Chỉ thị “về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền nam” (1/1961)

CHƯƠNG III

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNGTRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,CỨU NƯỚC VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1954 - 1975)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thức thắng lợi, cách mạng nước ta bước vào một thời kỳ mới.

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) tháng 7- 1954 phân tích những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, vạch ra những chuyển hướng về chủ trương, nhiệm vụ, phương châm và sách lược đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới.

Sau 9 năm kháng chiến, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi lớn, so sánh lực lượng giữa ta và địch chuyển biển có lợi cho ta nhưng chưa phải chuyển biến căn bản có tính chất chiến lược. Pháp càng đánh càng thua, phải dựa vào Mỹ, biến thành kẻ đánh thuê cho Mỹ. Chính phủ Pháp buộc phải thương lượng với ta để chấm dứt chiến tranh. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta được Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em bè bạn, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhiệt liệt ủng hộ.

Phong trào độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ phát triển mạnh. Chủ nghĩa đế quốc phải đối phó với cuộc tiến công của ba dòng thác cách mạng trên thế giới. Tuy vậy, trước sự đe doạ của Mỹ, ở nhiều nơi cũng xuất hiện tâm lý sợ Mỹ, sợ vũ khí nguyên tử, sợ một đốm lửa nhỏ (chiến tranh giải phóng ở một nước) có thể gây ra chiến tranh thế giới.

Mỹ là nước tham gia Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương nhưng ra sức phá hoại Hội nghị nhằm thực hiện âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh. Mỹ không chịu ký vào bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị. Tuy bị thất bại một bước nhưng Mỹ không từ bỏ âm mưu xâm lược Đông Dương.

Hội nghị Trung ương nhận định Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân ta, "mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ"[1]. Khẩu hiệu đấu tranh của ta là: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nhiệm vụ mới của nhân dân ta là: Tranh thủ và củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, nhưng nhất định thắng lợi.

Hội nghị Bộ Chính trị (9 - 1954) cụ thể hóa và bổ sung nghị quyết Trung ương, phân tích những đặc điểm của thời kỳ mới, trong đó đặc điểm quan trọng nhất là đất nước ta tạm thời chia làm hai miền có hai chế độ chính trị khác nhau. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Đế quốc Mỹ mưu tính phá hoại việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ nhằm gây khó khăn cho ta trong việc củng cố miền Bắc và nhằm thực hiện âm mưu của chúng chia cắt lâu dài đất nước ta.Trong một thời gian nhất định, nhiệm vụ chung của Đảng ta là: Đoàn kết và lãnh đạo đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình; ra sức hoàn thành cải cách ruộng dất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dừng quân đội để củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.

Đảng nhắc nhở cán bộ, đảng viên trong tình hình mới phải giữ vững ý chí chiến đấu, đề phòng và khắc phục các tư tưởng chủ quan, khinh địch, tự mãn tự kiêu, hoặc cầu an, hưởng lạc, thủ tiêu đấu tranh. . .

Trong các công tác tư tưởng phải đặt vấn đề “thống nhất tư tưởng" lên hàng đầu; phải nêu cao kết quả thắng lợi của ta và phải làm cho toàn đảng, toàn quân, toàn dân nhận rõ tình hình mới và nhiệm vụ mới, nhận rõ tính chất và nội dung thay đổi của nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đây là công tác then chốt, là một việc rất quan trọng, có tác dụng quyết định những thắng lợi của ta trong giai đoạn tới[2]

Ngay sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết (20-7- 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương đảng ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước. Ban Bí thư ra Chỉ thị số 83 - CT/TƯ mở một đợt tuyên truyền về Hiệp định Giơnevơ - tình hình mới và nhiệm vụ mới. Ban Bí thư yêu cầu: Tất cả các cấp phải coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, lãnh đạo tư tưởng - như chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Trung ương: Trong 10 công tác thì “công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất"[3].

Để giúp Trung ương tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng trong tình hình mới, ngày 22- 1- 1954 Ban Bí thư ra Nghị quyết số 51 - NQ/TƯ về việc kỉện toàn nhân sự lãnh đạo Ban Tuyên huấn Trung ương. Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy phổ biến nội dung Nghị quyết Trung ương và nội dung Hiệp định Giơnevơ cho hàng ngàn cán bộ các cơ quan ở Trung ương và các tỉnh, thànnh phố, triển khai về các địa phương và cơ sở; lực lượng đảng viên, cán bộ các ngành, các giới, các đội vũ trang tuyên truyền, tuyên truyền xung phong... tiến hành công tác tuyên truyền, giải thích trong nhân dân ở vùng tự do và vùng sau lưng địch. Báo, đài, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, in ấn, xuất bản, phát hành của Trung ương và địa phương hoạt động rất tích cực, phục vụ cho công tác tuyên truyền. Vì vậy một số lượng lớn nội dung Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Trung ương Đảng, các báo của Trung ương và địa phương, truyền đơn, sách nhỏ, tài liệu tuyên truyền... được tán phát rộng rã trong nhân dân. Ở vùng tự do và các khu du kích, ở các địa điểm tập kết cán bộ và bộ đội miền Nam để chuẩn bị chuyển ra Bắc, các cuộc mít tinh lớn, liên hoan mừng thắng lợi, triển lãm, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật... được tổ chức rầm rộ, tạo không khí phấn khởi, náo nức trong nhân dân.

Kết quả bước đầu quán triệt Nghị quyết Trung ương sáu, Nghị quyết Bộ Chính trị và đợt tuyên truyền theo Chỉ thị 83 của Ban Bí thư đã góp phần thống nhất tư tưởng trong đảng và trong nhân dân về nhận định tình hình và chủ trương của Đảng:

- Nhất trí đánh giá bước tiến lớn của cuộc đấu tranh ái quốc của nhân dân ta trong 9 năm qua. Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta phải giành thắng lợi từng bước. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng là cơ sở để tiếp tục đấu tranh hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Uốn nắn tư tưởng chủ quan, nôn nóng chỉ muốn tiếp tục đánh.

Thắng lợi của quân và dân ta đã dẫn đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ. Điều quan trọng nhất của nội dung Hiệp định là Pháp phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Khơ me và Lào, tổng tuyển cử tự do để thống nhất mỗi nước; Pháp phải rút quân ra khỏi Đông Dương, chấm dứt ách thống trị của Pháp ở cả ba nước. Ta tranh thủ được hòa bình, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh. Điều chỉnh vùng đóng quân là cần thiết để thực hiện đình chiến. Giới tuyến quân sự chỉ là tạm thời, không phải là "chia cắt đất đai", là "phân trị" như luận điệu xuyên tạc của địch. Từ nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân ta. Để củng cố hòa bình, nhân dân ta phải đấu tranh thực hiện Hiệp định, chống mọi hành động phá hoại của Mỹ và tay sai.

- Cả nước phấn khởi, tự hào trước thắng lợi lớn của dân tộc, nhiệt liệt hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Trung ương Đảng, phấn đấu thích hiện tốt nhiệm vụ mới của mỗi miền. Đồng bào miền Nam rất cảm động trước tình cảm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện trong Lời kêu gọi của Người:

"Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Đảng, Chính phủ và tôi luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc đồng bào sẽ thắng lợi"[4].

Nghị quyết Trung ương sáu và Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra những nhiệm vụ trước mắt của mỗi miền. Trong chặng đường đi tới, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng có chờ cách mạng miên Nam hoàn thành hay chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa? Miền Nam có trường kỳ mai phục, chịu chia cắt lâu dài hay tiếp tục ngay cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên giải phóng hoàn toàn? Cách mạng miền Nam, cách mạng Việt Nam tiến lên bằng con đường thi đua hòa bình hay con đường cách mạng bạo lực? Con đường giải phóng miền Nam như thế nào để giữ được hòa bình ở miền Bắc, để không lan thành chiến tranh khu vực hoặc chiến tranh thế giới. Đây là những vấn đề về xác định nhiệm vụ chiến lược, về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức đặt ra cho Đảng và nhân dân ta. Công tác tư tưởng phải góp phần vào việc hoạch định đường lối của cách mạng nước ta ở mỗi miền trong tình hình mới.

I- QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦNG CỐ MIỀN BẮC, ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở MIỀN NAM (1954-1960)

1. Động viên phong trào quần chúng khôi phục kinh tế, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Nghị quyết Trung ương sáu và Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra các nhiệm vụ cụ thể trước mắt để củng cố miền Bắc: tiếp quản vùng giải phóng; củng cố vùng tự do cũ; hoàn thành cai cách ruộng đất; tăng cường xây dựng quân đội; khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Nhân dân ta bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ củng cố miền Bắc trong điều kiện khó khăn gay gắt về nhiều mặt của một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, vừa ra khỏi hai cuộc chiến tranh kéo dài 15 năm ( 1939 - 1945; 1945 - 1954) để lại hậu quả nặng nề. Nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu, bị thiệt hại nghiêm trọng; tập quán canh tác lạc hậu; thiên tai diễn ra liên tiếp; ruộng hoang hóa hàng trăm ngàn hécta; nhiều vùng nông thôn xơ xác, tiêu điều; gần nửa triệu người bị đói. Công nghiệp vốn nhỏ yếu lại bị thiệt hại nặng. Thủ công nghiệp nhiều nghề bị đình đốn. Hàng chục vạn người ở các thành thị và khu công nghiệp không có việc làm. Cán bộ kỹ thuật rất ít; số người mù chữ khá đông; các bệnh xã hội do chế độ cũ để lại hoành hành ở nhiều nơi.

Đế quốc Mỹ không để cho nhân dân ta được yên ổn xây dựng miền Bắc. Chúng cấu kết với thực dân Pháp, trước khi rút chạy, vơ vét những tài sản, vật tư, tháo dỡ hoặc phá hủy các máy móc, thiết bị của các nhà máy, công sở, các công trình công cộng, hòng làm cho sinh hoạt ở các thành phố, thị xã, khu công nghiệp vùng sắp giải phóng bị tê liệt; làm cho ta chỉ tiếp quản được những cơ sở vật chất hỏng nát, gây khó khăn cho ta trong sản xuất và đời sống của nhân dân không thể mau chóng trở lại bình thường. Chúng liên tiếp tổ chức vây ráp, lùng bắt thanh niên để bổ sung cho lực lượng ngụy quân đang rệu rã. Chúng tuyên truyền xuyên tạc các chính sách của Đảng và Chính phủ ta, tiến hành một chiến dịch quy mô lớn nhằm dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta ở vùng sắp giải phóng và một số tỉnh vùng tự do di cư vào Nam. Chúng tung tin bịa đặt "Chính phủ Việt Minh cấm đạo", "Chúa đã vào Nam", đe dọa giáo dân ở lại miền Bắc sẽ bị "rút phép thông công", ở lại với cộng sản sẽ bị "mất linh hồn", một số nơi chúng còn đốt nhà, phá hoại sản xuất để buộc đồng bào ta phải bỏ ruộng vườn, tài sản ra đi.

Trước tình hình đó, ổn định tư tưởng là biện pháp hàng đầu.Ở các đô thị sắp được giải phóng, trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng, khu mỏ Hòn Gai, Ban Tuyên huấn đã giúp cấp ủy tổ chức lực lượng cán bộ các ngành, các đoàn thể, các đội tuyên truyền xung phong tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân thắng lợi của ta, giải thích nội dung Hiệp định đình chiến, phổ biến 8 chính sách của Chính phủ đối với các vùng mới giải phóng; vạch trần các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của địch, vận động đồng bào tham gia đấu tranh thực hiện tốt công tác tiếp quản. Công tác tuyên truyền, phát động trong công nhân được đặc biệt chú trọng. Ở Hà Nội, công nhân một số nhà in bí mật giúp cán bộ in tài liệu tuyên truyền để tán phát kịp thời. Cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân Hà Nội bảo vệ vật tư, máy móc, công sở... đã ngăn chặn được hành động cướp phá của địch. Nhà máy điện nhà máy nước và nhiều công trình công cộng được bảo vệ và tiếp tục hoạt động bình thường sau ngày tiếp quản. Tinh thần đấu tranh của công nhân đã tác động mạnh đến phong trào chính trị của nhân dân toàn thành phố. Địch ra sức vận động và thúc ép, song các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước kiên quyết ở lại làm việc dưới chế độ mới. Một số chủ nhà in báo liên lạc với chính quyền cách mạng để được tiếp tục hoạt động sau ngày Hà Nội được giải phóng.

Ban Tuyên huấn Trung ương và các tỉnh, thành phố tập trung lực lượng giúp cấp ủy mở các lớp bồi dưỡng cho trên 1.000 cán bộ làm công tác tiếp quản, giúp anh chị em nắm vững chính sách đối với vùng mới giải phóng, nâng cao ý thức trách nhiệm và giữ vững kỷ luật. Gơ quan chính trị trong quân đội tiến hành công tác giáo dục cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác tiếp quản. Trên đường về tiếp quản Thủ đô, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong, tại đền thờ các vua Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các chiến sĩ: "Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"[5]. Ngày 10-10-1954, quân Pháp phải rút khỏi Hà Nội, 20 vạn đồng bào đổ ra đường nồng nhiệt đón mừng Uỷ ban quân quản và đoàn quân chiến thắng trở về. Được phép của chính quyền ta, báo Tia sáng, một tờ báo tư nhân ở Hà Nội, tiếp tục xuất bản dưới chế độ mới (sau chuyển thành tờ Thời mới rồi hợp nhất với báo Thủ đô Hà Nội - báo của Đảng bộ thành phố, và chuyển thành báo Hà Nội mới). Ngày 14-10-1954 Đài Truyền thanh Hà Nội được thành lập và bắt đầu hoạt động. Ngày 8-10-1954 đoàn cán bộ Việt Nam Thông tấn xã đi cùng đơn vị bộ đội tiền trạm vào sớm để đưa tin kịp thời, ghi lại các hình ảnh lịch sử và thiết lập trụ sở làm việc ngay sau ngày giải phóng Thủ đô. Tiếp theo Việt Nam Thông tấn xã và Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân và các báo khác của Trung ương lần lượt thiết lập trụ sở, in và phát hành tại Thủ đô Tháng 11-1954, Ban Tuyên huấn Trung ương cùng với các Ban khác của Đảng lần lượt về Hà nội. Ngày 1-1-1955, trong không khí náo nức của một ngày hội lớn, 25 vạn đồng bào và chiến sĩ Hà Nội tham dự mít tinh lớn ở quảng trường Ba Đình chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến gian khổ và anh dũng. Sự kiện lịch sủ quan trọng này gây ấn tượng sâu sắc về tư tưởng và có ý nghĩa chính trị lớn đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước.

Thủ đô Hà Nội được giải phóng tiếp thêm sức mạnh đấu tranh cho công nhân và nhân dân thành phố Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai. Ngày 16-5-1955, miền Bắc hoàn toàn sạch bóng quân thù. Công tác tiếp quản boàn thành thắng lợi. Bám sát việc thực hiện nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng, công tác tư tưởng đã góp phần phát động phong trào quần chúng các đô thị, với phong trào công nhân làm nòng cốt, cùng nhân dân cả nước bước vào thời kỳ mới của cách mạng.

Thực hiện chiến dịch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam, đế quốc Mỹ và bọn tay sai có những mục đích thâm độc: làm cho miền Bắc bị xáo trộn lớn, nhân dân không yên ổn làm ăn; lợi dụng tình hình này để gây dư luận xấu đối với xã hội miền Bắc; tạo cho bọn tay sai ở miền Nam có thêm chỗ dựa xã hội và có thêm nguồn nhân lực để xây dựng ngụy quân, ngụy quyền.

Chống phá âm mưu địch bắt ép đồng bào ta di cư vào Nam là một cuộc đấu tranh chính trị gay go và cấp bách. Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy bồi dưỡng lực lượng lớn cán bộ làm công tác tuyên truyền trong giáo dân, vạch trần những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của bọn phản động, vận động đồng bào đấu tranh, không nghe theo chúng, số đã bị cưỡng ép đi thì đấu tranh đòi trở về quê cũ làm ăn. Qua một năm đấu tranh quyết liệt, ta đã phá được phần lớn kế hoạch của địch dự định bắt ép ba triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam. Tuy nhiên, do ta chủ quan, sơ hở, chậm phát hiện và chưa thấy hết âm mưu thâm độc của địch, công tác tư tưởng chưa thật sát với tâm lý đồng bào công giáo, công tác chỉ đạo có phần lúng túng, bị động và không cụ thể, thiếu kịp thời nên địch đã dụ dỗ và bắt ép được gần một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam. Từ những kết quả và khuyết điểm trong cuộc đấu tranh này, trong công tác tư tưởng ta đã rút ra được một số kinh nghiệm về công tác vận động quần chúng giáo dân, đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.

Đồng thời với hoạt động gây rối ở đồng bằng, đế quốc Mỹ và tay sai tổ chức các toán thổ phỉ gây rối an ninh ở một số địa phương thuộc vùng núi biên giới Tây Bắc và Đông Bắc. Thực hiện Chỉ thị ngày 16-4-1955 của Ban Bí thư về phá âm mưu gây phỉ của đế quốc và tay sai, Ban Tuyên huấn các địa phương nói trên đã giúp cấp uỷ tổ chức phối hợp với các đoàn thể quần chúng và lực lượng vũ trang tiến hành công tác tuyên truyền phát động đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia tiễu phỉ, kết hợp với vận động đồng bào đoàn kết đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, tiến hành củng cố cơ sở, củng cố biên phòng. Được sự hưởng ứng của đồng bào, quân ta đã tiêu diệt được hàng ngàn tên phỉ, thu nhiều vũ khí và phương tiện làm gián điệp của chúng, 6.000 người lầm đường theo phỉ đã trở về với gia đình. Hàng trăm quần chúng trung kiên trong đồng bào các dân tộc được đào tạo và bồi dưỡng qua thực tế đấu tranh là nguồn bổ sung cho đội ngũ cốt cán ở cơ sở vùng biên.

Trước tình hình một nửa triệu người lâm vào nạn đói do tàn phá của chiến tranh, các hoạt động thông tin tuyên truyền đã phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể cổ vũ mạnh mẽ phong trào tương thân tương ái chống đói, phòng đói và phục hồi sản xuất do Đảng và Chính phủ phát động. Những hoạt động tích cực trong phong trào quần chúng thực hiện "cứu đói như cứu lửa", "nhường cơm xẻ áo", "một miếng khi đói bằng một gói khi no", những thành tích làm thủy lợi, khôi phục ruộng hoang hóa, cấy hết số ruộng của đồng bào di cư để lại,v.v.. được biểu dương kịp thời trên báo, đài và trong sinh hoạt văn hóa của quần chúng kết hợp với lao động sản xuất. Ban Tuyên huấn các cấp tham gia cùng với các đoàn thể tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của quần chúng tổ chức tương trợ, vần công, đổi công… đẩy mạnh sản xuất. Trên cơ sở tổng kết những điển hình tốt, tháng 6- 1955 Ban Bí thư ra Chỉ thị củng cố và phát triển phong trào tổ đổi công, bước đi đầu tiên nhằm tổ chức nông dân lại, dẫn dắt họ đi dần vào con đường sản xuất có tổ chức, có lãnh đạo.

Năm 1955, cải cách ruộng đất được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Tính đến tháng 6-1955 cải cách ruộng đất đã làm xong ở 30% tổng số xã trong diện tiến hành cải cách. Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương đảng (3-1955) chủ trương căn bản hoàn thành cải cách ruộng đất trước tháng 7-1956. Cũng như cán bộ các ngành khác, cán bộ tuyên huấn các tỉnh, thành phố hầu hết được huy động đi tham gia phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất. Công tác tư tưởng ở những nơi tiến hành cải cách ruộng đất do các Đoàn ủy phụ trách.

Tháng 7- 1956 cải cách rộng đất đã làm xong ở toàn bộ các xã vùng đồng bằng và trung du, hoàn thành việc xóa bỏ giai cấp địa chủ, xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến ở miền Bắc, thực hiện "người cày có ruộng", nâng cao quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn. Tuy nhiên, trong lãnh đạo cải cách ruộng đất, Đảng ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài. Đó là sai lầm về chỉnh đốn tổ chức, gây hoang mang, mất lòng tin trong Đảng và trong xã hội. Vì vậy, công tác tư tưởng và công tác tổ chức đứng trước những vấn đề rất phức tạp.

Sau khi phát hiện sai lầm, ngày 18-8-1996, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất, Đảng nghiêm khắc tự phê bình công khai trước nhân dân và chủ trương pbát huy thành quả, kiên quyết sửa sai. Hội nghị lần thứ 10 của Trung ương Đảng (9-1956) đề ra các chủ trương, biện pháp tiến hành sửa sai. Những đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm chính về sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đã tự phê bình và bị miễn nhiệm. Hội nghị lần thứ 14 của Trung ương Đảng (tháng 11-1958) nói rõ thêm những sai lầm đó là: "a) Vi phạm đường lối giai cấp ở nông thôn: xâm phạm lợi ích trung nông, không liên hiệp phú nông, không phân biệt đối đãi các loại địa chủ, không chiếu cố địa chủ kháng chiến; b) cường điệu việc trấn áp phản cách mạng; c) không dựa vào tổ chức cũ, không giao cho tổ chức đảng địa phương lãnh đạo cải cách ruộng đất, mắc chủ nghĩa thành phần và khuynh hướng trừng phạt; d) lạm dụng các biện pháp phát động quần chúng, nặng về đấu tố, nhẹ giáo dục, phổ biến hóa cách bắt rễ xâu chuỗi, không kết hợp biện pháp hành chính với phát động quần chúng"[6].

Bước vào sửa sai, Ban Tuyên huấn các cấp cùng với Ban Tổ chức, Ban Kiểm tra giúp cấp ủy làm thí điểm sửa sai, rút kinh nghiệm sau đó phổ biến ra diện rộng; hướng dẫn báo, đài, các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ cho cuộc vận động sửa sai nhằm sớm ổn định tình hình; mở đợt học tập các Nghị quyết 10, 14 của Trung ương Đảng và thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Cố gắng lớn của các ngành, các đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng và kết quả sửa sai của các cấp đã tác động tích cực đến tư tưởng và tình cảm cách mạng của đảng viên, chiến sĩ và đồng bào.

Với tinh thần kiên quyết sửa sai và phát huy bản chất tốt đẹp của Đảng và nhân dân ta, nên sau hơn một năm tích cực tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng, đến cuối năm 1957 công tác sửa sai đã đưa lại kết quả tốt đẹp. Nông thôn dần dần ổn định, sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, năm 1956 sản lượng lương thực đạt gấp đôi mức trước chiến tranh (năm 1939). Đoàn kết trong nội bộ Đảng và lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Chính phủ dần dần dược khôi phục. Tuy vậy, xung quanh những vấn đề về nguồn gốc của sai lầm và về chủ trương tiến hành cải cách ruộng đất như đã làm, các năm 1954 - 1956 thì vẫn còn nhiều ý kiến vẫn cần thống nhất nhận định. Hội nghị lần thứ 14 của Trung ương Đảng (tháng 1-1958) nêu rõ "nguồn gốc chủ yếu của sai lầm là không nắm vững những biến đổi ở nông thôn miền Bắc từ sau Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, rập khuôn một cách máy móc kinh nghiệm của nước ngoài". Hội nghị Bộ Chính trị (khóa VII) ngày 25-5-1994 cho ý kiến về một số vấn đề lịch sừ Đảng thời kỳ 1954 - 1975 kết luận: "Căn cứ trên những kết quả đạt được và căn cứ vào ha nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ, thì việc tiếp tục giải quyết vấn đề ruộng đất, xóa bỏ nhửng tàn dư của chế độ phong kiến là cần thiết.

Căn cứ tình hình thực tế nông thôn miền Bắc nước ta sau năm 1954, căn cứ vào số ruộng chia cho nông dân trong cải cách rụộng đất, căn cứ tác hại rất nghiêm trọng của sai lầm cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, thì chủ trương cải cách ruộng đất như đã làm là không cần thiết. Đó là vì, trước khi tiến hành cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ, chế độ phong kiến đã căn bản bị xóa bỏ và mục tiêu người cày có ruộng đã cãn bản thực hiện với tỷ lệ hơn 213 ruộng đất đã vẻ tay nông dân, với quyền làm chủ của nông dân trong nông thôn đã được thực hiện từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp. Kinh nghiệm ở miền Nam sau khi hoàn toàn giải phóng cho thấy, mặc dầu vấn đề ruộng đất có những phức tạp, nhưng có thể thực hiện mục tiêu người cày có ruộng bằng con đường thích hợp nhất'[7] .

Kết luận của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị được sự đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên. Bài học rút ra là phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn nước mình, không rập khuôn máy móc kinh nghiệm của nước ngoài. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không khỏi có lúc phạm sai lầm. Điều quan trọng là thấy được sai lầm, nghiêm khắc tự phê bình và có chủ trương, biện pháp đúng, kiên quyết sửa sai. Công tác tư tưởng phải phân tích rõ đúng, sai, động viên toàn đang tích cụẻ thụẻ hiện và lãnh đạo quần chúng tham gia sửa sai, bảo vệ và phát huy thành qua cách mạng, uốn nắn những lệch lạc có thể nảy sinh, phòng ngừa những hoạt động phá hoại, sửa sai đạt kết quả tốt là hành động tỏ rõ tinh thần trách nhiệm và thái độ tự phê bình nghiêm khắc của Đảng.

Năm 1956, trên thế giới xảy ra nhiều biến cố lớn. Bọn đế quốc mở cuộc chiến tranh xâm lược Ai Cập và ráo riết phá hoại công cuộc xây dựng trong hòa bình của các nước xã hội chủ nghĩa. Chúng lợi dụng những vấn đề phức tạp nảy sinh ở một số nước xã hội chủ nghĩa để đả kích chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền chia rẽ các đảng cộng sản, đảng công nhân và các nước xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Liên Xô công khai lên án tệ sùng bái cá nhân Xtalin. Những diễn biến đó đã làm nảy sinh tâm lý hoài nghi về chủ nghĩa xã hội và về chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trong một bộ phận đảng viên và quần chúng.

Tình hình trong nước cũng có những khó khăn mới. Ở miền Nam, Mỹ - Diệm khủng bố ác liệt và trắng trợn phá hoại hiệp thương, tổng tuyển cử, tổ chức tuyển cừ riêng rẽ, bầu quốc hội bù nhìn. Ở miền Bắc, bọn phản động lợi dụng lúc cách mạng gặp khó khăn, gây ra các vụ lộn xộn ở một số nơi thuộc vùng nông thôn có đông giáo dân. Ở thành thị, bọn phản động lôi kéo một số nhà tư sản, trí thức, văn nghệ sĩ, mưu toan giương ngọn cờ tư sản, chống chế độ mới.

Ở Hà Nội, các sách Giai phẩm mùa xuân (1-1956), Giai phẩm mùa thu (8-1956), Giai phẩm mùa đông và báo Nhân văn (9-1956) xuất hiện với những bài nói xấu chế độ mới, đả kích sự lãnh đạo của Đảng, đả kích chính sách của Nhà nước, chống chủ nghĩa xã hội, đòi thu hẹp kinh tế quốc doanh, cổ động cho thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, đòi văn nghệ phải tách rời sự lãnh đạo của Đảng, đ òi tự do sáng tác không có định hướng Tiếp đó là báo Đất mo'i nhằm lôi kéo học sinh, sinh viên. Tất cả những vấn đề đó đã gây nên tình hình rất phức tạp về tư tưởng chính trị trong xã hội. Công tác tư tưởng của ta lúc đầu có sơ hở, không kịp thời phê phán những quan điểm sai trái, những luận điệu chống chủ nghĩa xã hội.

Trước tình hình đó tháng 12-1956 Ban Tuyên huấn Trung ương cùng các đồng chí lãnh dạo Hội Văn nghệ giúp Ban Bí thư mở Hội nghị các đảng viên làm công tác văn nghệ. Hội nghị đã phân tích tình hình văn nghệ, phê phán báo Nhân văn, đề ra phương hướng đúng đắn cho công tác văn nghệ trong những năm trước mắt. Các cơ quan ngôn luận của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể nhân dân, các giới trí thức, văn nghệ sĩ và phong trào quần chúng lên tiếng mạnh mẽ, kịch liệt phê phán những luận điểm phản động của báo Nhân văn. Dư luận phẫn nộ lên án những hành động chống đối và mưu toan lật đổ chế độ, yêu cầu chính quyền cấm báo Nhân văn. Công nhân nhà in Xuân Thu kiên quyết không in và lôi ra ánh sáng nội dung phản động của bản thảo báo Nhân văn số 6 kêu gọi nhân dân biểu tình chống chế độ. Trước những bằng chứng không thể chối cãi về hành động phản cách mạng của những người cầm đầu báo Nhân văn, ngày 15- 12-1956 Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội ra quyết định đình bản và cấm lưu hành báo Nhân văn.

Để tạo sự thống nhất nhận thức về đường lối, quan điểm văn hóa, văn nghệ của Đảng, đấu tranh chống những quan điểm sai trái, tăng cường đoàn kết văn nghệ sĩ phấn đấu thực hiện phương hướng, mục tiêu xây dựng nền văn nghệ mới của nước nhà, Ban Tuyên huấn Trung ương và các đồng chí lãnh đạo Hội Văn nghệ đã giúp Ban Bí thư chỉ đạo tiến hành Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (tháng 2- 1957). Đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị đã đến dự và đọc Thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II) gửi Đại hội. Trong thư, Trung ương Đảng biểu dương những cống hiến của văn nghệ sĩ trong sự nghiệp cách mạng của toàn dân, trong công cuộc xây dựng nền văn nghệ mới có tính chất dân tộc, nhân dán và hiện thực, tiếp tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vững bước đi theo đường lối đúng đắn của Đảng. Trung ương Đảng cũng chỉ ra những thiếu sót còn tồn tại: "Nền văn nghệ mới của chúng ta lành mạnh nhưng nói chung còn non. Chúng ta còn thiếu những tác phẩm thật xứng đáng với nhân dân Việt Nam anh dũng. Đó là nhược điểm của một nền văn nghệ trẻ tuổi,... một phần cũng do khuyết điểm của chúng ta gây ra. Thật vậy sự lãnh đạo của Đảng về mặt văn nghệ đã có những thiếu sót về đường lối và chính sách. Và bên cạnh những cố gắng, cơ quan trực tiếp phụ trách văn nghệ đã có những lệch lạc, như coi nhẹ việc lãnh đạo tư tưởng, nhất là trong hòa bình, hẹp hòi trong lãnh đạo sáng tác, cô độc có tính chất bè phái trong lãnh đạo về tổ chức. Những khuyết điểm ấy đã được thẳng thắn phê bình và cần phải kiên quyết sửa chữa.

Về phần các bạn văn nghệ sĩ thì hiện nay còn những khuyết điểm về mặt tư tưởng và nghệ thuật cần phải khắc phục, ví dụ như: lập trường cách mạng chưa được dứt khoát, rõ ràng, sự hiểu biết về đời sống nhân dân chưa được sâu sắc, còn phạm chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa sơ lược trong sáng tác, v.v..."[8].

Thư của Trung ương Đảng nêu rõ nhiệm vụ chung của những người làm công tác tư tưởng, công tác văn nghệ ở miền Bắc là góp phần thực hiện cuộc cách mạng văn hóa trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng con người mới của xã hội mới về mặt tư tưởng, trí tuệ và tình cảm, đóng góp tích cực vào việc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chu và gìàu mạnh. Nền văn nghệ mới của ta phải là một nền văn nghệ dân tộc phong phú, phục vụ nhân dân, chủ yếu là phục vụ công nông binh. Nó bắt nguồn từ thực tế đời sống của nhân dân ta. Nó phản đối mọi khuynh hướng thoát ly đời sống thực tế của dân tộc, thoát ly những nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta. Nền văn nghệ mới của ta cần thu hút những tinh hoa văn học, nghệ thuật của thế giới; phản đối khuynh hướng đóng cửa của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, khuynh hướng nhai lại những cặn bã của văn nghệ tư sản suy đồi và những thứ văn nghệ dâm ô, cao bồi mà đế quốc Mỹ đang gieo rắc ở miền Nam nước ta, khuynh hướng mù quáng bắt chước nước ngoài, biến văn nghệ nước ta thành một thứ văn nghệ lai căng, mất gốc. Nền văn nghệ mới của ta lấy hiện thực xã hội chủ nghĩa làm phương pháp sáng tác tốt nhất, phản đối mọi khuynh hướng bôi đen hoặc tô hồng hiện thực và mọi thứ chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa sơ lược và công thức.

Trung ương Đảng mong rằng các nhà văn nghệ của ta sẽ ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, củng cố lập trường, trau dồi tư tưởng và nghệ thuật, đi sâu hơn nữa vào đời sống của công nhân nông dân, chiến sĩ quân đội và lao động trí óc. Cần phát huy tự do sáng tác và phát huy phê bình lành mạnh. Chống thái độ hẹp hòi, bè phái, bỏ rơi những tác phẩm tốt, làm nhụt những tài năng và chống khuynh hướng tự do vô trách nhiệm có hại cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đoàn kết tất cả văn nghệ sĩ yêu nước và tiến bộ thành một mặt trận rộng rãi và chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng và đứng trong Mặt trận dân tộc thống nhất, xây dựng một đội quân văn hóa mạnh mẽ, đông đảo, dũng cảm và nhất trí, để phục vụ Tổ quốc và nhân dân đắc lực hơn.

Đến thăm và nói chuyện với Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Các nhà văn nghệ đều có công với cách mạng, với kháng chiến, với xây dựng hòa bình. .. thành tích tuy có nhiều nhưng thiếu sót cũng không ít... Về thành tích trong Đại hội này, đứng về ý kiến của tôi thì thành tích trội nhất là các cụ với anh chị em đã thẳng thắn tự phê bình và thật thà phê bình tức là đoàn kết mà đấu tranh và do đấu tranh đó đã đi đến đoàn kết hơn trước. Bây giờ chúng ta phải đồng tâm, hợp lực nhằm nhiệm vụ của toàn dân nói chung và giới văn nghệ nói riêng mà tiến tới... Muốn hoàn thành nhiệm vụ được tốt thì chúng ta phải học tập, chúng ta phải trau dồi tư tưởng, trau dồi nghệ thuật, đi sâu vào quần chúng. Phải đi sát sự thực. Và trong lúc tiến tới thì chúng ta phải trau dồi đạo đức cách mạng, trước hết là đức khiêm tốn. . ."[9]

Kết quả của Đại hội đã củng cố một bước đoàn kết văn nghệ sĩ yêu nước, tiến bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh chống những tư tưởng và hành động chống chủ nghĩa xã hội. Những hoạt động phá hoại của nhóm nhân văn bị đẩy lùi nhưng những người cầm đầu dưới hình thức này, hình thức khác vẫn tìm cách chống đối . Song với chủ trương đúng đắn Của Đảng, với tinh thần kiên quyết đất tranh của nhân dân phê phán đến cùng những quan điểm sai trái, cho nên bộ mặt thật của họ ngày càng lộ rõ, mưu toan chính trị của họ bị thất bại hoàn toàn.

Từ những đánh gà, phân tích trên cho thấy, trong những bước ngoặt của cách mạng hoặc khi nảy sinh những sự kiện phức tạp, công tác tư tưởng phải chủ động phát huy mặt tích cực, bảo vệ mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, kịp thời phát hiện và tổ chức quần chúng đấu tranh chống những hoạt động phá hoại.

Năm 1956 là năm miền Bắc gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch chống phá ta quyết liệt, nhất là trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và an ninh chính trị, nhưng cũng là năm nhân dân miền Bắc phấn đấu vượt bậc trên nhiều mặt. Bộ Chính trị nhận định, qua thử thách lớn, tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân tỏ rõ tinh thần đoàn kết, đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trong công tác sửa sai, khôi phục kinh tế, đấu tranh chống hoạt động phá hoại của các thế lực chống Đảng, chống chế độ, chống chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân còn một số mặt yếu, đáng chú ý là: một bộ phận cán bộ, đảng viên lập trường chính trị thiếu kiên định, chưa phân rõ tư tưởng vô sản với tư tưởng tư sản và các tư tưởng phi vô sản khác, khi gặp khó khăn thì hoài nghi, bi quan; một số cán bộ, đảng viên còn nhiều biểu hiện suy tính cá nhân, hòa bình hưởng lạc, kiêu ngạo, địa vị, hiếu danh, tự do tản mạn, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong quan liêu mệnh lệnh, xa quần chúng, xa thực tế.

Công tác tư tưởng năm 1956 có nhiều cố gắng góp phần vào đấu tranh thắng lợi, từng bước ổn định tình hình và phấn đấu đi lên. Lực lượng tuyên truyền được chú trọng xây dựng và phát triển; báo chí, báo cáo viên, tuyên truyền viên hoạt động tốt. Các lớp huấn luyện ý luận chính trị được mở trên khắp miền Bắc. Cán bộ, đảng viên miền Nam ra tập kết được tổ chức học tập về tình hình và nhiệm vụ mới. Trường Đại học nhân dân được thành lập để giáo clục chính trị cho công chức lưu dung (nhân viên của chính quyền cũ được giữ lại để làm việc tiếp -BT) và trí thức vùng mới giải phóng.

Tuy nhiên công tác tư tưởng còn một số yếu kém và bị động như Bộ chính trị đã đánh giá:

"- Kém tính chất chiến đấu, không nắm vững diễn biến tư tưởng để giải quyết kịp thời, chưa tích cực và chủ động tiến công các tư tưởng thù địch.

Không đi sâu nghiên cứu những vấn đề thực tế và lý luận để tiến hành giáo dục và đấu tranh tư tưởng một cách sâu sắc.

- Phương pháp giáo dục tư tưởng còn gò ép nặng nề, hình thức nghèo nàn, khô khan, kém thiết thực, không gây được hứng thú trong học tập"[10]

Thực hiện nhiệm vụ công tác tư tưởng năm 1957 Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy tập trung chỉ đạo tiến hành đợt học tập, tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng sau Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành Trung ương; tiên hành chỉnh huấn toàn quân; tăng cường giáo dục nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên; củng cố và phát triển hoạt động của lực lượng báo cáo viên các cấp; tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng thông tin, báo chí, phát thanh; ích cực đào tạo cán bộ tuyên huấn, nhất là cán bộ lý luận và án bộ báo chí.

Theo quyết định của Bộ Chính trị Tiểu ban giáo dục và khoa học Trung ương, Tiểu ban văn nghệ Trung ương được thành lập. Ban Tuyên huấn trung ương chỉ phụ trách công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, công tác tuyên truyền cổ động, giáo dục chính trị, tư tưởng trong nhân dân và công tác thông tin, báo chí, phát thanh.

Thi hành nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn các khu, tỉnh, thành phố được kiện toàn một bước. Cấp huyện, quận, thị xã trước đây mới có cấp ủy viên phụ trách, nay bắt đầu được bổ sung cán bộ, thành lập Ban tuyên huấn quận, huyện, thị ủy. Song nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác của Ban giữa các địa phương còn những điểm chưa thống nhất. Căn cứ nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 4-6- 1957 Ban Bí thư ra Chỉ thị số 3l - CT/TƯ về tổ chức, nhiệm vụ và quan hệ công tác của Ban Tuyên huấn các cấp của Đảng.

Chỉ thị của Ban Bí thư nêu rõ: "Ban Tuyên huấn các cấp là cơ quan công tác của cấp ủy Đảng để lãnh đạo mọi công tác tuyên truyền giáo dục về chính trị và tư tưởng trong Đảng và ngoài nhân dân. Nhiệm vụ của Ban Tuyên huấn Đảng các cấp là:

- Nghiên cứu tình hình tư tưởng trong Đảng, ngoài Đảng, định hướng chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch tiến hành tuyên truyền giáo dục về chính trị và tư tưởng đối với đảng viên và quần chúng rồi trình cấp ủy quyết định.

- Áp dụng các biện pháp (như viết tài liệu, đề cương, tổ chức lực lượng tuyên truyền, kiểm tra đôn đốc việc thi hành, v.v..) để đảm bảo việc chấp hành những nghị quyết và chỉ thị của cấp ủy đảng về công tác tư tưởng.

Theo dõi, chỉ đạo công tác của các cơ quan tuyên truyền, huấn luyện; bồi dưỡng và huấn luyện các cán bộ nhân viên làm công tác tuyên huấn, giúp đỡ họ tổng kết kinh nghiệm, phát huy thành tích, khắc phục khuyết điểm".

Ban Bí thư nhắc nhở các cấp ủy Đảng từng thời kỳ cần có nhận định tình hình tư tưởng và bàn cách giải quyết. Mỗi khi bố trí một công tác gì quan trọng thì đồng thời phải bố trí kế hoạch tuyên truyền giáo dục một cách chu đáo. Cần chú trọng việc chỉ đạo công tác của các Ban Tuyên huấn, giúp đỡ và bồi dưỡng cán bộ tuyên huấn làm việc, không điều động lung tung, không khoán trắng. Nghị quyết của Bộ Chính trị và chỉ thị của Ban Bí thư tạo điều kiện cho bước phát triển mới của ngành tuyên huấn, thống nhất về tổ chức và đẩy mạnh hoạt động, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng.

Để tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn nghệ, ngày 22-5-1957 Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 23-NQ/TƯ thành lập Tiểu ban văn nghệ Trung ương và 6 đảng đoàn các hội văn nghệ (Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội nhà văn, Hội mỹ thuật, Hội nghệ sĩ sân khấu, Hội nhạc sĩ, Đoàn kiến trúc sư). Tiểu ban văn nghệ Trung ương có nhiệm vụ giúp Trung ương Đảng nắm tình hình hoạt động văn nghệ, xây dựng đường lối, chính sách văn nghệ của Đảng, chỉ đạo công tác của các đảng đoàn các Hội sáng tạo, nghiên cứu các vấn đề lý luận văn học nghệ thuật, giúp Trung ương lãnh đạo cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ. . .

Ngày 6-1-1958 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 30-NQ/TƯ về chấn chỉnh công tác văn nghệ; tháng 6- 1959 ra tiếp Nghị quyết số 76-NQ/TƯ về nhiệm vụ công tác văn nghệ hai năm 1959 - 1960. Để tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ đấu tranh chống các hành động phá hoại về tư tưởng, văn hoá, vươn lên theo kịp bước tiến của cách mạng, Tiểu ban văn nghệ Trung ương và đảng đoàn các hội văn nghệ giúp Bộ Chính trị chỉ đạo tổ chức đợt học tập, phê bình và tự phê bình, đấu tranh tư tưởng để tăng cường đoàn kết số rất đông văn nghệ sĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng; tiến hành chấn chỉnh hàng ngũ đảng viên và chỉnh đốn các tổ chức văn nghệ; khuyến khích giúp đỡ các văn nghệ sĩ đi xuống các cơ sở sản xuất, đi vào công nông binh để đẩy mạnh sáng tác.

