Chỉ số sắt huyết thanh là gì năm 2024

Chỉ số xét nghiệm sắt huyết thanh rất được các bác sĩ lâm sàng lưu tâm và thường được chỉ định trong các trường hợp muốn kiểm tra tình trạng thiếu máu hoặc dư thừa sắt trong bệnh lý. Vậy chỉ số xét nghiệm sắt huyết thanh bình thường là bao nhiêu?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của tế bào cơ thể người, bao gồm cả tế bào máu và cơ bắp. Đặc biệt, sắt còn là thành phần quan trọng trong hemoglobin và protein, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi cung cấp cho các mô. Xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh là xét nghiệm máu giúp xác định nồng độ sắt trong máu. Qua đó đánh giá được nồng độ này cao, thấp hay bất thường, cũng như mức độ chuyển hoá của sắt trong cơ thể để có hướng điều trị phù hợp.

Thông thường, có tới 70% lượng sắt cơ thể liên kết với huyết sắc tố trong hồng cầu và phần còn lại liên kết với các protein khác hoặc lưu trữ trong các mô cơ thể. Khi tế bào hồng cầu chết đi, sắt cũng được giải phóng và mang theo transferrin đến tủy xương, gan và lách. Sắt sẽ được dự trữ trong tuỷ xương và sử dụng khi cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Vì vậy, xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh giúp kiểm tra:

  • Lượng sắt liên kết cùng transferrin trong máu.
  • Lượng sắt cần thiết để liên kết với tất cả transferrin (tổng khả năng liên kết sắt).
  • Tỷ lệ transferrin với sắt liên kết (chỉ số bão hoà transferrin).
  • Tình trạng thiếu máu và nguyên nhân thiếu máu khi kết hợp cùng xét nghiệm hemoglobin, hematocrit, ferritin và transferrin.
    Chỉ số sắt huyết thanh là gì năm 2024
    Chỉ số xét nghiệm sắt huyết thanh rất được các bác sĩ quan tâm

2. Xét nghiệm định lượng sắt được chỉ định khi nào?

Các trường hợp chỉ định xét nghiệm sắt huyết thanh gồm có:

  • Gặp bất thường trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi hoặc định lượng hemoglobin.
  • Kiểm tra thiếu máu thiếu sắt.
  • Kiểm tra tình trạng mức độ sắt bị quá tải.
  • Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng.
  • Theo dõi điều trị dinh dưỡng.

3. Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm sắt huyết thanh

Cách đọc chỉ số xét nghiệm sắt huyết thanh trong khoảng tham chiếu tuỳ vào đối tượng như sau:

  • Nam: 70-175 mcg/dL hoặc 12,5- 31,3 mcmol/L;
  • Nữ: 50-150 mcg/dL hoặc 8,9- 26,8 mcmol/L;
  • Trẻ em: 50- 120 mcg/dL hoặc 9- 21,5 mcmol/L;
  • Tổng khả năng liên kết sắt (TIBC): Nam và nữ: 250- 450 mcg/dL hoặc 45-76 mcmol/L;
  • Bão hoà transferrin: Nam 10-50%, nữ 15-50%.

Chỉ số xét nghiệm sắt huyết thanh nếu vượt quá khoảng tham chiếu có thể do 1 số nguyên nhân như:

  • Bổ sung sắt quá mức;
  • Viêm gan cấp, suy gan hoặc xơ gan;
  • Truyền máu nhiều lần;
  • Nhiễm sắc tố tiên phát do di truyền gây tăng hấp thu sắt;
  • Tán huyết hoặc tan máu tự miễn;
  • Ngộ độc chì;
  • Thiếu máu ác tính Biermer;
  • Bệnh đa hồng cầu.
    Chỉ số sắt huyết thanh là gì năm 2024
    Xét nghiệm định lượng nồng độ sắt huyết thanh thường được chỉ định trong các trường hợp thiếu máu

Chỉ số xét nghiệm sắt huyết thanh giảm có thể do các nguyên nhân như:

  • Thiếu máu thiếu sắt;
  • Viêm mạn tính;
  • Mất máu, chảy máu kinh nguyệt nhiều, chảy máu đường tiêu hoá;
  • Nhiễm độc cyanocobalamin;
  • Chế độ ăn thiếu sắt;
  • Rối loạn chuyển hoá sắt;
  • Ung thư;
  • Bỏng diện tích lớn;
  • Mang thai;
  • Hội chứng tăng ure máu.

Nhìn chung, xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh được ứng dụng rất nhiều trong thực hành lâm sàng, đặc biệt theo dõi các trường hợp thiếu máu thiếu sắt để đánh giá đáp ứng điều trị, theo dõi nồng độ huyết thanh định kỳ. Ngoài ra, xét nghiệm sắt huyết thanh còn được ứng dụng trong xơ gan để chẩn đoán hoặc loại trừ nguyên nhân gây bệnh do bệnh huyết sắc tố hemochromatosis- rối loạn di truyền chuyển hoá sắt. Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để biết được chỉ số xét nghiệm sắt huyết thanh của mình. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng thừa hay thiếu sắt mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp có thể bao gồm cả bổ sung sắt, thay đổi chế độ ăn, sử dụng thuốc hoặc điều trị các tình trạng hiện có.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 098 250 6666 hoặc đặt hẹn ngay Tại đây

Xét nghiệm sắt huyết thanh là một phương pháp đánh giá hàm lượng sắt đang có trong cơ thể, cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng sức khỏe của người kiểm tra.

