lỗi cho Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vì đã tạo điều kiện cho hoạt động phá rừng khai thác gỗ, than đá và đầu cơ đất trong chiến lược phát triển kinh tế của ông tại khu vực này. Theo ông Bolsonaro, khai thác than và canh tác trong các khu bảo tồn được coi như một cách để giúp người dân khu vực này thoát khỏi tình trạng nghèo đói.

Năm nay, Tổng thống Brazil đã cho triển khai lực lượng quân sự từ tháng 5 - 11 để chống phá rừng và cháy rừng. Ông cũng đã cấm đốt lửa trong khu vực trong vòng 120 ngày. Chính quyền Brazil đã ban hành các chính sách tương tự vào cuối năm 2019, chỉ sau khi các vụ hỏa hoạn ở rừng Amazon vào tháng 8 gây ra làn sóng phản đối trên toàn cầu.

Cháy rừng ở amazon 2023

Tình trạng phá rừng vào năm 2019 đạt mức cao nhất trong 11 năm qua. (Ảnh: AP)

Các nhà khoa học cho biết, rừng nhiệt đới là hệ thống phòng thủ quan trọng chống lại sự nóng lên của khí hậu vì nó hấp thụ khí nhà kính. Tổ chức phi chính phủ Amazon Conservation cho biết, họ đã theo dõi 62 vụ cháy lớn trong năm tính đến ngày 30/7. Nhiều vụ đã diễn ra sau ngày 15/7, sau khi lệnh cấm đốt lửa có hiệu lực, điều này cho thấy lệnh trên không hoàn toàn có hiệu quả. 

Được biết, các vụ cháy rừng tự nhiên là rất hiếm ở Amazon. Các đối tượng tội phạm thường khai thác gỗ từ rừng rậm trước khi đốt lửa, qua đó gia tăng giá trị cho việc canh tác nông nghiệp. Theo đó, phần lớn các vụ cháy rừng là do người dân đốt rừng lấy đất làm nương, chăn nuôi gia súc... Tình trạng phá rừng vào năm 2019 đạt mức cao nhất trong 11 năm qua và đã tăng thêm 25% trong nửa đầu năm 2020. 

Điều đáng nói là 60% diện tích rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil. Điều này càng làm tăng thêm những lo ngại về nguy cơ "lá phổi xanh" của thế giới sẽ tiếp tục bị lửa thiêu rụi sau khi đã trải qua một năm 2019 bị tàn phá khủng khiếp. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

(TN&MT) - Hơn 10.000 loài động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do rừng nhiệt đới Amazon bị tàn phá và 35% trong số này đã bị chặt phá hoặc đang suy thoái. Nội dung này nằm trong bản thảo một báo cáo quan trọng của Hội đồng khoa học Science Panel for the Amazon (SPA), được công bố vào ngày 14/7.

Cháy rừng ở amazon 2023

Carlos Roberto Sanquetta, Giáo sư kỹ thuật lâm nghiệp tại Đại học Liên bang Parana, nhà thực vật học Edilson Consuelo de Oliveira và nhân viên vườn ươm thực vật Rioterra Juciney Pinheiro dos Santos kiểm tra rừng nhiệt đới Amazon ở Itapua do Oeste, bang Rondonia, Brazil. Ảnh: Reuters

Báo cáo đã tổng hợp các nghiên cứu về rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới được thực hiện bởi 200 nhà khoa học trên toàn thế giới. Đây là báo cáo đánh giá chi tiết nhất về tình trạng rừng Amazon cho đến nay, cũng như làm rõ vai trò quan trọng của rừng Amazon đối với khí hậu toàn cầu, đồng thời chỉ ra những nguy cơ tiềm tàng mà khu rừng này đang phải đối mặt.

Tính đến nay, khoảng 18% diện tích rừng Amazon đã bị tàn phá, chủ yếu là do hoạt động nông nghiệp cũng như khai thác gỗ trái phép. Hơn nữa, khoảng 17% diện tích tại đây đang bị suy thoái. Sự tàn phá liên tục của con người đối với rừng Amazon là một trong những nguyên nhân khiến hơn 8.000 loài thực vật đặc hữu và 2.300 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Theo Giáo sư Mercedes Bustamante thuộc Đại học Brasilia ở Brazil, các nghiên cứu khoa học cho thấy con người phải đối mặt với những nguy cơ thảm khốc tiềm ẩn và không thể đảo ngược do nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học. Tuy vậy, vẫn còn cơ hội mong manh để thay đổi xu hướng này.

Theo báo cáo trên, rừng nhiệt đới là một bức tường thành quan trọng chống lại biến đổi khí hậu. Do đó, rất cần giảm hoàn toàn nạn phá rừng và tình trạng suy thoái rừng trong chưa đầy một thập kỷ. Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục các khu vực đã bị phá hủy trên quy mô lớn.

Khoảng một tuần trước, nước láng giềng Colombia cho biết tỷ lệ phá rừng tại đây đã tăng 8% trong năm 2020 so với năm 2019, lên mức 171.685 hécta. Đặc biệt, gần 64% số vụ phá rừng diễn ra tại khu vực rừng Amazon nằm trên lãnh thổ Colombia.

Báo cáo cho biết, đất và thảm thực vật của Amazon hấp thụ khoảng 200 tỷ tấn carbon, nhiều hơn 5 lần so với lượng khí thải CO2 hàng năm của thế giới. Tuy vậy, nạn phá rừng có thể đe dọa chức năng hoạt động như một bể chứa carbon của Amazon, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu càng trầm trọng hơn.

Cũng trong ngày 14/7, một nghiên cứu riêng biệt khác đăng tải trên tạp chí Nature (tạp chí khoa học danh giá thế giới) công bố, một số khu vực của Amazon đang “nhả” nhiều carbon hơn lượng mà chúng hấp thụ. Kết quả này thu được thông qua biện pháp đo lường lượng khí CO2 và CO tại rừng Amazon từ năm 2010-2018.

Tác giả nghiên cứu, nhà khoa học Luciana Gatti thuộc Cơ quan nghiên cứu Vũ trụ Inpe của Brazil nhận định, tại miền Đông Nam Amazon – khu vực diễn ra nạn phá rừng nghiêm trọng, lượng phát thải carbon tăng không chỉ do cháy rừng và tàn phá rừng trực tiếp mà còn do sự gia tăng tỷ lệ cây rừng chết do hạn hán nghiêm trọng và nhiệt độ tăng cao.

Copy Link

Link đã được copy