Từ sau khi hòa bình được lập lại, bảo chí, đài phát thanh, thông tấn xã đã có bước phát triển mới, góp phần tuyên truyền cổ động phong trào quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống các tư tưởng sai trái và các luận điệu thù địch. Song do lực lượng còn mỏng, nên chất lượng đạt được chưa cao. Ngày 11- 1955 Ban Bí thư ra Chỉ thị về cải tiến báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng, tiếp đó ngày 1-7- 1957 ra chỉ thị bổ sung, nhằm phát huy vai trò của báo Đảng trong hệ thống báo chí cách mạng. Vì cán bộ là khâu quyết định, tháng 3-1957, Ban Tuyên huấn Trung ương mở lớp bồi dưỡng phóng viên các báo Trung ương và cán bộ phụ trách các báo, bản tin của các tỉnh, thành phố gồm hơn 100 học viên. Kế tiếp lớp cán bộ báo chí đầu tiên (lớp Huỳnh Thúc Kháng mở ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp), lớp thứ hai mở sau hòa hình đã đáp ứng một phần yêu cầu cấp bách trước mắt. Hầu hết các học viên sau này đã trở thành cán bộ phụ trách của các báo, đài Trung ương và địa phương, một số đượe bổ sung cho các báo, đài ở miền Nam.

Năm 1958, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 60 - NQ/TƯ khẳng định những tiến bộ và thành tựu mới của báo chí; đồng thời cũng chỉ ra 5 mặt yếu cần khắc phục:

"- Nội dung tư tưởng của báo chí còn yếu, tuyên truyền một chiều, ít nói khó khàn và khuyết điểm. Trong cuộc đấu tranh chống những quan điểm phản động của nhóm "Nhân văn", một số báo, tạp chí đã có những biểu hiện hữu khuynh, mất lập trường, tê liệt trước sự tiến công của bọn phản động…

- Sự liên hệ giữa báo chí với quần chúng chưa mật thiết.

- Tính chất chỉ đạo dư luận và chỉ đạo công tác còn hạn chế nhiều.

- Khô khan, kém sinh động, kém hấp dẫn, thể văn nghèo nàn.

- Phê bình chưa rộng khắp và mau lẹ".

Nghị quyết Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí:

“ - Toàn đảng nhận rõ tính chất và vai trò của báo chí ta, tích cực tham gia xây dựng báo chí, ủng hộ báo chí, phát huy tác dụng của báo chí.. . .

- Nhiệm vụ của báo chí trong giai đoạn hiện nay, phục vụ nhiệm vụ chính trị cơ bản của toàn Đảng, toàn dân ta: đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. ..

- Tăng cường chất lượng tư tưởng và tính chất chỉ đạo của báo chí. Thấu suốt chủ trương, chính sách của Đảng; bảo đảm tính chân thật; xây dựng lực lượng thông tin viên công nông.

- Đẩy mạnh phê bình, tự phê bình trên báo chí là một công tác hết sức quan trọng trong tình hình Đảng ta đã trở thành một đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước. Những khuyết điểm của các cán bộ đảng, chính quyền, cơ quan kinh tế và đoàn thể quân chúng không được phát hiện và sửa chữa kịp thời rất dễ xảy ra hậu quả làm tổn hại đến lợi ích của đông đảo quần chúng. Đây là một biện pháp tốt để kịp thời phát hiện và sửa chữa khuyết điểm, để tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, để sửa chữa bệnh quan liêu.

- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm báo.

- Điều chỉnh báo chí và tập san.

- Tổ chức độc giả phê bình báo. Tăng cường công tác phát hành và sử dụng báo, cải tạo báo tư nhân".

Từ những năm 1955, 1956 các hoạt động tư tưởng đã chuyển mạnh vào phục vụ nhiệm vụ trọng tâm khôi phục kinh tế. Vấn đề đặt ra là khôi phục kinh tế theo phương hướng nào và đi lên con đường nào. Từ ngày thành lập, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã xác định sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, cách mạng nước ta sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh mới, đất nước còn chia làm hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng có chờ cách mạng miền Nam hoàn thành hay chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Căn cứ Cương lĩnh của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Hội nghị lần thứ 8 (tháng 8- 1955) của Trung ương đảng, công tác tư tưởng đã giải thích rõ ý nghĩa chiến lược của nhiệm vụ củng cố miền Bắc: Củng cố miền Bắc tức là bồi dưỡng lực lượng của ta, xây dựng chỗ dựa vững chắc cho nhân dân toàn quốc giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, "bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”. Phương hướng đi lên của miền Bắc là quá độ lên chủ nghĩa xã hội; do đó, khôi phục kinh tế cũng phải nhằm "tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội”. Mục tiêu khôi phục kinh tế là khôi phục mức sản xuất như năm 1939 (trước chiến tranh), giảm bớt khó khăn và nâng dần mức sống của nhân dân, chuẩn bị điều kiện cho việc cải tạo và phát triển kinh tế có kế hoạch.

Hướng vào mục tiêu đó, Mặt trận và các đoàn thể, các cơ quan nhà nước đã phối hợp với các cơ quan tư tưởng, văn hoá tuyên truyền và tổ chức các phong trào quần chúng đoàn kết tương trợ đẩy mạnh sản xuất, "lao động kiến thiết Tổ quốc", các phong trào làm thuỷ lợi, cải tiến kỹ thuật sản xuất, xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hoá, v.v. góp phần vào kết quả khôi phục kinh tế. Năm 1956 sản lượng lương thực ở miền Bắc đạt 4 triệu tấn (gấp đôi năm 1939). Nạn đói bước đầu được giải quyết. Phong trào tổ đổi công, đoàn kết tương trợ đẩy mạnh sản xuất phát triển khắp các vùng nông thôn. Công nghiệp, giao thông vận tải được khôi phục và phát triển. Kinh tế quốc doanh đã nắm toàn bộ hoặc phần lớn một số ngành then chốt. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển nhanh. Năm 1957 nông nghiệp được mùa lớn, các mặt hoạt động kinh tế, xã hội đạt thêm những thành tựu mới. Hội nghị lần thứ 13 Trung ương Đảng (tháng 12-1957) nhận định cuối năm 1957 miền Bắc nước ta đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế.

Tháng 1- 1956, trong văn kiện mấy vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam, Bộ Chính trị nhận định, từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Năm 1958, nhiệm vụ giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa được xác định là nhiệm vụ trung tâm của công tác tư tưởng. Trong những tháng đầu năm, công tác tuyên truyền cổ động đã phổ biến rộng rãi Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp năm mới chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước lập nhiều thành tích mới đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong thư, Người nói: "phát triển kinh tế và văn hoá tức là dần dần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài"[11]

Hội nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tháng 3- 1958), nhất trí xác định: Nhiệm vụ cơ bản của nhân dân ta là đoàn kết, ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến clần lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh chống Mỹ - Diệm để thống nhất nước nhà. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau phát triển nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa I, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ta, cũng nhất trí nhận định: miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản và lâu dài của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với yêu cầu của cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Kết quả đợt tuyên truyền phổ biến rộng rãi nghị quyết của Uỷ ban Trung ương Mặt trận và kỳ họp thứ 8 của Quốc hội làm cho đông đảo quần chúng nhận rõ hơn ý nghĩa chiến lược của nhiệm vụ củng cố miền Bắc đối với cách mạng cả nước và hướng đi lên của miền Bắc là tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở vững chắc đấu tranh thực hiện thống nhất Tổ quốc.

Đối với cán bộ, đảng viên, đợt nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 của Trung ương Đảng (12- 1957), bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo của đồng chí Trường Chinh tại hội nghị nhan đề 'Thống nhất tư tưởng, đoàn kết toàn Đảng hoàn thành nhiệm vụ công tác trước mắt” kết hợp với ìiên hệ thực tế, tự phê bình và phê bình đã góp phần thống nhất nhận định về tình hình trong nước và trên thế giới trong hai năm 1956, 1957, khắc phục các biểu hiện tư tưởng hòa bình hưởng lạc, hoài nghi, bi quan về chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc; kém cảnh giác đối với hành động phá hoại của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội. Xác định rõ miền Bắc nước ta đã chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao tư tưởng và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, tăng cường đoàn kết nhất trí thực hiện những nhiệm vụ trước mắt. Đợt học tập hai văn kiện của các Đảng Cộng sản và Công nhân ở Mátxcơva (11- 1957) tiến hành trong những tháng đầu năm 1958 đã góp phần tăng cường giáo dục lập trường giai cấp công nhân và tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên Hội nghị lần thứ 9 và thư 10 của Trung ương Đảng (năm 1956) quyết định bước vào giai đoạn cách mạng mới, phải tăng cường giáo dục tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận Mác- Lênin cho cán bộ, đảng viên, chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam. Theo phương hướng đó, năm 1957 - 1958 Trường Đảng trung ương và các khu, tỉnh, thành phố mở khóa học lý luận đầu tiên. Đến dự lễ khai mạc lớp học lý luận khoá I Trường Nguyễn Ái Quốc ngày 7 - 9 - 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc diễn văn nêu rõ học tập lý luận là “một sự bức thiết đối với Đảng ta". Người căn dặn các đồng chí học viên phải nắm vững phương châm lý luận liên hệ với thực tế, "không phải học để thuộc lòng từng câu, từng chữ, đem kinh nghiệm của các nước anh em áp dụng một cách máy móc... học chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta… Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của ta"[12]

Các lớp học tại chức được mở rộng. Trung ương mở lớp cho cán bộ cao cấp học lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ; các khu ủy, tỉnh ủy, thành ủy mở lớp cho cán bộ trung, sơ cấp học môn duy vật lịch sử. Chỉ thị số 85 - CT/TƯ ngày 24-5-1958 của Ban Bí thư quyết định "từ nay trở đi cần tăng cường việc tổ chức học tập lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên lên một bước mới". Căn cứ khả năng và yêu cầu trước mắt, Ban Tuyên huấn và Trường đảng tổ chức cho cán bộ cao cấp học một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và kinh tế chính trị học; cán bộ trung cấp và sơ cấp học lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ, kết hợp với thực tế Việt Nam; cán bộ, đảng viên ở cơ sở học một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội, và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Để tăng thêm tài liệu nghiên cứu cho cán bộ, ngoài tạp chí Học tập (tạp chí lý luận của Trung ương Đảng), Ban Bí thư quyết định xuất bản tiếng Việt tạp chí Những vấn đề hòa bình và chủ nghĩa xã hội, cơ quan thông tin của các Đảng Cộng sản và Công nhân.

Kết quả thực hiện Chỉ thị 85 của Ban Bí thư không những đã mở ra phong trào học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên mà còn góp phan chuẩn bị cơ sở tư tưởng cho việc tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960).

Để động viên phong trào ở nông thôn, tháng 8- 1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi nông dân lao động hăng hái vào tổ đổi công, hợp tác xã và thi đua cải tiến kỹ thuật đẩy mạnh sản xuất, tất cả đảng viên, đoàn viên, thanh niên lao động, chiến sĩ thi đua ở nông thôn hãy tiến lên hàng đầu của phong trào đổi công, hợp tác, lập thành tích lớn trên mật trận sản xuất nông nghiệp. Kết quả của phong trào hưởng ứng Lời kêu gọi của Người đã làm cho tình hình nông thôn chuyển biến tốt, có khả năng phát triển thành một phong trào hợp tác sản xuất rộng lớn, tuy nhiên trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa ở nông thôn nói chung còn thấp, nông dân chưa được giáo dục về chủ nghĩa xã hội. Ngày 3-9-1958 Ban Bí thư ra Chỉ thị số 46-CT/TƯ về giáo dục nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho đảng viên ở nông thôn để tiến kịp với yêu cầu phát triển nông nghiệp theo con đường hợp tác hóa. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tuyên huấn Trung ương, Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy tiến hành đợt giáo dục mùa thu năm 1958 nhằm làm cho đảng viên ở nông thôn:

- Hiểu biết hơn về chủ nghĩa xã hội và những nhiệm vụ chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phân rõ được hai con đường; khắc phục những tư tưởng sai lầm; bước đầu có cơ sở nhận thức để tiếp thu đường lối hợp tác hóa nông nghiệp mà Đảng và Nhà nước sẽ công bố.

- Nhận rõ đường lối, phương châm phát triển nông nghiệp và xác định nhiệm vụ của đảng viên đối với việc lãnh đạo phong trào đổi công, hợp tác, đẩy mạnh sản xuất, 20 vạn đảng viên ở các xã thuộc hai vùng đồng bằng Sông Hồng và Khu 4 cũ đã tham dự học tập. Kết quả đợt giáo dục đã góp phần tăng cường lãnh đạo phong trào đổi công, hợp tác trong nông nghiệp vụ Đông - Xuân 1958 - 1959 và tạo cơ sở thuận lợi mở rộng cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp trong các năm sau.

Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua công nông binh toàn quốc lần thứ II (7-7-1958) đã động viên mạnh mẽ khí thế mới trong phong trào quần chúng. Tháng 11- 1958 Hội nghị lần thứ 14 Trung ương Đảng nhận định trong sáu tháng cuối năm 1958, miền Bắc "đã có một đà phát triển mới, một phong trào mới". Song mặt yếu là trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của nông dân còn thấp. Công nhân mới bắt đầu được giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa, nên ý thức làm chủ chưa cao. . . Nhân tố xã hội chủ nghĩa phát triển không đều, trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa nói chung còn thấp, nhưng xu thế chung của phong trào là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Những mặt hạn chế của phong trào chủ yếu do sự lãnh đạo của Đảng chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Hội nghị thông qua kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa ba năm 1958 - 1960 và nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và kinh tế tư bản tư doanh, đề ra các biện pháp về tư tưởng và tổ chức để bảo đảm thực hiện. Về tư tưởng, tăng cường giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người phân rõ ranh giới giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa, làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế, mọi người thấm nhuần sâu sắc yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là một.

Tháng 4- 1959, Hội nghị lần thứ 16 Trung ương Đảng ra Nghị quyết về hợp tác hóa nông nghiệp và Nghị quyết về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương, Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy Đảng tổ chức phối hợp các ngành, các đoàn thể, các binh chủng trên mặt trận tư tưởng tiến hành đợt giáo dục sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt trong công nhân, nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ về hai con đường: con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa, khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đối với tầng lớp trí thức, Ban Tuyên huấn phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ chức nghiên cứu chính sách của Đảng đôí với trí thức qua đó nâng cao tư tưởng, cổ vũ phát huy năng lực sáng tạo, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa, khắc phục những biểu hiện của tư tưởng, quan điểm tư sản. Uỷ ban Trung ương Mặt trận và các tỉnh, thành phố tổ chức cho các nhà tư sản thảo luận nhận rõ chính sách của Nhà nước đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh khuyến khích và sử dụng mặt tích cực của công thương nghiệp tư bản tư doanh, hướng dẫn công thương nghiệp tư bản tư doanh hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh, góp phần thực hiện kế hoạch nhà nước, đồng thời hạn chế, ngăn ngừa mặt tiêu cực và cải tạo từng bước công thương nghiệp tư bản tư doanh, giúp đỡ giới công thương tiến bộ, tiếp thu cải tạo hòa bình qua con đường kinh tế tư bản nhà nước.

Chủ trương, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng được tuyên truyền sâu rộng, nông dân nhiệt liệt hưởng ứng, mau chóng đi vào cuộc sống, tạo thành một phong trào quần chúng khắp nông thôn miền Bắc xây dựng hợp tác xã và đẩy mạnh làm thuỷ lợi kết hợp hợp tác hóa với thủy lợi hóa. Cuối năm 1960 hợp tác hóa nông nghiệp bậc thấp ở nông thôn đồng bằng, trung du và hợp tác hóa nghề cá đã căn bản hoàn thành. Cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất kết hợp cải cách dân chủ ở miền núi hoàn thành tháng 7- 1961. Cuối năm l960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiểu thủ công nghiệp và người buôn bán nhỏ cũng cơ bản hoàn thành.

Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, công tác tư tưởng đã có đóng góp quan trọng. Song việc làm quán triệt các phương châm, nguyên tắc cải tạo chưa sâu sắc, chưa giúp cho lãnh đạo phát hiện và uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong quá trình tổ chức thực hiện, như nóng vội, gò ép, mệnh lệnh, làm sai chính sách; đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã chậm được bồi dưỡng, trình độ và năng lực quản lý rất yếu. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư tháng 10- 1959 về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các ngành, các địa phương, các hoạt động tư tưởng đã phối hợp động viên mạnh mẽ phong trào phấn đấu "vượt mức kế hoạch toàn diện, vững chắc, vươn lên hàng đầu", góp phần hoàn thành kế hoạch ba năm 1958 - 1960. Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước của toàn dân, tháng 2- 1960 Hội nghị đại biểu những người tích cực trong phong trào văn hóa quần chúng được tổ chức. Đến thăm và nói chuyện với Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: "Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. . . Nội dung văn hóa phải có ý nghĩa giáo dục. .. Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất. Văn hóa xa đời sống, xa lao động là văn hóa suông. . . Nglời cán bộ văn hóa phải dùng văn hóa để tuyên truyền cho việc cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà"[13]

Đến thăm và nói chuyện tại Đại họi lần thứ II Hội nhà báo Việt Nam (6-4- 1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi anh chị em làm báo đã cố gắng làm việc, đóng góp tích cực vào cuộc kháng chiến thắng lợi, xây dựng hòa bình và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Bác căn dặn các nhà báo chăm chỉ học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ, nâng cao tính quần chúng và tính chiến đấu của báo chí. Mỗi người làm báo ít nhất biết một thứ tiếng nước ngoài. Khắc phục các khuyết điểm: Nắm các vấn đề chính trị không được chắc chắn; một số bài viết về văn nghệ thì ba hoa, nhạt nhẽo, viết về chính trị thì khô khan, rập khuôn, dùng quá nhiều chữ nước ngoài. Là người "có nhiều duyên nợ với báo chí", Bác thân mật kể lại kinh nghiệm làm báo của mình và kết luận: "Kinh nghiệm của 40 năm là không sợ khó, có quyết tâm Không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định học được"2

Tháng 10-1969 Bộ Chính trị ra Chỉ thị 02 về tăng cường công tác của Việt Nam Thông tấn xã. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Thông tấn xã nỗ lực phấn đấu nâng cao tính tư tưởng, tính quần chúng, tính kịp thời và tính chính xác của tin và ảnh, nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ biên tập, kỹ thuật và quản lý, từng bước tãng cường thiết bị kỹ thuật, mở rộng lưới phóng viên ở trong nước và nước ngoài.

Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ củng cố miền Bắc, công tác tư tưởng đã động viên phong trào quần chúng ủng hộ, cổ vũ cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam, thể hiện liên tục và mạnh mẽ qua các cuộc mít tinh, biểu tình phản đối Mỹ - Diệm vi phạm Hiệp định Giơnevơ đàn áp khủng bố đồng bào ta ở miền Nam, phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử, chống việc lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - Bắc. Vào ngày 20-7 hàng năm và khi có những sự kiện lớn, như các vụ Mỹ - Diệm tàn sát đẫm máu đồng bào ta ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên), Chợ Dược (Quảng Nam) tháng 9- 1954, phong trào đấu tranh lại diễn ra sôi nổi khắp miền Bắc với hàng triệu lượt người tham gia. Một hình thức hoạt động mới: phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh ở miền Bắc với các tỉnh ở miền Nam gắn với các hành động cụ thể đẩy mạnh sản xuất và xây dựng miền Bắc, chi viện miền Nam diễn ra sôi nổi, đạt hiệu quả cao. Công tác thông tin, tuyên truyền về phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm của đồng bào miền Nam, tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm trên các phương tiện thông tin đại chúng như Trang miền Nam của báo Nhân dân, tiết mục Nối liền Nam Bắc của Đài Tiếng nói Việt Nam; qua hoạt động của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, . .. và bằng nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ được tăng cường, nhiều tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc. Vụ Tuyên truyền đấu tranh thống nhất Tổ quốc của Ban Tuyên huấn Trung ương được thành lập để giúp Ban theo dõi tình hình miền Nam, chỉ đạo công tác tuyên truyền. Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TƯ ngày 1-4- 1957 của Ban Bí thư, báo Thống nhất ra đời với nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục nâng cao tinh thần yêu nước, nâng cao chí khí phấn đấu cho thống nhất nước nhà, tăng cường tình đoàn kết Bắc - Nam, động viên phong trào quần chúng ra sức củng cố miền Bắc, góp phần đẩy mạnh đấu tranh ở miền Nam; vạch trần âm mưu và tội ác của Mỹ - Diệm trước dư luận trong nước và trên thế giới, góp phần tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

Công tác tuyên truyền giáo dục nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng được tiến hành sâu rộng trong Đảng và trong nhân dân, nêu cao thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Trong thời gian hơn 6 năm (7-1954 - 12-1960) phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trước mắt của thời kỳ mới, đại bộ phận cán bộ, đảng viên giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, hăng hái đi đầu và vận động quần chúng thực hiện tốt các chủ trương, chính sácb của Đảng và Nhà nước. Hàng chục vạn người tiên tiến trong phong trào quần chúng được rèn luyện, bổ sung cho đội ngũ cán bộ trên các lĩnh vực công tác, những người ưu tú nhất được qua các lớp bồi dưỡng đối tượng do Ban Tuyên huấn các cấp mở, kết nạp bổ sung cho hàng ngũ của Đảng. Riêng đợt kết nạp đảng viên lớp "6- l" từ tháng 11- 1959 đến tháng 2- 1960 đã kết nạp 62.254 đảng viên mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ, đảng viên lập trường chính trị chưa vững vàng, trước những tình huống phức tạp, cách mạng gặp khó khăn, có biểu hiện dao động, hoài nghi về chủ nghĩa xã hội; từ chỗ hy vọng 2 năm tổng tuyển cử đi đến bi quan về sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.

6 năm sau hòa bình, tổ chức tuyên huấn cảc cấp từng bước được tăng cường. Tháng 6- 1959, Ban Tuyên huấn Trung ương xuất bản tạp chí Tuyên huấn và tháng l 1960 xuất bản tạp chí Thời sự phổ thông để hướng dẫn các cấp về công tác tuyên truyền giáo dục. Để hợp lý hóa bộ máy các ban của Đảng, đưa công tác lãnh đạo các lĩnh vực tuyên, văn, giáo, huấn vào một mối, ngày 23-8- 1958 Ban Bí thư ra Nghị quyết sô 50 - NQ / TƯ bỏ các Tiểu ban giáo dục - khoa học, Tiểu ban vàn nghệ và Tiểu ban y học Trung ương, lập Ban Văn giáo Trung uơng, ngày 1- 12- 1959 lại ra Quyết định số 91 - NQ/TƯ hợp nhất Ban Tuyên huấn và Ban Văn giáo, gọi tắt là Ban Tuyên giáo Trung ương để giúp Ban Bí thư chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, giáo dục.

Triển khai công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc nâng cao trình độ lý luận của cán bộ, đảng viên là một yêu cầu cấp bách. Thực hiện Nghị quyết l13 của Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn và Trường đảng tổ chức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin một cách có hệ thống cho cán bộ lãnh đạo các cấp, nội dung gồm các môn lý luận cơ bản: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học và một số kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế. Các lớp đào tạo cán bộ nghiên cứu và giảng dạy lý luận cũng bắt đầu được tổ chức. Công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin có hệ thống cho cán bộ lãnh đạo các cấp được tiến hành tích cực trong các năm 1961 - 1964, chỉ riêng đợt học tập môn triết học đã thu hút 13 vạn học viên.

Năm 1958 - 1960 công tác tuyên truyền về Việt Nam ra nước ngoài bước đầu được mở rộng đã góp phần làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới hiểu rõ hơn cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Công tác giáo dục tinh hần quốc tế xã hội chủ nghĩa được táng cường đã góp phần củng cố đoàn kết giữa nhân dân ta với nhân dân Lào, Campuchia, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em; đoàn kết và ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

2. Động viên phong trào đấu tranh chính trị và Đồng khởi ở miền Nam Tháng 10- 1954, Xứ ủy Nam Bộ, Liên khu ủy V và Trị Thiên Huế tổ chức nghiên cứu và thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị về tình hình mới và nhiệm vụ mới của các Đang bộ miền Nam.

Trước mắt, nhiệm vụ của các Đảng bộ miền Nam là bảo vệ lực lượng cách mạng, lãnh đạo nhân dân miền Nam giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị, buộc Mỹ và tay sai phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, chống âm mưu và hành động của chúng phá hoại việc thi hành Hiệp định. Trong tình hình mới, lãnh đạo đấu tranh phải quán triệt phương châm kết hợp hoạt động bí mật với hoạt động công khai và nửa công khai; củng cố và phát triển cơ sở ở nông thôn, mở rộng và đẩy mạnh công tác ở đô thị, phối hợp chặt chẽ công tác ở đô thị với công tác ở nông thôn. Kẻ thù có âm mưu đánh phá phong trào cách mạng. Vì vậy, tổ chức Đảng và các tể chức cách mạng phải rút vào bí mật, chống lại hành động đánh phá của kẻ thù.

Tình hình tư tưởng lúc này có những diễn biến phức tạp, vừa có tâm lý chủ quan, không thấy hết âm mưu phá hoại của Mỹ và tay sai, vừa có tâm lý bi quan, lo lắng. Vì thế, công tác tư tưởng cần được tiến hành đến từng chi bộ Đảng và rong nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhất trí với nhận định và chủ trương của Trung ương Đảng. Nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân miền Nam trong giai đoạn mới là phải hết sức tin tưởng ở sức mình và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; đề phòng và khắc phục các tư tưởng cầu an, dao động, thủ tiêu đấu tranh hoặc mất cảnh giác với âm mưu của địch.

Bộ máy chỉ đạo của Đảng từ xứ ủy, liên khu ủy đến các tỉnh, thành ủy, huyện, thị ủy và Ban Tuyên huấn các cấp được sắp xếp lại. Phòng Việt Nam thông tấn xã chi nhánh Nam Bộ được bố trí gọn nhẹ, làm nhiệm vụ thu tin của tổng xã, của các địa phương và tin thế giới cung cấp cho lãnh đạo và làm bản tin miền Nam cung cấp cho công tác tuyên truyền trong nước và đối ngoại[14]. Tổ chức đảng và các tổ chức cách mạng đều rút vào bí mật. Cán bộ, đảng viên được bồi dưỡng về kinh nghiệm hoạt động bí mật và "năm bước công tác" để vận dụng trong hoàn cảnh mới. Các tổ chức quần chúng hoạt động công khai được hình thành và phát triển. Một số cán bộ, đảng viên, với danh nghĩa ký giả, văn nghệ sĩ .v.v được bố trí ở lại các thành phố lớn để hoạt động công khai, hợp pháp.

Về phía địch, từ tháng 7-1954, Mỹ đã từng bước hất cẳng pháp, đưa Diệm vào, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam nước ta. Miền Nam từ xã hội thuộc địa của Pháp trở thành xã hội thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Cuộc đấu tranh trong điều kiện mới diễn ra vô cùng gay go, phức tạp, đầy gian khổ và hy sinh. Các đảng viên, cán bộ hoạt động bí mật cùng với lực lượng quần chúng trung kiên, chủ yếu là dùn hình thức tuyên ruyền trực tiếp đến từng người, vận động và tổ chức phong trào quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở nông thôn và đô thị

Ở Sài Gòn, sau khi Hiệp định đình chiến được ký kết, thành ủy chỉ đạo tổ chức các hoạt động quần chúng hoan hô đình chiến, ủng hộ hòa bình". Khẩu hiệu “ủng hộ hòa bình" phản ánh nguyện vọng của nhân dân, được quần chúng hưởng ứng rộng rãi. Cán bộ và cơ sở cách mạng vận động các báo tiến bộ đảng toàn văn Hiệp định, chỗ dựa pháp lý để đấu tranh; phản ánh các cuộc mít tinh, hội họp của các tầng lớp nhân dân bày tỏ ý chí ủng hộ hòa bình; đưa tin, ảnh tố cáo hành động đàn áp của chính quyền Sài Gòn đối với nguyện vọng hòa bình của nhân dân. Mặc dù chính quyền Sài Gòn ra sức đàn áp, nhưng hàng trăm Uỷ ban đấu tranh vì hòa bình đã được thành lập. Phong trào hòa bình thu hút rộng rãi các tầng lớp nhân dân lao động, sinh viên, các nhân sĩ, trí thức yêu nước, các báo chí tiến bộ, tín đồ các tôn giáo,.. gây ảnh hưởng chính trị lớn và nhanh chóng phát triển ra nhiều đô thị khác, nâng cao uy thế của cách mạng. Hoảng sợ trước phong trào quần chung, chính quyền Sài Gòn bắt giam nhiều người lãnh đạo chủ chốt của các ủy ban đấu tranh vì hòa bình. Thậm chí, Diệm cấm các báo dùng từ "hòa bình", vì thể các báo đã sử dụng từ "thanh bình" để tránh sự kiểm duyệt, xóa bỏ của kẻ thù. Báo chí tiến bộ kêu gọi hưởnb ứng phong trào, phản đối đàn áp, đòi trả lại tự do cho những người bị bắt. Đồng bào miền Bắc phối hợp đấu tranh và dư luận tiến bộ trên thế giới đồng tình ủng hộ, nguỵ quyền bốn lần định đưa các chiến sĩ của phong trào hòa bình ra tòa, nhưng cả bốn lần chúng đều không dám xét xử công khai.

Sự lãnh đạo của Đảng chú trọng kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, như gắn với phong trào đấu tranh của công nhân đòi việc làm, chống sa thải,… ở Sài Gòn cán bộ và cơ sở cách mạng vận động các báo tiến bộ đưa tin, bình luận, hô hào lập "Quỹ đình công", ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân. Nhờ đó, phong trào đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động, học sinh, sinh viên, trí thức tham gia. Nhiều người trong giới tư sản dân tộc cũng tham gia blểu tình chống chính sách kinh tế theo đuôi Mỹ và chế độ độc tài gia đình trị của họ Ngô.

Cuộc thanh toán nhau giữa Diệm và phái Bình Xuyên gây tai họa cho hàng vạn đồng bào Sài Gòn bị mất người, mất tài sản, sống cảnh màn trời chiếu đất. Cán bộ và cơ sở cách mạng ở nội thành vận động quần chúng và báo chí tiến bộ vạch mặt tàn bạo của Diệm, khơi dậy tinh thần "lá lành đùm lá rách", vận động lập "ủy ban bảo vệ sinh mạng và tài sản đồng bào". Cuộc vận động được nhân dân toàn thành phố hưởng ứng rộng rãi, vừa ủng hộ tiền của lương thực cho nạn nhân vừa giăng biểu ngữ lên án nguỵ quyền, đòi bồi thường thiệt hại.

Ở nông thôn, cán bộ cách mạng tuyên truyền vận động và tổ chức phong trào nông dân đấu tranh bảo vệ các quyền lợi đã được hưởng từ trong kháng chiến, chống chế độ ngụy xáo cấp công điền, cướp đất của những gia đình có người đi tập kết, chống "cải cách điền địa" giả hiệu, chống tăng tô, tiêu biểu là phong trào ở nhiều tỉnh khu V (Bình Định, Quảng Ngãi. ..) và Trị Thiên. Ở Tây Nguyên, cán bộ cách mạng vận động và tổ chức đồng bào các dân tộc đấu tranh chống âm mưu mua chuộc, chia rẽ của địch, chống dồn dân lập "khu đinh điền",... đòi hòa bình, thống nhất, đồng thời củng cố đoàn kết, bảo vệ cán bộ, giữ gìn lực lượng cách mạng, xây dựng khu căn cứ.

Tháng 7- 1955 các đảng bộ miền Nam mở đợt tuyên truyền phát động phong trào đòi địch phải thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử như Hiệp định Giơnevơ quy định. Hàng triệu lượt đồng bào ở thành thị và nông thôn miền Nam, có cả một số công chức và binh sĩ ngụy tham gia, sôi nổi hưởng ứng các cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi thị bãi khóa, lấy chữ ký, đưa kiến nghị đòi chính quyền ngụy phải hiệp thương, tổng tuyển cử, hòa bình thống nhất đất nước. Diệm ban hành Dụ số 13 kết tội những người ủng hộ đòi hiệp thương, tổng tuyển cử nhưng chúng không thể dập tắt được phong trào yêu nước của nhân dân. Nhiều thành phố lớn như Sài Gòn - Chợ Llớn, Gia Định, Mỹ Tho, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, v.v. các cuộc bãi công, bãi thị, bãi khóa rất rầm rộ, làm cho các hoạt động khác của thành phố gần như bị ngừng lại.

Nhìn chung phong trào đấu tranh ủng hộ hòa bình đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, cùng với các phong trào khác chống Mỹ - Diệm của quần chúng nhân dân đã gây hoang mang trong bọn phản động đang ngóc đầu dậy ở nông thôn và cả nhiều người trong chính quyền Diệm. Để tiếp tục giữ vững và đẩy mạnh phong trào quần chúng, tháng 9-1955 Xứ ủy Nam Bộ tổ chức sinh hoạt chính trị trong đảng viên và đoàn viên thanh niên về chủ trương đấu tranh đòi hiệp thương, tổng tuyển cử nhằm nâng cao ý chí chiến đấu, phát huy thành tựu, khắc phục tư tưởng cầu an, thủ tiêu đấu tranh hoặc đấu tranh ồ ạt, hmh thức. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Xứ ủy Nam Bộ ra báo Hoà bình thống nhất và tờ Tin tức, phát hành đến xã, mỗi tỉnh ra một tờ báo với danh nghĩa cơ quan của Mặt trận, lấy tên là Đấu tranh cho hòa bình, thống nhất. Ngày 30-9- 1955 Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ ra chỉ thị yêu cầu các cấp uỷ đảng phải: Nhận thức rõ vị trí quan trọng của công tác tuyên huấn giúp cấp ủy phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng; lãnh đạo tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đấu tranh chống địch; tổ chức lực lượng đảng, đoàn thể, quân đội … làm công tác tư tưởng. . . Cần bám sát chủ trương công tác từng thời gian do tuyên huấn Xứ ủy hướng dẫn. Chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm, chỉ đạo sát công tác tuyên huấn ở cơ sở. .. Kiện toàn bộ máy, bổ sung cán bộ đủ đảm nhiệm công tác. Mỗi xã lập một Ban Tuyên huấn do một đồng chí chi ủy viên phụ trách, có một trưởng ban và một số đảng viên, đoàn viên thanh niên. Mỗi tỉnh, huyện có một máy in Stencil, mỗi xã một phương tiện in bột.

Suốt hai năm 1955-1956, phong trào quần chúng đấu tranh ủng hộ hòa bình đòi Mỹ - Diệm phải thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử và đòi các quyền dân sinh, dân chủ diễn ra sôi nổi. Để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, năm 1955 Mỹ - Diệm thực hiện chính sách "tố cộng, diệt cộng”. Đây là một chính sách rất thâm độc và tàn bạo, được chúng tôn lên hàng "quốc sách" nhằm tiêu diệt lực lượng và uy thế của cách mạng. Chúng cưỡng bức nhân dân phải "tố cộng”, “tuyên bố" ly khai” cách mạng. Chúng bắt các cán bộ, đảng viên và những người tham gia công tác cách mạng phải trình diện" và “đầu thú quốc gia", mua chuộc, dụ dỗ và tra khảo dã man, nhằm buộc họ phải khai báo, tuyên bố "ly khai" cách mạng và xé cờ cộng sản. Chúng lập hệ thống nhà giam đến từng xã, ngày đêm tra khảo, đánh đập, thủ tiêu những người yêu nước, gây ra những vụ tàn sát đẫm máu ở nhiều nơi. Chiến dịch "tố cộng, diệt cộng" diễn ra khắp miền Nam, kéo dài từ năm 1955 đến năm 1958 ác liệt nhất là những năm 1956, 1957, hầu như không có ngày nào không xảy ra những vụ bắn giết cán bộ, đảng viên và những người yêu nước. Ngày 1-12-1958 Mỹ - Diệm gây ra vụ thảm sát lớn, đầu độc hàng ngàn cán bộ cách mạng và những người yêu nước bị cầm tù tại trại giam Phú Lợi, Thủ Dầu Một. Trại giam có 6.000 người, 1.000 người chết ngay vì trúng độc, 4.000 người khác bị trúng độc nặng. Công tác tuyên truyền và báo, đài của ta đã tố cáo và lên án mạnh mẽ tội ác của Mỹ - Diệm. Phong trào phản đối vụ đầu độc Phú Lợi dâng lên khắp miền Nam, khắp cả nước ta và nhiều nước trên thế giới.

Thực hiện Chỉ thị ngày 1- 12-1955 của Trung ương Đảng, các đảng bộ miền Nam tích cực lãnh đạo đảng viên và quần chúng chống "tố cộng", coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt. Công tác tư tưởng được tiến hành chủ yếu bằng các hoạt động tuyên truyền trực tiếp của cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên, làm cho đồng bào thấy rõ âm mưu thâm độc của chính sách "tố cộng", nêu cao chính nghĩa của Đảng và vai trò của Đảng đối với dân tộc và nhân dân, vạch trần bộ mặt "quốc gia", "dân tộc" giả hiệu của Diệm, vận động quần chúng đoàn kết đấu tranh chống địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Vạch rõ khi kẻ địch điên cuồng khủng bố, tàn sát những người yêu nước chính là lúc chúng run sợ trước phong trào cách mạng. Trong nội bộ Đảng, giáo dục cán bộ, đảng viên nêu cao khí tiết cộng sản, tiến công địch, phá âm mưu thâm độc của chúng, bảo vệ tổ chức, bảo vệ uy thế chính trị của Đảng. Với quốc sách “tố cộng", mưu toan của địch là tách nhân dân ra khỏi Đảng. Các đảng bộ đã xác định bám dân, bám cơ sở là vấn đề sống còn của Đảng, giáo dục cán bộ, đảng viên thực hiện “ba bám”: bám dân, bám đất, bám cơ sở để lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống địch, coi "ba bám" như là một tiêu chuẩn hàng đầu của người cán bộ, đảng viên, khắc phục tư tưởng hoang mang, chạy dài, bi quan, thiếu tin tưởng, đồng thời đề phòng và khắc phục tư tưởng chủ quan kém cảnh giác.

Trong hoàn cảnh rất ác liệt, công tác tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân ở nhiều địa phương và cơ sở đã góp phần quan trọng giữ vững ý chí chiến đấu. Ở Tây Nguyên, căn cứ Nghị quyết của Liên khu ủy V (tháng 2- 195), Liên tỉnh IV (ba tỉnh Tây Nguyên) soạn các tài liệu: 'Thương dân yêu nước, đứng lên làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng”, Chủ nghĩa cộng sản và người cộng sản”, Khí tiết và đạo đức cộng sản" để giáo dục đảng viên và quần chúng. Ở nhiều cơ sở, đồng bào các dân tộc xác định thái độ chính trị: "7 yêu 3 ghét, 3 không sợ" (7 yêu là: yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu Đảng, yêu Bác Hồ, yêu lao động, yêu lẽ phải, yêu tiến bộ; 3 ghét là: ghét đế quốc phong kiến, ghét áp bức bóc lột, ghét lạc hậu; 3 không sợ là: không sợ đế quốc phong kiến, không sợ hy sinh gian khổ, không sợ ma quỷ). Trên cơ sở giáo dục phân rõ địch - ta, khẳng định niềm tin và quyết tâm "đi theo cách mạng, theo Bác Hồ" khắc phục các chiều hướng tư tưởng "đứng ở giữa", "đầu hàng đỡ" (tạm thời) hoặc "gió chiều nào che chiều ấy" (theo Lược sử hoạt động của Ban Tuyên giáo Kon Tum).

Trước thử thách rất lớn về lập trường và khí tiết cách mạng, đại bộ phận cán bộ, đảng viên đã đấu tranh kiên cường, giữ vững khí tiết của người cộng sản, bảo vệ tổ chức và uy thế chính trị của Đảng. Hàng ngàn tấm gương hy sinh oanh liệt của người cộng sản đã xuất hiện, trong đó có một số cán bộ tuyên huấn. Trong những giờ phút thừ thách ác liệt nhất, cán bộ và nhân dân miền Nam vẫn giữ vững niềm tin vào cách mạng, vào Đảng và Bác Hồ, kiên quyết đấu tranh chống địch bàng nhiều hình thức sáng tạo. Để bảo vệ cán bộ, ở nhiều địa phương nhân dân lập đội tự vệ dưới danh nghĩa "đội dân canh chống cướp” để báo động cho cán bộ khi địch đến, giải thoát những cán bộ bị địch bất. Nhân dân nhiều nơi không chịu tập trung “tố cộng". Khi bị tập trung, nhân dân đã biến cuộc "tố cộng" của địch thành cuộc tố cáo địch giết người, cướp của, đòi bồi thường thiệt hại. Chống lại các cuộc "tranh luận giữa quốc gia và cộng sản" do địch tổ chức, cán bộ ta đã bồi dưỡng lý lẽ cho những quần chúng trung kiên làm nòng cốt đấu tranh vạch mặt kẻ thù xâm lược và bọn bán nước, bảo vệ và làm sáng tỏ chính nghĩa cách mạng. Nhiều đồng bào đã hy sinh anh dũng trong cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng.

Cùng với khí thế đấu tranh của đồng bào cả nước, nhiều văn nghệ sĩ yêu nước đã can đảm dùng vũ khí thơ, văn, ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc chống ngoại xâm. Mặc dù Dụ số 13 của Diệm ấn định "báo nào đưa tin và bình luận có lợi cho cộng sản, bị phạt tiền từ 25.000 đồng đến l triệu đồng, phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”; dù chỉ một câu nói ủng hộ đòi hiệp thương tổng tuyển cử cũng đủ để bị quy tội, “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản", nhưng các báo tiến bộ ở Sài Gòn vẫn tích cực tham gia các cuộc vận động đồng bào đấu tranh chống “trưng cầu dân ý” của Mỹ - Diệm, chống bầu cử Quốc hội bù nhìn. Đặc biệt trong ngày lễ 1-5-1956 hàng trăm ngàn đồng bào dự mít tinh, biểu tình đòi tự do cơm áo, độc lập, hòa bình và thống nhất Tổ quốc, đòi hiệp thương, tổng tuyển cử có sự giám sát quốc tế. Trong hoà cảnh Diệm ngày càng xiết chặt hoạt động của báo chí, các báo tiến bộ chuyén sang hướng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, ủng hộ phong trào công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống xúc phạm nhân phẩm nữ công nhân, chống bớt công chồng việc, đòi tiền thưởng Tết, đòi lương tháng 13; ủng hộ giới tư bản trong nước đấu tranh chống hàng ngoại, khơi gợi tinh thần dân tộc, gây thành phong trào nhân dân bảo vệ hàng nội hóa. Diệm lập "Nha tổng phát hành thống nhất" để xiết chặt khâu phát hành nhưng làng báo không chịu bó tay. Báo Sài Gòn Mai và một số báo khác lập chợ "báo cổ động" để tự phát hành, Diệm không sao ngăn can được.