Xét nghiệm sắt huyết thanh là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để đánh giá mức độ sắt trong cơ thể. Tìm hiểu về xét nghiệm sắt huyết thanh, ý nghĩa của kết quả trong chẩn đoán bệnh lý qua bài viết.

Xét nghiệm sắt huyết thanh là gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh là cách đo lường hàm lượng sắt có trong huyết thanh. Huyết thanh là chất lỏng có chức năng làm loãng để máu dễ lưu thông trong mạch tới các cơ quan chức năng.

Xét nghiệm là căn cứ đánh giá mức độ sắt đang duy trì trong cơ thể, dựa vào đó có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát, tình trạng chuyển hóa và vận chuyển chất sắt trong cơ thể cũng như phát hiện những biến chứng liên quan đến hàm lượng sắt.

Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm là căn cứ để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị và theo dõi sau điều trị rối loạn tuần hoàn máu hoặc thiếu sắt.

Những trường hợp cần thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh

Người bệnh nên thực hiện xét nghiệm này nếu có các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi lâu ngày.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu, đau bụng.
  • Yếu cơ.
  • Khó tập trung, hay cáu gắt.
  • Móng tay dễ gãy, xước.
  • Suy giảm sinh lý.
  • Sút cân kéo dài.
  • Tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, tức ngực.

Phương pháp thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh

Người làm xét nghiệm sẽ được lấy máu từ tĩnh mạch, sau đó mẫu máu được chuyển đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Người kiểm tra sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sau khoảng 1-2 ngày lấy mẫu. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả và tình trạng sức khỏe người xét nghiệm tại thời điểm đó để kết luận.

Trước khi thực hiện xét nghiệm, người làm xét nghiệm có thể cần phải nhịn ăn khoảng 12 giờ trước xét nghiệm, đồng thời cần thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc hoặc gặp một số tình trạng sức khỏe như kỳ kinh nguyệt hoặc hiến máu để được chỉ dẫn cụ thể.

Cách đọc kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh

Mức sắt huyết thanh được đo theo đơn vị microgam trên decilit (mcg/dL). Mức sắt huyết thanh bình thường có thể chênh lệch giữa các nhóm tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe. Theo một số quy định, chỉ số sắt huyết thanh bình thường là:

  • Từ 76-198 mcg/dL đối với nam giới trưởng thành
  • Từ 26-170 mcg/dL đối với nữ giới trưởng thành

Để hiểu rõ về tình trạng của mình, người làm xét nghiệm cần nghe chẩn đoán cụ thể kết hợp giữa kết quả xét nghiệm và tình trạng sức khỏe của người bệnh từ bác sĩ.

  • Nếu chỉ số cao hơn mức trung bình, người làm xét nghiệm có khả năng thừa hàm lượng sắt trong cơ thể. Hàm lượng sắt huyết tương quá cao có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh lý như: các tình trạng nhiễm trùng, xơ gan, suy gan, viêm gan, ngộ độc sắt, thiếu máu tan huyết hoặc một số loại ung thư...
  • Nếu chỉ số xét nghiệm thấp hơn mức trung bình, người làm xét nghiệm có thể đang mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, tổn thương các cơ quan nội tạng, mất máu do bệnh lý mãn tính, mang thai,...

Cần làm gì sau khi đọc kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh?

Nếu kết quả xét nghiệm cao hoặc thấp hơn mức chỉ số bình thường,bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá cụ thể về tình trạng sức khỏe và chỉ định các phương pháp điều trị thông qua chế độ ăn uống, bổ sung sắt hoặc các biện pháp điều trị khác.

Những trường hợp xét nghiệm sắt huyết thanh thấp cần thực hiện các biện pháp gia tăng hàm lượng sắt cho cơ thể như:

  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hàng ngày: đường, gan bò, thịt đỏ, các loại rau xanh lá xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trứng, cá,...
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung sắt, vitamin B12, vitamin C để tăng cường sắt cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng trà, cafe, thuốc là và các chất kích thích khác.

Đối với các trường hợp có kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh cao nên chú ý:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu sắt, các loại thuốc, thực phẩm bổ sung chuyển hóa sắt hoặc thực phẩm giàu vitamin C làm tăng lượng sắt trong cơ thể.
  • Không uống rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện làm ảnh hưởng đến gan.
  • Nếu lượng sắt quá nhiều, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Xét nghiệm sắt huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt đối với việc đánh giá sức khỏe tổng quát và sàng lọc một số bệnh lý cụ thể. Người bệnh nên tới các địa chỉ xét nghiệm máu uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể về các xét nghiệm phù hợp với trường hợp của mình.