Chi phí quyết toán có tính chi phí đền bù năm 2024

Chi tiết câu hỏi

Tôi đang thực hiện một dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh. Dự án được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư và UBND tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 10/2015 với tổng mức đầu tư là 300 tỷ đồng; trong đó chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng là 25 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – dự toán xây dựng và khởi công vào tháng 9/2017, tuy nhiên đến tháng 12/2023 mới thực hiện xong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Theo các quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do UBND cấp huyện phê duyệt từ năm 2018 đến nay thì tổng chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng đến nay là 28 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng được duyệt trong tổng mức đầu tư nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã đuyệt. Phần tăng thêm được lấy từ chi phí dự phòng của dự án. Khi làm thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nước thì đơn vị không đồng ý thanh toán với lý do chi phí đền bù đã vượt so với chi phí đền bù được duyệt trong tổng mức đầu tư và đề nghị phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, tăng chi phí đền bù lên theo để có cơ sở thanh toán theo đúng quy định. Hiện nay Nghị định số 10/2021/NĐ-CP không quy định về điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư. Tôi xin hỏi, vậy khi làm thủ tục thanh toán đối với các hạng mục chi phí có giá trị tăng hơn so với giá trị được duyệt trong tổng mức đầu tư (cụ thể ở đây là chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng) thì có cần phải phê duyệt điều chỉnh lại tổng mức đầu tư theo yêu cầu của Kho bạc hay không? Đối với dự án này thì nội dung thẩm định, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chi phí đầu tư xây dựng áp dụng theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 44 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng hay áp dụng theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP tại thời điểm phê duyệt dự án? Trong trường hợp cụ thể, bắt buộc phải phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, cập nhập lại chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (có thể tăng hoặc giảm nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt) thì thẩm quyền thẩm định và phê duyệt là của chủ đầu tư hay người quyết định đầu tư?

Trả lời

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Việc áp dụng pháp luật tương ứng thời điểm thực hiện dự án đầu tư và quy định chuyển tiếp.

Các trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng được quy định tại Khoản 5 Điều 134 Luật Xây dựng và Điểm đ Khoản 18 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Trường hợp dự án thực hiện theo quy định của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì điều chỉnh tổng mức đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đầu tư xây dựng bao gồm những gì theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP? - Câu hỏi của chị G.P (Phú Yên).

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đầu tư xây dựng bao gồm những gì theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP?

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 10 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:

Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng
...
2. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng và được quy định cụ thể như sau:
a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất, thuê đất tính trong thời gian xây dựng và các khoản chi phí khác liên quan đến việc sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển theo quy định của pháp luật (nếu có); chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng phục vụ giải phóng mặt bằng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác

Như vậy, theo quy định nêu trên thì chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đầu tư xây dựng bao gồm:

- Chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định;

- Các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất;

- Chi phí tái định cư;

- Chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Chi phí sử dụng đất, thuê đất tính trong thời gian xây dựng và các khoản chi phí khác liên quan đến việc sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng phục vụ giải phóng mặt bằng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác.

So với quy định cũ tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP thì quy định mới đã bổ sung thêm các khoản chi phí khác liên quan đến việc sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển theo quy định của pháp luật (nếu có) vào nhóm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án đầu tư xây dựng.

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đầu tư xây dựng bao gồm những gì theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nằm trong tổng mức đầu tư xây dựng?

Căn cứ quy định tại Điều 134 Luật Xây dựng 2014 (có cụm từ bị thay thế bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) về tổng mức đầu tư xây dựng như sau:

Tổng mức đầu tư xây dựng
1. Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Trường hợp phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thì việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư theo thiết kế sơ bộ là cơ sở để ước tính chi phí đầu tư xây dựng.
2. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm các chi phí trong dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 135 của Luật này, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác.
3. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án hoặc được xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng hoặc từ dữ liệu về chi phí của các công trình tương tự đã thực hiện.
4. Tổng mức đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt và là cơ sở để quản lý chi phí của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt là mức chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để thực hiện dự án.
5. Tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nằm trong tổng mức đầu tư xây dựng.

Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo các phương pháp nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo các phương pháp sau:

- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án;

Chủ đề