Trước hành động khủng bố ngày càng tàn bạo của địch, yêu cầu của cán bộ, đảng viên và quần chúng vũ trang chống khủng bố ngày càng cấp bách. Nhiều nơi quần chúng tìm lại vũ khí trước đây đã chôn giấu, cướp súng địch, hoặc dùng vũ khí thô sơ bí mật thủ tiêu những tên cảnh sát, chỉ điểm, tề điệp ác ôn nguy hiểm nhất. Vận dụng kinh nghiệm trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp, một số địa phương đã thành lập các đội vũ trang tuyên truyền để đột phá vào những nơi khó khăn, vừa tự bảo vệ để tiến hành công tác tuyên truyền, vừa diệt ác, trừ gian, gây uy thế cho cách mạng.

Tình hình lúc đó cho thấy hình thức đấu tranh chính trị đã tỏ ra không đủ mạnh để đối phó có hiệu lực với địch và tạo chuyển biến tình hình. Một số cán bộ cho rằng đấu tranh chính trị “chỉ có huề”. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 6- 1956 nhận định: Khả năng giằng co kéo dài, tình trạng chia cắt đang tồn tại ở miền Nam. Trong toàn quốc hiện nay hình thức đấu tranh là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang. Nói như tbế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định, . . .

Cần củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ làm chỗ dựa. Nghị quyết khẳng định một hướng mới: đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tụ vệ. Đây là một bổ sung quan trọng về đường lối đáp ứng trúng yêu cầu cấp bách của phong trào quần chúng, mở ra hướng mới cho công tác tư tưởng, đi đôi với hình thức chủ yếu tuyên truyền trực tiếp đến từng nhà, từng người, hình thức vũ trang tuyên truyền phát triển mạnh ở nhiều nơi, góp phần tích cực vào công tác phát động quần chúng.

Sau khi có Nghị quyết tháng 6- 1956 của Bộ Chính trị, hoạt động vũ trang tuyên truyền diệt ác ôn, chống bọn "tác động tinh thần", chiến tranh tâm lý, xây dựng và củng cố cơ sở chính trị được đẩy mạnh ở hầu hết các tỉnh nông thôn Nam Bộ và vùng rừng núi Liên khu V. Không chỉ các dội vũ trang tuyên truyền ra đời mà cncả các đội vũ trang tập trung, trung đội du kích thoát ly ở các khu căn cứ. Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ tháng 12- 1956 nhận định hoạt động vũ trang tuyên truyền và vũ trang tự vệ: đã hạn chế sự lùng sục của bọn chỉ điểm và tác động của bọn gây chiến tranh tâm lý, nội gián trong quần chúng. Nhiều nơị bọn tề điệp ác ôn co lại, quần chúng dễ thở hơn, bắt đầu nhóm họp, sinh hoạt trở lại, đấu tranh chống địch và bảo vệ tốt hơn. Công tác tuyên truyền của ta cũng do đó mà có diều kiện đến được tới quần chúng nhiều hơn.

Nghị quyết tháng 6- 1956 của Bộ Chính trị đáp ứng yêu cầu bức xúc trước mắt của phong trào quần chúng ở miền Nam Tuy vậy, trong thời kỳ này, "ta có sai lầm trong chỉ đạo chiến lược, chậm chỉ dạo chuyển hướng đấu tranh, chỉ nhấn mạnh đấu tranh chính trị khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ, nhân dân"[15]

Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết vạch ra đường lối cách mạng miền Nam, từ mùa thu năm 1955 đến mùa thu năm 1956, đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách miền Nam đã dự thảo bản Đề cương cách mạng miền Nam. Bản đề cương chỉ rõ xu thế phát triển tất yếu của cách mạng miền Nam “muốn chống Mỹ - Diệm ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác"; nêu ra 6 bài học chủ yếu của Cách mạng Tháng Tám và xác định phương hướng của cách mạng miền Nam là "dựa vào lực lượng cách mạng chính trị của quần chúng làm căn bản", tổ chức quần chúng vùng dậy đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Bản Đề cương cách mạng miền Nam có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận và cơ sở chính trị cho Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương đảng (năm 1959) và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960). Thông qua thảo luận, góp ý kiến bản Đề cương, các đồng chí lãnh đạo của các đảng bộ miền Nam có ý thức chuẩn bị cuộc nổi dậy trong khi chờ đợi chủ trương chính thức của Trung ương. Do đó, bản Đề cương đã góp phần tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho cao trào Đồng khởi sau này.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 1955 đến năm 1959, các phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình, hiệp thương tổng tuyển cử, đòi các quyền dân sinh, dân chủ, chống "tố cộng, diệt cộng", chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ bán nước đã thu hút gần 18 triệu lượt quần chúng tham gia, bao gồm đồng bào các giới, các dân tộc, các tôn giáo, từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi. Một đội quân chính trị đấu tranh chống Mỹ - nguỵ đã ra đời; và bằng hoạt động của mình, đội qnân này còn là một lực lượng sắc bén trong đấu tranh chống Mỹ - nguỵ trên mặt trận tư tưởng.

Trải qua đấu tranh quyết liệt chống chính sách đàn áp, khủng bố của bọn xâm lược và bè lũ bán nước, lực lượng cách mạng không tránh khỏi bị tổn thất, có nơi tổn thất nghiêm trọng, tình hình có lúc rất đen tối. Song nhìn chung toàn miền: “lực lượng lãnh đạo và cơ sở quần chúng vẫn còn. Đội ngũ tuy ít nhưng đều là những đảng viên, cán bộ, quần chúng trung kiên, vững vàng, quyết tâm tiêu diệt địch”[16], tất cả họ đều là "gạo cội", đã trải qua thử thách, đứng vững được tại xã, ấp; là những cán bộ tuyên truyền và tổ chức đấu tranh giỏi, được nhân dân tin cậy.

Run sợ trước làn sóng quật khởi của nhân dân, tháng 3-1959 Diệm tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh, tháng 5- 1959 ra đạo luật 10/59 đưa máy chém đi khắp miền Nam, giết hại những người yêu nước không cần xét xử.., Không khí khủng bố, giết chóc đè nặng lên thôn ấp. Cách mạng lâm vào tình thế rất khó khăn. Nhưng nhân dân ta miền Nam với tinh thần yêu nước rất cao, lòng căm thù quân cướp nước và bọn bán nước rất sâu sắc, bao đau thương dồn nén bấy lâu, quyết không thể chịu đựng mãi ách thống trị của Mỹ - Diệm. Chính trong lúc khó khăn đó, tình thế cách mạng cho các cuộc khởi nghĩa đã chín muồi. "Quần chúng không có con đường nào khác hơn là phải vùng lên một sống một chết với Mỹ - Diệm”[17].

Trong không khí sục sôi căm thù và đứng trước xu thế vùng dậy của quần chúng, tháng 1- 1959 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15, xác định Đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Nghị quyết Trung ương đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”[18]. Để thực hiện nhiệm vụ đó, con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Hội nghị Trung ương dự đoán: "Đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang một cục diện mới: chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta"[19]. Nghị quyết Trung ương chỉ rõ những công tác chính cần nắm vững và nhấn mạnh: Đặc biệt coi trọng công tác tư tưởng, nâng cao không ngừng trình độ tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí và sự trong sạch của hàng ngũ Đảng. Phải giáo dục, rèn luyện cho mỗi đảng viên trở thành một chiến sĩ kiên cường, bất khuất, luôn luôn nắm vững và biết chủ động vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, luôn luôn anh dũng đấu tranh chống kẻ thù và sẵn sàng hy sinh vì cách mạng, luôn luôn liên hệ mật thiết với quần chúng, tin tưởng sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

“Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. .. Nghị quyết đã đáp ứng nhu cắu bức thiết của cách mạng miền Nam lúc ấy, cứu lấy phong trào cách mạng đang trong cơn nguy biến nhất, đáp ứng nguyện vọng tha thiết và nóng bỏng của quần chúng vùng dậy phá tan xiềng xích nô lệ, từng bước giành quyền làm chủ... Nghị quyết này chứng tỏ quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin và kinh nghiệm các nước anh em, kinh nghiệm Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp vào điều kiện cụ thể đất nước ta sau Hiệp định Giơnevơ”[20].

Cuối năm 1959 Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủyV họp hội ghị quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 ủa Trung ương Đảng. Trước khi có Nghị quyết của Xứ ủy và Liên khu ủy, tinh thần nghị quyết 15 của Trung ương Đảng đã toả về các địa phương bằng nhiều con đường. Nghị quyết về tới cơ sở, đi vào quần chúng đúng lúc quần chúng đang ở vào tình thế muốn sống phải vùng dậy và đang khát khao mong đợi đường lối của Đảng. Cán bộ và quần chúng ở cơ sở hiểu nghị quyết với tinh thần "Đảng cho đánh rồi" và họ đã sáng tạo ra nhiều cách đánh bằng những phưng tiện có trong tay. Nghị quyết của Đảng phù hợp với ý chí quật cường và lòng mong đợi của nhân dân đã thổi bùng lên ngọn lửa “Đồng khởi” “nổi dậy và tiến công địch khắp miền Nam trong những tháng cuối năm 959 và cả năm 1960.

Để góp phần thúc đẩy "Đồng khởi” lên thành cao trào, ngày 22-4- 1960 Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị số 18-TVA về tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền động viên quần chúng. Bản Chỉ thị nhận định, do toàn đảng bộ chấp hành có kết quả chủ trương "đẩy mạnh đấu tranh chính trị kết hợp đúng mức với hoạt động vũ trang", tình hình chung ở Nam Bộ bắt đầu có những chuyển biến rất thuận lợi: Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân, nhất là ở nông thôn, phát triển mạnh mẽ, uy thế của ta lên cao nhanh chóng. Quần chúng phấn khởi, tin tưởng trước tình hình mới. Trước kia, do chính sách kìm kẹp, khủng bố đẫm máu liên miên của địch và do sự đối phó của ta không kịp thời và chưa tương xứng, một bộ phận quần chúng có hoang mang, dao động, sợ địch, thấy tương lai mờ mịt. Hiện nay, dư luận quần chúng rộng rãi hoan nghênh, ủng hộ các hoạt động vũ trang tự vệ của ta; công khai bàn bạc sôi nổi về sự suy yếu, tan rã của chính quyền Mỹ - Diệm ở cơ sở nông thôn. Tuy nhiên cũng có những nhận thức lệch lạc, biểu hiện chủ yếu là chủ quan, mất cảnh giác, cho là địch không còn khả năng phản ứng; ỷ lại vào hoạt động của lực lượng vũ trang, không nhân cơ hội thuận lợi đẩy mạnh đấu tranh chính trị dũng cảm và rộng rãi hơn nữa; cũng có một số lệch lạc khác như: rụt dè, không đẩy mạnh đấu tranh, sợ địch khủng bố trả thù mạnh hơn.

Về công tác tuyên truyền, kết hợp với lực lượng chính trị, các lực lượng vũ trang tiến hành công tác tuyên truyền rất có hiệu quả, đưa khí thế của phong trào quần chúng lên cao, hạ thấp uy thế của địch. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, đảng bộ đã tiến hành một đợt tuyên truyền về Đảng với quy mô chưa từng thấy trong 6 năm qua, đề cao khí thế của phong trào quần chúng và phổ biến đường lối, chính sách của Đảng được rộng rãi hơn. Các cấp ủy đảng đã động viên đông đảo quần chúng tham gia công tác tuyên truyền. Cả ở nông thôn và thành thị quần chúng báo cho nhau biết thắng lợi của phong trào, gây không khí bàn bạc rộng rãi, sôi nổi, mạnh mẽ chưa từng thấy trong mấy năm nay. Bấy lâu nay quần chúng như bị bịt miệng, bịt tai, nay công khai tố cáo tội ác Mỹ - Diệm, tạo thành một không khí chính trị mới. Phương tiện tuyên truyền được tăng cường. Các cấp ủy đảng đã áp dụng một cách sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền thích hợp với tình hình mới. Báo chí, bản tin của các tỉnh ra đều đặn, nội dung tốt, hình thức đẹp, có nhiều sáng tác văn nghệ thành công. Mặt yếu là so với sự phát triển mau lẹ của tình hình, công tác tuyên truyền chưa theo kịp. Nhiều vấn đề nảy ra trong nhận thức của quần chúng ta chưa kịp thời phát huy mặt tích cực, uốn nắn những lệch lạc.

Sau khi nhấn mạnh công tác tư tưởng, trước hết phải góp phần làm quán triệt hơn nữa phương hướng và phương châm đấu tranh mà Nghị quyết 15 của Trung ương và Nghị quyết tháng 11- l959 của Xứ ủy đã đề ra, bản Chỉ thị nêu một số biện pháp cụ thể: đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng, đây là hình thức chủ yếu; tăng cường báo chí, tập san, bản tin; phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các đội văn công nhỏ đi lưu động; tận dụng các khả năng tuyên truyền công khai; cổ động đông đảo quần chúng nghe đài của ta. Thành lập ban tuyên truyền cổ động ở các cấp xứ, thành, khu, tỉnh. Ban tuyên truyền cổ động là ban chuyên môn của cấp ủy, nằm trong Ban Tuyên huấn. Tùy theo điều kiện có thể thành lập ban tuyên truyền cổ động ở thị xã. Ban tuyên truyền cổ động chuyên phụ trách công tác tuyên truyền trong quần chúng, công tác tuyên truyền của các ngành, các đoàn thể và lực lượng vũ trang.

Ở khu V, Nghị quyết tháng 6- 1960 của Khu ủy, phần công tác tư tưởng, nêu rõ nhiệm vụ thường xuyên của công tác tư tưởng là quán triệt phương hướng, nhiệm vụ, phương châm đấu tranh ở mỗi vùng chiến lược; xây dựng tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thực hiện kỳ được ba bám, bốn cùng, năm bước công tác, năm khâu phát động, chống tư tưởng hữu khuynh, rụt dè, sợ địch.

Từ năm 1959, sự chi viện về nhiều mặt của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam ngày càng lớn mạnh. Về công tác tư tưởng, thông tin về tình hình miền Nam được tăng cường trên tất cả các phương tiện truyền thông ở miền Bắc. Tuy vậy do điều kiện khó khăn của miền Nam, nguồn tin còn hạn chế và chậm, cần được chi viện về cán bộ và phương tiện liên lạc. Cuối năm 1959, đoàn cán bộ Việt Nam Thông tấn xã tăng cường cho Liên khu V để chuẩn bị xây dựng Thông tấn xã Giải phóng có mặt đúng lúc nổ ra cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Trà Bồng. Tin về cuộc nổi dậy ở Trà Bồng được coi là tin đầu tiên của Thông tấn xã Giải phóng trước khi nó chính thức ra đời năm 1960. Lực lượng phóng viên được đào tạo tại chỗ cùng với lực lượng được chi viện từ miền Bắc, mạng lưới điện đài được tăng cường đã từng bước làm phong phú và kịp thời hơn lượng tin tức từ miền Nam cung cấp cho Tổng xã và các cơ quan thông tin báo chí ở Trung ương, phản ánh cao trào Đồng khởi. Công tác tuyên truyền đối ngoại, trong đó các phương tiện truyền thông là lực lượng quan trọng đã góp phần thông tin về cuộc đấu tranh của nhân dân ta nói chung và của nhân dân miền Nam Việt Nam nói riêng, tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Từ năm 1959 nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã lên án chính sách phát xít của Ngô Đình Diệm và lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam. Ngày 20-7- 1959, trong lúc phong trào Đồng khởi đang diễn ra ở miền Nam, thì Ngày Việt Nam được tổ chức ở 20 nước trên thế giới đòi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, đòi Diệm chấm dứt khủng bố, tàn sát và huỷ bỏ luật lệ phát xít. Trong lúc trên thế giới không ít người có tâm lý sợ Mỹ, thì sự kiện này cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta đối với dư luận quốc tế và đánh dấu bước tiến mới của công tác tuyên truyền đối ngoại của ta

Thực hiện Chỉ thị 18 - TVA, ngày 22-4- 1960 của Xứ ủy Nam Bộ, Ban Tuyên huấn Xứ ủy tổ chức một bộ phận cán bộ chính trị và cán bộ kỹ thuật tích cực chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập một cơ quan thông tin chính thức của các mạng miền Nam. Bằng những phương tiện cũ kỹ đã cất giữ từ trước và một số máy móc thu được của địch, các cán bộ kỹ thuật đã phát huy tinh thần sáng tạo, phục vụ kịp thời cho sự ra đời của Thông tấn xã Giải phóng (gọi tắt là Giải phóng xã), từ buổi phát tin đầu tiên vào 19 giờ ngày 12-10- 1960 thông báo với nhân dân trong nước và trên thế giới về cuộc Đồng khởi của nhân dân miền Nam chống Mỹ - Diệm, góp phần động viên, cổ vũ cuộc đấu tranh chính nghĩa của đồng bào ta, vạch mặt bọn xâm lược và bè lũ bán nước [21]

Tính đến cuối năm 1960, cao trào Đồng khởi của quân dân miền Nm đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở của địch ở nông thôn. Nhân dân đã giành quyền làm chủ, lập chính quyền tự quản ở 1.383 xã/2.627 xã toàn miền Nam, đồng thời làm tê liệt chính quyền Mỹ - Diệm ở hầu hết các xã khác. Phong trào Đồng khởi ở nông thôn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở đô thị. Trong năm 1960 ở miền Nam có 10 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị, tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh nhân ngày 20-7-1960 nổ ra trên khắp miền Nam với nhiều hình thức bãi công, bãi thị ở thành phố, mít tinh, biểu tình ở nông thôn, từ nông thôn kéo vào thành thị, chống chính sách khủng bố của Mỹ - ngụy, chống chính sách xâm lược và gây chiến của đế quốc Mỹ, động viên nhân dân vùng lên lật đổ Diệm.

Phong trào Đồng khởi đánh dấu bước chuyển mới của cách mạng miền Nam. Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng và nguyện vọng của nhân dân, quán triệt và thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc chống Mỹ và tay sai, ngày 20- 12- 1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đúng lúc cách mạng miền Nam bước sang một giai đoạn mới. Cũng từ đây, Giải phóng xã được coi là cơ quan phát ngôn chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, tiếp đó là sự ra đời của Đài phát thanh Giải phóng, góp phần tăng cường lực lượng hiến đấu trên mặt trận tư tưởng vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

3. Đại hội III của đảng và nhiệm vụ công tác tư tưởng trong hước phát triển mới của cách mạng

Sau thắng lợi của công cuộc củng cố miền Bắc và thắng lợi của cao trào Đồng khởi ở miền Nam cách mạng nước ta đứng trước một tình thế đầy triển vọng. Miền Bắc được củng cố một bước quan trọng trở thành hậu phương ổn định, có nhiều khả năng đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam. Với thắng lợi của cao trào Đồng khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công địch.

Trong các năm 1954 - 1960, Trung ương Đảng vừa tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trước mắt do bước chuyển mới của cách mạng đặt ra, vừa tiến hành nghiên cứu, hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9- 1960. Đại hội đã thảo luận và nhất trí thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, vạch rõ nhiệm vụ chung của toàn dân ta trong giai đoạn trước mắt là: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và thế giới” [22]

Đại hội khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong k;ến, thực hiện độc lập lân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: “Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bao vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và thế giới"[23].

Nghị quyết xác định đường lối chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: "Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn. truyền thống phấn đấu anh dũng và lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vũng chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cô miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và thế giới.

Muốn đạt mục tiêu ấy, phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công hương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật; biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến”[24]

Nghị quyết Đại hội đề ra nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đi đôi với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về kinh tế, phải đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hoá và kỹ thuật. Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng là làm cho tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần của nước ta và trở thành hệ tư tưởng của toàn dân, trên cơ sở đó mà xây dựng đạo đức mới của nhân dân ta.

Để đạt đượC mục tiêu đó, phải đẩy mạnh công tác giáo dục và đấu tranh tư tưởng nhằm phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu nước, ý chí thống nhất Tổ quốc và ý thưc làm chủ của nhân dân ta, chống lại mọi biểu hiện của tư tưởng tư sản, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, tiếp tục xóa bỏ mọi tàn tích của tư tưởng phong kiến và mọi tư tưởng sai lầm khác. . .

Giữ vững và không ngừng tăng cường tính chất giai cấp và tính chất tiên phong của Đảng. . . Phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí của Đảng. Góp phần tăng cường sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và đảng công nhân, tích cực đấu tranh bảo vệ sụ trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên quyết chống chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư.

Nghị quyết của Đại hội III là nguồn ánh sáng soi đường cho công cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước ta trong thời kỳ mới, là phương hướng cơ bản của công tác tư tưởng trong bước phát triển mới của cách mạng. Ngay sau Đại hội, Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy chỉ đạo tiến hành đợt tuyên truyền cổ động lớn trong các tháng 9, 10- 1960 nhằm giới thiệu khái quát và rộng rãi ý nghĩa và nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng; làm cho mọi người hiểu rõ mục tiêu phấn đấu lâu dài và những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trước mắt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; cổ vũ phong trào hành động cách mạng của quần chúng, hoàn thành kế hoạch năm 1960 và ba năm 1958 - 1960.

Tiếp đó, một đợt nghiên cứu sâu trong toàn Đảng những nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội đã được tổ chức trong những tháng cuối năm 1960 kết hợp với xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết. Những nội dung cơ bản của Nghị quyết được soạn thành những chuyên đề đưa vào chương trình giảng dạy chính trị trong hệ thống trường đảng, trường của Nhà nước, của các đoàn thể và hệ thống giáo dục quốc dân.

II- ĐỘNG VIÊN PHONG TRÀO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC

"CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA MỸ Ở MIỀN NAM

(1961 - 1965)

1. Động viên phong trào quần chúng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Triển khai Nghị quyết Đại hội III của Đảng, nhân dân miền Bắc bắt tay vào thực hiện kế hoạch năm 1961, năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) trong tình hình bộ mặt xã hội và chính trị miền Bắc đã có những thay đổi đáng mừng. Tuy nhiên quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa vừa mới xác lập, chưa được củng cố, trình độ kỹ thuật còn lạc hậu; nền kinh tế vẫn chỉ là nông nghiệp, sản xuất nhỏ, thủ công, năng suất thấp và bấp bênh; công nghiệp hiện đại, nhất là công nghiệp nặng còn rất nhỏ bé; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề rất ít và không đồng bộ; trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của cán bộ và nhân dân còn nhiều hạn chế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: Đường lối chủ trương có rồi, phải có biện pháp thực hiện cho tốt, kế hoạch 10 phần thì biện phap cụ thể phải 20 phần, chỉ đạo thực hiện sát sao phải 30 mươi phần[25] và “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội; trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”[26]. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 2-1961 Bộ Chính trị quyết định mở cuộc vận động chỉnh huấn mùa xuân năm 1961 Mục đích, yêu cầu của chỉnh huấn lần này là làm ho toàn đảng, toàn dân quán triệt tinh thần cơ bản của Nghị quyết Đại hội III của Đảng, xây dựng và bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng những tư tưởng phù hợp với chế độ chính rị và quan hệ sản xuất mới, với quy luật phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa, khắc phục những tư tưởng trở ngại, phát huy mọi nhân tố tích cực, thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng.

Những tư tưởng, tác phong mới cần xây dựng là: Ý thức làm chủ nhà nước và tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa; quan điểm "tất cả phục vụ sản xuất”, ý thức cần kiệm xây dựng nước nhà; tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Những tư tưởng, tác phong xấu cần chống lại là: chủ nghĩa cá nhân; quan liêu mệnh lệnh; tham ô lãng phí; bảo thủ rụt dè.

Tháng 3- 196 l, đến dự và phát biểu tại Hội nghị cán bộ lãnh đạo các ngành, các địa phương về kế hoạch tiến hành cuộc vận động chỉnh huấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Đợt chỉnh huấn này là một cuộc vận động lớn về tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân lao động, nhằm xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa”[27]. Nó "có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của chúng ta ngày nay", các cấp ủy đảng và cán bộ, đảng viên phải "đem hết tinh thần phụ trách trước Đảng, trước nhân dân mà tiến hành cho thật tốt. Cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành cần phải làm gương mẫu".

Xây dựng tư tưởng gắn với tổ chức hành động. Ban Tuyên giáo các cấp phối hợp với các ngành, các đoàn thể tiến hành công tác tuyên truyền vận động đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đoàn thanh niên phát động phong trào xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm, chỉ sau một thời gian ngắn đã có hàng triệu thanh niên đăng ký tham gia, hàng ngàn đội xung kích được thành lập. Những điển hình xuất sắc xuất hiện trong phong trào quần chúng trên những lĩnh vực chủ yếu được các ngành, các đoàn thể tổng kết, trở thành ngọn cờ cổ vũ phong trào thi đua. Trong công nhân và nhiều ngành khác có phong trào thi đua với tổ đá nhỏ ca A (Nhà máy Xi măng Hải Phòng) phấn đấu trở thành 'Tổ lao động xã hội chủ nghĩa ". Trong nông nghiệp, là phong trào “học tập đuổi kịp và vượt Hợp tác xã Đại Phong” (Quảng Bình). Trong công nghiệp là phong trào “học tập và thi đua với Duyên Hải (Nhà máy Cơ khí Duyên Hải ở Hải Phòng). Các hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp có phong trào thi đua với Hợp tác xã Thành Công (Thanh Hóa). Ngành giáo dục có phong trào “Hai tốt” (Dạy tốt, học tốt), “học tập trường Bắc Lý, thi đua với Bắc Lý”, (tỉnh Hà Nam). Trong quân đội, có phong trào thi đua “Ba nhất” (đạt thành tích nhiều nhất, đều nhất, giỏi nhất) nhằm đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội chính qui, hiện đại để bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam. Trong phong trào thi đua của các ngành, các giới, xuất hiện ngày càng nhiều "người tốt, việc tốt", đơn vị tiên tiến. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III (tháng 5- 1962) đã biểu dương những điển hình đó Các hoạt động tuyên truyền cổ động, thông tin đại chúng, văn hóa văn nghệ, bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, đã biểu dương và cổ vũ mạnh mẽ các điển hình cá nhân và đơn vị tiên tiến, nhân rộng phong trào "người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua”, theo huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để góp phần hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm 196 l - 1965, cần tạo chuyển biến mạnh về công tác tư tưởng. Đến thăm và nói chuyện với Hội nghị Tuyên huấn toàn miền Bắc tháng 4/1962, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn nhắc nhở cần tổng kết và phát huy những kinh nghiệm tốt trong công tác tư tưởng. Đồng chí nói: Trong Đảng ta không có ngành nào già bằng ngành tuyên huấn, vì từ khi có Đảng đã có nó rồi. . . Tuyên huấn là ngành già nhất, nên có nhiều kinh nghiệm nhất so với các ngành công tác khác của Đảng. Nhưng vì chúng ta chưa tổng kết được đầy đủ nên có cái trước làm đúng và làm hay bây giờ lại bỏ đi mất. Tôi nhớ năm 1953 ở Việt Bắc, các đồng chí ở xã lên cho biết nhiều gương làm công tác tuyên huấn rất giỏi. Ví dụ, có những xã cơ sở mất sạch, thế mà cán bộ về phát động lại tư tưởng, kết quả là nhân dân đã đứng dậy bao vây trở lại địch và đánh địch bật ra khỏi xã. . . Bây giờ trình độ văn hoá của cán bộ khá hơn, phương tiện nhiều hơn, đáng lẽ các xã phải làm việc này giỏi hơn, nhưng ngày nay có xã làm giỏi mà cũng có xã làm dở hơn trước nhiều. Vì sao vậy? Vì khi mình nắm chính quyền trong tay rồi , thì công tác vận động cách mạng, công tác tư tưởng tuy có nhiều phương tiện hơn, nhưng bên cạnh những mặt cố gắng và tích cực cũng có nhecng mặt tiêu cực. Do có chính quyền, do có nhiều phương tiện hơn mà ý thức cách mạng, ý thức đi vào quần chúng, nắm lấy quần chúng có thể yếu đi và nhường chỗ cho tác phong mệnh lệnh, quan liêu làn mất tính tích cực cách mạng của công tác tuyên truyền giáo dục của Đảng. . . Nói chung công tác tuyên huấn của ta có tiến bộ. . . Đáng lẽ nó phải tốt hơn, đáng lẽ những kinh nghiệm quý báu phải được nâng lên chứ đừng làm mất đi. . . Truyền thống của công tác tuyên huấn phải được truyền từ lớp người này sang lớp người khác và phong phú mãi lên, làm mất đi là một thiệt thòi lớn cho công tác tuyên huấn và là thiệt thòi chung của toàn Đảng, toàn dân. . .

Trong 5 năm 196 l - 1965, báo chí phát triển nhanh. Hệ thống báo Đảng từ Trung ương đến tỉnh, thành đã cùng với các đồng nghiệp khác góp phần tích cực phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và tuyên truyền, tổ chức phong trào quần chúng xây dựng miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Đến thăm và nói chuyện tại Đại hội lần thứ III các nhà báo Việt Vam (ngày 8-9- 1962) Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi "cán bộ báo chí, thông tin và đài phát thanh đã có cố gắng nhiều và tiến bộ khá”[28]. Bác nhận xét, số báo chí cũng đã tăng nhiều, từ nay cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng. Sau khi nêu rõ nhiệm vụ của báo chí, Bác nói về phê bình và tự phê bình trên báo: "Phê bình phải nghiêm chỉnh, chắc chắn, phụ trách, nói có sách mách có chứng. Phải phê bình với tinh thần thành khẩn xây dựng, "trị bệnh cứu người". Chớ phê bình lung tung không chịu trách nhiệm. Những người (bất lý ở địa vị nào) và những cơ quan được phê bình phải có thái độ thật thà, khiêm ốn. Phê bình đúng, thì phải đăng báo nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Nêu phê hình sai thì đăn báo giải thích. Quyết không được "phớt" lời phê bình và "trù" người phê bình[29]

Bác nói kinh nghiệm làm bảo của Bác là, mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem ? viết để làm gì ? viết thế nào cho phổ thông, dễ hiểu, ngàn gọn và dễ đọc ? Khi viết xong thì nhờ anh em xem và sửa giùm. Người căn dặn: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động"[30]

Cùng với sự phát triển của báo chí, thực hiện Chỉ thị số 172- CT/TƯ ngày 23-11- 1959 của Ban Bí thư, công tác xuất bản cũng có những chuyển biến mới: số lượng xuất bản phẩm tăng nhanh, một số loại chất lượng tốt, các mặt công tác phát hành, in và trình bày xuất bản phẩm có tiến bộ. Nhưng so với yêu cầu, chất lượng nhiều xuất bản phẩm còn thấp, thiếu sức thuyết phục và hấp dẫn, một số sách có những điểm viết sai chính sách hoặc để lộ bí mật. Sách cho thiếu nhi, cho đồng bào các dân tộc miền núi, sách ngoại văn còn ít. Về mặt tổ chức, các nhà xuất bản chưa được tăng cường đúng mức, cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn vừa thiếu vừa yếu, nhiều cơ quan chủ quản “khoán trắng" cho cán bộ phụ trách nhà xuất bản. Để khắc phục tình trạng đó, Ban Bí thư ủy nhiệm cho Ban Tuyên giáo Trung ương bàn bạc với các cơ quan chủ quản việc chỉnh đốn tổ chức và công tác của các nhà xuất bản, thông qua danh sách các ban biên tập và hội đồng xuất bản, hướng dẫn các nhà xuất bản về đường lối và phương hướng xuất bản, tổ chức việc kiểm tra về nội dung chính trị và tư tưởng của các xuất bản phẩm. Bộ Văn hóa có trách nhiệm duyệt kế hoạch xuất bản hàng năm của các nhà xuất bản, không để xuất bản trùng lắp; ngăn chặn việc vi phạm những quy định, thể lệ, chế độ về xuất bản đã được ban hành.

Về văn nghệ, Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III họp tháng 11- 1962 đã kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra tại Đại hội II và bàn định các chủ trương, biện pháp công tác trong nhiệm kỳ mới. Chuẩn bị cho Đại hội, các văn nghệ sỹ đã có cuộc sinh hoạt tư tưởng - lý luận, quán triệt các định hướng phát triển văn nghệ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội III của Đảng. Trong thư gửi Đại hội ngày 26- 11-1962, Trung ương Đảng nhận định, trong các năm 1958-1962, phong trào văn nghệ đã có những tiến bộ và thành tựu mới phục vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà. Khá nhiều tác phẩm văn nghệ mới của ta đã có tính hiện thực và tính nhân dân, chứa chan lòng yêu nước và tinh thần lạc quan cách mạng. Những hình thức nghệ thuật phát triển nhanh chóng, đượm màu sắc dân tộc. Các cơ quan và đoàn thể văn học, nghệ thuật đã quan tâm bồi dưỡng, đào tạo những tài năng mới, pbát huy sáng tạo nghệ thuật lành mạnh và tươi trẻ của nhân dân lao động, tạo nên một phong trào quần chúng rộng rãi, hào hứng tham gia hoạt động văn nghệ. Nền văn nghệ đẹp đẽ của các dân tộc thiểu số đã được khơi nguồn và khuyến khích phát triển. Công tác lý luận và phê bình đã có nhiều cố gắng mới, giữ vững và làm sáng tỏ đường lối văn nghệ của Đảng. Tuy vậy so với yêu cầu của cách mạng thì văn nghệ ta còn chậm trễ khá nhiều. Những tác phẩm miêu tả các mặt của cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội còn mờ nhạt, nông cạn. Những tác phẩm về đề tài đấu tranh thống nhất nước nhà tuy có nhạy cảm hơn, nhiệt tình hơn, nhưng cũng chưa thật sâu sắc. Nhiều tác phẩm văn nghệ chưa có tính đảng rõ rệt. Về nghệ thuật, ngoài bệnh sơ lược khá phổ biến, còn những biểu hiện của chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa tự nhiên, gần đây lại nảy ra bệnh "lai căng" trong một số ngành nghệ thuật. Công tác lý luận và phê bình chưa giải đáp được thoả đáng những vấn đề lớn của văn học, nghệ thuật đang đặt ra. Nhiều anh chị em văn nghệ chưa thật chịu khó đi sâu vào cơ sở sản xuất, chưa thật hòa mình vào quần chúng công nông binh, chưa thật chịu khó học tập chính trị để nắm vững thế giới quan vô sản, để vận dụng được chủ nghĩa Mác- Lênin mà phân tích những hiện tượng phức tạp và nhận thức một cách sâu sắc những vấn đề lớn đang đặt ra trong xã hội và để cảm thông nhạy bén với những cái mới đang nảy sinh trong đời sống hàng ngày.

Để thực hiện nhiệm vụ phát triển văn nghệ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội III của Đảng, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Trung ương Đảng đề nghị: Văn nghệ ta cần phải biểu dương và ca ngợi những tập thể và con người lao động xuất sắc trong phong trào quần chúng thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội ghi lại những hình ảnh tươi sáng của họ, những người anh hùng mới của dân tộc, của thời đại chúng ta. Văn nghệ còn phải là “một vũ khí sắc bén, giúp cho chế độ ta, nhân dân ta đánh bại những tư tưởng thù địch, đẩy lùi những tư tưởng ích kỷ, lười biếng, ươn hèn, những thói tục xấu xa, giúp cho cái mới luôn luôn nảy nở và con người mới phát triển không ngừng" . "Anh chị em văn nghệ ở miền Bắc hãy sáng tạo nhiều hơn nữa nhưng tác phẩm miêu tả sâu sắc ý chí sắt đá của toàn dân ta đang đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, ca ngợi hùng hồn hơn nữa tinh thần anh dũng tuyệt vời của đồng bào ta ở miền Nam, lên án mạnh mẽ hơn nữa tội ác của bọn cướp nước và bè lũ bán nước"[31]

Nói chuyện tại Đại hội ngày 1-12-1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những mong đợi của quần chúng đối với văn nghệ sĩ: “Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay, mà còn để giáo dục cho con cháu ta đời sau”[32]. Đối với những thói xấu còn sót lại của chế độ cũ, "văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn"[33]. Người căn dặn anh chị em văn nghệ sĩ "rèn luyện đạo đức cách mạng nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hòa mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị trau dồi nghề nghiệp; phải hết lòng giúp đỡ thanh niên, làm cho văn nghệ nước nhà ngày càng thêm trẻ, “thêm xuân"[34]

Những năm 196 1- 1964, đồng thời với đẩy mạnh toàn diện các hoạt động tư tưởng, khoa giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo cụ thể hơn hoạt động tuyên giáo ở các vùng. Trong kháng chiến, miền núi là địa bàn quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng. Đồng bào các dân tộc ở miền núi đã có những đóng góp to lớn. Dưới chế độ mới; so với trước, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào đã có những biến đổi, song còn nhiều khó khăn yếu kém. Tháng 8- 1963 Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác tuyên giáo miền núi. Ngày 31-8- 1963 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự Hội nghị và nói chuyện thân mật với các đại biểu. Người nêu rõ: Nhiệm vụ công tác tuyên huấn có thể chia ra hai mặt: một mặt là làm sao mưu lợi ích cho đồng bào. Một mặt nưa là làm sao tránh được tệ hại cho đồng bào. .. Muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc, thì phải bày cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để nâng cao đời sống của đồng bào. Người căn dặn cán bộ, đảng viên, đoàn viên, bộ đội, công an nhân dân vũ trang phải miệng nói tay làm, xung phong gương mẫu, cán bộ đi làm việc chỗ nào phải học tiếng ở đấy. Cán bộ các ngành trung ương phải có kế hoạch thiết thực giúp đớ đồng bào miền núi. Bộ đội, công an, công nhân nông trường, lâm trường, công trường, xí nghiệp, cán bộ thương nghiệp, y tế, giáo viên và tất cả cán bộ các ngành, mỗi người đều phải là người tuyên truyền chính sách của Đảng, của Nhà núớc, tuyên truyền cách cải tiến đời sống của đồng bào. Tuyên truyền không cần phải nói tràng giang đại hải. Mà nói ngắn gọn, nói những vấn đề thiết thực, chắc chắn làm được”[35]

Huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc xây dựng miền núi và công tác tuyên truyền ở miền núi, trong đồng bào các dân tộc, mà còn có ý nghĩa chỉ đạo đối với công tác tuyên giáo nói chung. Thực hiện thông tri của Ban Bí thư, các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương đã tổ chức phổ biến, thảo luận, quán triệt và thực hiện có hiệu quả chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác của ngành và địa phương mình.

Công tác tuyên truyền đối ngoại bước đầu được mở rộng, song còn yếu so với yêu cầu. Tháng 5-1962 Ban Bí thư ra Chỉ thị số 45 - CT/TƯ về đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại, xác định rõ nội dung tuyên truyền là: giới thiệu công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc về mọi mặt, có so sánh với chế độ cũ và chế độ Mỹ - Diệm ở miền Nam trong thời gian hiện tại; nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta để thực hiện thống nhất nước nhà, phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống Mỹ - Diệm và lập trường của Chính phủ ta về hòa bình thống nhất đất nước; giới thiệu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của nhân dân ta và chính sách đối ngoại của Nhà nước ta; giới thiệu lịch sử đấu tranh, nền văn hóa lâu đời, đất nước giầu đẹp, truyền thống yêu nước nồng nàn và cần cù lao động của nhân dân ta. Phương châm tuyên truyền là: chân thật, chính xác, sinh động, kịp thời, hợp đối tượng, phối hợp lực lượng trong nước và ngoài nước, vận dụng đúng đắn chiến lược và sách lược của đường lối quốc tế của Đảng. Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan chủ trì giúp Trung ương Đảng tổ chức, phối hợp lực lượng giữa các cơ quan có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đối ngoại, các cơ quan đối ngoại của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân cùng với các cơ quan thông tin đại chúng có nhiệm vụ tuyên truyền về Việt Nam ra nước ngoài. Ngày 5-9- 1963 ủy ban liên lạc văn hóa với nước noài được thành lập; các đơn vị khác như Nhà xuất bản Ngoại văn, Công ty Xuất nhập khẩu sách báo, các báo, tạp chí đối ngoại: Tin Việt Nam, Nghiên cứu Việt Nam, Báo ảnh Việt Nam... đã từng bước được tăng cường, góp phần mở rộng công tác tuyên truyền đối ngoại.

Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng: Tiếp theo cuộc vận động chỉnh huấn mùa Xuân năm 1961 bồi dưỡng "bốn quan điểm" cho cán bộ, đảng viên, các năm 1961 - 1965 Ban Tuyên huấn các cấp tích cực thực hiện việc cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận và chính trị trong toàn đảng và tham gia tiến hành cuộc vận động xây dựng “chi bộ bốn tốt". Các hoạt động nói trên đã đẩy mạnh một bước việc bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin và tư tưởng vô sản cho cán bộ, đảng viên, nhất là những quan điểm lớn khi bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao một bước nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng về đặc điểm và tính chất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, quan hệ của nó với sự nghiệp chống Mỹ ở miền Nam, tạo cơ sở cho việc tiếp tục bồi dưỡng và dần dần nâng cao trình độ chính trị, khoa học kỹ thuật và năng lực quản lý kinh tế cho cán bộ, đảng viên, từng bước khắc phục những yếu kém, bất cập.

Phong trào quần chúng thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) đạt một số kết quả đáng mừng, bước đầu xây dựng được một số cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội củng cố một bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, cải thiện đởi sống nhân dân. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch đề ra không thực hiện được. Có tình hình đó là do những khuyết điểm, nhược điểm về xác định mục tiêu, bước đi và trong tổ chức chỉ đạo những ngành kinh tế chủ yếu. Về nhận thức, đó là tư tưởng "chủ quan duy ý chí muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội mà không tính đến điều kiện, khả năng, hoàn cảnh của đất nước ta. .. Việc vận dụng mô hình, kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước anh em thiếu chọn lọc”[36]

Trong lúc Đảng ta đang lãnh đạo triển khai công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ ở miền Nam thì trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế diễn ra cuộc đấu tranh giữa đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa xét lại hiện đại, chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xô - vanh nước lớn. Đặc biệt, cuộc đấu tranh diễn ra trong các nước xã hội chủ nghĩa gây tác hại đến phong trào cách mạng thế giới- làm tổn thương đến sự đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng tiêu cực dến sự nghiệp cách mạng của nước ta. Vì lợi ích của sự nghiệp cách mạng thế giới và sự nghiệp cách mạng nước ta, Đảng ta đã có nhiều cuộc tiếp xúc với nhiều đảng anh em, ra tuyên bố, đề xuất các kiến nghị khôi phục đoàn kết.

Tháng 12-1963, Hội nghị lần thứ chín của Trung ương Đảng đã phân tích những đặc điểm của tình hình thế giới, nhiệm vụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nêu rõ lập trường, quan điểm của Đảng ta trên một số vấn đề có tính nguyên tắc về chiến lược và sách lược của phong trào, về chiến tranh và hòa bình, về phong trào giải phóng dân tộc, về quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chuyên chính vô sản, về nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ, đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa xét lại hiện đại và chủ nghĩa cơ hội dưới mọi mầu sắc, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, bảo vệ phong trào cộng sản quốc tế, bảo vệ Liên Xô, thành trì của cách mạng thế giới, bảo vệ cộng đồng xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, đường lối đúng đắn và thái độ có lý, có tình, chân thực, đoàn kết, trong sáng của Đảng ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, và giữ vững đường lối độc lập tự chủ của Đảng.

Đợt sinh hoạt chính trị trong nội bộ Đảng về Nghị quyết Trung ương chín tạo được sự nhất trí cao đối với những nhận định của Trung ương về tình hình thế giới và đường lối quốc tế của Đảng. Tuy vậy, cũng có một số rất ít cán bộ dao động trước những khó khăn, phức tạp của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, hoài nghi đường lối của Đảng, truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, coi thường tổ chức, vi phạm kỷ luật. Đảng đã nghiêm khắc phê phán những quan điểm và hành động sai trái của số cán bộ đó. Thực hiện Nghị quyết 12 của Trung ương Đảng về nhiệm vụ xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng và kế hoạch quân sự 5 năm 1961 - 1965, công tác tư tưởng đã góp phần giáo dục quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cổ vũ các phong trào tòng quân, luyện quân, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam. Trước những hoạt động ngày càng tăng của Mỹ - nguỵ tung gián điệp, biệt kích ra phá hoại miền Bắc và âm mưu mở rộng chiến tranh của chúng, công tác giáo dục nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu được tăng cường, nhiều toán gián điệp, biệt kích bị tiêu diệt, quân dân toàn miền Bắc quyết đánh, thắng mọi hành động phiêu lưu quân sự mới của Mỹ - nguỵ

Ngày 27-3- 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt, Hội nghị Diên Hồng trong thời đại mới, biểu thị quyết tâm cách mạng của toàn thể dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Bản báo cáo của Người khẳng định nếu Mỹ liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúng sẽ thất bại thảm hại. Người chỉ rõ nhiệm vụ của miền Bắc với vị trí là căn cứ địa, hậu phương của cách mạng cả nước, phải dành nhiều sức người, sức của tăng viện cho cuộc chiến đấu của đồng bào miền Nam, đồng thời gấp rút tăng cường tiềm lực quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu, và kêu gọi: “Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”[37]

Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy đảng tổ chức cho các ngành, các đoàn thể, các cơ quan thông tin tuyên truyền và lực lượng vũ trang tiến hành tốt đợt sinh hoạt chính trị về báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hội nghị chính trị đặc biệt gắn với đẩy mạnh hành động. Qua đợt sinh hoạt đã dấy lên một phong trào rộng lớn, "mỗi người làm việc bằng hai”, trên mọi mặt sản xuất, xây dựng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chi viện cho miền Nam.

Với tinh thần cảnh giác cao, chủ động chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, ngay trận đầu ngày 5-8- 1964 quân dân miền Bắc đã giáng trả cho không lực Mỹ một đòn đích đáng. Các hoạt động tư tưởng đã kịp thời nêu cao chiến thắng của quân dân ta, nêu rõ chiến thắng ngày 5-8 chứng tỏ quân dân ta hoàn toàn có khả năng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ, và nhân sự kiện này phát động một làn sóng chống Mỹ dâng cao trên toàn miền Bắc. Từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị đến nông thôn, trên 5 triệu lượt người đã tham gia hàng ngàn cuộc mít tinh, biểu tình lên án hành động dã man của Mỹ, khẳng định ý chí của toàn quân, toàn dân ta quyết đánh bại âm mưu và hành động mở rộng chiến tranh của Mỹ.

Các năm 1961 - 1965, chi viện về mọi mặt của miền Bắc cho miền Nam ngày càng tăng. Về công tác tuyên giáo, hàng ngàn cán bộ tuyên truyền, huấn học, văn hóa, văn nghệ, giáo dục, báo, đài..., được cử vào chiến trường, bổ sung cho bộ phận tuyên huấn các cấp. Tiền tuyến lớn là hiện thực nóng bỏng, hấp dẫn, lôi cuốn hoạt động báo chí, văn hóa, văn nghệ. Báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Việt Nam Thông tấn xã, Đài Tiếng nói Việt Nam và nhiều báo khác liên tục tăng cường cán bộ và phương tiện cho tiền tuyến lớn. Một bộ phận quan trọng các văn nghệ sĩ, các nhà báo có mặt ở mặt trận miền Nam. Nhiều sinh viên các khoa khoa học xã hội tình nguyện đi B đã trở thành các nhà báo, nhà văn hoạt động xông xáo trên các chiến trường Vượt qua mọi khó khăn, đường liên lạc trên làn sóng điện giữa Tổng xã với Thông tấn xã Giải phóng đã được khai thông Mạng lưới Thông tấn xã ở miền Nam ngày càng phát triển.

2. Động viên nhân dân miền Nam đánh thắng chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ

Phát huy thắng lợi của phong trào Đồng khởi, ngày 31-1-1961 Bộ Chính trị ra Chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội III, các nghị quyết của Trung ương và tình hình cụ thể sau Đồng khởi, Chỉ thị của Bộ Chính trị xác định phương hướng đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự. Nắm vững phương châm công tác ba vùng để có hình thức đấu tranh thích hợp.

Công tác quan trọng và khẩn cấp bậc nhất là phải ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, tiếp tục đẩy mạnh mọi hình thức đấu tranh để lấn địch từng bước tiến lên đánh đổ chúng hoàn toàn.

Trung ương cục miền Nam được thành lập; lãnh đạo của Đảng tại chiến trường Nam Bộ và khu V được tăng cường. Trong quá trình lãnh đạo phong trào Đồng khởi, lực lượng chính trị gồm cơ sở Đảng, Mặt trận và các tổ chức quần chúng, lực lượng vũ trang được củng cố và phát triển. Ban Tuyên giáo Trung ương cục, khu V và tuyên giáo các tỉnh, huyện, được củng cố, các binh chủng tuyên truyền, báo, dài, thông tấn xã, huấn học, văn hóa văn nghệ (văn công xung kích, điện ảnh, nhiếp ảnh, triển lãm, nhà in.. .) đều phát triển. Công tác phát triển đảng và công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảng viên được coi trọng. Một số đảng bộ mạnh lên qua đấu tranh quyết liệt với quân thù. Tháng 10- 1961 Trường Nguyễn Ái Quốc miền Nam được thành lập, năm 1962 bắt đầu mở các khóa đào tạo cán bộ một cách chính quy ở vùng giải phóng. Trường Đảng cấp khu, và một số tỉnh cũng được thành lập để bồi dưỡng cán bộ chủ chốt các cấp ở địa phương.

Hội nghị thành lập Trung ương cục miền Nam đã bàn định các biện pháp về tư tưởng và tổ chức để thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị. Về công tác tư tưởng, Hội nghị đánh giá: Từ Đồng khởi đến nay, tư tưởng rụt dè, co thủ, hữu khuynh đã bị đẩy lùi từng bước, từng vùng, tuy vẫn còn cơ sở để tồn tại và phát triển do sự giằng co giữa ta và địch còn quyết liệt, cần phải tiếp tục truy kích. Một số cán bộ, đảng viên còn những biểu hiện lệch lạc như: thấy khó khăn hơn thấy thuận lợi, đánh giá địch quá cao, đánh giá ta quá thấp; nặng "thủ" (co thủ), nhẹ "tấn" (tấn công); chần chừ, thiếu khẩn trương. Các biểu hiện co thủ, rụt dè, hữu khuynh vẫn là cản trở chủ yếu. Một số nơi có biểu hiện tư tưởng chủ quan, nôn nóng: coi như khởi nghĩa đến nơi; nặng mở rộng, nhẹ củng cố, xây dựng lực lượng vững chắc; chủ quan, thiếu cảnh giác. Có nơi phong trào lên, cán bộ, đảng viên lại thoát ly quần chúng, quan liêu mệnh lệnh, không quan tâm đời sống quần chúng. Chủ quan, nôn nóng thực chất cũng là hữu khuynh, ngại lâu dài, ngại gian khổ, muốn chuyển thế ngay. Những biểu hiện lệch lạc đó cần được uốn nắn để nâng cao ý chí chiến đấu, liên tục tiến công địch, nắm vững và thực hiện tốt phương châm đấu tranh.

Tháng 7- 1961 Trung ương cục ra Chỉ thị đánh giá mặt tiến bộ của công tác tuyên giáo: đã theo sát nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ của phong trào. Đồng thời,Chỉ thị cũng nêu lên một số hạn chế của công tác tuyên giáo là vẫn chưa sát hoàn cảnh của từng vùng; còn hời hợt, hình thức chủ nghĩa, chỉ tập trung vào những khẩu hiệu chính trị, ít đề cập những vấn đề về đời sống nhân dân; chủ quan, nôn nóng, cục bộ; chống tuyên truyền địch còn thiếu kịp thời; chưa chú ý lãnh đạo các hoạt động văn hóa, văn nghệ; Tuyên giáo cơ sở chưa hình thành. Bản Chỉ thị nêu lên nhiệm vụ cụ thể trước mắt của công tác tuyên giáo là:

- Về thông tin báo chí: Cấp khu ra ba tờ báo của Đảng, Mặt trận và Quân đội, nội san và tập san Văn nghệ; cấp tỉnh ra một tờ báo, nội dung chủ yếu là thông tin, có bản tin riêng. cho từng loại đối tượng (đồng bào Hòa hảo, Cao đài, đồng bào.. miền Bắc di cư, binh sĩ ngụy. . .), vận động và tổ chức nhân dân nghe Đài Giải phóng….

- Về văn nghệ: phát triển các đội văn công gọn, nhẹ, lưu động. Thành lập Hội văn nghệ giải phóng cấp xứ, khu và tỉnh.

- Về tổ chức: xây dựng bộ máy tuyên văn giáo xã, phát triển các tổ đọc báo, tổ nghe đài, tổ thông tin, tổ tuyên truyền xung phong. Mỗi tiểu tổ quần chúng là một tiểu tổ thông tin, tuyên truyền. Sử dụng bộ đội làm công tác tuyên truyền. Bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo bằng hình thức mở các hội nghị nghiệp vụ.

Để đối phó với phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quân và dân miền Nam và nhằm cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chính quyền Diệm, từ giữa năm 1961 đế quốc Mỹ tiến hành "chiến tranh đặc biệt”, mở đầu bằng kế hoạch Xtalây - Taylo với mục tiêu bình định miền Nam trong 18 tháng (từ tháng 7-1961 đến cuối năm 1962).

Mỹ - ngụy coi bình định, dồn dân, lập "ấp chiến lược" là nội dung cơ bản, là "xương sống" của chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Mục tiêu cơ bản của "ấp chiến lược” là kìm kẹp dân để "tát nước bắt cá”, lùng bắt cán bộ, đảng viên cộng sản, cơ sở cách mạng, đánh phá "tận gốc", bóp chết từ đầu phong trào đấu tranh và các cuộc nổi dậy của nhân dân. Đây là một biện pháp thực hiện chiến tranh tổng hợp (cả về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội), một cuộc "chiến tranh giành dân” rất quyết liệt và dai dẳng. Diệm tuyên bố gom dân lập ấp chiến lược là "quốc sách” của chế độ ngụy.

Dù địch có dồn được dân vào ấp chiến lược, chúng cũng không thể giành được lòng dân. Trong hoàn cảnh khó khăn người dân vẫn hướng về cách mạng. Phát huy tinh thần liên tục tiến công, các hoạt động tư tưởng đã góp phần phát động quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang ở khắp miền Nam, trên cả ba vùng: rừng núi, đồng bằng và đô thị. Về đấu tranh chính trị, liên tục nổ ra các cuộc đấu tranh của quần chúng chống địch càn quét, bắn phá, cưỡng bức, hãm hiếp phụ nữ, giết hại dân thường. Từ kinh nghiệm thực tiễn, ở các cấp tỉnh, huyện, xã đều thành lập Ban đấu tranh chính trị do một đồng chí ủy viên thường vụ cấp ủy phụ trách, có đại diện của Mặt trận, các đoàn thể tham gia. Mỗi cuộc đấu tranh đều có Ban chỉ huy công khai, có người phụ trách công tác tư tưởng, có lực lượng đấu tranh trực diện với địch, lực lượng hậu cần, lực lượng trinh sát, liên lạc. Kế hoạch đấu tranh được chuẩn bị tỉ mỉ, coi trọng công tác tư tưởng trong quần chúng, nhất là lực lượng đấu tranh trực diện với địch và tập dượt thành thục. Vai trò xung kích của phụ nữ, "đội quân tóc dài" nổi bật trong các cuộc đấu tranh trực diện, giằng co quyết liệt với địch giành nhiều thắng lợi. Ban Tuyên giáo các cấp đã bám sát các cuộc đấu tranh, giúp cấp ủy hướng dẫn tư tưởng, quán triệt phương châm đấu tranh, bồi dưỡng lý luận đấu tranh cho quần chúng, tuyên truyền phát huy thắng lợi, phổ biến kinh nghiệm. Trong năm 1961 toàn miền Nam có 33, 8 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị; số đồng bào ở các đô thị tham gia đấu tranh từ 3 l,5 vạn năm 196 l tăng lên 67,8 vạn năm 1962.

Cuộc đấu tranh của quân dân miền Nam chống địch dồn dân, lập ấp chiến lược là một cuộc đấu tranh toàn diện, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công, thực hiện ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), kết hợp lực lượng tiến công từ bên ngoài với sự nổi dậy từ bên trong ấp chiến lược trong đó, sức mạnh của lực lượng quần chúng nổi dậy từ bên trong là chính. Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt và dai dẳng, ta phá địch lập lại, ta lại phá, có nơi ta phải phá đi phá lại cả chục lần, có ấp tới 30, 40 lần. Công tác tư tưởng động viên phong trào phá ấp chiến lược cũng rất kiên trì và quyết tâm, cán bộ bám dân, bám địa bàn để vận động quần chúng..

Công tác binh vận được đẩy mạnh, huy động toàn dân tham gia với nhiều cách khôn khéo đã làm giảm sút tinh thần binh sĩ ngụy, những hành động đảo ngũ, rã ngũ, chống lệnh hành quân trong hàng ngũ địch ngày càng tăng. Các buổi phát thanh dành cho binh sĩ Mỹ khơi gợi cho một số người trong họ suy nghĩ về sự thật của cuộc chiến tranh này, và phong trào phản chiến ở ngay nước Mỹ.

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng thực lực của cách mạng chưa đủ mạnh, lực lượng vũ trang chưa phát triển kịp đòi hỏi của tình hình, địch lại sử dụng nhiều thủ đoạn và biện pháp chiến lược mới mà ta chưa có kinh nghiệm đối phó. Có nơi sau Đồng khởi, một số cán bộ chủ quan, kém cảnh giác, địch lợi dụng sơ hở này đã gây cho ta nhiều tổn thất, khó khăn, lúng túng. Hành động xâm lược vũ trang của Mỹ càng khơi sâu thêm lòng căm thù của nhân dân ta, rèn luyện thêm ý chí “kẻ thù nào cũng đánh thắng” của quân dân ta.

Cuộc tấn công địch về chính trị: Tháng 7- 1962 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đề ra "bốn chủ trương khẩn cấp”, đòi Mỹ phải đình chỉ chính sách và hành vi xâm lược vũ trang vào miền Nam Việt Nam; đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình; tổng tuyển cử tự do để bầu Quốc hội; thi hành một chính sách hòa bình trung lập. Các hoạt động tuyên truyền, đặc biệt ở các đô thị đã nêu cao "bốn chủ trương khẩn cấp" của Mặt trận nhằm chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và chính quền bù nhìn tay sai Mỹ, đoàn kết với tất cả những ai tán thành chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời với việc đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tháng 11-1962 Trung ương cục mở Hội nghị du kích chiến tranh để tổng kết điển hình, trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy phong trào chống địch càn quét và phong trào phá ấp chiến lược, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy giành và giữ quyền làm chủ ở nông thôn. Phát huy kết quả của Hội nghị, các hoạt động tư tưởng đã phổ biến kinh nghiệm giành và giữ quyền làm chủ ở nông thôn lúc đó là: "địch kìm kẹp ta phá kìm kẹp, địch lại kìm kẹp ta lại phá kìm kẹp, địch càn quét, lập ấp chiến lược, ta phá ấp chiến lược, địch lại lập, ta lại phá. Trong cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt đó, mỗi ngày ta tiến thêm một bước, đẩy lùi địch một bước, ta lớn mạnh thêm một bước, địch suy yếu đi một bước, tiến tới ta mạnh hơn địch và giành thắng lợi hoàn toàn". Biểu dương và phổ biến những kinh nghiệm cụ thể của 13 xã có phong trào du kích mạnh và các chiến sĩ du kích tiêu biểu, đặc biệt là kinh nghiệm xây dựng làng, xã chiến đấu, thực hiện khẩu hiệu: "Dân bám đất, cán bộ đảng viên bám dân, du ích, bộ đội bám giặc". Lực lượng vũ trang tổ chức rút kinh nghiệm chống càn, hạ máy bay lên thẳng và xe bọc thép của địch, trong đó có kinh nghiệm trận Phường Lụa của tỉnh Phú Yên. Từ thực tế chiến đấu, Hội nghị quân sự tỉnh Mỹ Tho kết luận: Lực lượng vũ trang ta có khả năng đánh càn quét thắng lợi, dựa vào làng, xã chiến đấu, kết hợp ba mũi giáp công. Phải đứng lại chống càn, không né tránh, đánh cả với trực thăng và xe bọc thép.

Công tác xây dựng Đảng luôn luôn có ý nghĩa quyết định đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đầu năm 1962 để tăng cường lãnh đạo đấu tranh, Trung ương cục ra Chỉ thị số 18-CT đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức để tiến lên giành những thắng lợi mới. Bản Chỉ thị nhận định, mặc dù cuộc chiến tranh diễn ra ngày càng gay go, ác liệt và phức tạp nhưng cán bộ, đảng viên nói chung vẫn kiên định lập trường chiến đấu, giữ vững phương châm đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tiếp tục phát động quần chúng khởi nghĩa và tiến công địch. Công tác tuyên truyền phát triển đảng, bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng được coi trọng. Về thực lực, số lượng đảng viên năm 1962 tăng gấp đôi so với cuối năm 1961. Bản Chỉ thị xác định công tác giáo dục chính trị và tư tưởng là "đòn xeo có tính chất quyết định đảm bảo những thắng lợi lớn hơn trong tình hình sắp tới". Nhiệm vụ của công tác tư tưởng và giáo dục chính trị là tiếp tục giáo dục đảng viên nắm vững phương châm đấu tranh, phương hướng nhiệm vụ trước mắt, nắm vững quan điểm trường kỳ gian khổ, tự lực cánh sinh nhất định thắng lợi; đồng thời biết tranh thủ thời cơ giành thắng lợi trong từng thời gian ngắn. Bí quyết là ra sức xây dựng và phát triển lực lượng ta về mọi mặt và liên tục tiến công làm tiêu hao, tiêu diệt ngày càng nhiều sinh lực địch, "chống chủ quan khinh địch, đồng thời chống hữu khuynh, rụt dè, bi quan". Theo quyết định của Trung ương cục. Tháng 4-1962 tạp chí Tiền phong, tạp chí Lý luận chính trị của đảng bộ ra đời, góp phần tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên (1962 - 1975). Ở khu V, năm 1963, báo Cờ giải phóng ra đời, với danh nghĩa cơ quan của Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khu V.

Bước sang năm 1963, quân dân miền Nam tiếp tục xốc tới, đánh những đòn mạnh hơn vào chiến lược "chiến tranh đặc biệt của địch. Ban thường vụ Trung ương cục ra Chỉ thị số 43-TV về công tác tuyên truyền năm 1963. Bản Chỉ thị nhận định, năm 1962 công tác tuyên truyền có những ưu điểm: theo sát sự chỉ đạo của Đảng, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là một số công tác trọng tâm: Tuyên truyền rộng rãi "bốn chủ trương cứu nước khẩn cấp" của Mặt trận, chống Mỹ vũ trang xâm lược miền Nam Việt Nam; phá ấp chiến lược; chống càn quét gom dân; phá thế kìm kẹp và xây dựng ấp, xã chiến đấu; đã chú ý nhiều hơn đến các vùng yếu, đi sâu hơn vào mỗi tầng lớp công nhân, nông dân, lao động thành thị, binh sĩ, đồng bào các tôn giáo, các tầng lớp bên trên. Diện tuyên truyền được mở ra với quy mô rộng lớn, hình thức rầm rộ và bước đầu đi vào chiều sâu, có thêm một số phương tiện tuyên truyền mới có tác dụng lớn (phát thanh, điện ảnh...).

Khuyết điểm chủ yếu của công tác tuyên truyền là chưa quan tâm đúng mức đến lãnh đạo tư tưởng, phát huy mặt tích cực, khắc phục tư tưởng ngại đấu tranh lâu dài, sợ gian khổ hy sinh, sợ vũ khí Mỹ, sợ trực thăng; ỷ lại miền Bắc.

Chưa chú ý đầy đủ đối với quần chúng cơ bản, có thiên hướng nặng về các tầng lớp trên. Kế hoạch hoạt động chưa chủ động phần lớn chờ từ trên dội xuống, chưa kết hợp với thực tế ở xã, ấp Quan liêu mệnh lệnh, hình thức, ít chú ý đến chiều sâu, đến từng tiểu tổ, từng người. Trong vùng giải phóng ít chú ý phát động quần chúng. Bộ máy tuyên giáo ở cơ sở, đơn vị trực tiếp chiến đấu chưa được xây dựng tốt.

Đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng tuyên truyền bao gồm: lực lượng đảng viên và đoàn viên thanh niên; lực lượng các tổ chức quần chúng; lực lượng vũ trang và bán vũ trang; lực lượng chuyên trách công tác tuyên truyền của các cấp. Đặc biệt chú ý xây dựng lực lượng tuyên truyền ở xã ấp, nơi trực tiếp chiến đấu hàng ngày với địch. Thành lập tiểu ban tuyên truyền trong Ban Tuyên huấn và Hội đồng tuyên truyền ở các cấp, ở cơ sở, tổ chức một mạng lưới tuyên truyền làm nhiệm vụ tuyên truyền bí mật và thường xuyên, một đội tuyên truyền xung phong làm nhiệm vụ tuyên truyền đột xuất (đối với vùng còn bị kìm kẹp, đô thị, thị trấn, đồn điền cao su). Xây dựng trung tâm văn hóa ở mỗi xã ấp, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động văn nghệ quần chúng, nói chuyện, triển lãm, mạn đàm, đọc tin tức, báo chí, nghe Đài Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam. Câu lạc bộ nông thôn là trung tâm tổ chức sinh hoạt văn hóa quần chúng ở xóm ấp, là cơ sở để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hàng ngày thâm nhập sâu rộng vào quần chúng.

Tháng 1- 1963, trong chiến đấu chống địch càn quét xuất hiện một tấm gương xuất sắc: Chiến thắng ấp Bắc (Cai Lậy, Mỹ Tho). Một thôn nhỏ với so sánh lực lượng địch 10 ta địch áp dụng các chiến thuật mới "trực thăng vận", "thiết xa vận", có cố vấn Mỹ chỉ huy, nhưng quân dân ta chiến đấu dũng cảm và mưu trí đánh cho chúng bị thất bại nặng nề: chết và bị thương 450 tên (có 9 cố vấn Mỹ), 16 máy bay lên thẳng bị bắn rơi, 3 xe bọc thép M-113 bị phá hỏng, 1 tàu chiến bị bắn chìm. Tấm gương và bài học của ấp Bắc được nêu cao và phổ biến rộng rãi, phong trào "thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công" do Trung ương cục phát động được hưởng ứng sôi nổi. Những tấm gương dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay địch và nhiều tấm gương dũng cảm khác được cổ vũ mạnh mẽ, khắc phục tâm lý sợ trực thăng và thiết xa của địch. Phong trào săn máy bay lên thẳng, diệt M-113 trở thành hoạt động thi đua sôi nổi, hào hùng của bộ đội, du kích khắp các vùng nông thôn, đồng bằng và miền núi, nhiều chiến sĩ giao liên, cả phóng viên thông tấn (phân xã Nam Tây nguyên) cũng tham gia lập công diệt máy bay lên thẳng.

Năm 1963 tổng số máy bay địch bị hạ là 690 chiếc, xe cơ giới bị diệt là 800 xe.

Trong thế bị động, lúng túng và thất bại, Mỹ - Ngụy càng điên cuồng khủng bố tất cả những ai chống lại chúng. Điều đó càng khơi sâu lòng căm thù, vùng lên tranh đấu của nhân dân. Trong phong trào đấu tranh của nhân dân năm 1963, các cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo ở Huế và Sài Gòn với vụ tự thiêu của các hòa thượng ở Sài Gòn ngày 22-5 và 11-6 phản đối chính sách khủng bố của chính quyền Diệm gây xúc động lớn trong các tầng lớp nhân dân. Đỉnh cao là cuộc xuống đường của 70 vạn nhân dân Sài Gòn ngày 16-6-1963 và cuộc tổng bãi khóa của học sinh, sinh viên Sài Gòn tháng 8-1963 Diệm - Nhu cấm báo chí đưa tin về những sự kiện này. Cán bộ cách mạng vận động các báo tiến bộ ở Sài Gòn đưa tin anh, tường thuật, bình luận… góp phần cổ vũ làn sóng đấu tranh của các tín đồ Phật giáo và nhân dân lan rộng khắp Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và các tỉnh. Công tác tư tưởng đã nhân những sự kiện đó, lên án tội bán nước và chính sách phát xít của ngụy quyền tay sai Mỹ, cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân.

Kế hoạch Xtalây - Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (7-1961 - 12- 1962) không thực hiện được. Mâu thuẫn Mỹ - Diệm và mâu thuẫn nội bộ bọn cầm đầu ngụy quân, ngụy quyền ngày càng thêm sâu sắc, buộc Mỹ phải "thay ngựa giữa dòng" bằng cuộc đảo chính lật đổ Diệm ngày 1- 11-1963. Diệm đổ nhưng mâu thuẫn nội bộ của chúng ngày càng tồi tệ hơn. Chỉ trong 20 tháng từ tháng 11-1963 đến tháng 6-1965 đã diễn ra hơn 10 cuộc đảo chính. Nhân dịp này cán bộ ta đã vận động báo chí tiến bộ ở Sài Gòn phanh phui những vụ bê bối, sự bạo tàn của họ nhà Ngô và sự lục đục tranh giành quyền lực giữa các phe phái phản động, tay sai Mỹ. 11 tờ báo bị chúng đóng cửa nhưng không thể che đậy được tình trạng rối ren của chúng.

Nhân lúc ngụy quân, ngụy quyền hoang mang, bối rối, nội bộ lục đục, quân dân ta ở miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Lúc này, phát triển lực lượng vũ trang trở thành một yêu cầu cấp bách. Tuyên huấn các cấp cùng với Mặt trận và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ... tuyên truyền và vận động phong trào thanh niên toàn quân diễn ra liên tục và sôi nổi. Phá ấp chiến lược vẫn là một cuộc chiến quyết liệt giữa ta và địch. Tại Hội nghị chuyên chống địch lập ấp chiến lược" tháng 6- 1963, Trung ương cục đã tổng kết những kinh nghiệm phong phú của nhiều dịa phương, phát động phong trào liên tục tiến công phá ấp chiến lược. Công tác tư tưởng đã góp phần phổ biến trong cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp. Hội nghị đã rút ra kinh nghiệm là: Phải tập trung toàn lực, toàn diện vào đánh dịch, nắm vững khâu chính là đẩy mạnh chiến tranh du kích, kết hợp chống càn quét với chống gom dân lập ấp chiến lược. Chỉ đạo phá ấp chiến lược phải kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng bên trong và lực lượng bên ngoài, bên trên và bên dưới, địa phương này và địa phương khác, kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công. Cần nhận rõ lực lượng chính trị quần chúng là cơ bản, lực lượng vũ trang kết hợp là đòn bẩy đặc biệt quan trọng. Từ thực tiễn phá ấp chiến lược, khu V cũng rút ra kinh nghiệm là: dân làm dân phá mới hay, dân làm quân phá biết ngày nào xong. Vận dụng những kinh nghiệm đó, các địa phương khắp miền Nam đã đẩy tới cao trào quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, biến ấp chiến lược thành ấp chiến đấu của ta.

Cuối năm 1963, phong trào đấu tranh kiên cường của quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản kế hoạch Xtalây - Taylo, "quốc sách ấp chiến lược" không thực hiện được, các chiến thuật "tân kỳ" của Mỹ (trực thăng vận, thiết xa vận...) cũng bị bẻ gãy. Kế hoạch Xtalây - Taylo bị phá sản thảm hại báo hiệu sự thất bại không tránh khỏi của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

Sau khi lên thay Kennơđi làm Tổng thống Mỹ (Kennơđi bị ám sát), Giônxơn lại tiếp tục chính sách xâm lược Việt Nam của Kennơđi một cách điên cuồng và trắng trợn hơn: Tăng cường sự chỉ huy trực tiếp của Mỹ, tăng hệ thống viện trợ hậu cần, viện trợ vũ khí, trang bị kỹ thuật và quân số cho quân ngụy; xúc tiến lập ấp chiến lược, ra sức bình định tập trung quanh Sài Gòn, cố gắng ổn định trong hai năm 1964-1965; dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam gây sức ép phải ngừng ,tăng viện cho miền Nam. Bọn tay sai ở miền Nam ra sắc luật đặt "Việt cộng và trung lập ra ngoài vòng pháp luật" và hung hăng hô hào "Bắc tiến". Kế hoạch mới của Giônxơn là tiếp tục "chiến tranh đặc biệt" với quy mô lớn hơn, đỉnh cao của "chiến tranh đặc biệt" và là bước mở đầu cho chiến lược "chiến tranh cục bộ".

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín của Trung ương Đảng (12- 1963) công tác tư tưởng đã làm cho quân và dân ta nhận thấy rõ cái gọi là kế hoạch mới của Giônxơn là một kế hoạch bị động, một bước lùi về mục tiêu chiến lược của Mỹ. Để tiếp tục đưa cách mạng miền Nam tiến lên, quân dân ta phải nắm vững phương châm kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, hai hình thức đấu tranh này đều cơ bản, có vai trò quyết định, trong đó đấu tranh vũ trang có vai trò quyết định trực tiếp tiêu diệt lực lượng quân địch. Cuộc chiến tranh sẽ kéo dài nhưng phương hướng phấn đấu là tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn. Kiềm chế và thắng địch trong "chiến tranh đặc biệt" đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó với "chiến tranh cục bộ" của Mỹ. Vận dụng sáng tạo phương châm "hai chân", "hai mũi" đánh địch ở cả ba vùng, đạt cho được hai mục tiêu: làm thất bại mưu đồ gom dân, lập ấp chiến lược của địch và tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã từng bộ phận quân địch. Mỗi người dân phải làm cho được ba việc: đánh giặc, đấu tranh chính trị, binh vận. Mỗi đơn vị quân đội, trong một trận đánh cũng phải làm được ba việc: tiêu diệt sinh lực địch, làm công tác binh vận và phá ấp chiến lược…

Đồng thời với tăng cường lực lượng chính trị, các đảng bộ ở miền Nam đã tích cực lãnh đạo xây dựng nhanh chóng lượng vũ trang. Cùng với sự phát triển nhanh của lực lượng tại chỗ, quân chủ lực từ miền Bắc vào với số lượng lớn, từng đơn vị tập trung, làm cho bộ đội chủ lực có bước phát triển nhảy vọt. Từ đầu năm 1964 lực lượng vũ trang của ta đã áp sát các đô thị, thực hiện nhiều trận đánh táo bạo vào các sân bay, kho tàng, trại lính Mỹ, các khách sạn dành riêng cho Mỹ, kể cả sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Chiến tranh được đưa vào các đô thị đã hỗ trợ cho hoạt động của các cơ sở cách mạng ở nội thành, khơi dậy phong trào đấu tranh chính trị của hàng triệu quần chúng, đặc biệt là ở Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, làm hỗn loạn hậu phương địch. Ngày 7-6- 1964 nhân dân Sài Gòn xuống đường đả đảo Mỹ- Khánh. Từ ngày 20-8-1964 liên tiếp hàng chục vạn người xuống đường biểu tình, viên chức tổng bãi công, sinh viên bãi khóa, người buôn bán bãi thị, kéo đến bao vây dinh Tổng thống đòi Nguyễn Khánh từ chức, đòi Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam. Từ ngày 9 đến ngày 21-8-1964, 20 vạn người kéo đến chiếm đài phát thanh, giương cao khẩu hiệu "Mỹ cút về nước". Từ ngày 21-8-1964 hàng vạn quần chúng ở Huế biểu tình chống Mỹ. Ngày 24-8-1964 nhân dân Đà Nẵng bãi công, bãi thị, bãi khóa, biểu tình, mít tinh, bao vây và chiếm Tòa thị chính, làm tê liệt thành phố suốt 9 ngày. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Namara sang Sài Gòn bị chết hụt. Chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nuyễn Văn Trỗi, nơi đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm giết hắn, anh bị giặc bắt, tra tấn dã man và kết án tử hình. Ngày 15-10-1964 người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi nêu cao khí tiết cách mạng, biến pháp trường thành nơi lên án bọn xâm lược hèn hạ. Việc địch sát hại anh Nguyễn Văn Trỗi làm dư luận cả nước phẫn nộ, nhiều cuộc biểu tình, mít tinh truy điệu anh diễn ra trong cả nước. Nhiều bài thơ, bài hát, sách báo viết về anh, một tấm gương anh hùng, bất khuất của thế hệ thanh niên Việt Nam chiến đấu chống Mỹ.

Trước thời cơ thuận lợi, Hội nghị Bộ Chính trị họp từ ngày 25 dến ngày 29-9-1964 chủ trương giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong một vài năm tới. Nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang, thực hiện các trận đánh tiêu diệt làm tan rã một bộ phận quan trọng chủ lực của địch, tranh thủ thời cơ đánh bại hoàn toàn quân nguy trước khi quân Mỹ nhảy vào. Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, các đợt hoạt động xuân - hè và đông - xuân 1964 - 1965 diễn ra trên khắp chiến trường miền Nam. Địch bị thương vong ngày càng nhiều, tinh thần sa sút. Đến tháng 2-1965 "quốc sách ấp chiến lược", một "xương sống" của "chiến tranh đặc biệt" hoàn toàn sụp đổ. Đội quân ngụy cũng đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Để cứu vãn tình hình, Mỹ quyết định đưa một lực lượng quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam và leo thang chiến tranh, dùng không quân và hải quân ném bom, bắn phá miền Bắc Hội nghị Trung ương cục lần thứ ba (tháng 1- 1965) bàn định các chủ trương, biện pháp tăng cường lãnh đạo sẵn sàng ứng phó với khả năng Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và tiến hành "chiến tranh cực bộ" ở miền Nam. Ban Tuyên giáo các cấp đã giúp cấp ủy chỉ đạo tiến hành một đợt giá dục trong toàn đảng bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp vũ lực lượng vũ trang, làm quán triệt nghị quyết của Trung ương cục, nhận rõ tình hình và nhiệm vụ, nâng cao quyết tâm đánh Mỹ, tin tưởng thắng Mỹ, chủ động tiến công địch trong mọi lúc, mọi nơi, quyết giành thắng lợi; phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chống ảo tưởng hòa bình, cầu an, co thủ, ngại gian khổ, sợ hy sinh.

Từ tháng 2-1965 Mỹ liên tục đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Ngày 8-3- 1965 đơn vị đầu tiên của Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 9 Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng, mở đầu cho việc đưa ồ ạt quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam. Cuộc kháng chiến chống My của nhân dân ta bước sang một giai đoạn mới.

Tóm lại, trong những năm 1961-1964, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đã chuyển sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần chuyển sang chiến tranh cách mạng, đánh thắng chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

Trong bước chuyển đó, đảng bộ miền Nam đã coi trọng lãnh đạo công tác tư tưởng, làm quán triệt trong Đảng và quân dân miền Nam những phát triển mới về phương hướng, nhiệm vụ, phương châm đấu tranh. Trong quá trình chỉ đạo tiến hành cuộc chiến đấu chống "chiến tranh đặc biệt", Đảng ta đã coi trọng tổng kết thực tiễn, không ngừng cụ thể hóa, bổ sung và phát triển đường lối và phương pháp cách mạng đã đề ra từ nghị quyết 15 của Trung ương Đảng. Chính nhờ đó mà đường lối, chủ trương và phương pháp cách mạng Đảng đề ra đã từng bước được hoàn thiện, mau chóng trở thành hành động tự giác của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và đồng bào thực hiện phương châm "hai chân", "ba mũi", "ba bám", kết hợp nổi dậy và tiến công, đánh địch ở cả ba vùng, sáng tạo ra nhiều cách đánh địch có hiệu quả cao, làm thất bại các chiến thuật mới với vũ khí hiện đại của Mỹ, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá rã tầng tầng lớp lớp ấp chiến lược của chúng.

Cuộc chiến đấu càng gian khổ, quyết liệt, việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, quyết tâm đánh giặc cứu nước, cứu nhà... càng đi sâu tới mỗi đảng viên, chiến sĩ và đồng bào. Cùng với các đợt giáo dục trong Đảng, các đoàn thể và lực lượng vũ trang, những điển hình tiêu biểu, những tấm gương đơn vị và cá nhân anh hùng được biểu dương mạnh mẽ, cổ vũ toàn quân và toàn dân xốc tới, liên tục tiến công và nổi dậy.

Ban Tuyên giáo và đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp được tăng cường từ trong quá trình Đồng khởi, đã nỗ lực rất cao, chịu đựng gian khổ, hy sinh, khắc phục khó khăn trong điều kiện chiến đấu quyết liệt với quân thù triển khai với mức cố gắng nhất các hoạt động tuyên truyền, thông tin, báo chí,... huấn luyện, văn hóa, văn nghệ... Trước yêu cầu phát triển của ngành, Ban Tuyên giáo Trung ương cục và khu V đã cố gắng mở được một số lớp cán bộ tuyên giáo cho các địa phương. Lực lượng cán bộ các binh chủng báo, đài, thông tấn, văn hóa văn nghệ, giáo dục... từ hậu phương lớn chi viện cho chiến trường ngày càng tăng, sát cánh chiến đấu trên mặt trận tư tưởng.

Các cán bộ tuyên truyền vai mang súng, vai mang loa bám đất, bám dân, ngày tham gia chống càn, đêm xung phong đột ấp gặp gỡ đồng chí, đồng bào củng cố niềm tin động viên chiến đấu, hoậc len lỏi sát bốt, phát loa vận động binh sĩ ngụy. Địch càn, bố liên miên, bom pháo dữ dội, như các lớp bồi dưỡng cán bộ vẫn mở, học viên phải học dưới hầm bí mật, phải che mặt để bảo đảm nguyên tắc bảo vệ cán bộ trong trận càn, một số cán bộ lớp, học viên và người phục bị hy sinh do bom, pháo của địch. Các nhà báo, nhà văn, nhiếp ảnh, quay phim vẫn bám sát chiến trường, nhiều đồng chí đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Có phân xã thông tấn phóng viên bị hy sinh hết, phải lập đi lập lại. Tuy khó khăn như vậy, nhưng mạng lưới báo miền, báo khu, báo tỉnh và các bản tin văn được hình thành và hoạt động dưới mọi hình thức. Các số báo cả báo Tết, báo Xuân, tạp chí văn nghệ được in ra, từ in sáp in thạch, đến in tipô... Cán bộ và công nhân các nhà in vượt qua mọi gian khổ hy sinh, bảo đảm việc in ấn báo chí và các tài liệu tuyên truyền giáo dục. Có nhà in 4 lần bị địch càn, dội bom pháo, biệt kích hoặc trực thăng "nhảy cóc"... , một số cán bộ, công nhân hy sinh, nhưng máy móc vẫn được chôn giấu, khi địch đi lại moi lên làm tiếp, không có máy thì in thạch, chỗ làm không yên thì in trên xuồng, che tum trong lau sậy, hoặc đào hầm bí mật để làm việc. Các hoạt động văn nghệ cũng rất tích cực, cùng với các hoạt động văn nghệ quần chúng ở thôn ấp, hoạt động của các đội văn công xung kích, các cuộc triển lãm, chiếu phim, đèn chiếu... có sức hấp dẫn đông đảo quần chúng Nhiều lần, các đội văn công xung kích, đội chiếu phim ra vùng tranh chấp, vùng tạm chiếm phục vụ đồng bào. Một số công nhân máy chiếu, cán bộ thuyết minh bị hy sinh trong khi làm nhiệm vụ... Ở Sài Gòn và các đô thị khác, trong điều kiện kiểm soát rất gắt gao của địch, nhưng được đồng bào nuôi dưỡng chở che các cán bộ tuyên truyển đã không quản ngại gian lao nguy hiểm vẫn tiến hành hoạt động gây cơ sở trong công nhân, học sinh, sinh viên và các tầng lớp lao động khác, vận động các nhân sĩ, trí thức, ký giả, văn nghệ sĩ yêu nước dùng thơ văn, báo chí và nhiều hoạt động có tính quần chúng, khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc, gây dựng và phát triển các phong trào muôn hình muôn vẻ của quần chúng đấu tranh chống Mỹ - ngụy... Trong nhà tù, bọn Mỹ - Nguỵ dùng mọi thủ đoạn tàn bạo làm cho các chiến sĩ cách mạng chết dần chết mòn, nhưng đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhiều quần chúng trung kiên vẫn tổ chức nhau lại, biến nhà tù thành trường học, dùng nhiều hình thức thích hợp tuyên truyền giáo dục lẫn nhau giữ vững tinh thần chiến đấu, tham gia đấu tranh chống địch khủng bố, đòi cải thiện chế độ lao tù, ra báo, biểu diễn văn nghệ, bí mật tìm cách liên hệ với bên ngoài, dù ở trong lao tù khắc nghiệt nhưng tấm lòng của... các chiến sĩ vẫn luôn hướng về cách mạng, về cuộc đấu tranh của toàn dân...

Trên đây là một số hình ảnh, ghi lại trong các bản tóm tắt "lịch sử hoạt động tuyên huấn của một số tỉnh, thành phố" phần nào nói lên những hoạt động với tinh thần tiến công của đội ngũ cán bộ tuyên huấn trên chiến trường miền Nam những năm 1961 - 1965.

III- ĐỘNG VIÊN QUÂN DÂN CẢ NƯỚC ĐÁNH MỸ, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ MIỀN BẮC, HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1965 - 1975)

1. Nêu cao quyết tâm đánh thắng chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965 - 1968)

Thay thế cho chiến lược "chiến tranh đặc biệt" đã thất bại thảm hại, từ những tháng đầu năm 1965 đế quốc Mỹ bắt đầu triển khai chiến lược mới, ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và tiến hành “chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam, đồng thời tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc và mở rộng chiến tranh san Lào. Như vậy, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đã không còn giới hạn ở miền Nam Việt Nam mà đã lan ra miền Bắc.

"Chiến tranh cục bộ" là nấc thang chiến tranh cao nhất của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Với hành động leo thang mới của Mỹ, chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh lớn nhất, ác liệt nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, gây nên tình hình hết sức căng thẳng không chỉ trên bán đảo Đông Dương mà còn đe doạ nghiêm trọng hòa bình thế giới. Nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới phản đối hành động xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta, quan tâm theo dõi diễn biến của cuộc chiến tranh với sự lo lắng: liệu Việt Nam, một nước nhỏ và nghèo, vừa ra khỏi cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có đương đầu nổi với Mỹ, một đế quốc có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới?

Đứng trước cuộc đụng đầu lịch sử mới, trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên có một số vấn đề được đặt ra: Quân Mỹ vào có làm thay đổi mục đích, tính chất, hình thức chiến tranh ở miền Nam có làm thay đổi về cơ bản so sánh lực lượng trên chiến trường, làm cho ta phải trở lại thế phòng ngự đường lối chống Mỹ, cứu nước của ta liệu có phải thay đổi hoặc điều chỉnh ?...

Trên cơ sở quán triệt trong Đảng và trong nhân dân Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 cửa Trung ương Đảng tháng 3-1965, công tác tư tưởng đã phân tích rõ âm mưu và hành động mới của Mỹ, tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh sẽ tăng lên gấp bội, nhưng (quốc Mỹ sẽ không sao đảo lộn được thế chiến lược hiện nay ở miền Nam. Bởi vì chúng đang ở thế thua, thế bị động về chiến lược và thất bại về chính trị, bị cô lập cao độ cả trong nước và trên thế giới, trong khi ta đang trên đà chiến thắng, ở thế chủ động và được nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đồng tình ủng hộ. Đảng và nhân dân ta quyết tâm đẩy mạnh cuộc kháng chiến để giành độc lập, thống nhất toàn vẹn cho Tổ quốc. Khẳng định đường lối và phương châm giành thắng lợi ở miền Nam đã đề ra trong các nghị quyết trước đây của Đảng, về cơ bản vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, trong tình hình cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau của mỗi miền, trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược, "miền Nam là tiền tuyến lớn và miền Bắc là hậu phương lớn - nhưng hậu phương ấy cũng đang có chiến tranh hạn chế và đang trực tiếp chiến đấu" nhằm "xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam". Vì vậy Đảng chủ trương chuyển hướng nền kinh tế miền Bắc sang thời chiến. Trong tình hình mới quân và dân miền Bắc nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ và tay sai, sẵn sàng chiến đấu và công tác bất kỳ nơi đâu khi Đảng cần, sẵn sàng đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, xây dựng tinh thần tự lực cánh sinh cao, chống chủ quan khinh địch. Giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước, cả nước đều tham gia đánh giặc, thực hiện Lời kêu gọi nhân ngày 20- 7- 1965 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu; dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn"[38].

Ở miền Nam, Ban Tuyên giáo các cấp giúp cấp ủy tổ chức quán triệt và thực hiện Nghị quyết 11 của Trung ương Đảng và Nghị quyết của Trung ương cục về công tác tư tưởng năm 1965 nhằm mục tiêu đưa phong trào đấu tranh quân sự và chính trị, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nông thôn và thành thị lên quy mô lớn, đạt hiệu quả cao hơn trước, triển khai nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, ổng động viên chính trị trong toàn Đảng, toàn quân và các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về tính chất, nhiệm vụ của cuộc đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân mới, nỗ lực tham gia tiến công địch, không sợ hy sinh gian khổ, sẵn sàng đối phó với "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, kiên định ý chí sắt đá: "Sẽ hy sinh tất cả thà chết chứ không chịu làm nô lệ, sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập hoàn toàn... Dù Mỹ có đưa 5 vạn hay 10 vạn quân, dù trang bị vũ khí gì hay bất cứ chúng đặt chân lên nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta cũng kiên quyết đánh bại chúng, đánh cho đến khi nào không còn bóng một tên xâm lược trên dải đất thân yêu của chúng ta"[39].

Tháng 12-1965, Hội nghị lần hứ 12 của Trung ương Đảng (khóa III), sau khi xem xét và đánh giá toàn bộ tình hình, đã kết luận: Ngày nay, mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, ực lượng so sánh giữa ta và địch vốn không thay đổi lớn, tuy cuộc chiến tranh ngày càng trở nên gay go ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch. Quyết tâm chiến lược của ta là: Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước… Phương châm chiến lược chung của chúng ta là: "đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính", trên cơ sở tiếp tục quán triệt và vận dụng phương châm đánh lâu dài, chúng ta cần cố gắng cao độ, tập trung lực lượng của cả hai miền để tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.

Nghị quyết 12 của Trung ương Đảng là sự kết tinh ý chí kiên cường, trí tuệ và tài năng sáng tạo của Đảng ta, nhân dân ta và dân tộc ta, là ánh sáng soi đường cho nhân dân cả nước ta tiến lên giành thắng lợi. Các hoạt động tư tưởng trong những năm 1965 - 1968 đã bám sát Nghị quyết 11, 12 của Trung ương Đảng và diễn biến của cuộc chiến tranh, làm quán triệt những nhận định của Đảng, xây dựng ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất cử loại chiến tranh nào, trước mắt là đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Những năm 1965 - 1968 các mặt công tác tư tưởng và khoa giáo đều phát triển. Để giúp Trung ương Đảng lãnh đạo cụ thể hơn đối với mỗi mặt công tác, từ tháng 2-1968, theo Quyết định số 1584 ngày 30-l-1968 của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương được tách ra thành hai ban: Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương.

a) Động viên quân dân miền Bắc chuyển hướng xây dựng kinh tế sang thời chiến, vừa sản xuất vừa chiến đấu, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ và tích cực chi viện cho miền Nam.

Từ sau ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ ngày càng tăng cường và mở rộng các hoạt động đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Một vấn đề lớn đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là: Trong điều kiện chiến tranh đang lan rộng ra cả nước, có thể tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc hay phải dừng lại?

Căn cứ các nghị quyết 11, 12 của Trung ương Đảng, công tác tư tưởng đã làm rõ chủ trương của Đảng ta là tiếp tục xây dựng miền Bắc thành hậu phương chiến lược vững mạnh, bảo đẩm cho kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. Là căn cứ địa của cách mạng cả nước, miền Bắc phải được xây dựng thành hậu phương chiến lược vững mạnh, bảo dảm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta giành được thắng lợi. Trong điều kiện trưc tiếp phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, miền Bắc phải tiếp tục được xây dựng theo phương hướng kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với củng cố và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại và phong tỏa của máy bay, tàu chiến Mỹ, đồng thời ra sức tăng cường lực lượng về mọi mặt cho miền Nam. Sức mạnh của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ là sức mạnh tổng hợp của chính chúng ta (cả hậu phương lớn và tiền tuyến lớn), và sức mạnh của thời đại. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chính miền Bắc xã hội chủ nghĩa là một trong những nhân tố tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Chỉ có một miền Bắc được xây dựng theo hướng chủ nghĩa xã hội mới tạo ra sự nhất trí về chính trị và tinh thần của toàn dân với quyết tâm "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Chỉ có tiếp tục xây dựng miền Bắc mới có thể tạo được sức người, sức của để chi viện cho chiến trường miền Nam.

Trong điều kiện phải chịu tác động lớn của chiến tranh, miền Bắc không thể giữ nguyên quy mô, tốc độ và phương hướng xây dựng kinh tế như trong thời bình, mà phải chuyển huớng xây dựng kinh tế sang thời chiến, làm cho việc xây dựng và phát triển kinh tế phù hợp với tình hình địch tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc, bảo đảm yêu cầu chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam; đồng thời vẫn phù hợp với phương hướng về lâu dài của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua lo năm xây dựng trong hòa bình, miền Bắc đã tạo lập được một số nền tảng bước đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, song chúng ta chưa có nhiều khu công nghiệp lớn tập trung, nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, các cơ sở kinh tế phân tán. Mỹ khó có thể làm tê liệt nền kinh tế dựa trên cơ sở nông nghiệp, cho dù chúng có thể phá huy các thành phố và khu công nghiệp. Đồng thời với chuyển hướng về xây dựng kinh tế, đẩy mạnh xây dựng kinh tế địa phương, cần chuyển hướng cả về tư tưởng và tổ chức và tăng cường lực lượng quốc phòng phù hợp với tình hình mới.

Kết quả công tác tư tưởng làm quán triệt các Nghị quyết 11, 12 của Trung ương Đảng đã góp phần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của quân và dân ta. Cả miền Bắc chuyển nhanh sang thời chiến. Với bản lĩnh của một dân tộc đã dày dạn trong đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhân dân miền Bắc bình tĩnh bước vào cuộc chiến đấu mới. Nhiều sáng kiến của các địa phương, các ngành, các đoàn thể được phát huy. Hàng loạt phong trào cách mạng được dấy lên, với hào khí của một dân tộc anh hùng, sục sôi khí thế chống Mỹ. Giai cấp công nhân thực hiện "tay búa tay súng", đồng bào nông dân thực hiện "tay cày tay súng". Hàng triệu thanh niên tình nguyện "ba sẵn sàng": sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm; sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất; sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần. Hàng triệu phụ nữ tình nguyện "ba đảm đang": đảm đang sản xuất và công tác thay thế cho chồng con đi chiến đấu; đảm đang việc gia đình cho chồng con, anh em đi tòng quân, phục vụ lâu dài trong quân đội; đảm đang phục vụ chiến đấu, tham gia dân quân tự vệ, luyện tập quân sự, sẵn sàng chiến đấu. Giới trí thức có phong trào "ba quyết tâm": quyết tâm phục vụ sản xuất và chiến đấu; quyết tâm đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hóa, tư tưởng; quyết tâm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa. Các lực lượng vũ trang thi đua giành danh hiệu "đơn vị quyết thắng" và "chiến sĩ quyết thắng". Các cụ phụ lão có phong trào “bạch đầu quân”, các cháu thiếu nhi thi đua "làm nghìn việc tốt", làm công tác Trần Quốc Toản.

Với tinh thần "mọi việc ta làm đều nhằm chống Mỹ bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh” trên mặt trận lao động sản xuất và bảo vệ sản xuất, chuyển hướng xây dựng kinh tế, trong những năm 1965 - 1968 quân dân miền Bắc đã làm cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa về căn bản được giữ vững, một số ngành còn phát triển thêm.

Thực hiện Chỉ thị số 104 (tháng 7- 1965) của Ban Bí thư, các hoạt động văn hoá, văn nghệ phát triển rộng rãi, phong phú, sinh động, góp phần khơi sâu lòng căm thù đối với bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai, cổ vũ tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khả năng sản xuất và chiến đấu của nhân dân, nâng cao sinh hoạt tinh thần của quần chúng, xây dựng một nền văn hóa xứng đáng với nhân dân ta, phục vụ sự nghiệp vĩ đại chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Trong chiến tranh, Đảng ta vẫn rất quan tâm gìn giữ và phát huy văn hoá tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, xây dựng và củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân các dân tộc, vận động cải tạo nếp sống cũ, bài trừ mê tín dị đoan, đồi phong bại tục, xây dựng nếp sống mới và đời sống văn hóa mới phong phú, lành mạnh, văn minh, tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đông đảo văn nghệ sĩ bám sát sản xuất và cuộc sống chiến đấu hào hùng của dân tộc để sáng tác. Các đội văn công ra tuyến lửa phục vụ đồng bào và chiến sĩ ngày đêm chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong các tác phẩm ca ngợi những sự tích anh hùng của quân và dân ta ở hai miền trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã nổi lên một số tác phẩm có giá trị về giáo dục tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Số sách in ra năm 1965 là 22 triệu bản, năm 1968 tăng lên 30 triệu bản. Số đội chiếu bóng lưu động năm 1968 tăng gấp hơn hai lần năm 1965. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh. "Tiếng hát át tiếng bom" là phong trào ca hát quần chúng thể hiện khí thế hào hùng, nếp sống lạc quan yêu đời của quân và dân ta trong những năm chiến tranh. Tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 4 (tháng 1-1968), trong thư gửi Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu dương những cố gắng và tiến bộ trên lĩnh vực văn nghệ và của các văn nghệ sĩ từ Đại hội lần trước đến Đại hội lần này, nêu tình hình và nhiệm vụ chung của quân và dân cả nước kêu gọi văn nghệ sĩ nước ta hãy mạnh dạn sáng tạo, tiến công liên tục trên mặt trận tư tưởng và văn hóa phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và cho cách mạng xã hội chủ nghĩa “hãy xứng đáng là chiến sĩ anh hùng diệt Mỹ trên mặt trận văn nghệ". Bức thư viết: "Văn nghệ ta phải có nội dung xã hội chủ nghĩa trong sáng và đậm đà tính chất dân tộc"... "đối với anh chị em văn nghệ sĩ của ta, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản phải là mục đích và lý tưởng đẹp đẽ nhất: Tổ quốc, nhân dân và cách mạng là đối tượng phục vụ cao quý nhất; văn hóa và tư tưởng là chiến trường; tác phẩm văn học, nghệ thuật là vũ khí sắc bén...

Trung ương Đảng tin rằng văn nghệ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước vẻ vang này sẽ đạt tới những đỉnh cao trong lịch sử văn học và nghệ thuật nước nhà"[40]. Trong chiến tranh ác liệt, mọi hoạt động tư tưởng (báo chí, đài phát thanh, thông tấn xã, xuất bản, giáo dục chính trị lý luận, văn hoá văn nghệ) đều được tăng cường. Mỗi đơn vị đều có phương án đảm bảo hoạt động trong thời chiến, kể cả trong tình huống ác liệt nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quan tâm việc chuẩn bị chu đáo, bảo đảm hoạt động nhanh chóng, liên tục của báo, đài, thông tấn xã trong tình hình mới. Mạng lưới các phân xã của Việt Nam Thông tấn xã và phóng viên thường trú của các báo Trung ương ở các địa phương, nhất là vùng tuyến lửa được hình thành, bảo dảm cho hoạt động thông tin đại chúng luôn luôn đứng ở mũi nhọn sản xuất và chiến đấu, kịp thời tố cáo tội ác dã man của đế quốc Mỹ trước dư luận trong nước và trên thế giới, khơi sâu chí căm thù, nêu cao những tấm gương đơn vị và cá nhân sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Công tác tư tưởng vừa phát huy những hình thức sinh động, cuốn hút đông đảo quần chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào hành động của nhân dân, vừa phát huy truyền thống công tác vận động quần chúng của Đảng đến với từng nhà, từng người, trong từng trận đánh và trên mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống. Đông đảo cán bộ, đảng viên bám ruộng đồng, bám nhà máy, bám trận địa, vận động và tổ chức quần chúng hăng hái sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng cuộc sống mới. Qua thử thách trong chiến tranh, miền Bắc thể hiện tính ưu việt của hậu phương xã hội chủ nghĩa. Một hậu phương trong chiến tranh ác liệt, đời sống của nhân dân nói chung vẫn ổn định. Một hậu phương chi viện ngày càng nhiều sức người sức của cho tiền tuyến lớn với tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Một hậu phương đầy tình nghĩa, các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có người đi chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu các hộ cô quả, neo đơn, những người bị tai nạn chiến tranh được tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và hợp tác xã chăm nom, giúp đỡ. Một hậu phương vững vàng, kiên cố, không gây rối loạn, hoang mang, nao núng trước sự đánh phá ác liệt của kẻ thù. Một hậu phương mà ở đó mọi người thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong gian khổ, hoạn nạn và thử thách, là niềm tin, niềm thôi thúc chồng con, anh em họ lớp lớp nối tiếp nhau ra tiền tuyến lớn sát cánh cùng đồng bào và chiến sĩ miền Nam ngày đêm chiến đấu. Đó là những đóng góp quan trọng và là kết quả của công tác tư tưởng, đồng thời đó cũng là cơ sở thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả xã hội của công tác tư tưởng.

Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ tăng cường quốc phòng chiến đấu bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam, với cố gắng lớn trong công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn Thanh niên và các cấp, các ngành, phong trào thanh niên xung phong tòng quân diễn ra sôi nổi, liên tục. Đi bộ đội, ra chiến trường trở thành nguyện vọng thiết tha của tuổi trẻ. Anh hùng Lê Mã Lương là một trong những tấm gương tiêu biểu "nước còn giặc còn đi đánh giặc", "cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù". 13 vạn cuốn sách về anh được in ra và phát hành rộng rãi trong thanh niên. Trong 4 năm 1965 - 1968, đã có 888.641 thanh niên nhập ngũ, trong đó có 336.941 người vào Nam chiến đấu. Các hoạt động tư tưởng đã thường xuyên cổ vũ phong trào bắn máy bay Mỹ bằng những vũ khí có trong ta. Khẩu hiệu "nhằm thẳng quân thù mà bắn" của anh hùng Nguyễn Viết Xuân được cổ vũ mạnh mẽ, đã trở thành hành động của hàng vạn chiến sĩ bộ đội và dân quân tự vệ. Năm 1965 quân dân miền Bắc đã bắn rơi 834 máy bay Mỹ, tiêu diệt và bắt làm tù binh hàng trăm giặc lái Mỹ, làm cho chúng bị thiệt hại lớn mà vẫn không đạt được một mục tiêu cơ bản của chiến tranh phá hoại là ngăn chặn chi viện từ Bắc vào Nam.

Các năm 1966, 1967, 1968 Mỹ ngày càng leo thang đánh phá miền Bắc, hòng "gây áp lực không thương xót"[41] đối với quân dân ta. Chỉ riêng năm 1967 khối lượng bom đạn chúng dội xuống miền Bắc đã gấp 7 lần năm 1965. Máy bay Mỹ đánh phá dã man cả vào các chợ, bệnh viện, trường học... tàn sát hàng ngàn phụ nữ, người già, người bệnh và trẻ em. Từ cuối tháng 4-1967 chúng mở rộng đánh phá liên tục vào Hà Nội, Hải Phòng; tàu chiến Mỹ tăng cường bắn phá, phong tỏa đường biển. Các hoạt động tư tưởng, trong không khí sôi sục chiến đấu, đã chiến đấu, đã nêu cao ý chí Việt Nam thể hiện trong Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17-7-1966 gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước: "Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ" Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn"[42]. Bao năm rên xiết dưới ách thống trị của nước ngoài, nhân dân Việt Nam hiểu rõ nỗi nhục mất nước và giá trị cao quý của độc lập, tự do. Nền độc lập, tự do mà nhân dân ta giành được là thành quả mồ hôi xương máu của các thế hệ người Việt Nam trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc là ý chí sắt đá của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, không gì có thể là chuyển được.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi dậy mạnh tinh thần yêu nước của toàn dân vượt qua mọi gian khổ sinh quyết đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Mọi mặt sản xuất, xây dựng, chiến đấu được đẩy mạnh. Trên mặt trận bắn máy bay, tàu chiến Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều điển hình cá nhân và đơn vị đánh giỏi bắn trúng, diệt nhiều máy bay Mỹ, bắn cháy tàu chiến Mỹ.


Giao thông vận tải là mặt trận ngày đêm nóng bỏng. Địch quyết phá để chặn chi viện của miền bắc cho miền Nam, ta quyết giữ và không ngừng mở rộng để chi viện ngày càng cao cho tiền tuyến lớn. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và của Trung ương Đoàn Thanh niên, các hoạt động tư tưởng đã góp phần động viên thanh niên tham gia các đội thanh niên xung phong. Chỉ trong vòng ba tháng, từ tháng 4 đến tháng 7-1965 gần 5 vạn đội viên thanh niên xung phong lên đường để cùng sát cánh với bộ đội Trường Sơn làm nhiệm vụ mở đường mới và đảm bảo giao thông vận tải chi viện cho tiền tuyến, vượt qua bom đạn ác liệt "địch đánh, ta cứ đi". Cuộc chiến đấu trên tuyến đường lửa là một thiên anh hùng ca. Mỗi đoạn đường Trường Sơn hằng ngày, hằng giờ diễn ra những sự tích kỳ diệu, sáng chói chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Báo, đài và nhiều cuốn sách đã liên tục nêu cao ý chí sắt thép của bộ đội Trường Sơn và thanh niên xung phong "sống anh dũng bám đường, chết kiên cường dũng cảm", "tim có thể ngừng đập nhưng mạch máu giao thông không thể tắc". Biết bao tấm gương hy sinh oanh liệt, một trong những tấm gương tiêu biểu là đội nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)… Để góp phần giữ vững giao thông vận tải chi viện cho tiền tuyến, đồng bào các tỉnh Liên khu IV không tiếc sức người, sức của với tinh thần "xe chưa qua, nhà không tiếc". Vai trò to lớn và hoạt động sáng tạo của nhân dân ta để đảm bảo giao thông vận tải thông suốt, đã được khái quát thành câu ca:

"Dễ mười lần không dân cũng chịu

Khó trăm lần dân liệu cũng xong"[43].

Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước họp ngày 30-12-1966 đã tuyên dương nhiều đơn vị anh hùng và 111 anh hùng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta.

Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng kịp thời chuyển hướng để đảm bảo yêu cầu lãnh đạo quân dân ta thực hiện tốt những nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc. Thực hiện Chỉ thị số 88 - CT/TƯ ngày 2- 1- 1965 của Bộ Chính trị, cuộc vận động chỉnh huấn mùa Xuân năm 1965 được tiến hành trong toàn Đảng nhằm nâng cao ý chí phấn đấu, nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, khắc phục những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Học tập kết hợp với tự phê bình và phê bình, quán triệt nhiệm vụ mới, phát huy tính tiên phong của đảng viên cộng sản, sẵn sàng đứng ở hàng đầu trên trận tuyến cách mạng. Nhân dịp những ngày kỷ niệm quan trọng (kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đảng, 150 năm ngày sinh Các Mác) đều tiến hành các đợt giáo dục chính trị, tư tưởng trong Đảng.

Trong 5 năm 1964 - 1968 toàn Đảng đã kết nạp được 486.123 đảng viên, gấp hơn 2 lần các năm 1961 - 1964. Số đảng viên được kết nạp nhiều nhưng số được huấn luyện còn ít. Kết quả kiểm tra cuối năm 1965 ở 31 đơn vị, có 50.760 đảng viên dự bị nhưng mới huấn luyện được 25.300 đồng chí, tức là chưa được một nửa. Việc giáo dục đảng viên còn làm theo từng vụ, từng việc, chưa có chương trình, kế hoạch giáo dục toàn diện và lâu dài. Một số cấp ủy chưa quan tâm công tác giáo dục đảng viên, có nơi khoán trắng cho cán bộ tuyên huấn. Ban Bí thư quyết định tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp sửa bản dự thảo kế hoạch mở lớp thí điểm giáo dục đảng viên mới do Ban Tuyên huấn Trung ương soạn. Ban Tuyên huấn Trung ương phôí hợp với Thành ủy Hà Nội mở 2 lớp thí điểm: một lớp cho đang viên mới ở các xí nghiệp công nghiệp, một lớp cho đảng viên mới ở nông thôn. Ngày 14-5- 1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với các học viên trong buổi khai giảng. Giảng viên đều là các đồng chí lãnh đạo của Đảng phụ trách công tác xây dựng Đảng và các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp... Bác nói với các đồng chí học viên: "Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt. Muốn xây dựng chi bộ "bốn tốt" thì phải bồi dưỡng lập trường vô sản cho đảng viên. Muốn có lập trường vô sản vững chắc, thì đảng viên phải có ý thức giai cấp, đồng thời phải có lý luận cách mạng. Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng. Vì vậy, các cô, các chú phải chịu khó học tập..."[44]. Bác căn dặn các đảng viên mới phải học tập nắm vững những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa cộng sản, về đường lối của Đảng và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng nước ta, về tổ chức cơ sở của Đảng, nhiệm vụ quyền hạn và phương pháp công tác của người đảng viên. Bác nhắc nhở: các cô, các chú còn phải nắm được phương pháp công tác cách mạng của Đảng, ví dụ như cách vận động quần chúng. Không đi theo đường lối quần chúng của Đảng thì sẽ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng. Bác chỉ thị: "Từ nay trở đi công tác giáo dục đảng viên phải là một điều quan trọng trong chương trình công tác của cấp ủy Phải bồi dưỡng giảng viên lý luận cho chi bộ. Tất cả các đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận và chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình"[45].

Sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm rút ra từ các lớp thí điểm đã tạo chuyển biến mới trong lãnh đạo của các cấp ủy, đưa công tác giáo dục đảng viên đi vào có chương trình, kế hoạch tiến hành thường xuyên, các Truởng Đảng huyện được xây dựng, bộ phận huấn học trong các Ban Tuyên giáo được tăng cường để bảo đảm thực hiện chương trình kế hoạch giáo dục đảng viên. Là người quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, tháng 3-1967, khi đến thăm lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện, được biết trong tổng số 288 học viên chỉ có 16 cán bộ nữ, Bác phê bình và mong các đồng chí lãnh đạo các cấp khắc phục bệnh hẹp hòi, không đánh giá đúng khả năng của phụ nữ, không quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ.

Từ năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng huy hiệu của Người cho những người tốt làm việc tốt được báo, đài nêu gương. Tháng 6- 1968 Bác mời các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên huấn và Bộ Văn hóa để bàn việc xuất bản loại sách người tốt việc tốt. Bác nói: "Nhìn lại lịch sủ mấy nghìn năm của ông cha ta, ta cũng thấy điều đó. Cứ mỗi lần có những thử thách lớn thì nhân dân ta lại tỏ rõ khí phách, nêu cao phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngày nay, chúng ta lại đang đứng trước những thử tháeh rất lớn, truyền thống anh hùng hàng nghìn năm đang được nhân dân ta phát huy đến độ cao chưa từng thấy. Và đã có những người làm nên sự tích oanh liệt được Đảng và Nhà nước tuyên dương..."[46]. Nhưng dù sao, số người và tập thể được công nhận là anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua, được tặng huân chương, huy chương vẫn chỉ là số ít so với hàng triệu, hàng chục triệu con người hàngngày góp gió thành bão, đang gánh vác mọi việc nước, việc nhà để đánh thắng giặc Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội… Những chiến công và thành tích nổi bật, vang dội thì ai cũng có thể nhìn thấy được. Còn những việc nhỏ, bình thường thôi nhưng ích nước lợi dân thì hay bị xem thường... Người tốt, việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có. Ngành giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có... Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp, lấy quần chúng giáo dục quần chúng cũng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn. Đó cũng là cách thực hành đường lối quần chúng trong công tác giáo dục.

Bác hỏi các đồng chí lãnh đạo tuyên huấn: Lâu nay các chú tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào? kết quả ra sao? Các chú có xem xét công tác giáo dục thanh niên không? Bác nói: Theo Bác, hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Mấy chục năm nay cán bộ, đảng viên và nhân dân ta thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin bằng cách ra sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với nhau có tình có nghĩa. Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin một cách thiết thực nhất.

Về loại sách Ngủời tốt, việc tốt sắp làm, Bác căn dặn: Không nên tham viết dài. Nhân dân ta có truyền thống kể chuyện ngắn gọn mà lại có duyên. Các chú phải học cách kể chuyện của nhân dân. Nên kèm theo nhiều tranh vẽ dễ hiểu và đẹp, nhưng đừng vì vẽ nhiều mà tính đắt quá. Bác góp ý cụ thể về khuôn khổ cuốn sách, không nên to quá hoặc nhỏ quá. Ngoài bìa cần có dòng chữ Loại sách người tốt, việc tốt. Phải bàn tập thể để đặt tên sách và viết lời tựa cho đúng, cho hay. Có sách rồi lại phải biết tuyên truyền, giới thiệu sách cho nhiều người biết và đọc. Ở trang đầu mỗi cuốn sách đều phải ghi một câu Hoan nghênh bạn đọc phê bình. Từ nay trở đi, trên sách hay trên báo, các chú nên luôn luôn có câu đó. Bác biết các chú văn hay chữ tốt, nhưng dù sao nhân dân trăm tay nghìn mắt vẫn có nhiều ý kiến thông minh giúp các chú tiến bộ hơn.

Thực hiện lời hứa với Bác, Ban Tuyên huấn Trung ương đã tích cực chỉ đạo biên soạn và xuất bản, đúng ngày 2-9-1986 kỷ niệm ngày Quốc khánh, các cuốn đầu tiên của loại sách Người tốt, việc tốt ra mắt bạn đọc. Đến giữa năm 1969 đạt số lượng xuất bản gồm 9 triệu 80 vạn cuốn, được đông đảo người đọc hoan nghênh, có tác dụng giáo dục sâu sắc. Mục "người tốt, việc tốt" cũng trở thành một mục thường xuyên của của báo Đảng, đoàn thể. Nêu gương các điển hình tiên tiến và những người tốt, việc tốt có tác dụng lớn và trở thành một trong những phương thức chủ yếu của công tác tuyên truyền giáo dục.

Hoạt động tư tưởng ở các địa phương và cơ sở luôn luôn nảy sinh những cái hay, những cách làm tốt. Năm 1967, từ kinh nghiệm của phong trào thi đua "Hai giỏi" ở Quảng Bình và cuộc vận động "Báo công” ở "tỉnh tấn Thái Bình", Ban Tuyên huấn Trung ương đã nghiên cứu tại chỗ, rút kinh nghiệm và kiến nghị với Ban Bí thư đưa cuộc vận động "Báo công, lập công" thành nền nếp hàng năm (Chỉ thị số 153 của Ban Bí thư, tháng 6- 196'7). Đây là một hình thức lấy quần chúng giáo dục quần chúng, nâng cao tính quần chúng của công tác tư tưởng. Đây là cách giáo dục lấy xây làm chính, nâng cao con người lên, thấy được công lao, ưu điểm của họ, phát huy ưu điểm để khắc phục khuyết điểm, phát huy những cái hay, cái đẹp trong mỗi con người.

Từ khi bước vào cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, công tác tuyên truyền đối ngoại đã từng bước được tăng cường. Được sự giúp đỡ của anh em bạn bè trên thế giới, chúng ta đã tích cực tranh thủ các diễn đàn quốc tế (phong trào không liên kết, Đoàn thanh niên dân chủ thế giới, Liên đoàn phụ nữ quốc tế, v.v.) và thông qua các hoạt động ngoại giao, nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược, tố cáo tội ác dã man của Mỹ, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ to lớn của anh em bè bạn và nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Đài phát thanh Cuba dành cho ta một kênh tiếng Anh phát 6 buổi một ngày để tuyên truyền vào nhân dân Mỹ. Việc củ các đoàn ra, đón các đoàn vào, kể cả các đoàn người Mỹ tiến bộ, trong đó có nhiều nhân sĩ, nhà báo, văn nghệ sĩ có tiếng, ngày càng mở rộng. Được tận mắt chứng kiến cuộc chiến đấu chính nghĩa, hào hùng của quân dân ta và tội ác dã man của đế quốc của Mỹ, những người đến Việt Nam đều lên án cuộc "chiến tranh bẩn thỉu" của Mỹ, khâm phục và đồng tình ủng hộ nhân dân ta. Tòa án Bertrand Roussel kết tội đế quốc Mỹ, đã gây ảnh hưởng rộng rãi trong dư luận tiến bộ trên thế giới. Những kết quả đó đã góp phần từng bước hình thành mặt trận thống nhất ba nước Đông Dương chống Mỹ và mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, xây dựng hậu phương quốc tế cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta.

Hội nghị lần thứ 13 của Trung ương Đảng (1- 1- 1967) chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch, song song với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, phối hợp giữa các mặt đấu tranh đó để giành thắng lợi to lớn hơn nữa. Quán triệt nghị quyết Trung ương, các hoạt động tư tưởng đã vạch trần những thủ đoạn "hòa bình" giả hiệu của Mỹ, nêu cao lập trường bốn điểm của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và tuyên bố năm điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, trước mắt đòi Mỹ phải chấm dứt không diều kiện và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Thắng lợi vang dội của ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 ở miền Nam và thắng lợi chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ đối với miền Bắc đã buộc tổng thống Mỹ đêm 3 1-3-1968 phải tuyên bố ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận đàm phán với ta ở Pari. Thực hiện chủ trương của Đảng "vừa đánh vừa đàm", quân dân miền Bắc tiếp tục đánh thắng máy bay và tầu chiến Mỹ từ vĩ tuyến 20 trở vào, tăng cường chi viện cho miền Nam với khối lượng lớn để đánh thắng "chiến tranh cực bộ" của Mỹ. Ngày 1- 11- 1968 Tổng thống Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấp nhận họp Hội nghị Pari để giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam, thừa nhận đại diện chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong Hội nghị.

Các hoạt động tư tưởng đã nêu cao thắng lợi của ta, sự thất bại không sao cưỡng lại được của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Vỉệt Nam và tuyên truyền phổ biến rộng rãi Lời kêu gọi ngày 3-11-1968 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Song đó mới chỉ là thắng lợi bước đầu. Đế quốc Mỹ rất ngoan cố và xảo quyệt... Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất tổ quốc… Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi"[47].

b) Động viên quân dân miền Nam đánh bại các cuộc phản công chiến lược của Mỹ, làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của chúng.

Trong 10 năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1964), đối tượng tác chiến trực tiếp và đấu tranh trực diện về chính trị của quân và dân ta ở miền Nam chủ yếu là ngụy quân, ngụy quyền được Mỹ chỉ huy, huấn luyện và tài trợ. Nay trong "chiến tranh cục bộ" quân dân ta ở miền Nam phải trực tiếp đương đầu với quân viễn chinh Mỹ và quân đội tay sai, với bộ mày chiến tranh khổng lồ chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược nước ta.

Chúng ta quyết đánh, nhưng bằng cách nào đê đánh thắng Mỹ vẫn là một câu hỏi lớn, một vấn đề tư tưởng mà Đảng ta, quân dân ta phẫi giải quyết trong thự tiễn chiến đấu.

Ngày 8-3- 1965 đơn vị đầu tiên của lữ đoàn số 9 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng (tỉnh Quảng Đà - khu V). Mở đầu kế hoạch, Mỹ đưa ồ ạt quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam, triển khai chiến lược "chiến tranh cục bộ". Lúc đầu, trước đối tượng tác chiến mới, có xã khi quân Mỹ đến càn, du kích "chạy xà đùa", chưa dám đánh; một số các bà, các chỉ chưa dám đấu tranh chính trị trực diện với quân Mỹ.

Nghị quyết của Thường vụ tỉnh ủy Quảng Đà khẳng định quyết tâm: "Miền Nam chưa được giải phóng thì còn đánh, chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, địch đông bao nhiêu cũng đánh, lâu bao nhiêu cũng đánh,… Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ trước tiên bằng "hai chân, ba mũi" để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền và góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ". Tỉnh ủy gửi thư động viên quân dân toàn tỉnh kiên quyết đánh Mỹ. Ban Tuyên giáo phối hợp với các ngành, các đoàn thể tiến hành cuộc vận động “Nhà nhà đón thư Đảng bàn việc chống Mỹ, cứu nước", "Toàn dân hiến kế đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Huyện Hòa Vang lập vành đai diệt Mỹ"[48]. Khu ủy V lãnh đạo đánh trận phủ đầu quân Mỹ ở Núi Thành (đêm 26-5- 1965) diệt gọn một đại đội, thu toàn bộ vũ khí. Tiếp đó là chiến thắng lớn của quân dân ta ở Vạn Tường (8- 1965), đánh bại trận ra quân rầm rộ, hiệp đồng binh chủng đầu tiên của quân Mỹ trên một khu vực do chúng lựa chọn...

Công tác tuyên truyền của ta đã nêu rõ chiến thắng Núi Thành, Vạn Tường chứng tỏ quân dân ta có khả năng đánh bại quân Mỹ mặc dù chúng có ưu thế về số lượng, hỏa lực và sức cơ động. Tiếp đó, trong thu - đông 1965, quân dân Nam Bộ và Tây Nguyên liên tiếp đánh thắng các đơn vị có tiếng là thiện chiến của Mỹ (Sư đoàn kỵ binh không vận số 1, Lữ đoàn 173, Sư đoàn bộ binh số "anh cả đỏ") như các trận Plây Me (Tây Nguyên), Dất Cuốc, Bàu Bàng, Dầu Tiếng... (Nam Bộ). Những chiến thắng đó được thông tin nhanh chóng làm nức lòng quân dân cả nước và là thực tế chứng minh quân dân ta ở miền Nam chẳng những dám đánh Mỹ mà còn biết đánh thắng các quân, binh chung Mỹ, chẳng những đánh tiêu hao mà còn có khả năng đánh tiêu diệt từng đơn vị Mỹ, làm chủ chiến trường. Tháng 1- 1966, bộ đội địa phương và du kích Củ Chi (thuộc quân khu Sài Gòn - Gia Định) bám trụ địa bàn, bằng cách đánh mưu trí, sáng tạo, đánh bại cuộc tiến công của Lữ đoàn dù 173 và Sư đoàn "anh cả đỏ" của Mỹ, diệt hàng ngàn tên; hơn 2.000 lượt quần chúng đấu tranh chính trị trực diện với quân Mỹ. Tháng 2- 1966 Bộ Tư lệnh quân khu Sài Gòn - Gia Định tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương trên địa bàn huyện Củ Chi rút ra 10 bài học kinh nghiệm đanh Mỹ:

- Ai cũng đánh được Mỹ.

- Vũ khí gì cũng đánh được Mỹ.

- Nhiều cũng đánh, ít cũng đánh, một người, một tổ cũng đánh và đều đánh thắng.

- Ở đâu cũng đánh được Mỹ. Đánh ở rừng, ở xóm, ở ấp chiến lược, ở đồng lầy. Chỉ cần tích cực bám dịch, tìm địch mà đánh là được.

- Đánh cả ở trong xã, ấp chiến đấu và ngoài xã, ấp chiến đấu, chỉ cần nâng cao quyết tâm tìm Mỹ mà đánh, tìm Mỹ mà diệt.

- Có khả năng đánh thắng các loại binh chủng Mỹ.

- Đánh bằng vũ trang, đánh bằng chính trị, đánh cả bằng binh vận.

Những kinh nghiệm phong phú nói trên của quân và dân ta là cơ sở thực tiễn để tiến hành công tác tư tưởng có sức thuyết phục cao, từng bước giải quyết những băn khoăn của đồng bào và chiến sĩ ta trong thời gian đầu trực tiếp chiến đấu với quân Mỹ. Từ chỗ dám đánh, quân và dân ta đã tiến lên biết cách đánh thắng Mỹ. Quyết tâm kháng chiến và niềm tin chiến thắng được củng cố vững chắc hơn. Phong trào "tìm Mỹ mà diệt", thi đua trở thành "dũng sĩ diệt Mỹ" phát triển rộng khắp. Để tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, năm 1966 khu ủy V xuất bản báo Cờ giải phóng với danh nghĩa cơ quan của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam khu V.

Triển khai chiến lược "chiến tranh cục bộ", cùng với quân. Mỹ và quân chư hầu ồ ạt kéo vào miền Nam Việt Nam, chiến tranh bằng bom đạn, chiến tranh bằng thuốc độc hóa học chiến tranh tâm lý, văn hóa được Mỹ - nguỵ tăng cường đến cực độ. Ở Sài Gòn và các đô thị khác, địch khủng bố và kiểm soát rất gắt gao, nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng bộ và cần cán bộ hoạt động bí mật, phong trào đấu tranh của nhân dân và các giới báo chí, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên yêu nước, trên mặt trận tuyên truyền, báo chí, văn hóa diễn ra sôi động.

"Nội các chiến tranh" mới của Thiệu - Kỳ quyết định đóng cửa các báo ở Sài Gòn trong một tháng, từ ngày 1-7-1965 là để "chấn chỉnh báo chí". Báo chí thành phố lập tức họp Đại hội bất thường, các báo đều đăng ở trang nhất trong khung đen dòng chữ "Chúng tôi cực lực phản đối quyết định đó của tất cả các báo". Nhân dân Sài Gòn ủng hộ mạnh mẽ các báo. Chính quyền Sài Gòn buộc phải rút lệnh đóng cửa xuống ba ngày. Trước tình hình cac biểu hiện văn hóa nô dịch và đồi truỵ phát triển làm nhức nhối mọi người dân yêu nước, dưới sự lãnh đạo của thành ủy, Đảng ủy văn hóa và Ban Trí vận Sai Gòn tiến hành cuộc vận động phong trào quần chúng bảo vệ van hóa dâTl tộc, bảo vệ nhân phẩm phụ nữ Việt Nam, bảo vệ tinh thần thanh thiếu niên Việt Nam. Tháng 6-1966, 118 văn nhân, nghệ sĩ, ký giả Sài Gòn ra tuyên bố tố cáo văn hóa đồi truỵ, phản dân tộc. Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc ra đời ngày 7-8-1966 với lời kêu gọi: "Phải cứu lấy văn hóa chúng ta", đã tập hợp được đông đảo trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động xã hội thuộc những khuynh hướng chính trị khác nhau. Tờ Tin văn, cơ quan ngôn luận của Lực lượng bảo vệ văn hoá dân tộc (do Thành ủy lãnh đạo) có ảnh hưởng lớn trong dư luận, quy tụ được rất đông các cây bút yêu nước, nhiều người dân thường ở Sài Gòn gom góp tiền bạc để báo Tin văn sống được và phục vụ phong trào. Cuộc thảo luận trên báo Tin văn về bảo vệ văn hóa dân tộc (8- 1966), chống văn hóa đồi truỵ và những nguyên nhân trực tiếp, chính yếu của văn hoá đồi truỵ đã đưa đến chỗ động viên chống chiến tranh xâm lược, chống sự có mặt của quân đội nước ngoài (Mỹ). Phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc, bảo vệ nhân phẩm phụ nữ Việt Nam, bảo vệ tinh thần thanh thiếu niên Việt Nam không chỉ lên mạnh ở Sài Gòn mà phát triển nhanh và rộng ra các thành phố và các tỉnh miền Nam. Lực lượng bảo vệ văn hoá dân tộc còn thành lập Nhà xuất bản Đồ Chiểu.

Một trong các tác phẩm đầu tiên được in là Mười bài sứ ca (1967) tập hợp các ca khúc nổi tiếng (Hội nghị Diên Hồng. Ải Chi Iăng, Bạch Đãng Giang, Lên Đàng...). Những khúc tráng ca này đã góp phần hun đúc tinh thần tự hào dân tộc vốn tiềm ẩn trong tâm hồn thế hệ trẻ. Mỹ - Thiệu tức tối đóng cửa báo Tin văn và Nhà xuất bản Đồ Chiểu. Hai phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc, bảo vẹ nhân phẩm phụ nữ Việt Nam tuy bị Mỹ - Thiệu đàn áp, giải tán, nhưng đã ghi lại những thành tích đấu tranh rất đáng trân trọng của nhân dân miền Nam, các ký giả, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên yêu nước miền Nam chống Mỹ - nguỵ trên mặt trận văn hóa[49].

Từ tháng 1 đến tháng 4-1966 Mỹ - Ngụy sử dụng 72 vạn quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại mở cuộc phản công chiến lược thứ nhất vào hai chiến trường trọng điểm: miền Đông Nam Bộ và khu V, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực của ta, phá căn cứ, kho tàng của ta, giành lại quyền chủ động chiến trường, mở rộng và củng cố vùng chiếm đóng của chúng. Nhưng chúng đã bị quân và dân ta ở Đông Nam Bộ và khu V đánh bại. Các hoạt động tư tưởng đã nêu cao ý nghĩa chiến thắng của quân dân Đông Nam Bộ và khu V đánh bại ngay từ đầu chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, qua chiến đấu, quân dân ta hiểu biết thêm về khả năng tác chiến và quy luật hoạt động của quân Mỹ và chư hầu, có thêm kinh nghiệm về cách đánh thắng chúng.

Phát huy thắng lợi đông xuân 1965 - 1966, thực hiện Chỉ thị ngày 26-6- 1966 của Thường vụ Trung ương cục, các đảng bộ ở miền Nam tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng động viên toàn đảng, toàn quân, toàn dân nỗ lực vượt bậc, quyết chiến, quyết thắng giành thắng lợi to lớn trong năm 1967. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được đặt thành công tác trọng tâm hàng đầu, nhằm xây dựng con người quyết chiến quyét thắng giặc Mỹ xâm lược để cứu nước "phát huy đến đỉnh cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Năm 1967, các đảng bộ địa phương tiến hành ba đợt giáo dục chính trị tư tưởng: Đợt mùa Xuân sinh hoạt chính trị theo lời chúc năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đợt mùa Hè học tập nghị quyết của cấp trên, tiến hành chỉnh huấn; đợt mùa Đông động viên chính trị, quán triệt nhiệm vụ đông xuân 1967 - 1968. Kết quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng năm 1967 đã nâng cao ý chí quyết chiến quyết thắng cho đảng viên, cán bộ, chiến sĩ và quần chúng, củng cố sự vững vàng trong nội bộ đồng thời góp phần tiến công mạnh vào các hoạt động chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng rất xảo quyệt của địch.

"Vì miền Nam ruột thịt" là ý chí và hành động của quân dân miền Bắc chi viện hết sức mình cho cách mạng miền Nam. "Tìm Mỹ mà đánh", "tìm ngụy mà diệt" là ý chí và hành động của quân dân miền Nam chia lửa với miền Bắc, góp phần bảo vệ miền Bắc. Công tác tuyên truyền đã nêu cao những hoạt động phối hợp giữa quân dân cả nước: miền Nam gọi, miền Bắc trả lời, miền Bắc gọi, miền Nam trả lời. Năm 1966 - 1967 hơn 5 vạn bộ đội và hàng vạn tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh được chuyển từ miền Bắc vào miền Nam. Hòa nhịp với phong trào "thanh niên ba sẵn sàng", "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" ở miền Bắc, thanh niên miền Nam đẩy mạnh phong trào "năm xung phong". Các đoàn cán bộ quân sự và cán bộ các ngành, trong đó có hàng ngàn cán bộ thông tin, báo chí, văn hóa, giáo dục và nhiều phương tiện công tác tăng cường cho miền Nam. Với lực lượng ngày càng được tăng cường, quân dân miền Nam đánh mạnh, đánh hiểm giáng cho địch những đòn đau, và tích cực chuẩn bị mọi mặt, quyết tâm đánh bại những cố gắng cao nhất của Mỹ trong mùa khô l966-1967

Mùa khô 1966 - 1967, quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng bẻ gãy cả ba cuộc hành quân quy nô lớn: Atơnbơrơ, Xêđaphôn và Gianxơnxiti của hơn 1 triệu quân Mỹ - ngụy. Phối hợp chiến đấu với quân dân miền Nam, ngày 73-1967 pháo binh miền Bắc bất ngờ bắn phá vào các vị trí địch ở bên kia sông Bến Hải, mở mặt trận mới, tiến công tuyến phòng ngự đường 9 của địch, làm nức lòng quân dán cả nưóc và buộc địch phải bị động đối phó.

Gọng kìm "bình định" diễn ra rất phức tạp và quyết liệt. Mỹ - nguỵ liên tục mở các cuộc càn quét khủng bố nhân dân san ủi làng mạc, phá phách rụộng vườn, dùng cả máy bay ném bom bắn phá và rải chất độc hóa học làm cho đồng bào ta ở nhiều nơi lâm vào cảnh tan đàn xe nghé, mất sạch tài sản, sống cảnh màn trời chiếu đất rất cơ cực. Bằng những hành động dã man đó, chúng hy vọng tách cán bộ, bộ đội, du kích ra khỏi nhân dân mỗi xóm, ấp để tiêu diệt, song chúng đã thất bại. Dù địch chà đi xát lại nhiều lần, nhưng lực lượng cách mạng ở cơ sở, nòng cốt là các đảng viên và tổ chức đảng đã dày dạn trong chiến đấu, vẫn kiên trì thực hiện "ba bám" tuyên truyền vận động và tổ chức quần chúng phát triển chiến tranh du kích đánh trả các cuộc càn quét của địch, tiêu hao sinh lực chúng, diêt bọn "cán bộ bình định", huy động hơn 1 triệu lượt người tham gia đấu tranh chống địch càn quét khủng bố, bắn pháo, ném bom, rải chất độc hóa học, bắt lính đôn quân. Phong trào toàn dân làm công tác binh vận phát triển kế hoạch của Thiệu bắt lính, đưa quân chủ lực lên 70 vạn tên gặp khó khăn, đôn trên thì hổng dưới; kế hoạch vơ vét l triệu tấn thóc ở đồng bằng sông Cửu Long cũng thất bại Kết thúc mùa khô năm 1967, Mỹ đánh giá chương trình bình định và phát triển nông thôn của Việt Nam Cộng hỏa đã thất bại.

Trên cơ sở đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của quân Mỹ, cach mạng miền Nam đã tạo được thế chiến lược mới để tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn. Quân Mỹ ở Nam Việt Nam đã phải lùi dần về chiến lược phòng ngự. Thương vong ngày càng lớn của quân Mỹ dội về nước, chọc thủng màn bưng bít của chính quyền Mỹ. Cuộc đấu tranh của nhân dân và thanh niên tiến bộ Mỹ chống chính sách của chính phủ Mỹ tiến hành chiến tranh âm lược Việt Nam ngày càng phát triển làm cho nhà cầm quyền Mỹ thêm khó khăn cả ở trong nước và trên mặt trận ngoại giao, nhất là trong thời điểm sắp chuyển sang năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống mới của Mỹ.

Tháng 6- 1967, căn cứ những diễn biến thực tế trên chiến trường, Hội nghị Bộ Chính trị nhận định nhưng thắng lợi to lớn, toàn diện mà quân và dân ta giành được trên cả hai miền Nam, Bắc đã làm thất bại một bước rất cơ bản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, đẩy chúng vào thế lúng túng và bị động cả về chiến lược lẫn chiến dịch. Về phía ta, thế và lực đang có những tiến bộ, cho phép ta trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đây mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn. Thực hiện mục tiêu đó, các đảng bộ ở miền Nam dặc biệt coi trọng công tác tư tưởng trong Đảng quân đội và nhân dân. Tháng 9- 1967 Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ diệt Mỹ lần thứ hai biểu dương mạnh mẽ thắng lợi to lớn của quân dân miền Nam chống "chiến tranh cục bộ" của Mỹ. Các hoạt động tuyên truyên giáo dục đã nêu cao những tấm gương chiến đấu dũng cảm và mưu trí của các anh hùng dũng sĩ, nhằm tạo một khí thế sục sôi cách mạng hết sức khẩn trương, thừa thắng xông lên liên tục tiến công, đè bẹp ý chí xâm lược của giặc Mỹ. Thực hiện hướng dẫn của Trung ương cục, các cấp ủy đảng tiến hành củng cố các Ban Tuyên ìluấn, tăng cường cán bộ, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ và hướng dẫn công tác để Ban Tuyên huấn các cấp giúp cấp ủy đắc lực hơn trong lãnh đạo công tác phát động tư tưởng quần chúng. Lúc này công tác phát động quần chúng là cực kỳ quan trọng vì cách mạng miền Nam đang đứng trước một giai đoạn lịch sử đặc biệt với quyết tâm chiến lược lớn, cuộc chiến đấu sắp tới sẽ diễn ra rất quyết liệt và phức tạp.

Trên cơ sở phân tích toàn bộ tình hình ta, địch, tình hình trong nước và trên thế giới, tháng 1- 1968, Hội nghị lần thứ 14 của Trung ương Đảng quyết định "chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thế kỷ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định". Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, các đảng bộ ở miền Nam, lực lượng vũ trang và chính trị trên khắp các chiến trường từ vùng núi đến nông thôn đồng bằng và các đô thị khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy.

Đêm 20-1-1968, chủ lực ta bất ngờ tiến công mãnh 1, tập đoàn cứ điểm Khe Sanh ở tây Quảng Trị trên Đường Phòng tuyến Mắc Namara của Mỹ nhằm ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam bị uy hiếp nghiêm trọng. Giữa lúc địch đang bị động chống đỡ ở Đường 9 Khe Sanh, đêm 30-1- 1968 (30 tết Mậu Thân) lực lượng vũ trang ta mở cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt ở 41 thành phố, thị xã và hàng trăm quận lỵ, thị trấn trên toàn miền Nam, đánh trúng nhiều sào huyệt và cơ quan đầu não của địch, đặc biệt ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế... Về chính trị, chính sách đại đoàn kết dân tộc, chĩa mũi nhọn vào giặc Mỹ xâm lược và bọn tay sai giành thêm một thắng lợi mới: tại Huế và Sài Gòn, Liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình được thành lập và sau đó Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Nam Việt Nam ra đời (20-4- 1968), kêu gọi các tầng lớp nhân dân, trí thức đứng lên chống Mỹ - ngụy. Bị tiến công bất ngờ, mãnh liệt và rộng khắp. địch hoang mang rối loạn. Quân Mỹ phải rút chạy khỏi Khe Sanh (Quảng Trị). Nhưng ngay sau đó, chúng nhanh chóng tổ chức lực lượng phản kích quyết liệt.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân được mở ra đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân dân trong nước và dư luận tiến bộ trên thế giới. Các hoạt động tư tưởng trong cả nước, nhất là báo chí, đài phát thanh, đã bám sát diễn biến tình hình, thông tin nhanh chóng chiến thắng lớn của ta, thất bại nặng nề của địch. Đặc biệt nêu rõ ý nghĩa cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng loạt với quy mô lớn chưa từng có trên toàn miền Nam. Đây là lần đầu tiên quân ta đánh thẳng vào sào huyệt, hang ổ và các cơ quan đầu não của địch, gây hoang mang lớn trong đội ngũ của chúng. Cuộc tiến công mạnh mẽ của quân dân ta đã làm cho kế hoạch chiến tranh và thế bố trí chiến lược của địch bị đảo lộn, Mỹ - Ngụy càng lún sâu hơn vào thế bị động về chiến lược. Ở miền Nam, Trung ương cục liên tiếp ra 2 chỉ thị (ngày 1-2 và ngày 27-2- 1968) hướng dẫn công tác tuyên truyền, cổ vũ mạnh mẽ quan dân miền Nam thừa thắng xốc tới và đẩy mạnh công tác binh vận. Khuyết điểm của công tác tư tưởng trong đợt này là chưa làm rõ tổng tiến công và nổi dậy là một giai đoạn quyết liệt, không phải "làm cái rụp" là xong; không uốn nắn kịp thời tư tưởng chủ quan, đánh giá quá thấp khả năng phản kích của địch.

Thắng lợi của ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã gây chấn động lớn trong chính giới và trong nhân dân Mỹ, bóc trần những luận điệu lừa bịp lâu nay của chính quyền Mỹ đối với nhân dân nước họ, làm bùng lên phong trào nhân dân Mỹ đòi giới cầm quyền Mỹ xem xét lại chính sách tiến hành chiến tranh Việt Nam, đòi chấm dứt dính líu của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trước sức ép nặng nề từ nhiều phía, ngày 25-3- 1968 Tổng thống Mỹ Giônxơn buộc phải quyết định thay đổi chiến lược quân sự ở Việt Nam, từ "tìm và diệt" lui về "quét và giữ"; tăng cường quân nguỵ để đối phó với ta, từng bước thực hiện "phi Mỹ hóa chiến tranh", giảm sự dính líu trên bộ của Mỹ ở Nam Việt Nam, ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Ngày 13-5-1968 Mỹ buộc phải cử đại biểu đến Pari đàm phán với ta, song mặt khác chúng vẫn tập trung đánh phá vùng khu IV cũ rất ác liệt, đồng thời mở các cuộc phản kích ở miền Nam, đẩy lực lượng của ta ra xa các đô thị và ráo riết tiến hành "bình định cấp tốc" nhằm giành giật lại các vùng nông thôn đã mất, hy vọng bằng biện pháp quân sự, giành được thế mạnh trong đàm phán.

Với tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta, cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 đã đạt thắng lợi ta lớn. Nhưng mặt yếu là phong trào nổi dậy và công tác binh vận, địch vận còn kém, trước những khó khăn mới, ta không chuyển kịp để tiếp tục tiến công đợt hai và đợt ba khi yếu tố bất ngờ đã không còn và lực lượng bị tiêu hao chưa kịp củng cố. Lợi dụng sơ hở của ta do dồn lực lượng đánh vào đô thị, không củng cố vững chắc vùng đã giành quyền làm chủ ở nông thôn, những tháng cuối năm 1968 địch dồn sức tiến hành các chiến dịch bình định giành lại hầu hết những khu vực đã mất trong các đợt chiến dịch bình định giành lại hầu hết những khu vực đãmats trong các đợt tiến công và nổi dậy.

Trước những diễn biến mới của tình hình, đã xuất hiện những đánh giá khác nhau về kết quả tiến công và nổi dậy, nảy sinh tâm hoài nghi bi quan. Căn cứ vào những nhận định của Trung ương Đảng, công tác tư tưởng đã nêu rõ ý nghĩa thắng lợi, mà ý nghĩa lớn nhất là một đòn quyết định làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ", bước leo thang cao nhất của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ đó làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, tạo nên bước ngoặt mới của chiến tranh. Thắng lợi to lớn đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng và là kết qua của tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta, sự hy sinh to lớn của đồng bào và chiến sĩ. Đảng ta đã đánh giá đúng ý nghĩa của thắng lợi, đồng thời cũng nhận rõ những khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ dạo của Đảng: "Chủ quan trong việc đánh giá tình hình cho nên dù đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế, ta đã không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm ngay nhằm đánh giá lại tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời; ta chậm thấy những cố gắng mới của địch, những khó khăn lúc đó của ta, không đánh giá hết âm mưu địch trong kế hoạch bình định nông thôn nhằm giành lại những vùng đã mất". "Ta cứ đánh mãi trong khi chúng ta đã bị tiêu hao nặng, mất dân, mất đất nhiều". Sau tết Mậu Thân ta chuyển chậm, chủ trương tiếp tục các đợt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện là sai lầm về chỉ đạo chiến lược, để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất" (Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng). Tuy nhiên, "cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) vẫn giữ một vị trí rất to lớn và oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng"[50].

2. Động viên quân dân cả nước đánh bại những hành động chiến tranh mới của Mỹ, đánh cho "Mỹ cút, nguy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam (1969-1975)

Ngày 1-1-1969, nhân dịp năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc chiến sĩ và đồng bào ta "năm mới đoàn kết, chiến đấu, thắng lợi". Người khẳng định: "Chắc chắn giặc Mỹ sẽ hoàn toàn thất bại. Quân và dân ta trong cả nước thừa thắng xông lên, nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn"[51]. Người kêu gọi quân và dân ta:

"Vì độc lập, vì tự do,

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.

Tiến lên! chiến sĩ, đồng bào,

Bắc - Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!"[52].

Các hoạt động tư tưởng liên tục tuyên truyền rộng rãi thư chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức sinh động, soạn thành bài hát phổ cập rộng rãi trong nhân dân, thanh niên và lực lượng vũ trang... "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" là tiếng kèn xung trận, động viên quân và dân cả nước quyết tâm chiến đấu vì mục tiêu giải phóng miền Nam.

a) Vạch rõ âm mưu mới của Mỹ, động viên quân và dân miền Nam đánh thắng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh "

"Việt Nam hóa chiến tranh" là một chiến lược rất thâm độc của Mỹ nhằm sử dụng sức mạnh tối đa về quân sự kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao xảo quyệt nhằm giành thế mạnh, cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Buộc phải tuyên bố rút quân Mỹ về nước nhưng Mỹ vẫn ngoan cố tiến hành chiến tranh để duy trì chế độ thực dân mới ở Nam Việt Nam. Chúng rút quân nhỏ giọt để tránh ảnh hưởng đột ngột đến tinh thần quân ngụy và so sánh lực lượng trên chiến trường. Chúng tập trung nỗ lực xây dựng quân ngụy để thay thế quân Mỹ trong chiến đấu trên bộ ở Nam Việt Nam và là lực lượng xung kích trên toàn chiến trường Đông Dương. Biện pháp then chốt của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là tiến hành "bình định nông thôn" nhằm giành dân, kiểm soát đại bộ phận dân chúng, đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi các thôn ấp, vơ vét người và của, triệt phá cơ sở hạ tầng, triệt nguồn bổ sung nhân lực và hậu cần tại chỗ của lực lượng cách mạng. Năm 1969 và những tháng đầu năm 1970 là giai đoạn Mỹ - ngụy triển khai quyết liệt kế hoạch "bình định nông thôn". Sau tổng tiến công và nổi dậy, các đảng bộ ở miền Nam tiến hành sinh hoạt chính trị trong Đảng và các lực lượng vũ trang nhằm đánh giá đúng thắng lợi, giữ vững và nâng cao ý chí chiến đấu khắc phục những tư tưởng. Ở Nam Bộ Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương cục quyết định tiến hành sinh hoạt chính trị, giáo dục tư tưởng trong đang theo nội dung "5 xây, 5 chốn":

- Xây dựng nhận thức sâu sắc thấu triệt quyết tâm chiến lược của Đảng, chống các biểu hiện tư tưởng hoài nghi, bi quan.

- Xây dựng lập trường chính trị kiên định và tinh thần liên tục tiến công chống hữu khuynh co thủ, ngại ác liệt, sợ hy sinh, chần chừ, thoái lui hoặc nôn nóng, mất cảnh giác.

- Xây dựng quan điểm quần chúng vững chắc, chống quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, thiếu tin ở khả năng của quần chúng, không chăm lo đời sống quần chúng.

Xây dựng thức tổ chức ky luật cao, chống tự do vô kỷ luật, tùy tiện, hẹp hòi, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, độc đoán.

Xây dựng tác phong tích cực, khẩn trương, cụ thể, táo bạo, linh hoạt trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, chống tác phong lề mề, luộm thuộm, tản mạn, không kiểm tra đôn đốc, đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột.

Trong các đoàn thể quần chúng, sinh hoạt chính trị theo chủ đề "Không có gì quí hơn độc lập, tự do". Tăng cường các hoạt động chống chiến tranh tâm lý của địch.

Vượt lên trên những khó khăn, gian khổ, hy sinh, xuân - hè năm 1969 quân dân khu V và Nam Bộ đã đánh nhiều trận tiêu diệt địch, chống phá càn quét của địch ở vùng nông thôn; ở đô thị đã nổ ra một số cuộc đấu tranh lớn của công nhân như cuộc đấu tranh của 30 vạn công nhân vận tải toàn miền Nam. Tháng 6 - 1969 Đại hội đại biểu quân dân miền Nam họp và thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Đây là một thắng lợi quan trọng về chính trị và đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao của ta.

Trên chiến trường do ta chậm nhận thấy nhưng cố gắng mới của địch và âm mưu mới của chúng, không kịp thời chuyển hướng củng cố vùng nông thôn bị tổn thất nặng, vùng giải phóng ở đồng bằng bị thu hẹp, nhiều nơi mất đất, mất dân, cán bộ, du kích ở cơ sở phần bị hy sinh, phần bị bật ra vùng giáp ranh, nhiều tỉnh uỷ, huyện uỷ không còn địa bàn phong trào, bộ đội ta bị tiêu hao chưa kịp bổ sung phải rút về các vùng rừng núi. Nguồn tiếp tế từ đồng bằng lên rất khó khăn, ở khu V bộ đội, cán bộ (có một số cán bộ tuyên huấn) nhiều người bị hy sinh trong khi đi thu gom, vận chuyển lương thực. Đời sống cán bộ, đồng bào tại các căn cứ và vùng giải phóng hết sức gian khổ, thiếu thốn.

Một số cán bộ, Đảng viên, sau khi chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ rút quân Mỹ về nước, sinh chủ quan, mất cảnh giác, khi địch phản kích mạnh, thì hoang mang, bối rối, cho rằng “tình hình chung thì sáng, nhưng ngược lại tình hình địa phương thì tối”. Thiếu tin ở phương châm chiến lược trên cơ sở đánh lâu dài, phấn đấu giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn, có tình trạng nghe nói “dài” thì ngán, nghe nói “ngắn” thì không tin. Trước những khó khăn, tổn thất, một bộ phần cán bộ, Đảng viên và lực lượng vũ trang xuất hiện tư tưởng bi quan, dao động, ngại gian khổ, sợ hy sinh, ngại bám trụ chiến trường, có một số thoái lui về phía sau, thậm chí ra hàng địch.

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Nhân dân và các lực lượng vũ trang ta ở miền Nam, từ nông thôn đến đô thị, từ vùng giải phóng đến các xã, ấp còn bị địch kìm kẹp, cả những đồng bào, đồng chí còn bị địch giam giữ trong tù ngục, bằng nhiều hình thức tỏ lòng tiếc thương vô hạn và ghi nhớ công ơn Người, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta. ở Sài Gòn, nhiều tờ báo viết bài và đăng hình Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trang trọng. Các đảng bộ tổ chức lễ tang Bác và tiến hành công tác giáo dục tư tưởng, giữ vững niềm tin tất thắng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết xung quanh Ban Chấp hành Trung ương đảng, biến đau thương thành sức mạnh thực hiện các nghị quyết của Đảng, kiên quyết đánh bại âm mưu mới của địch, chống các luận điệu chiến tranh tâm lý của chúng.

Mùa thu năm 1969, Bộ Chính trị chỉ đạo các chiến trường "chuyển hướng hành động nhằm đánh mạnh vào kế hoạch bình định của địch". Sự chuyển hướng trong chỉ đạo của Bộ Chính trị phù hợp với yêu cầu bức xúc của tình hình, đã tác động tích cực đến tư tưởng chỉ đạo của các cấp. Hội nghị lần thứ chín của Trung ương Cục miền Nam (tháng 7-1969) xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của mặt trận nông thôn là phải: "giành dân, giành dất, phát triển thế và lực của ta"… Hội nghị Thường vụ khu ủy khu V (tháng 9-1969) cũng xác định "nhiệm vụ chống bình định, giành dân, giữ dân” nhiệm vụ trọng tâm của đảng bộ". Một số đơn vị chủ lực dư điều về phối hợp với địa phương đánh địch tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở bám trụ địa bàn, xây dựng lại cơ sở cách mạng, phát động chiến tranh du kích, tạo thế đứng xen kẽ với địch. Công tác tư tưởng đã góp phần làm thấu suốt chủ trương của Đảng, biểu dương những gương tốt bám trụ địa bàn, phổ biến kinh nghiệm phá bình định có kết quả. Các tỉnh khu V phát động cán bộ, đảng viên "kiên trì bám trụ, diệt kẹp, giành dân, giữ vững quyền làm chủ ở nông thôn". Các tỉnh Nam Bộ thực hiện "ba bám", lấy xã ấp làm địa bàn chính, đánh địch bằng ba mũi giáp công, phá kế hoạch bình định của địch.

Chủ trương đúng của lãnh đạo tác động tích cực đến tư tưởng cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Tuy bị hy sinh, tổn thất không nhỏ nhưng các cán bộ, đảng viên bị bật khỏi địa phương đã dần dần trở lại bám trụ, đấu tranh quyết liệt giành đất, giành dân với địch.

Tháng 1- 1970 Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 18, điểm lại tình hình từ tết Mậu Thân, đề ra phương hướng, giải pháp đưa cuộc kháng chiến tiến lên. Triển khai nghị quyết Trung ương, công tác tư tưởng đã chú trọng làm rõ những ưu điểm và khuyết điểm trong chỉ đạo thời gian qua, và những bài học kinh nghiệm về vận dụng đường lối chiến tranh của Đảng, nhất là bài học phải nắm vững quy luật giành thắng lợi từng bước mới tiến lên giành thắng lợi quyết định; phải xác định đúng phương hướng tiến công chính; kết hợp tiêu diệt địch với giành dân; coi trọng công tác hậu cần tại chỗ... Nghị quyết 18 đánh dấu bước chuyển quan trọng về chỉ đạo chiến tranh trong tình hình địch thay đổi chiến lược. Thông qua các hoạt động tư tưởng, nghị quyết Trung ương được truyền xuống các cấp tạo ra một không khí mới, củng cố sự nhất trí về nhận định tình hình và nhiệm vụ, nâng cao niềm tin và tinh thần tiến công, khắc phục tư tưởng hữu khuynh và các hiện tượng tiêu cực.

Đúng như dự đoán của Đảng ta, tháng 4-1970 và những tháng đầu năm 1971, Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào nhằm chặt đứt hành lang tiếp vận của ta từ Bắc vào Nam qua Trung và Hạ Lào; đánh bật lực lượng ta ra khỏi bàn đạp chiến lược Campuchia cô lập cách mạng miền Nam, duy trì chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở cả ba nước trên bán đảo Đông Dương.

Căn cứ các nghị quyết của Đảng công tác tư tưởng đã giải thích rõ trong Đảng, trong nhân dân và các lực lượng vũ trang về quan điểm Đông Dương là một chiến trường, chỉ rõ âm mưu mới của Mỹ, giáo dục nâng cao tinh thần quốc tế vô sản, sát cánh với nhân dân Lào và Campuchia chống đế quốc chi phối toàn bộ cục diện chiến trường Đông Dương, quân dân miền Nam phải đánh bại kế hoạch bình định của địch và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ, miền Bắc phải cố gắng gấp bội, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn của miền Nam và cách mạng Lào, Campuchia. Các lực lượng vũ trang của ta nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng đã phối hợp với lực lượng cách mạng Lào và Campuchia đập tan các cuộc tiến công của Mỹ, giúp bạn tăng cường lực lượng và mở rộng vùng giải phóng.

Nhân lúc địch phải phân tán lực lượng do mở rộng chiến tranh san Lào Campuchia, quân và dân ta ở miền Nam tận dụng cơ hội đẩy mạnh các hoạt động quân sự hỗ trợ cho phát triển chiến tranh du kích và nổi dậy của quần chúng phá kế hoạch "bình định đặc biệt" của địch ở nhiều vùng nông thôn. Các khu căn cứ từng bước được củng cố và bảo vệ phong trào quần chúng ở nông thôn và cơ sở cách mạng ở các đô thị dần dần được khôi phục. Báo chí tiến bộ thường xuyên bị Mỹ ngụy đàn áp, nhưng những người làm báo yêu nước không hề khiếp sợ. Ở Sài Gòn tờ Sinh viên chỉ trích Mỹ - Thiệu rất gay gắt cảnh sát thường thu gom để đốt, sinh viên đối phó bằng cách chia nhau đi bán. Năm 1970 báo chí Sài Gòn đủ mọi xu hướng, đấu tranh chống thuế kiệm ước, chống tăng giá giấy. Ngày 17-2-1970 tại Trung tâm báo chí của ngụy quyền, mộ số ký giả cạo đầu biểu thị ý chí kiên quyết đấu tranh. Ngày 2-3- 1970 các báo nhất loạt đình bản ba ngày. Cuộc đấu tranh của giới báo chí được các giới đồng bào ủng hộ, tổ chức mít tinh, hội tháo biểu tình rầm rộ đòi dân chủ, đòi hòa bình, thống nhất.

Về công tác xây dựng Đảng, các mặt công tác củng cố chi bộ, giáo dục, bồi dưỡng đảng viên và phát triển đảng được chú trọng chỉ đạo. Qua đấu tranh quyết liệt chống kế hoạch bình định của địch, ở nhiều cơ sở phần lớn đảng viên có kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đã bị hy sinh, lớp trẻ có nhiệt tình cao, hăng hái, năng nổ nhưng ít hiểu biết về chính trị, về công tác đảng, công tác vận động quần chúng. Chưa nắm vững phương châm chiến lược của Đảng, lúc phong trào lên thì nôn nóng muốn làm nhanh, khi cuộc chiến kéo dài lại lo không biết kéo dài đến bao giờ. Công tác giáo dục, bồi dưỡng đạo đức và tác phong cách mạng chưa được coi trọng đúng mức. Trước yêu cầu bức xúc của phong trào ở cơ sở, những tháng cuối năm 1971 Ban Tuyên giáo các cấp giúp cấp ủy tổ chức thực hiện quyết định tháng 8- 197 l của Trung ương cục mở đợt bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tư tưởng cho đảng viên và cán bộ cơ sở, đặc biệt là đối với các đồng chí chi bộ mật, iúp cho nh chị em nhận thức đúng phương châm chiến lược của Đảng, kiên định lập trường và ý chí chiến đấu; có hiểu biết cần thiết về lý tưởng cộng sản, mục tiêu và lý tưởng của Đảng, lập trường của giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng của Đảng. Nội dung đó được thể hiện trong ba bài: Tình hình và nhiệm vụ hiện nay; Công tác chi bộ; Công tác vận động quần chúng (bao gồm "5 bước công tác").

Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của cách mạng ba nước Đông Dương và thắng lợi đẩy lùi kế hoạch bình định của địch, giành lại quyền làm chủ ở nhiều vùng nông thên miền Nam đã tác động lớn đến quân dân cả nước ta. Công tác tư tưởng đã kịp thời phát huy thắng lợi, cổ vũ nâng cao thêm niềm tin và ý chí chiến đấu, đẩy lui các hiện tượng hữu khuynh, tiêu cực đã phát sinh trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn những năm 1969 - 1970, động viên quân dân cả nước khẩn trương tạo thế và lực, chuẩn bị cho cuộc tiến công mới, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972 (nghị quyết tháng 5- 1971 của Bộ Chính trị).

Đầu năm 1972, Hội nghị lần thứ 20 của Trung ương đảng quyết định động viên toàn lực, cố gắng vượt bậc, anh dũng tiến lên, đẩy mạnh cuộc kháng chiến, đoàn kết với quân với dân Lào và Campuchia anh em, đánh bại chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 30-3-1972 cuộc tiến công chiến lược mở đầu quyết liệt trên cả ba hướng chiến lược: Trị Thiên, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và thắng lợi lớn ỏ Quảng Trị, An Ninh, An Lộc. Các hoạt động tư tưởng đã kịp thời tuyên truyền chiến thắng và phổ biến rộng rãi thư của Trung ương Đảng gửi đồng bào và chiến sĩ trên các mặt trận, cổ vũ quân dân cả nước thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Chí Minh, quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi lớn nhất công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quảng Trị tỉnh đầu tiên được giải phóng. Mỹ-ngụy phản ứng quyết liệt trên khắp các chiến trường, đặc biệt ở mặt trận Quảng Trị. Các hoạt động tư tưởng đã nêu cao gương chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của quân dân ta trên mặt trận Quảng Trị, một bản anh hùng ca của quân dân Việt Nam anh hùng.

Vượt lên mọi khó khăn gian khổ, hy sinh, quân dân cả nước ta vững vàng xốc tới. Các hoạt động tư tưởng đã lên án mạnh mẽ và tố cáo trước dư luận thế giới và nhân dân Mỹ những thủ đoạn tàn bạo của Níchxơn, vạch rõ đây là những phản ứng trong thế thua, thế đi xuống của Mỹ trên chiến trường Nam Việt Nam. Trước những thử thách mới rất quyết liệt công tác tư tưởng đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí chiến đấu 'Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Kẻ thù nào cũng đánh thắng”, đã theo sát diễn biến trên chiến trường cả nước, thông tin kịp thời những chiến thắng của ta trên cả ba vùng chiến lược, ba mũi giáp công, ba mặt trận (quân sự, chính trị, ngoại giao), lấy thắng lợi của môi miền cổ vũ lẫn nhau chiến đấu hiệp đồng, quyết giành thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như Trung ương Đảng đã kêu gọi.

Kết quả cuộc tiến công chiến lược của quân dân ta năm 1972 trên chiến trường miền Nam đã tiêu diệt và làm tan rã một khối lượng sinh lực rất lớn của địch khoảng trên 30 vạn tên, vùng giải phóng được mở rộng và kéo dài từ tây Trị - Thiên qua Tây Nguyên, vùng giáp ranh và một phần đồng bằng khu V đến miền Đông Nam Bộ. Các đơn vị chủ lực của ta đã đứng vững cả ở vùng núi và các vùng đồng bằng khu V và Nam Bộ. Thắng lợi to lớn dó đã làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh, góp phần quyết định buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo bước ngoặt về so sánh thế và lực có lợi cho cách mạng nước ta.

b. Động viên quân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, tăng cường chi viện tiền tuyến, đánh thắng oanh liệt cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ

Quân và dân miền Bắc bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ năm 1969 đã đề ra trong Ngụy bị quy (từ tháng 10-1968 của Bộ Chính trị trong không khí phấn khởi trước thắng lợi của cả nước buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Niềm tin và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ được củng cố. Trước những thử thách nặng nề trong bốn năm chống chiến tranh phân hoại, miền Bắc vẫn được bảo vệ và tiếp tục tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa, bảo đảm đời sống nhân dân và nhiệm vụ chi viện tiền tuyến, các tổ chíc đảng và đội ngã đảng viên được rèn luyện nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Công tác giáo dục chính trị cơ bản cho đảng viên chủ yếu là đảng viên mới, trong các năm 1966 - 1968 đã góp phần quan trọng xây dựng và củng cố Đảng từ cơ sở. Trong điều kiện sản xuất và chiến đấu khẩn trương, 22 vạn đảng viên mới đã dự các lớp huấn luyện, hiểu rõ hơn đường chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng xác định rõ hơn vai trò và trách nhiệm của đảng viên, nâng cao niềm tin vào Đảng và sự nghiệp cách mạng. Với những mức độ khác nhau, đa số các đồng chí sau học tập có tiến. Biết phát huy vai trò tiên phong, ý thức trách nhiệm và tính cơ động trong sản xuất, chiến đấu và công tác ở cơ sở. Những tiến bộ đó thể hiện rõ nhất ở những vùng chiến đấu ác liệt. Tổng kết năm 1967 Đảng bộ Quảng Bình đạt 99,8% đảng viên, và đảng bộ Vĩnh Linh 100% đảng viên là chiến sĩ “hai giỏi” (sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi). Bên cạnh mặt cơ bản vẫn tồn tại một bộ phận đảng viên yếu kém cả về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Một số có tâm trạng kém phấn chấn do không đánh giá đúng những thắng lợi đã giành được, bi quan trước những khó khăn trong sản xuất và đời sống, những khuyết điểm trong chỉ đạo và quản lý kinh tế, quản lý nhả nước.

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ năm 1969, trong 6 tháng đầu năm, toàn Đang đã tiến hành hai đợt giáo dục: Nghiên cứu bài "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng; và sinh hoạt chính trị về tình hình và nhiệm vụ nhân kỷ niệm lần thứ 79 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua hai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng, các tổ chức đảng và đảng viên đã nhận thức đúng đắn hơn về tình hình và nhiệm vụ, tích cực lãnh đạo khôi phục sản xuất, khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và buông lơi công tác giáo dục đảng viên về phẩm chất đạo đức cách mạng.

Trong lễ quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, các hoạt động tư tưởng đã phổ biến sâu rộng Lời kêu gọi của Trung ương đảng và bài Điếu văn do Tổng bí thư Lê Duẩn đọc, đời đời ghi nhớ cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, giai cấp và dân tộc, nguyện ra sức phấn đấu thực hiện những lời Người căn dặn trước lúc đi xa. Phản ánh kịp thời những hoạt động của đồng bào ở mọi miền đất nước và kiều bào ở nước ngoài trong dịp lễ tang, tình cảm quý báu của các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới, các nước anh em và bạn bè quốc tế chia sẻ nỗi đau thương của Đảng và nhân dân ta trước tổn thất lớn lao này.

Cuối năm 1969 và đầu năm 1970 toàn đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành đợt sinh hoạt chính trị "học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, gắn với tích cực triển khai các cuộc vận động lớn: cuộc vận động lao động sản xuất, cuộc vận động phát huy dân chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh (19-5-1970 - 19-5-1971). Trong cuộc vận động lao động sản xuất, các hoạt động tư tưởng hướng vào trọng tâm là phát triển nông nghiệp, cổ vũ mạnh mẽ phong trào các hợp tác xã nông nghiệp thi đua cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, thực hiện điều lệ mới, đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu "5 tấn thóc/ha, 2 con lợn/ha gieo trồng". Năm 1970 sản lượng lương thực đạt gần 5,3 triệu tấn, tăng 500.000 tấn so với năm 1969 tỉnh Thái Bình, ngoại thành Hà Nội và 30 huyện đạt và vượt mục tiêu 5 tấn thóc/ha. Tồn tại chủ yếu là công tác quản lý hợp tác xã và phát huy quyền làm chủ tập thể của xã viên còn yếu. Một số hợp tác xã tư tưởng xã viên không ổn định vì sản xuất tụt lùi, thu nhập giảm sút, quyền làm chủ của xã viên bị vi phạm, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

Góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên được đẩy mạnh. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng, theo quyết định của Bộ Chính trị đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn viết cuốn Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới. Đây là một tác phẩm lý luận tổng kết những kinh nghiệm lớn của Đảng ta trong lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa và công tác xây dựng Đảng để vận dụng và phát huy, đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đợt nghiên cứu tác phẩm Dưới lá cờ vẻ vang. . . được tổ chức trong toàn Đảng đã nâng cao thêm nhận thức và niềm tin vào đường lối của Đảng, giúp cho cán bộ, đảng viên vận dụng vào giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn sản xuất và chiến dấu.

Tiếp theo đợt giáo dục chính trị cơ bản cho đảng viên, hai năm 1969 - 1970 hệ thống trường Đảng đã bồi dưỡng cho trên 5.000 cán bộ lãnh đạo cấp huyện và các ngành xung quanh tỉnh, 10.448 cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã về đường lối chống Mỹ, cứu nước, đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế (chủ yếu là nông nghiệp) và công tác xây dựng Đảng. Nhiều lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng đã được mở, phục vụ cuộc vận động nâng cao chất lượng Đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh (trong cuộc vận động này toàn Đảng đã kết nạp 39.644 đảng viên mới).

Tuy công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao tư tưởng và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên đã có một số cố gắng, song nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của phong trào cách mạng. Tháng 12-1970 Ban Tuyên huấn Trung ương xây dựng đề án, trình Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 210 về công tác chính trị và tư tưởng. Nghị quyết xác định nhiệm vụ của công tác giáo dục lý luận chính trị và tư tưởng là: "Nâng cao một bước quan trọng phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, năng lực vận dụng lý luận Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng vào thực tiễn công tác, năng lực tổ chức và quản lý kinh tế cho cán bộ, đảng viên trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành". Nội dung giáo dục lý luận chính trị và tư tưởng bao gồm những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin và đường ối chính sách của Đảng. những hiểu biết cần thiết về đất nước và lịch sử Việt Nam, về thế giới hlện đại, những quan điểm của Đảng về các mặt công tác, nhất là về kinh tế, công tác Đảng và lịch sử Đảng ta. Để thực hiện nhiệm vụ đó, cần nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận cơ bản trong các trường Đảng và các trường lớp tại chức; xây dựng chế độ báo cáo thời sự chính sách; làm cho việc đọc sách báo của Đảng thành một thói quen một, nhu cầu hàng ngày trong nếp sống của cán bộ đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và các cuộc hội nghị cán bộ các cấp; quy định chế độ cán bộ các cấp hàng năm có thời gian tham gia công tác thực tế ở các cơ sở sản xuất, chú trọng những điển hình tiên tiến và cả những cơ sở còn yếu kém. Nghị quyết 210 mở ra bước phát triên mới của công tác giáo dục chính trị và tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên. Các trường đảng tỉnh, thành phố được kiện toàn, trường Đảng huyện được xây dựng, lực lượng báo giáo viên thời sự, chính sách và lực lượng giảng viên lý luận được tăng cường, đầu tư cho công tác giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên tăng hơn trước. Tháng 6-1973 Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác - Lênin trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương được thành lập để phục vụ phong trào học tập lý luận chính trị.

Chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng phụ thuộc một phần quan trọng vào chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên huấn. Năm 1969 Ban Tuyên huấn Trung ương tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ của ngành, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn ngành các năm 1969 - 1975. Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung cán bộ tuyên huấn các cấp có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình công tác, chịu khó học tập đường lối chính sách của Đảng, có ý thức tự rèn luyện để nâng cao năng lực nghiệp vụ. Tổng số cán bộ toàn ngành từ Trung ương đến huyện lúc đó là 6.760 (2.618 cản bộ làm báo, 1509 cán bộ huấn học, 1.280 cán bộ tuyên truyền, 350 cán bộ xuất bản…) so với biên chế thì thiếu 3.760, chủ yếu là cán bộ giảng dạy lý luận chính trị và cán bộ báo chí, xuất bản. Phần lớn cán bộ tuyên huấn các địa phương chưa được học tập lý luận cơ bản có hệ thống, trình độ văn hóa và kiến thức về các mặt còn hạn chế nhiều, về văn hóa phần lớn mới tốt nghiệp cấp III. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa có quy hoạch và không theo kịp nhu cầu. Sơ kết 10 năm 1959 - 1969 Trường Tuyên huấn Trung ương mở được 6 lớp đào tạo gồm 1.173 cán bộ (báo chí 584; giảng viên lý luận chính trị tuyên truyền 238), 35 lớp bồi dưỡng gồm 3.955 học viên. Đây là một cố gắng không nhỏ song còn xa so với nhu cầu. Phương hướng, mục tiêu đề ra là từng bước phấn đấu đến năm 1975 đào tạo bổ sung cho tuyên huấn các tỉnh, thành phố đủ biên chế cán bộ cả bốn bộ môn (tuyên truyền, huấn học, báo chí, xuất bản) mỗi huyện có năm cán bộ đã qua đào tạo nghiệp vụ: một phó trưởng ban, một huấn học, hai giảng viên trường đảng, một cán bộ tuyên truyền.

Bước đầu đề ra nhứng tiêu chuẩn chung của cán bộ tuyên huấn là:

- Có phẩm chất chính trị tốt, đã được học tập lý luận cơ bản, nắm vững có căn cử khoa học đường lối, chính sách của Đảng, trung thành với đường lối, quan điểm của Đảng.

- Có kiến thức tương đối toàn diện, về văn hóa đã tốt nghiệp cấp III, có khả năng viết và nói, có hiểu biết nhất định về kinh tế, kỹ thuật.

- Có quá trình công tác thực tiễn, được rèn luyện trong phong trào quần chúng.

Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ toàn ngành được đặt ra một cách đúng mức hơn, tạo điều kiện từng bước khắc phục những yếu kém, bất cập.

Năm 1971 miền Bắc bị lụt nặng trên diện tích lớn. Đây là trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm, gây thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp, về giao thông vận tải, về tài sản của nhân dân và Nhà nước ở nhiều địa phương. Dưới sự lãnh đạo tích cực, khẩn trương của Đảng và Chính phủ, sự chỉ đạo của các đảng bộ và chính quyền địa phương, đông đảo nhân dân, bộ đội và cán bộ, đảng viên đã anh dũng chiến đấu khắc phục thiên tai. Nhờ vậy đã hạn chế dược tai họa của lũ lụt, thủ đô Hà Nội và các tỉnh hạ lưu sông Hồng như Nam Hà, Thái Bình được bảo vệ. Các hoạt động tư tưởng đã nêu cao những tấm gương dũng cảm hy sinh của nhân dân, bộ đội và cán bộ, đảng viên để bảo vệ đê điều, cứu người và tài sản, những hoạt động tích cực của các cấp, các ngành và phong trào quần chúng giúp đỡ lẫn nhau khắc phục hậu quả thiên tai, mau chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Tuy bị thiên tai nặng nề, năm 1971 miền Bắc vẫn đạt 5.6 triệu tấn lương thực, cao hơn mức bình thường của các năm, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt kế hoạch. Số chiến sĩ lên đường vào Nam chiến đấu bằng 15 lần năm 1970. Bộ đội Trường Sơn đã phát triển thành một binh đoàn chiến lược hùng mạnh, tuyến vận tải Bắc - Nam đã trở thành hệ thống liên hoàn, ngoài tuyến đường bộ, cuối năm 1971 đường ống dẫn xăng dầu dài hơn 1000km đã hoàn thành, đây là thành tựu mới của tinh thần dũng cảm, không quản hy sinh xương máu của các chến sĩ bộ đội và thanh niên xung phong. Trong chiến tranh ác liệt, lực lượng các binh chủng trên mặt trận tư tưởng tiếp tục phát triển, ngày 7-9- 1971 Đài Truyền hình Việt Nam lần đầu tiên phát sóng chương trình thử nghiệm.

Để phát huy thành tựu năm 197l và động viên phong trào quần chúng thực hiện nhiệm vụ năm 1972, thi hành chỉ thị của Ban Bí thư, tháng 12- 197 l và tháng 1-1972 các cấp ủy đảng chỉ đạo tiến hành đợt báo công, lập công trong nhân dân, tự phê bình và phê bình trong các tổ chức đảng và Nhà nước. Từ kết quả của đợt này cùng với những kết quả đã tiến hành trong các năm 1967 - 1970, các ngành, các địa phương đánh giá báo công, lập công là một hình thức công tác chính trị, tư tưởng, công tác vận động quần chúng phù hợp với quan điểm của Đảng: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, mọi thành tựu của cách mạng là công lao của quần chúng. Qua báo công, lập công quần chúng tự giáo dục mình và giáo dục lẫn nhau nâng cao thêm lòng tự hàó về Tổ quốc ta, nhân dân ta, về sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, hiểu rõ hơn ý nghĩa mỗi việc mình làm và công lao, sức mạnh của tập thể, phấn khởi thi đua lập công mới.

Tháng 2- 1972 Níchxơn tiến hành những hoạt động ngoại giao xảo quyệt hòng cô lập Việt Nam, bóp nghẹt cuộc kháng chiến của quân và dân ta. Căn cứ nghị quyết và chủ trương của Đảng, công tác tư tưởng đã kịp thời vạch rõ mưu đồ xảo quyệt của Mỹ, chúng sẽ tăng cường và mở rộng quy mô của cuộc chiến tranh, nhưng cuối cùng chúng sẽ thất bại; khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển được của quân và dân ta là đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn đối phó mới của địch. Hành động ngoại giao xảo quyệt của Mỹ và những hành động mở rộng chiến tranh của chúng đối với miền Bắc chỉ làm nung nấu thêm chí căm thù và quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta. Mọi hoạt động chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược mới được đẩy mạnh đi đôi với sằn sàng đánh bại địch nếu chúng nem bom bắn phá trở lại hoặc mở rộng chiến tranh trên bộ ra miền Bắc.

Trước nguy cơ chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" bị đổ vỡ, Níchxơn hung hãn đến điên cuồng. Đồng thời với phản kích quyết liệt trên chiến trường Nam Việt Nam, từ ngày 6-4-1972 Mỹ ném bom bắn phá trở lại miền Bắc và từ ngày 8-5-1972 thả thủy lôi phong tỏa các cảng biển, cảng sông của ta, hòng cắt đứt nguồn tiếp tế từ ngoài vào và đường vận chuyển Bắc-Nam. Trong chiến tranh phá hoại lần trước chúng leo thang từng bước. Lần này chúng hành động nhanh và quyết liệt ngay từ đầu, sử dụng lực lượng máy bay, tàu chiến lớn hơn, đánh tập trung, liên tục vào Hà Nội, Hải Phòng, các khu công nghiệp và trọng điểm giao thông, đảnh phá dã man nhiều vùng dân cư, cả bệnh viện, trường học, chặn các "cổ họng" tiếp tế, hòng gây sức ép lớn buộc ta phải khuất phục.

Quân và dân miền Bắc đã chuẩn bị sẵn sàng, bình tĩnh bước vào cuộc thử thách mới quyết liệt và phức tạp hơn nhanh chóng sơ tán dân và các cơ sở sản xuất, chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, đánh thắng địch ngay từ trận đấu chúng trở lại đánh phá, cả ở Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hải Phòng, Hà Nội… Tuy vậy, ta cũng có thêm những khó khăn mới, hàng chục ngàn đồng bào bị thương vong, sự đánh phá và phong tỏa của địch lúc đầu đã hạn chế khá lớn việc tiếp nhận hàng viện trợ và đưa hàng vào Nam. Song nhờ sự lãnh đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước, tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của bộ đội, các nhà khoa học và anh chị em công nhân chúng ta đã có nhiều cách có hiệu quả phá nhiễu, bắn rơi máy bay B52, rà phá thủy lôi, mở đường vận chuyển, bảo đảm về cơ bản việc tiếp nhận hàng từ ngoài vào và đưa hàng vào Nam, đẩy mạnh cuộc tiến công chiến lược suốt năm 1972. Các hoạt động tư tưởng, trong đó báo chí là lực lượng xung kích, với đội ngũ phóng viên (tin ảnh, quay phim) nhanh nhạy, xông xáo, dũng cảm đã bám sát cuộc chiến đấu hào hùng của quân và dân ta, bảng trí tuệ và sức mạnh của cả dân tộc, được sự ủng hộ của loài người tiến bộ, quyết thắng tên hung nô của thời đại. Địch đánh phá quyết liệt nhưng báo chí từ Thủ đô vẫn phát hành thường xuyên tính chiến đấu được nâng cao, đài phát sóng bị B52 dội bom nhiều lần nhưng Tiếng nói Việt Nam vẫn vang lên đều đặn, đến với thính giả trong nước và trên thế giới.

Bọn hiếu chiến Mỹ điên cuồng trong đánh phá, đồng thời ngoan cố, tráo trở trong thương lượng. Sau khi trúng cử Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ mới, Níchxơn lật lọng tất cả những điều đại diện chính quyền Mỹ đã thỏa thuận với đại diện phái đoàn ta tháng 10-1972. Căn cứ tuyên bố của Chính phủ ta ngày 26-10-1972, các hoạt động tuyên truyền đã lập tức nêu cao lập trường đúng đắn của ta, vạch trần sự tráo trở, lật lọng của Mỹ trước dư luận trong nước và quốc tế, góp phần động viên mạnh mẽ làn sóng đấu tranh đòi Mỹ phải ký ngay dự thảo hiệp định, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam; đã kịp thời phổ biến trong nhân dân và các lực lượng vũ trang nhận định của Bộ Chính trị chỉ rõ âm mưu của Mỹ tiếp tục kéo dài chiến tranh trong một thời gian nữa để giành thắng lợi về quân sự nhằm kết thúc chiến tranh trên thế mạnh, giáo dục nâng cao cảnh giác đối với những hành động ch;ến tranh mới của chúng. Miền Nam phải tiếp tục phát triển tiến công, miền Bắc phải sẵn sàng chiến đấu đến mức cao nhất và rút kinh nghiệm đánh B52 có hiệu quả hơn, thắng lớn hơn.

Ngày 14-12- 1972 Nichxơn quyết định mở cuộc tập kích B52 vào Hà Nội. Cuộc tiến công này là đỉnh cao trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc nước ta, huy động lớn nhất số máy bay chiến lược B52, mục tiêu đánh phá chủ yếu nhằm vào Hà Nội, trung tâm chính trị của cả nước, nơi đóng bản doanh của cơ quan đầu não chỉ huy cuộc kháng chiến. Với thế trận sẵn sàng, trong 12 ngày đêm chiến đấu (từ 18 đến 29-12), bộ đội phòng không - không quân, quân dân Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương đã anh dũng đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay hiện dại trong đó có 34 máy bay B52 (riêng Hà Nội bắn rơi 25 chiếc), diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái. Bị thua đau, ngày 30-12-1972 chính quyền Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấm dứt hoàn toàn vào ngày 15- 1-1973.

Cùng với việc liên tục đưa tin chiến thắng oanh liệt của quân dân ta, các hoạt động tư tưởng đã nêu bật tầm vóc vĩ đại của nó: .

Về quân sự, đây là một chiến dịch phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc cũng như trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đây cũng là một chiến dịch đầu tiên trên thế giới tiêu diệt lớn máy bay chiến lược B52 của Mỹ giáng cho không quân chiến lược Mỹ đòn thất bại nặng nề nhất trong lịch sử xâm lược của nó. Chiến thắng đó đã nhấn chìm ý đồ "đàm phán trên thế mạnh" của Mỹ. Chính vì vậy nhân dân ta gọi đây là trận "Điện Biên Phủ trên không". Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" là đòn quyết định buộc Mỹ phải xuống thang và kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc nước ta. Chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc là một bộ phận quan trọng trong chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Thắng lợi của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ cùng với thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam đã làm phá sản chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Mỹ hóa" trở lại cuộc chiến tranh của bọn hiếu chiến Mỹ.

- Về chính trị, thắng lợi của quân và dân ta đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ có ý nghĩa quốc tế to lớn, chứng tỏ Mỹ không phải là vô địch, động viên mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Phong trào lên án Níchxơn và đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam bùng lên trên thế giới và trong nước Mỹ.

Trong hoàn cảnh lịch sử đó, ngày 27-1-1973 tại Pari chính quyền Mỹ bụộc phải ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi cơ bản mà nhân dân ta đạt được trong việc ký kết hiệp định trước hết là Mỹ và các nước khác phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Mỹ phải rút quân và chấm dứt mọi sự dính líu quân sự vào miền Nam Việt Nam và phải chấp nhận sự tồn tại của bộ đội chủ lực ta ở miền Nam. Với việc hiệp định được ký kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi rất vẻ vang. Đây là thắng lợi rất to lớn trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc Việt Nam ta.

c) Động viên quân dân cả nước thừa thắng xốc tới giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973 - 1975

Phải ký Hiệp định Pari, rút quân về nước nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố duy trì chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Trước khi ký Hiệp định, Mỹ đã đưa vào miền Nam Việt Nam một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh và chỉ huy quân ngụy vào ra cắm cờ lấn đất ở nhiều nơi. Hiệp định vừa được ký kết, chúng mở ngay chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", triển khai các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng và các vùng giáp ranh hòng xóa "thế da báo". Mục tiêu của chúng là giành đất, giành dân, tiêu diệt lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của cách mạng, xóa bỏ tình trạng thái chính quyền, hai quân đội, ba lực lượng, biến miền Nam Việt Nam thành lãnh thổ chỉ có một chính quyền tay sai Mỹ. Từ sau hiệp định Pari, miền Nam Việt Nam không có lấy một ngày hòa bình.

Về phía ta, trước khi Hiệp định Pari được ký kết, Bộ Chính trị đã dự kiến "tình hình có thể phát triển theo hai khả năng: hoặc giữ được hòa bình, hoặc chiến tranh trở lại, không thể có ảo tưởng địch sẽ thi hành một cách nghiêm chỉnh vì chúng lo ngại trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn". Sau khi Hiệp định được ký kết, đồng thời với tuyên truyền thắng lợi các hoạt động tư tưởng đã chú trọng phổ biến Lời kêu gọi ngày 28- 1-1973 của Trung ương Đảng và Chính phủ nhận định: Những thế lực quân phiệt, phát xít, công cụ của chủ nghĩa thực dân mới đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc ta vẫn chưa từ bỏ nhung âm mưu phá hoại hòa bình, ngăn trở con đường độc lập, tự do của nhân dân ta. Vì vậy, nhân dân cả nước phải tăng cường đoàn kết, đề cao cảnh giác, củng cố những thắng lợi đa giành được, hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam…

Sau thắng lợi "đánh cho Mỹ cút", cách mạng miền Nam đứng trước tình thế mới với những thuận lợi rất cơ bản. Song những khó khăn sau cuộc tiến công chiến lược năm 1972, tổn thất về quân số về tổ chức và về vật chất chưa được bổ sung và củng cố. Những nơi cán bộ lãnh đạo quán triệt tư tưởng tiến công, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu thì ở nơi đó đồng bào, chiến sĩ phát huy được khí thế chiến thắng, kiên trì bám trụ, giữ cờ, giữ đất, đánh lui các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, bảo vệ được thành quả cách mạng. Nhưng một số nơi, cán bộ, đảng viên chưa thấu triệt tư tưởng tiến công và quan điểm cách mạng bạo lực, có tư tưởng mệt mỏi, nghỉ ngơi, ảo tưởng hòa bình, chủ quan mất cảnh giác, hy vọng trông chờ vào khả năng đối phương phải thi hành Hiệp định. Vì vậy mà chậm phát hiện âm mưu ấn chiếm của địch, đối phó bị động và kém hiệu quả, có nơi không chỉ chập chờn, co thủ "sợ vi phạm Hiệp định", mà còn rút bỏ cả "lõm” giải phóng, tự mình xóa "thế da báo". Do đó, trong những tháng đầu năm 1973 địch đã lấn chiếm dược hầu hết những vùng mới giải phóng và cả một số nơi thuộc vùng giải phóng cũ. Tình hình đó cho thấy, trong cuộc chiến đấu một mất một còn với quân thù, khi thắng lợi cũng như lúc cách mạng gặp khó khăn, lãnh đạo phải giữ vững định hướng tư tưởng chiến luởc tiến công, nếu thỏa mãn dừng lại hoặc chập chờn, do dự, hữu khuynh cố thủ thì cách mạng không tránh khỏi bị tổn thất.

Yêu cầu bức xúc đặt ra đối với công tác tư tưởng lúc này là phải làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân có nhận thức đúng về: âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - ngụy trong tình hình mới; đánh giá địch, ta và khả năng phát triển của tình hình; phải làm gì và làm thế nào để đánh bại âm mưu và hành động tiếp tục chiến tranh của địch? Trọng tâm công tác là phát động đấu tranh chính trị hay là tiến công chống địch lấn chiếm, bình định?

Tháng 7-1973, Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng đã nhận định tình hình và ra nghị quyết về "Thắng ợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới". Nghị quyết Trung ương nêu cao ý nghĩa, tầm vóc to lớn của thắng ợi, rút ra những bài học lớn trong 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đó là: Giữ vững tư tưởng chiến lược tiến công; nắm vững quan điểm cách mạng bạo lực; giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ và ngọn cờ xã hội chủ nghĩa; biết thắng từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn; có phương pháp cách mạng thích hợp.

Trung ương Đảng nhận dịnh: "Thế và lực của cách mạng miền Nam mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ năm 1954 đến nay". Song phong trào đấu tranh chính trị, bộ đội địa phương và dân quân du kích còn yếu, cơ sở cách mạng ở thành thị và nông thôn bị hao hụt chưa được củng cố. Sắp tới, cách mạng miền Nam có thể phát triển theo hai khả năng: 1) ta có thể từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định Pari; 2) ta buộc phải tiến hành chiến tranh cách mạng để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn. Song bất kể trong tình hình nào con đường của cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng, chiến lược của cách mạng miền Nam vẫn là chiến lược tiến công.

Hội nghị Trung ương khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam lúc này là tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ngụy quyền làm thất bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Công tác tư tưởng phải tiếp tục bồi dưỡng tinh thần cách mạng tiến công, kiên trì cách mạng, nâng cao cảnh giác, chống mọi khuynh hướng hòa bình chủ nghĩa, tư tưởng nghỉ ngơi, không sẵn sàng chiến đấu. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng Khu ủy V quyết định các biện pháp tăng cường lãnh đạo "đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch, giành dân, giừ dân, mở rộng quyền làm chủ, phát triển thực lực của ta". Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương cục xác định nhiệm vụ trọng tâm số một là phá bình định lấn chiếm, giành quyền làm chủ. Ban Tuyên huấn các cấp giúp cấp ủy tiến hành khẩn trương công tác quán triệt nghị quyết trong toàn đảng bộ, trong lực lượng vũ trang và các đoàn thể quần chúng, trang bị nhận thức đúng về tình hình và nhiệm vụ, thấu suốt tư tưởng chiến lược tiến công và quan điểm cách mạng bạo lực, đấu tranh chống những tư tưởng lệch lạc, như: mơ hồ về bản chất phản động và âm mưu của dịch, ảo tưởng hòa bình, hy vọng, trông chờ vào khả năng chúng thi hành Hiệp định. Nhờ đó đã tạo bước chuyển biến tích cực trong hành động của cán bộ, đảng viên, quân và dân toàn miền.

Trong những tháng cuối năm 1973, đầu năm 1974, tình hình miền Nam chuyển biến nhanh chóng. Từ thế bị động đối phó, các lực lượng cách mạng đã chuyển lên chủ động phản công, tiến công, đẩy lui các cuộc hành quân lấn chiếm của Mỹ - ngụy. Từ chỗ mất đất, mất dân, các lực lượng cách mạng đã chuyển lên thu hồi và mở rộng vùng giải phóng phát huy thắng lợi, các cấp ủy đảng tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chỉ rõ: Trong điều kiện Mỹ - ngụy đã xé bỏ Hiệp định Pari, tiếp tục chiến tranh thì cuộc đấu tranh đòi hòa bình, hòa hợp dân tộc theo pháp lý của Hiệp định là một đòn tiến công chính trị có tác dụng lên án tội ác hiếu chiến, độc tài, vạch trần những luận điệu lừa bịp của Mỹ - ngụy, tập hợp đội quân chính trị quần chúng. Nhưng chỉ có kiên quyết phản công và tiến công bẻ gãy những hành động lấn chiếm mới đập an được chính sách chiến tranh của chúng. Thắng lợi phá bình định lấn chiếm là thực tế khẳng định quan điểm chỉ có bạo lực cách mạng mới thủ tiêu được bạo lực phản cách mạng, chỉ có chiến tranh giải phóng mới đánh bại được chiến tranh xâm lược, nếu chập chờn, do dự thì cách mạng không tránh khỏi bị tổn thất. Chính sách chiến tranh của Mỹ - ngụy buộc nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng dậy tiếp tục chiến đấu để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ.

Thắng lợi phản công và tiến công giành quyền làm chủ trong mùa khô 1973 - 1974 đã tạo đà và đặt nền tảng cho bước ngoặt của chiến tranh trong năm 1975. Công tác tư tưởng đã giải thích rõ: để chuyển cuộc chiến tranh sang bước ngoặt, cách mạng phải có lực lượng mạnh hơn hẳn lực lượng của Mỹ - ngụy ở miền Nam. Lực lượng của chiến tranh cách mạng là lực lượng tổng hợp, song nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh là hậu phương. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa là hậu phương lớn luôn luôn giữ vai trò quyết định đối với sự nghiệp cách mạng cả nước, nay càng giữ vai trò quyết định đáp ứng yêu cầu rất cao của miền Nam về sức người, sức của và mọi nhu cầu khác trong giai đoạn mới của cuộc chiến tranh.

Để góp phần thúc đẩy mọi mặt công tác của miền Bắc, sau Hiệp định Pari, năm 1973 và những tháng đầu năm 1974 công tác tư tưởng đã tiến hành 5 đợt tuyên truyền lớn

- Đợt 1 tiến hành trong hai tháng 2, 3- 1973 là một chiến dịch tuyên truyền cổ động rộng lớn bằng nhiều hình thức cả bề rộng lẫn bề sâu nham làm cho quân và dân ta hiều rõ ý nghĩa to lớn của thắng lợi đã giành được, nâng cao niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tự tin vào sức mạnh của dân tộc. Làm rõ nhiệm vụ cấp bách và nặng nề của miền Bắc khắc phục hậu qua của hai cuộc chiến tranh phá hoại, khôi phục sản xuất, bảo đảm đời sống nhân dân, đáp ứng yêu cầu khẩn trương và to lớn của miền Nam trong giai đoạn mới, tiếp tục giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia, chuẩn bị cho xây dựng lại đất nước sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Đợt 2 được tiến hành trong tháng 4, sau khi Mỹ rút quân, tuyên truyền nhằm nâng cao niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

- Đợt 3 được tiến hành trong tháng 10, tuyên truyền vạch trần những hành động vi phạm Hiệp định Pari của Mỹ - ngụy trước dư luận trong nước và trên thế giới. Tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế đối với cuộc phản công, tiến công của các lực lượng vũ trang giải phóng và nhân dân miền Nam đánh trả các hoạt động tiếp tực chiến tranh của Mỹ - ngụy.

- Đợt 4 được tiến hành trong những tháng cuối năm 1973 nhân dịp đoàn đại biểu Anh hùng các lực lượng vũ trang miền Nam ra thăm miền Bắc, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cổ vũ phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong giai đoạn mới.

- Đợt 5 tiến hành trong những tháng đầu năm 1974, làm quán triệt nghị quyết hội nghị lần thứ 22 của Trung ương Đảng về khôi phục và phát triển kinh tế trong kế hoạch hai năm 1973 - 1974.

Hưởng ứng nghị quyết của Trung ương Đảng, với khí thế của người chiến thắng, tuy lực lượng lao động chủ yếu là phụ nữ, năm 1974 nông nghiệp miền Bắc đã có bước tiến mới về thâm canh lúa, 9 tỉnh, 107 huyện và 4.226 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc trở lên/lha. Công tác rà phá thủy lôi, bom mìn, nạo vét, khơi thông luồng lạch, khôi phục cầu và các bến cảng được tiến hành thắng lợi có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất, đời sống ở miền Bắc và đẩy mạnh chi viện cho miền Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế chúng ta có những khuyết điểm, yếu kém về quản lý kinh tế, như quan liêu, thiếu dân chủ, thiếu trách nhiệm, kém ý thức tổ chức và kỷ luật, việc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực và xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa chưa được quan tâm đúng mức.

Đồng thời với giải quyết những nhiệm vụ lớn trước mắt, Trung ương Đảng còn lo chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài. Tháng 2- 1973 Bộ Chính trị ra nghị quyết về công tác cán bộ trong giai đoạn mới nhằm đưa công tác tổ chức lên ngang tầm nhiệm vụ chính trị. Tháng 12-1974 Hội nghị lần thứ 23 của Trung ương Đảng bàn về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng. Dưới ánh sáng Nghị quyết 23 và Nghị quyết về công tác cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương đã kiểm điểm công tác của ngành mình góp phần xây dựng Đảng, đề ra các biện pháp thực hiện nghị quyết, nhất là đối với công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo dục đảng viên và cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (kinh nghiệm chỉ đạo thí điểm ở Hà Bắc). Trong hai năm 1971 - 1972 chương trình giáo dục chính trị ngắn hạn cho cán bộ, đảng viên đã hoàn thành. Sau khi Ban Bí thư ra Nghị quyết 210, trong 3 năm 1971 - 1973, mặc dù có nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện chiến đấu ác liệt năm 1972, số trường giáo dục chính trị lý luận trung cấp ở miền Bắc đã phát triển lên 14 trường, trường đảng cấp huyện được xây dựng, 4 chương trình giáo dục lý luận chính trị đã được triển khai trên cả hai hệ học tập trung và tại chức. Sơ kết 3 năm 1971 - 1973, trên 50 vạn đảng viên và 57. 764 chi ủy viên, tổ trưởng đảng đã học xong chương trình cơ sở, 27.338 đảng ủy viên đã qua chương trình sơ cấp, gần l vạn cán bộ lãnh đạo cấp huyện đã qua chương trình trung cấp. Riêng trường Tuyên huấn Trung ương trong 3 năm 1971 - 1973 đã mở lớp đào tạo và bồi dưỡng cho 3.442 cán bộ của ngành, trong đó nhiều nhất là cán bộ giảng dạy lý luận chính trị.

Năm 1973 - 1974, trước yêu cầu mới, các mặt công tác tuyển quân, công nhân và thanh niên xung phong đi chiến trường và thực hiện nghĩa vụ lương thực thực phẩm nuôi quân càng là những công tác lớn mà mỗi ngành, địa phương và cơ sở đều ra sức tiến hành công tác vận động quần chúng để hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu. Công tác tư tưởng được tiến hành đến từng nhà, từng người. Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ là một người tuyên truyền đắc lực và gương mẫu thực hiện chính sách, thực hiện khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Kết quả trong các năm 1973 - 1975 gần 50 vạn thanh niên miền Bắc đã gia nhập quân đội. Có những em mới 17 tuổi hoặc thuộc diện miễn hoãn cũng tìm mọi cách để được đi chiến đấu, có những bà mẹ đã hơn 3 lần tiễn chồng con ra trận, có những gia đình vợ chồng, cha con đều có mặt trên chiến trường đánh Mỹ. Hơn 30.000 công nhân và thanh niên xung phong được điều thêm vào mặt trận mở đường Trường Sơn, tạo điều kiện tăng cường vận chuyển hàng và cho xe tăng, pháo lớn vào chiến trường. Vì nghĩa lớn của cả dân tộc, nhân dân miền Bắc chấp nhận một mức sống "tối thiểu 13, tối đa 18" (mức phân phối thóc theo đầu người ở hợp tác xã nông nghiệp tối thiểu 13kg, tối đa không quá 18kg/tháng), chắt chiu mọi bề để nuôi quân đánh giặc như lời Bác Hồ đã dạy, dù phải chịu nhiều gian khổ hy sinh nhưng:

"Còn non, còn nước, còn người,

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay".

Từ cuối năm 1972, đáp ứng yêu cầu của chiến trường hàng ngàn cán bộ các binh chủng công tác tư tưởng (báo chí, tuyền truyền, giáo dực lý luận chính trị, văn hóa văn nghệ) tiếp tục được bổ sung cho miền Nam. Năm 1973, 1974 các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho miền Nam được mở liên tục.

Trong thế suy sụp và đi xuống, ngụy quyền tay sai Mỹ thực hiện chính sách phát xít, giải tán các đảng phái không ăn cánh với chúng, thẳng tay khủng bố phong trào chống đối của nhân dân, của các tôn giáo, đàn áp báo chí. Chính sách phát xít của chúng chỉ dẫn đến kết quả ngược lại. Về phía ta quán triệt và thực hiện Nghị quyết tháng 9- 1974 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ của thành thị miền Nam trong giai đoạn mới, các đảng bộ ở đô thị được củng cố, cơ sở cách mạng dần dần được khôi phục và phát triển, đã tích cực lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân trong mọi tầng lớp công nhân, lao động, nhân sĩ, trí thức, ký giả, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên chống Mỹ - Thiệu, đòi thi hành Hiệp định. Các báo tiến bộ ở Sài Gòn đăng tin về Hiệp định Pan là thắng lợi của dân tộc Việt Nam, thất bại của Mỹ, và bằng nhiều hình thức hậu thuẫn phong trào nhân dân đấu tranh đòi thi hành Hiệp định. Từ 20 - 30 đoàn thể văn hóa, xã hội, tôn giáo, chính trị liên kết nhau thành một mặt trận đối lập với chính quyền Thiệu mỗi đoàn thể đều ra báo nội san làm cơ quan tranh đấu của mình; hình thành các báo đóí lập đòi thật sự vãn hồi hòa bình, chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", tố cáo Thiệu tham nhũng, đòi cải thiện chế độ lao tù, đòi tha hết chính trị phạm, tìlả hết tù binh. Từ ngày miền Nam Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Mỹ - nguỵ đến nay, chưa lúc nào khí thế đấu tranh của báo chí Sài Gòn mạnh mẽ như lúc này. Ngoài các loại báo in, ở một số thành phố, trước hết ở Sài Gòn xuất hiện hình thức: Báo miệng nói cho đồng bào tôi nghe. Số người chống Mỹ - Thiệu, tán thành Hiệp định Pari, đòi tự do, dân chủ, đa số là học sinh, sinh viên. Họ chia nhau thành từng nhóm nhỏ, đến các khu phố, nhà ga, bến đò, xưởng sở, trường học, diễn thuyết từ 10- 15 phút hoặc nửa giờ về hiện tình đất nước, gây dư luận rộng khắp sôi nổi. Cách làm này còn được gọi là "Xả luân chiến" chiến đấu tuyên truyền lưu động như bánh xe lăn. Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên phát triển cả bề rộng và bề sâu. Anh chị em tập hợp nhau trong những "Đêm không ngủ", "Đêm cốt nhục", "Đêm đốt lửa căm hờn", "Đêm cầu nguyện hòa bình".. . hội thảo, biểu diễn văn nghệ, đến với bà con lao động "hát cho đồng bào tôi nghe", và "nghe đồng bào tôi nói"[53].

Chính quyền Thiệu ra sắc luật 007 nhằm bóp cổ báo chí ở Sài Gòn, ủy ban đấu tranh đòi quyền tự do báo chí lên án chính sách phát xít của Thiệu. Giới luật sư Sài Gòn ra tuyên bố ủng hộ yêu sách của báo chí. Hưởng ứng cuộc biểu tình "Ký giả đi ăn mày", ngày 10-10-1974 hàng trăm nhà báo cùng với hàng vạn nhân dân Sài Gòn xuống đường biểu tình chống đàn áp báo chí, bóp nghẹt tự do, dân chủ, đòi Thiệu từ chức. Trước đó là các cuộc biểu tình của hàng vạn nhân dân Huế. Tại Hạ viện ngụy, đại biểu Phật giáo đối lập công bố cáo trạng kết tội Thiệu tham nhũng. Giáo hội Thiên chúa thành lập "Phong trào nhân dân chống tham nhũng" để cứu nước và kiến tạo hòa bình. Nhiều tổ chức chống Thiệu như "Lực lượng hòa giải hòa hợp dân tộc", "Mặt trận nhân dân cứu đói", "Uỷ ban đấu tranh đòi thả tù chính trị". .. ra đời. Những hình thức thống nhất hành động và các phong trào liên hiệp đấu tranh dồn ngụy quyền vào thế hoàn toàn bị cô lập.

Do chính sách chiến tranh của Mỹ - nguỵ, tháng 6- 1974 Ban liên hợp quân sự ngừng hoạt động, sau đó hội nghị hiệp thương hai bên Nam Việt Nam và các cuộc tiếp xúc Việt - Mỹ cũng kết thúc. Các hoạt động tuyên truyền đối ngoại của ta đã vạch trần bộ mặt thật của Mỹ - ngụy, đập tan những luận điệu lừa bịp của chúng, làm cho dư luận tiến bộ trên thế giới, thấy rõ tính chất hiếu chiến, phá hoại hòa bình của Mỹ ngụy và thừa nhận tính chất chính nghĩa của các cuộc đánh trả của quân và dân ta.

Tháng 7- 1974 quân giải phóng đánh mạnh vào quân ngụy trên khắp các chiến trường khu V, khu VI, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, giải phóng thêm nhiều nơi, trong đó có hàng chục chi khu, quận lỵ. Kế hoạch lấn chiếm, bình định của Mỹ - ngụy về căn bản đã thất bại. Trên chiến trường đã xuất hiện một tình thế mới: quân ta giải phóng- hàng chục- chi khu, quận lỵ còn ngụy quyền Sài Gòn đành chịu mất. Lực lượng mọi mặt của ta lớn mạnh hẳn lên, ngược lại lực lượng mọi mặt của ngụy quyền đang trên đà suy sụp, tan rã. Chiến thắng của quân dân ta và phong trào đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới và nhân dân Mỹ đòi chấm dứt chiến tranh tác động mạnh mẽ đến chính giới Mỹ, ý chí xâm lược của Mỹ bị lung lay mạnh. Những khó khăn của nước Mỹ không cho phép giai cấp thống trị Mỹ tiếp tục cuộc chiến tranh lâu hơn nữa. Tháng 5- 1974 Hạ viện Mỹ bác bỏ đề nghị của Níchxơn tăng cường viện trợ cho Thiệu. Tổng thống Mỹ Nichxơn bị vụ bê bối Oatơghết, phải từ chức, ảnh hưởng trực tiếp đến ngụy quyền Sài Gòn.

Tháng 10- 1974 Hội nghị Bộ Chính trị quyết định chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam. Hội nghị đã cân nhắc kỹ tình hình địch, ta và nhận định "Lúc này chúng ta có thời cơ… Đây là thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc, dân chủ đồng thời giúp Lào và Campuchia hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc... Đối với vấn đề được nêu ra về khả năng Mỹ đưa quân trở lại, Bộ Chính trị đã cân nhắc kỹ lưỡng và thống nhất nhận định bản chất Mỹ rất ngoan cố và còn nhiều âm mưu thâm độc, nhưng "Mỹ đã ra thì việc quay lại không phải dễ… ta phán đoán Mỹ không có khả năng quay lại. .. Dù Mỹ có can thiệp trở lại trong chừng mực nào thì chúng cũng không xoay chuyển được tình thế và ta vẫn thắng".

Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn đã chuẩn bị về mọi mặt tư tưởng, về tổ chức cho tổng tiến công và nổi dậy, tiến hành bí mật và khẩn trương. Quân ta ra trận với tinh thần phấn khởi, tự tin, sung sức, quyết tâm đánh mạnh, thắng lớn. Cùng hành quân với các lực lượng vào chiến trường là các chiến sĩ thông tin, nhà báo, nhà văn, nhiếp ảnh, quay phim. . . để thông tin kịp thời và ghi lại những sự kiện lịch sử trong trận quyết chiến chiến lược. Trên tiền tuyến lớn, toàn bộ cán bộ, chiến sĩ các binh chủng trên mặt trận tư tưởng văn hoá, cán bộ và học viên các trường Đảng, cả học viên khóa VIII Trường Nguyễn Ái Quốc miền Nam đã kết thúc lớp học để tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi cuối cùng.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mở đầu ngày 4-3 với thắng lợi giòn giã giải phóng Buôn Ma Thuột (10-3) làm nức lòng quân dân cả nước, gây hoang mang, hoảng loạn trong hàng ngũ địch. Với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, sự chỉ huy kiên quyết, mưu trí, sáng tạo của các Bộ Tư lệnh chiến trường, tinh thần dũng cảm chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân dân ta, chỉ một tháng sau quân ta đã lần lượt giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố miền Trung và miền Nam Trung bộ, tiến sát đến cửa ngõ Sài Gòn. Phối hợp với đòn tiến công quân sự, nhiều địa phương và cơ sở đã lập ủy ban khởi nghĩa, phát động quần chúng nổi dậy diệt địch, giành quyền làm chủ và tổ chức phục vụ chiến đấu.

Thiệu cầu cứu khẩn cấp nhưng đến nước này thì chủ Mỹ cũng phải bỏ mặc cho ngụy chết chìm. Ngày 14-4- 1975 Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định, mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những ngày này, các hoạt động tư tưởng hừng hực thế tiến công, động viên cả dân tộc lên đường, cả nước cùng ra trận, mấy thế hệ cùng tham gia trận đánh cuối cùng của 2l năm chống Mỹ, cứu nước. 17 giờ ngày 26-4- 1975 cuộc tổng công kích đánh chiếm thành phố Sài Gòn - Gia Định bắt đầu. 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975 các đơn vị xe tăng và bộ binh thuộc Quân đoàn II tiến vào dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các ngụy, buôc Tổng thống ngụy Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện và ra lệnh cho quân ngụy hạ vũ khí. Cùng ngày 30-4 và 1-5 quân và dân ta nổi dậy và tiến công liên tục, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho ngụy nhào", kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trong suốt 50 ngày đêm chiến đấu của quân và dân ta, các hoạt động thông tin tuyên truyền đã kịp thời đưa tin chiến thắng, trong đó có bức ảnh lịch sử xe tăng ta húc đổ cổng sắt dinh Độc Lập. Việc chiếm lĩnh Đài phát thanh, Đài truyền hình Sài Gòn và Việt Tấn xã (cơ quan thông tấn của nguỵ quyền Sài Gòn) được tiến hành nhanh, gọn trong ngày 30-4-1975 và đưa vào hoạt động ngay trong ngày 30-4, 1-5.

Ở miền Bắc, Ban Tuyên huấn Trung ương đã chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền chuẩn bị sẵn sàng đón mừng thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh. Qua báo chí và đài phát thanh, nhân dân cả nước vui mừng, hồi hộp theo dõi các bước tiến quân của bộ đội ta, đặc bìệt trong thời điểm quân ta đã áp sát Sài Gòn và những ngày diễn ra chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trưa 30-4-1975, sau khi tin quân ta đã tiến vào dinh Độc Lập, buộc ngụy quyền đầu hàng không điều kiện, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, nhân dân Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã, thị trấn đổ ra đường tụ tập trước các bản đồ chiến sự, các bản tin và loa truyền thanh, hàng vạn và chục vạn người tuần hành, đánh trống, chiêng, đốt pháo, tung hoa, múa sư tử, rước cờ, rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hô vang các khẩu hiệu mừng chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, ca ngợi Tổ quốc Việt Nam anh hùng. Ở Hà Nội, nhiều người nước ngoài cũng xuống đường tuần hành chào mừng thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Ngày 30-4 trở thành ngày hội mừng chiến thắng của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Trải qua 21 năm chiến đấu, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, với quy mô lớn của tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất thế kỷ này, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Thắng lợi đó của nhân dân ta "mãi mãi được ghi vào lịch sử của dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc"[54].

Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước và đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ này là đất nước tạm chia làm hai miền với hai chế độ khác nhau. Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Trong bất kỳ tình huống nào, Đảng và nhân dân ta cũng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh là một thử thách lớn nhất đối với dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng. Đảng và nhân dân ta phải đấu trí và đấu sức chống tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất trong phe đế quốc. Để giành được thắng lợi, phải động viên được ý chí và sức mạnh đoàn kết chiến đấu, năng lực sáng tạo và nỗ lực phi thường của toàn dân dưới ngọn cờ của Đảng.

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ đó, qua mỗi bước chuyển của cuộc chiến tranh, công tác tư tưởng đã tiến hành động viên chính trị sâu rộng mạnh mẽ, liên tục trong Đảng và trong nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhất trí sâu sắc với đường lối cách mạng của Đảng và quyết tâm với chiến lược của Trung ương, đánh giá đúng địch, ta nhận rõ tình hình và nhiệm vụ, nâng cao tính tự giác, sáng tạo trong hành động, biến đường lối và quết tâm của Đảng thành hiện thực.

Bằng nhiều hoạt động phong phú, công tác tư tưởng đã góp phần phát huy đến đỉnh cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là một" là những chủ đề xuyên suốt trong các hoạt động tư tưởng. Những tấm gương anh hùng, dũng sĩ, những "người tốt, việc tốt" những cái hay, cái đẹp nảy sinh trong sản xuất, chiến đấu và công tác được nêu cao, góp phần xây dựng đạo đức mới, chuẩn mực sống mới của con người Việt Nam, đấu tranh bảo vệ văn hoá dân tộc, chống văn hoá nô dịch và đồi truỵ của Mỹ - ngụy.

Công tác tư tưởng đã kết hợp giáo dục chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "giúp bạn là tự giúp mình", động viên quân và dân ta thực hiện liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương chống Mỹ, xác định rõ đánh thắng Mỹ là thiết thực làm nghĩa vụ quốc tế của nhân dân ta đối với cách mạng thế giới.

Trong cuộc chiến đấu trường kỳ, quyết liệt và phức tạp chưa từng thấy, công tác tư tưởng đã thường xuyên góp phần xây dựng, vun đắp và phát huy niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tự tin vào sức mạnh của dân tộc, dám đánh Mỹ, sáng tạo nhiều cách đánh Mỹ, kiên quyết đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn và lập trường hiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn. Trong suốt 21 năm trường kỷ kháng chiến, Đảng ta đã huy động các cơ quan tuyên truyền và văn hoá của Đảng và Nhà nước, các ngành, các giới, các lực lượng vũ trang phối hợp tiến hành trường kỳ động viên chính trị, giáo dục tư tưởng, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, những người có trách nhiệm đi đầu, vận động và tổ chức phong trào quần chúng. Tuy có những lúc lãnh đạo tư tưởng thiếu chặt chẽ, không kịp thời, những vấn đề bức xúc đặt ra chậm được giải đáp, song nhìn chung khi diễn ra những bước ngoặt của cuộc chiến tranh, khi tình hình trong nước và quốc tế có những biến động phức tạp, khi địch dùng những thủ đoạn mới để chống phá, khi cách mạng thắng lợi cũng như khi gặp khó khăn, tổn thất, công tác tư tưởng đã căn cứ các nghị quyết của Đảng tạo sự thống nhất về nhận thức, uốn nắn những lệch lạc, định hướng đúng cho hành động của toàn Đảng, toàn dân.

Công tác tư tưởng đã chú trọng làm thấu suốt tư tưởng chiến lược tiến công và quán triệt tư tưởng tiến công trên mặt trận tư tưởng, xây dựng sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội, phát hiện và uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, ngại chiến đấu lâu dài, sợ gian khổ, hy sinh, hữu khuynh, cố thủ, bi quan, dao động, khuynh hướng giản đơn, nóng vội, muốn thắng nhanh hoặc ảo tưởng hòa bình, chủ quan, mất cảnh giác. Trên cơ sở xây dựng sự vững vàng về tư tưởng chính trị trong nội bộ, giáo dục cảnh giác, chống chiến tranh tâm lý của địch.

Công tác tư tưởng đã kết hợp tốt với công tác tổ chức, tập hơp rộng rãi tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, chống Mỹ - ngụy, làm dấy lên một cao trào chống Mỹ, cứu nước của toàn dân với khí thế sôi nổi, hào hùng, thu hút mọi tầng lớp mọi lứa tuổi, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, trên mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu và công tác; phát huy mạnh mẽ trí thông minh, tài sáng tạo của quần chúng, từ người nông dân, công nhân bình thường đến anh bộ đội, chị du kích, nhà khoa học.. . hành động thiết thực, tạo nên hiệu quả lớn "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Mỗi phong trào cụ thể của các ngành, các giới đều mang đậm khí phách của dân tộc, đem lại kết quả "được việc, được tổ chức, được người" là một thành công lớn và kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng của Đảng ta.

Công tác tuyên truyền đối ngoại ngày càng được mở rộng đã góp phần nêu cao chính nghĩa Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của bè bạn và các lực lượng hòa bình, tiến bộ trên thế giới, góp phần hình thành hậu phương quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Nhân dân ta vô cùng xúc động trước lời tuyên bố của Chủ tịch Phiđen Cátxtrô: Vì Việt Nam, nhân dân Cuba sẵn sàng dâng cả máu của mình.

Trong hoàn cảnh địch đánh phá ác liệt, vượt qua bom đạn, các lớp chính trị vẫn mở, báo, đài càng phát triển, tiếng hát át tiếng bom… Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, các binh chủng trên mặt trận tư tưởng: giáo dục lý luận chính trị, báo chí xuất bản, tuyên truyền cổ động, văn hoá văn nghệ… Ở mỗi miền, đều được rèn luyện và phát triển, xứng đáng là lực lượng xung kích góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Cùng với quân dân cả nước và các cán bộ trên mọi ngành hoạt động, đội ngũ cán bộ công tác tư tưởng dù hoạt động ở hậu phương lớn hay tiền tuyến lớn, ở vùng địch tạm chiếm hay vùng tự do dù phải đấu tranh trong hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù của Mỹ - ngụy, . . . đều tỏ rõ lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, vượt qua mọi gian khổ hy sinh, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ. Hàng ngàn cán bộ tuyên huấn từ Trung ương đến địa phương và cơ sở, cán bộ các trường đảng, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, thông tấn xã, các ngành văn hoá, nghệ thuật, từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân kỹ thuật và nhân viên phục vụ, các phóng viên, biên tập viên, giảng viên chính trị, nhà văn, nhà nhiếp ảnh, nhà quay phim, nhạc sĩ, đội viên văn công, chiếu bóng, v.v.. đã hy sinh vì nhiệm vụ, đến nay vẫn chưa thể tập hợp hết số lượng và danh sách.

Tổ chức của toàn ngành, và các binh chủng đều được củng cố và phát triển. Đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành mới được bổ sung một lớp cán bộ trẻ, đã qua đào tạo tương đối có hệ thống, được rèn luyện trong thực tiễn phong trào quần chúng. Sau thắng lợi, Ban Tuyên huấn Trung ương đã bước đầu sơ kết công tác tư tưởng thời kỳ chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song cần tổng kết sâu sắc hơn để góp phần vào phát huy kinh nghiệm và truyền thống của ngành trong thời kỳ mới.


CHƯƠNG IV

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG THỜI KỲ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CẢ NƯỚC VÀ TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2000)

I. CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NHỮNG NĂM 1975 - 1986, HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT TỔ QUỐC, CẢ NƯỚC ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thức thắng lợi, nhân dân cả nước vui mừng phấn khởi, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng. Hy vọng với tiềm năng lớn của cả nước và những thuận lợi mới do chiến thắng đem lại, nhân dân ta sẽ vượt qua được những khó khăn trước mắt; sớm khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước. Đây là động lực tinh thần to lớn, một thuận lợi cơ bản cho bước phát triển mới của cách mạng nước ta.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh mới, những tư tưởng lệch lạc cũng nảy sinh. Một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện chủ quan, tự mãn, không thấy tình hình thế giới và khu vực còn có thể có những biến động phức tạp, phải thường xuyên nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ thời chiến chuyển sang thời bình một số cán bộ, đảng viên có tư tưởng nghỉ ngơi, xả hơi, vun vén cho địa vị, quyền lợi cá nhân, giảm sút ý chí phấn đấu.

Sau chiến thắng 30-4, công tác tuyên truyền cổ động tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, nêu cao thắng lợi vĩ đại của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phổ biến rộng rãi các chính sách đối với vùng mới giải phóng, đập tan những luận điệu chiến tranh tâm lý của địch, tổ chức phong trào quần chúng đoàn kết, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng chính quyền và các đoàn thể cách mạng.

Lúc này, một vấn đề được đặt ra là sau giải phóng và hoàn thành thống nhất Tổ quốc, miền Nam sẽ cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội hay dừng lại một thời gian để phục hồi sau chiến tranh? Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III, tháng 9- 1975) đã phân tích tình hình mọi mặt, quyết định nhiệm vụ hoàn thành thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Về công tác tư tưởng, văn hoá, Nghị quyết Trung ương chỉ rõ, đối vởi toàn xã hội, phương hướng chính là: “Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần tự lực tự cường, vạch trần chủ nghĩa quốc gia giả hiệu, chống hệ tư tưởng chính trị phản động và tư tưởng đồi trụy; chống mê tín dị đoan, hủ tục. Tích cực tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, ý thức tôn trọng của công, xây dựng nếp sống mới; đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hoá tư sản, thực dân mới, quét sạch các tệ nạn xã hội cũ”. Đối với xây dựng nội bộ Đảng, toàn thể đảng viên phải chuyển biến về tư tưởng theo hướng: "Tất cả cho lao động, cho sản xuất, tiến quân mạnh mẽ vào khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng tinh thần cách mạng triệt để phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sản xuất và xây dựng; nâng cao cảnh giác cách mạng đối với những âm mưu ngóc đầu dậy của bọn phản động; nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, ý thức tổ chức và kỷ luật; chống những biêu hiện bè phái, cục bộ, địa phương công thần suy tị về địa vị và hưởng thụ; ngăn ngừa và tẩy trừ đầu óc đặc quyền, đặc lợi; chống tham ô, lãng phí, hưởng lạc; chống mọi hành động xâm phạm tài sản của Nhà nước và nhân dân; chống quan liêu, độc đoán, chuyên quyền; nâng cao tinh thần ham học, trau dồi những kiến thức mới; chống thói lười học tập, lười suy nghĩ. Hết sức tự hào là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, đồng thời khiêm tốn, giản dị, thấm nhuần sâu sắc tinh thần quốc tế vô sản".

Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng đã xác định đúng đắn phương hướng, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong bước ngoặt mới của cách mạng, định hướng kịp thời cho các hoạt động tư tưởng góp phần phát huy thắng lợi, hoàn thành sớm việc thống nhất Tổ quốc, chuyển ngay sang giai đoạn mới của cách mạng đưa cả nước đi lền chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện quyết định của Trung ương về kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống các cơ quan chuyên trách công tác tư tưởng, văn hoá thống nhất của cả nước được củng cố và phát triển. Tuy còn những mặt hạn chế về cơ sở vật chất - kỹ thuật và những khó khăn của một nước vừa ra khỏi chiến tranh, bước phát triển mới về tổ chức và lực lượng là một thuận lợi lớn cho công tác tư tưởng, văn hoá khi bước vào thời kỳ mới.

Các hoạt động tư tưởng văn hoá đã phối hợp với các ngành, các đoàn thể triển khai trên quy mô lớn đợt tuyên truvền giáo dục Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng, xây dựng ý chí thống nhất của nhân dân đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành đợt sinh hoạt chính trị của toàn dân thực hiện thẳng lợi cuộc bầu cử Quốc hội chung của cả nước với trên 98% tổng số cử tri đi bầu.

Việc triển khai các mặt công tác ở vùng mới giải phóng có nhiều khó khăn, phức tạp. Trước khi chế độ ngụy sụp đổ, Mỹ đã tiến hành "kế hoạch hậu chiến", cài cắm gián điệp, tình báo để sử dụng vào các hoạt động phá hoại, tuyên truyền xuyên tạc chính sách của cách mạng, gây tâm lý lo sợ bị khủng bố trả thù, nhất là trong các tầng lớp trí thức, công chức, tư sản và những người đã từng cộng tác với chế độ cũ.

Ngụy quân đã tan rã nhưng một số tên vẫn không chịu cải tà quy chính, lẩn trốn, chờ cơ hội tiến hành các hoạt động phá hoại. Nghị quyết 254 của Bộ Chính trị tháng 7- 1976 nhận định do cố gắng của các cấp, các ngành, các cán bộ, đảng viên: Các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hoá... đã đạt nhiều kết quả. Ta đã sử dụng kịp thời và có hiệu quả các đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, nhanh chóng xây dựng mạng lưới báo chí cách mạng trên toàn miền, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng, đồng thời tích cực chống văn hoá phản động, đồi truỵ... Đông đảo nhân dân miền Nam trước đây bị địch bưng bít, xuyên tạc, nay đã bắt đầu hiểu đúng hơn về độc lập và thống nhất, vể các chính sách của cách mạng... Thắng lợi to lớn của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước ngày 25-4-1976 đã đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của nhân dân miền Nam, càng chứng tỏ rằng nhân dân miền Nam ta rất giàu lòng yêu nước, tin tưởng vào cách mạng, tha thiết muốn nước nhà độc lập, thống nhất và cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội... Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên ta ở các cấp, các ngành, cán bộ và chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang đã giữ vững tinh thần cách mạng, tác phong giản dị, cần cù, chịu đựng gian khổ, gần gũi quần chúng, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ...

Quốc hội họp kỳ thứ nhất ngày 2-7- 1976, thể theo nguyện vọng của toàn dân, đã quyết định phương hướng xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn được chính thức mang tên thành phố Hồ Chí Minh. Đúng vào dịp diễn ra kỳ họp của Quốc hội, ngày 5-7- 1976 Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình chính thức. Đây là một thành tựu mới trong sự nghiệp phát triển của báo chí ta, một cố gắng lớn ngay sau khi đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt, là một hành động thiết thực của ngành phát thanh và truyền hình mừng thắng lợi hoàn thành thống nhất Tổ quốc.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền giáo dục trong hai năm 1975, 1976 đã được tiến hành mạnh mẽ, liên tục, xây dựng được sự thống nhất tư tưởng về phương hướng đi lên của cách mạng, góp phần quan trọng vào kết quả khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Song cũng có một số khuyết điểm:

- Tuyên truyền một chiều thuận lợi và tiềm năng, chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức được những khó khăn trong xây dựng kinh tế và những khó khăn khác có thể nảy sinh trong tình hình quốc tế và khu vực còn diễn biến phức tạp.

- Buông lơi công tác giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực. Sau thắng lợi, một số cán bộ, đảng viên đã giảm sút ý chí phấn đấu và phẩm chất cách mạng: nặng tư tưởng địa vị cá nhân, cục bộ, tự tư, tư lợi quan liêu xa rời quần chúng, tham ô, lãng phí, chiếm đoạt của công, xâm phạm lợi ích của nhân dân, tự do vô kỷ luật, thậm chí có một số ít đã bị giai cấp tư san cám dỗ, mua chuộc”[55].

Thực hiện Nghị quyết 254 của Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp uỷ đảng tiến hành đợt sinh hoạt chính trị về tình hình và nhiệm vụ mới, kết hợp với tự phê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên. Nhưng do chỉ đạo đợt tự phê bình và phê bình lần này thiếu chặt chẽ nên kết quả chưa đạt được như yêu cầu đã đề ra.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp tháng 12- 1976 trong tình hình đất nước có những thuận lợi cơ bản: Tổ quốc đã hoàn toàn thống nhất, nhân dân cả nước phấn khởi, tin tưởng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã vạch ra. Tiềm năng kinh tế hai miền bổ sung cho nhau tạo ra nguồn lực mới cho sự phát triển. Sau chiến thắng, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao, quan bệ đối ngoại được mở rộng đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ta có khả năng tìm thêm các nguồn lực mới cho công cuộc xây dựng lại đất nước. Song cũng có những khó khăn to lớn: Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, nghèo nàn lạc hậu, hậu qủa của chiến tranh và của chủ nghĩa thực dân mới hết sức nặng nề. Mỹ thực hiện cấm vận về kinh tế đối với ta. Những hoạt động thù địch và nguy cơ chiến tranh còn đó buộc ta chưa thể giảm nhiều về quân số và chi phí quốc phòng để tập trung sức người, sức của vào khôi phục và phát triển kinh tế.

Đại hội đã tổng kết những kinh nghiệm phong phú của cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, phân tích sâu sắc tình hình thế giới trong nước và những đặc điểm lớn của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới, đề ra đường lối chung về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mang khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội, xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội”[56]

Đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa được xác định là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế Trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và hai bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc”[57].

Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa được đề ra tại Đại hội IV là sự kế tục và phát triển đường lối đã xác định tại Đại hội III được bổ sung trong quá trình thực hiện. Những điểm mới là:

- Trong khi khẳng định học thuyết Mác - Lênin về chuyên chính vô sản với hai chức năng cơ bản xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó xây dựng là chủ yếu, Đảng ta chủ trương phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động tương ứng với bàn chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tương ứng với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất của chủ nghĩa xã hội.

- Coi cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quá trình tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng tư tưởng văn hoá, cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ, nhằm đáp ứng đòi hỏi của một nước đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (kết thúc thời kỳ quá độ) trong khoảng 20 năm.

Đường lối của Đại hội được cụ thể hóa bằng kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ ba (1976 - 1980) và các Nghị quyết tiếp theo của Trung ương, chủ trương ưu tiên tập trung cho phát triển công nghiệp nặng với quy mô lớn, phát triển nông nghiệp và các mặt khác với tốc độ và chỉ tiêu phấn đấu cao, phát triển mạnh kinh tế quốc doanh và tập thể, mở rộng qui mô hợp tác xã, xây dựng cơ cấu công - nông nghiệp huyện, hoàn thành sớm cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế miền Nam (vào năm 1980).

Về công tác tư tưởng, văn hoá, Báo cáo chính trị của Trung ương Đảng tại Đại hội đánh giá trong thời gian qua, công tác tư tưởng và văn hoá đã đạt được những thắng lợi to lớn, gúp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng cả nước... Văn nghệ nước ta xứng đáng “đứng vào hàng ngũ tiên phong của nhũng nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”. Nghị quyết Đại hội xác định nhiệm vụ trung tâm của cách mạng tư tưởng và văn hoá trong giai đoạn mới là: “Xây dựng con người mới, nền văn hoá mới; giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống chính trị và tinh thần của toàn dân, làm cho đường lối, chính sách của Đảng thấu suốt trong cán bộ, đảng viên và quần chúng; tiến hành đấu tranh tư tưởng chống tư tưởng, văn hoá phản động của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, và nói chung của giai cấp bóc lột”. Nhiệm vụ trước mắt là, “phổ biến sâu rộng các Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng, làm dấy lên phong trào cách mạng mạnh mẽ thi đua thực hiện thắng lợi kế' hoạch 5 năm 1976 - 1980... Giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa và ý thức làm chủ tập thể chống tư tưởng tư sản và tàn dư của tư tưởng phong kiến, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, quét sạch ảnh hưởng của tư tưởng và “văn hoá” của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam”.

Đại hội quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Trong hai năm 1977, 1978 Ban Tuyên huấn các cấp đã phối hợp với các ngành, các đoàn thể tiến hành những đợt tuyên truyền giáo dục rộng lớn về Nghị quyết Đại hội và động viên phong trào quần chúng thực hiện kế hoạch Nhà nước. Mọi hoạt động của hệ thống tuyên truyền, giáo dục chính trị, thông tin, cổ động đều được đẩy mạnh. Hệ thống trường đảng trực thuộc Trung ương được sắp xếp lại và phát triển gồm 9 trường Nguyễn Ái Quốc phân hiện và 3 trường Tuyên huấn Trung ương. Gần 1.000 cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng được điều động bổ sung cho các tỉnh, thành phố vùng mới giải phóng để kiện toàn Ban Tuyên huấn và trường đảng các cấp. Năm 1977, Vụ giảng viên Ban Tuyên huấn Trung ương xuất bản tạp chí Sổ tay Giảng viên, hướng dẫn công tác giảng dạy lý luận chính trị (sau chuyển thành tạp chí Giáo dục lý luận). Từ đầu năm 1978 các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý kinh tế được mở liên tục cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Hoạt động của lực lượng báo cáo viện theo Chỉ thị 14 của Ban Bí thư đưa sinh hoạt thời sự, chính sách bước đầu đi vào nề nếp. Góp phần làm nghĩa vụ quốc tế, các đoàn chuyên gia giúp Đảng Lào về công tác tư tưởng được tăng cường, kết quả công tác được bạn đánh giá cao.

Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IV trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, tháng 4- 1977 Ban Bí thư ra chỉ thị 08 đề ra những phương hướng lớn của công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bản chỉ thị nhấn mạnh việc quán triệt các quan điểm của Đảng: “Tư tưởng và văn hoá không chỉ là kết quả của kinh tế, mà còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới. Văn hoá, văn nghệ phải gắn chặt với nhiệm vụ cách mạng và đời sống nhân dân, mọi hoạt động văn hoá phải hướng vào nhiệm vụ trung tâm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về văn hoá, văn nghệ trên ba mặt: nâng cao trình độ thưởng thức văn hoá, nghệ thuật, biến mọi giá trị văn hoá thành tài sản của nhân dân và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp sáng tạo ra mọi giá trị văn hoá. Xây dựng nền văn hoá mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, nền văn hoá có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa kế thừa có sáng tạo và kết hợp hài hoà tinh hoa văn hóa có phong cách riêng của các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu có chọn lọc nhưng thành quả của văn minh loài người… Đấu tranh quét sạch ảnh hưởng của văn hóa thực dân phong kiến, tư sản và những nhân tố lạc hậu trong xã hội. Đảng phải lãnh đạo toàn bộ công tác văn hoá thông qua các phương thức thích hợp với đặc điểm của nó: vừa chặt chẽ về nguyên tắc, nội dung, vừa mở rộng cho các hình thức và phong cách nghệ thuật; phải nhạy cảm, tinh tế và công phu trong việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích lực lượng văn nghệ nhằm phát huy cao độ các tài năng sáng tạo. Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy phổ biến chỉ thị của Đảng đến các chi bộ để nâng cao nhận thức và tăng cường lãnh đạo lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. Các văn nghệ sĩ và cán bộ văn hóa trong cả nước đã tham gia nghiên cứu quán triệt các quan điểm cơ bản và thảo luận thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ do Trung ương Đảng đề ra.

Góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, các hoạt động tư tưởng, văn hóa trong những năm 1976 - 1975 đã phối hợp với các ngành, các đoàn thể động viên và tổ chức phong trào quần chúng thi đua thực hiện kế hoạch Nhà nước, tiêu biểu là phong trào phấn đấu trở thành “Tổ lao động xã hội chủ nghĩa” trong công nhân viên chức, các phong trào Ba xung kích làm chủ tập thể, Thanh niên xung phong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc v.v.. Trong nông nghiệp, nổi bật là các phong trào khai hoang phục hóa, làm thuỷ lợi tăng vụ, năm 1978 so với năm 1975 diện tích gieo trồng có thêm l triệu hécta. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu trong công nghiệp như điện, than, xi màng tăng hơn trước; đường sắt Thống nhất Bắc - Nam đã hoạt động trở lại sau 30 năm bị gián đoạn. Trước tình hình bão lụt gây thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc, các hoạt động tuyên truyền đã động viên nhân dân cả nước nêu cao tinh thần tương thân tương ái, nhường cơm xẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất. Các cấp, các ngành tích cực triển khai nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.

Trong hai năm l977, 1978 tuy nhân dân ta đã có những nỗ lực lớn, song công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế bảo đảm đời sống nhân dân vẫn đứng trước nhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu lương thực, sản xuất chưa đủ ăn. Dự trữ còn lại sau chiến tranh đã cạn. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã chuyển sang hợp tác, có đi có lại, có vay có trả. Công tác giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong đảng viên và nhân dân miền Nam chưa làm được bao nhiêu. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam do tiến hành ồ ạt và về cơ bản rập khuôn như đã làm ở miền Bắc, không tạo ra được động lực cho sự phát triển. Khuynh hướng mệnh lệnh, dồn ép khá phổ biến, có nơi một số đảng viên xin ra Đảng để khỏi phải vào hợp tác xã. Ở miền Bắc, hàng loạt hợp tác xã nông nghiệp được đưa lên quy mô toàn xã, có nhiều hiện tượng gò ép, trái với nguyên tắc tự nguyện, vượt quá trình độ, năng lực quản lý của cán bộ. Nhiều cơ sở kinh tế quốc doanh và tập thể quản lý kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ, kinh tế cá thể, kinh tế gia đình bị thu hẹp, đời sống của nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn. Từ chỗ tư tưởng phổ biến là chủ quan, hy vọng đời sống sớm được cải thiện, đã xuất hiện tư tưởng bi quan. Việc hợp tỉnh, hợp huyện thành những đơn vị hành chính quá lớn và thực hiện vội vàng làm cho công tác quản lý, chỉ đạo có nhiều khó khăn, lãnh đạo không nắm sát được tình hình thực tế ở cơ sở. Lợi dụng lúc cách mạng nước ta gặp nhiều khó khăn, bọn phản động ở bên ngoài móc nối với bọn phản động ở trong nước tiến hành các hoạt động phá hoại. Chúng lợi dụng những khó khăn, khuyết điểm của ta để tuyên truyền xuyên tạc, gieo rắc hoang mang, kích động hàng loạt đồng bào ta bỏ ra nước ngoài, gây rối an ninh trật tự xã hội và nhân đó bôi nhọ chế độ ta, hạ uy tín quốc tế của ta. Công tác tư tưởng lúc này có sơ hở, lúng túng, bị động, chưa làm cho mọi người nhận rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch và hiểu đúng tình hình đất nước để chung sức phấn đấu khắc phục khó khăn, mau chóng ổn định tình hình, làm thất bại âm mưu phá hoại của địch. Công tác tuyên truyền chống các luận điệu phản động cũng yếu và không kịp thời.

Những hành động xâm phạm biên giới và nguy cơ chiến tranh làm cho một bộ phận quần chúng thêm lo lắng. Công tác tư tưởng lúc này đã bước đầu khắc phục những thiếu sót, sơ hở, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vạch rõ âm mưu của các thế lực thù địch, khơi dậy tinh thần yêu nước, động viên quân dân cả nước sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu lượt người xung phong đi tham gia xây dựng phòng tuyến biên giới. Số thanh niên đăng ký nhâp ngũ vượt xa số lượng cần tuyển. Hàng chục ngàn cán bộ các cấp, các ngành tình nguyện đi tham gia củng cố cơ sở, tăng cường cho các cấp, các ngành ở các tỉnh biên giới. Tháng 12- 1978 và tháng 2- 1979 quân và dân ta buộc phải cầm vũ khí chiến đấu và đã chiến đấu thắng lợi bảo vệ toàn vẹn lãnh thô của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Nhưng lúc này khó khăn cũng rất lớn. Hậu quả của 30 năm chiến tranh chưa khắc phục được mấy, lại thêm hậu quả không nhỏ của hai cuộc chiến tranh biên giới. Đất nước đứng trước tình hình vừa có hòa bình vừa có thể lại xảy ra chiến tranh, phải dành một phần quan trọng sức người, sức của để củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu và làm nghĩa vụ quốc tế. Mỹ xiết chặt bao vây, cấm vận về kinh tế và tiến hành nhiều thủ đoạn thâm độc nhằm cô lập ta về chính trị. Nhiều nước phương Tây đình chỉ các quan hệ chính thức với ta. Các nước ASEAN thực hiện chính sách đối đầu với nước ta ở mức độ khác nhau. Về kinh tế, sau hơn hai năm triển khai thực hỉện Nghị quyết Đại hội IV, kết quả chưa đạt được như mong muốn. Từ kiểm nghiệm trong thực tế, một số cán bộ có tâm trạng băn khoăn xung quanh một số chủ trương lớn như: không đề cập “bước đi ban đầu” hay “chặng đường đầu tiên” của thời kỳ quá độ như đã xác định trước đây, đi ngay vào phát triển kinh tế với quy mô lớn, tốc độ cao với mục tiêu căn bản kết thúc thời kỳ quá độ trong khoảng 20 năm là quá cao, không phù hợp với đặc điểm đất nước và khả năng phấn đấu của ta; tiến hành ngay cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và tư nhân ở miền Nam là giản đơn, nóng vội, không phù hợp với chủ trương đúng mà Nghị quyết 24 của Trung ương đã đề ra là duy trì trong một thời gian nhất định nền kinh tế nhiều thành phần ở miền Nam. Việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và những bất hợp lý về chính sách phân phối, lưu thông gây thêm khó khăn trong kinh tế và đời sống nhân dân, làm giảm tính tích cực sản xuất của người lao động… Những khó khăn về kinh tế và đời sống làm cho tình hình tư tưởng quần chúng diễn biến phức tạp, một bộ phận thiếu tin vào khả năng lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về kinh tế.

Đứng trước yêu cầu bức xúc của tình hình, Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đang (9-1979) phải bàn định những nhiệm vụ kinh tế cấp bách. Hội nghị khẳng định những nỗ lực lớn của nhân dân ta trong thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, chống thiên tai; bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Đồng thời cũng nghiêm khắc kiểm điểm những khuyết điểm chủ quan trong lãnh đạo kinh tế. Xây dựng kế hoạch vẫn tập trung quan liêu, chưa kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa với sử dụng thị trường, chưa chú ý đầy đủ phát huy kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, chưa chú ý sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc (ở miền Nam), chậm khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ trong việc xây dựng các chính sách cụ thể về kinh tế, tài chính để khuyến khích phát triển sản xuất, có những biểu hiện nóng vội, giản đơn trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam và điều cần đặc biệt quan tâm là người lao động thiếu hăng hái sản xuất. Hội nghị quyết định một số chủ trương nhằm phát triển lực lượng sản xuất, làm cho sản xuất bung ra, như: chấp nhận ở miền Bắc ngoài hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thế là chủ yếu còn có thành phần kinh tế cá thể, ở miền Nam trong chừng mực nhất định còn có thêm kinh tế tư bản tư doanh cỡ nhỏ; kết hợp kế hoạch với sử dụng thị trường; các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý phải quán triệt quan điểm của Đảng về lợi ích kinh tế, kết hợp đúng đắn lợi ích toàn xã hội với lợi ích của tập thể và cá nhân, khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất; lấy năng suất lao động tăng, sản xuất phát triển và đời sống nhân dân được cải thiện làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá sự đúng đắn của chính sách; đối với các hợp tác xã nông nghiệp thực hiện ổn định mức nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần còn lại bán cho Nhà nước với giá thỏa thuận và được lưu thông tự do, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động; bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng trong hợp tác xã. Hội nghị Trung ương 6 còn quyết định các chủ trương, biện pháp phát triển công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng. Các hoạt động tư tưởng lúc này đã truyền đạt kịp thời và sâu rộng những quan điểm và quyết tâm của Trung ương những quyết định mới về các vấn đề kinh tế - xã hội, làm cho đông đảo đảng viên và quần chúng thấy rõ những thắng lợi trong 4 năm qua và những khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, nâng cao ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh vừa phải bảo vệ Tổ quốc vừa bảo đảm đời sống của nhân dân và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, khắc phục tư tưởng bi quan, hoài nghi, dao động, đập lại những luận điệu chia rẽ, xuyên tạc, kích động của địch. Để tăng thêm công cụ chỉ đạo công tác tư tưởng, năm 1979 tạp chí Sổ tay tuyên truyền ra đời, góp phần thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn các cấp về nội dung và phương thức công tác tuyên truyền trong Đảng và trong nhân dân (sau chuyển thành Tạp chí Tuyên truyền, từ tháng 8-1991 chuyển thành Tạp chí Công tác tư tưởng, văn hóa, cơ quan của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương).

Trên cơ sở phương hướng Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 6-1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 26 về phân phối, lưu thông và cải tiến cơ chế quản lý kinh tế nhằm từng bước xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện kết hợp kế hoạch với thị trường, và đề ra phương hướng sửa đổi hệ thống giá cả đã không còn phù hợp.

Nghị quyết Trung ương 6 về các nhiệm vụ kinh tế cấp bách và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị là cái mốc mở đầu sự chuyển biến nhận thức và quan điểm về quản lý kinh tế. Lãnh đạo đã thấy rõ hơn thực tế sản xuất, thực trạng đời sống của người lao động và một số điểm quan trọng không phù hợp trong cơ chế, chính sách cần phải sửa đổi. Từ điểm khởi đầu đó dẫn đến Thông báo số 22 (8-1980), Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư (1- 1981) về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp và các Quyết định 25/CP, 26/CP của Hội đồng Bộ trưởng về phát huy quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và cải tiến công tác kế hoạch trong các cơ sở kinh tế quốc doanh (thể hiện trong kế hoạch ba phần) Chỉ thị 100 và các Quyết định 25/CP, 26/CP tuy là những đổi mới bộ phận nhưng có vai trò rất lớn trong công tác tư tưởng, đánh dấu bước đầu đổi mới tư duy và chính sách kinh tế của Đảng, được đông đảo đảng viên và quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng, tạo ra được một số chuyển biến tốt trong sản xuất, nhất là trong nông nghiệp.

Trên thực tế, trước khi đi đến những chủ trương, chính sách nói trên của Ban Bí thư và Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), do đòi hỏi bức bách của cuộc sống, các cơ sở kinh tế quốc doanh và tập thể đều phải tự lo lấy đời sống của công nhân viên chức và xã viên bằng nhiều cách. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã cho gia đình xã viên mượn đất làm vụ thu, vụ đông, làm màu và khoán công việc sản xuất của tập thể đến hộ xã viên. Một hiện tượng phô biến là hợp tác xã và xã viên thường khai thấp năng suất và sản lượng lúa so với thực tế thu hoạch để vừa giảm bớt gánh nặng bán với giá rẻ cho Nhà nước theo chỉ tiêu nghĩa vụ, vừa bảo đảm mức lương thực cần thiết cho đời sống xã viên, nếu còn dôi dư thì bán ra thị trường tự do với giá cao. Trong các cơ sở kinh tế quốc doanh cũng đã xuất hiện nhiều cách làm ăn ngoài kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước, để bảo đảm đời sống của cán bộ, công nhân.

Những quyết định mới nói trên của Đảng và Nhà nước là kết quả tổng kết thực tiễn, giải quyết một phần những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối. Công tác tư tưởng đã góp phần tích cực vào việc xây dựng và thực hiện những quyết định đó. Tháng 9-1966 Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phú, từ tổng kết thực tiễn ở một số hợp tác xã nông nghiệp, ra nghị quyết về “khoán hộ”. Sự tìm tòi và kinh nghiệm ban đầu của Vĩnh Phú được thông tin trên báo Đảng. Song lúc đó “khoán hộ” bị coi như một hành động “xé rào”, trái với cơ chế quản lý hiện hành. Nhiều hợp tác xã đã, “khoán hộ” nhưng giấu cấp trên và “làm chui”.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, báo Nhân Dân mở cuộc thảo luận về kết hợp đúng đắn ba lợi ích trong kinh tế. Nhiều ý kiến nhấn mạnh phải quan tâm hơn lợi ích của người lao động mới khuyến khích được họ hăng hái lao động sản xuất. Cuộc hội thảo về quản lý hợp tác xã nông nghiệp tổ chức ở Côn Sơn (Hải Hưng) cũng nhấn mạnh việc thực hiện khoán cho lao động, cho gia đình xã viên. Năm 1980, Ban Tuyên huấn Trung ương, báo Nhân Dân, trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Tạp chí Cộng sản phối hợp với các cơ quan phụ trách nông nghiệp của Đảng và Nhà nước và một số tỉnh, thành phố tổ chức nghiên cứu phương thức “khoán hộ” ở một số hợp tác xã, giới thiệu những mô hình tốt, trong đó có hợp tác xã Đoàn Xá (Đồ Sơn, Hải Phòng), đề xuất với lãnh đạo và được chấp nhận. Công tác tuyên truyền Thông báo số 22 của Ban Bí thư được mở rộng, hình thành dư luận ủng hộ cơ chế khoán mới. Một phong trào ủng hộ cái mới sôi động trong cả nước.

Sự việc trên cho thấy quần chúng cách mạng rất giàu tinh thần sáng tạo. Nhiều khi trong lúc lãnh đạo còn đang trăn trở tìm giải pháp thì, trong phong trào quần chúng thực hiện nghị quyết của Đảng đã xuất hiện những sáng kiến hay, những mô hình làm ăn có hiệu quả, được quần chúng hưởng ứng. Một kinh nghiệm thiết thân đối với công tác tư tưởng là, phải luôn luôn bám sát phong trào quần chúng ở cơ sở, nắm vững định hướng của Đảng, nhạy bén phát hiện nhũng nhân tố mới, tham gia tổng kết, vun xới và nhân rộng những nhân tố tích cực ấy, mới nâng cao được hiệu quả công tác tư tưởng, phát huy được vai trò chủ động của công tác tư tưởng.

Quá trình đi đến những quyết định và triển khai thực hiện các chính sách mới là quá trình đấu tranh giữa quan điểm đổi mới với tư tưởng bảo thủ, giáo điều và hữu khuynh, buông lỏng quản lý. Một bộ phận cán bộ, đảng viên cho rằng thực hiện Chỉ thị 100 sẽ “phá vỡ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, khuyến khích tư tưởng tư hữu trong nông dân”. Ngược lại, cũng có khuynh hướng đánh giá quá cao khoán hộ, cho khoán hộ là “chìa khóa vàng” để nông nghiệp đi lên không ngừng. Quan niệm về kết hợp kế hoạch hóa với sừ dụng thị trường là thế nào cũng chưa được làm rõ. Một số cán bộ, đảng viên ngại làm như vậy sẽ tạo ra nguy cơ đưa nền kinh tế nước ta đi theo hướng kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, tình trạng buông lỏng quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đã tạo sơ hở cho lối làm ăn tự do, tùy tiện phát triển “bung ra” không đúng hướng, gây rối trong kinh tế, những kẻ xấu lợi dụng việc chuyển đổi cơ chế quản lý để tham ô, trục lợi.

Để tiếp tục góp phần phát huy những nhân tố tích cực, trong những tháng cuối năm 1980 Ban Tuyên huấn Trung ương tổ chức khảo sát tình hình, xây dựng đề án, lấy ý kiến của một số ngành và địa phương, tháng 2- 1981 trình Ban Bí thư ra Nghị quyết 36 về nhưng nh iệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng. Đây là một Nghị quyết chỉ đạo toàn diện nội dung và các mặt hoạt động của công tác tư tưởng, thể hiện các quan điểm của Nghị quyết Trung ương 6 và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về những vấn đề bức xúc đang đặt ra. Công tác quán triệt Nghị quyết 36 được đặt thành một đợt giáo dục tư tưởng trong đảng, các ngành, các đoàn thể, trong lực lượng vũ trang và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, tạo được sự nhất trí nhận định của Trung ương “5 năm vừa qua (1976 - 1980) là một thời gian ngắn ngủi, lại có địch hoạ, thiên tai, khó khăn cũ chưa kịp khắc phục, khó hhăn mới đã xuất hiện, song cách mạng Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và giành được những thắng lợi to lớn”, “nhưng chúng ta chưa bao giờ lại đứng trước những khó khăn lớn về kinh tế và đời sống nhân dân như hiện nay”. Đường lối đề ra tại Đại hội IV là đúng đắn. Nhưng trong việc vận dụng và tổ chức thực hiện đường lối, lãnh đạo có khuyết điểm đánh giá không đầy đủ tình hình mọi mặt sau giải phóng, có biểu hiện nóng vội về chủ trương cải tạo và phát triển kinh tế, đồng thời lại có những khuyết điểm kéo dài trong công tác phân phối lưu thông và quản lý kinh tế. Những thiếu sót, sai lầm đó ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, làm cho tình hình tư tưởng diễn biến phức tạp. Song, những thiếu sót, sai lầm đó chậm được sưa chữa vì cán bộ lãnh đạo ít đi sát tình hình thực tế. Ít lắng nghe ý kiến của quần chúng... Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có những người có cương vị phụ rách ở các cấp, các ngành biến chất, phạm tội... làm giảm uy tín của Đảng và chế độ, làm trì trệ mọi mặt công tác..., làm cho tình hình kinh tế thêm trầm trọng, gây không ít tổn thất cho cách mạng.

Công tác tư tưởng cũng có những yếu kém và khuyết điểm: “không vươn lên kịp sự phát triển của cách mạng, giáo dục về chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh giữa hai con đường còn yếu... không kịp thời giải quyết những vấn đề mới xuất hiện..., không chủ động ngăn ngừa và không kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực. Công tác tư tưởng cũng đi theo phương hướng nóng vội, thường nêu thành tích và thuận lợi một chiều... chưa phân tích đầy đủ mọi mặt khó khăn, thiếu tính chiến đấu, thiếu chủ động và chưa sắc bén, chưa thật sự đi sát công tác kinh tế và đời sống nhân dân chưa gắn liền với công tác tổ chức, không làm cho tất cả các tổ chức đều làm công tác tư tưởng”[58].

Tháng 8- 1980, theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương được thành lập. Phần công tác văn hóa văn nghệ do Ban Tuyên huấn Trung ương phụ trách nay chuyển sang Ban mới.

Việc quán triệt Nghị quyết 36 của Ban Bí thư đã góp phần làm cho đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu đúng hơn tình hình đất nước thấy được những cố gắng đổi mới bước đầu và những khuyết điểm, sai lầm cần khắc phục. Tuy vậy, trong chỉ đạo thực hiện, việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tiến triển chậm; việc điều chỉnh giá, cải cách chế độ tiền lương và đổi tiền năm 1981 - 1982 có nhiều khó khăn, lúng túng, kết quả thấp... Những vấn đề cơ bản về đổi mới cơ chế quản lý và chính sách kinh tế chưa được giải quyết đồng bộ nên chưa chặn lại được chiều hướng sút giảm của nền kinh tế, kéo theo nó là những khó khăn về đời sống, nhất là đối với những người hưởng lương, tâm trạng bi quan trong xã hội khá nặng nề. Những thế lực chống chủ nghĩa xã hội lợi dụng lúc ta có khó khăn, khuyết điểm, công kích Đảng và Nhà nước không có khả năng lãnh đạo kinh tế, nhằm làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3- 1982) tiến hành trong tình hình đất nước đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội đã kiểm điểm tư tưởng nóng vội và khuyết điểm chưa thật sự coi trọng nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng. Đại hội xác định nước ta đang ở “chặng đường đầu” của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ nội dung công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường này, trong đó mặt trận hàng đầu là nông nghiệp, ra sức phát triển hàng tiêu dùng, v. v... Nghị quyết Đại hội đề ra một số chủ trương về điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư tổ chức lại và phát triển kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, thể hiện cụ thể trong kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 nhằm cơ ban ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Đại hội xác định nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng là: vũ trang cho toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học, xây dựng ý hc kiên cường, quyết tâm sắt đá và trình độ hiểu biết cần thiết để làm tròn cả hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Về các nhiệm vụ cụ thể, trước hết là, Làm quán triệt đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao lập trường giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường.

Khắc phục chỗ yếu của công tác tư tưởng trong thời gian qua chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấu suốt đường lối, chính sách của Đảng để tạo ra sự nhất trí cao, có căn cứ lý luận và thực tiễn đầy đủ; chưa phê phán mạnh mẽ những quan điểm sai trái với đường lối của Đảng; chưa trả lời kịp thời những vấn đề thực tế và cụ thể được đặt ra trong quá trình thực hiện đường lối. Nâng cao tính chiến đấu, phê phán sâu sắc những biểu hiện tư tưởng tiểu tư sản, kiên quyết chống tư tưởng tư sản, chống những tàn dư văn hoá thực dân mới và tàn dư tư tưởng phong kiến. Tăng cường công tác lý luận, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội phục vụ việc nghiên cứu, xác định và phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giáo dục hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nhân dân lao động.

Công tác tư tưởng phải hướng mạnh vào việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng cho cán bộ, đảng viên, chống chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi hình thức, kiên quyết khắc phục những biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị, tự do vô kỷ luật về mặt tổ chức, thoái hoá về lối sống, mất dân chủ, quan liêu hóa về tác phong, bảo thủ trong cách nhìn nhận sự vật của một bộ phận cán bộ, đảng viên... Đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng.

Để cải tiến công tác tư tưởng, phải sâu sát thực tế, nhạy cảm với cuộc sống, nghiên cứu, tổng kết, phổ biến những điển hình tiên tiến, cổ vũ, vun xới cho những nhân tố tích cực sớm được nhân lên... Toàn Đảng phải làm công tác tư tưởng, mọi đảng viên đều phải làm công tác tư tưởng… Phối hợp tất cả các cơ quan, các ban, các ngành, các đoàn thể, sử dụng tất cả các công cụ thông tin, văn hoá, văn học, nghệ thuật, giáo dục,v.v.. để làm công tác tư tưởng; gắn chặt công tác tuyên truyền giáo dục với công tác tổ chức và tổng kết thực tiễn để làm công tác tư tưởng.

Công tác tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội V đã góp phần làm rõ hơn cục diện cách mạng nước ta, nhìn nhận đúng đắn hơn thành tựu và khuyết điểm, động viên toàn đảng, toàn dân tập trung cao hơn vào mặt trận nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, phấn đấu thực hiện toàn diện các chỉ tiêu, biện pháp cửa kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 1981 - 1985. Phân tích, khắc phục các biểu hiện tư tưởng bi quan, hoài nghi, động dao về đường lối, thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, nói nhiều làm ít, chỉ kêu ca mà không gương mẫu hành động góp phần khắc phục khó khăn, đẩy lui tiêu cực.

Trước và sau Đại hội Đảng, các thế lực phản động ra sức chống phá ta trên nhiều lĩnh vực, bằng nhiều lực lượng, trên nhiều địa bàn, kết hợp phá từ trong ra với từ ngoài vào nhằm gây rối an ninh chính trị để tiến hành bạo loạn, lật đổ khi có điều kiện. Về tư tưởng, văn hoá, chúng đả kích đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gieo rắc lối sống sa đoạ, gây tâm lý bất mãn, chống dối, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng và chế độ, tuyên truyền kích động gây chia rẽ giữa nhân dân với Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Thực hiện Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị (tháng 10-1982) Ban Tuyên huấn Trung ương đã phối hợp với các cơ quan có liên quan (trong Ban 03) tổ chức lực lượng các binh chủng trên mặt trận tư tưởng của Đảng và Nhà nước, quân đội công an và các đoàn thể tăng cường giáo dục cảnh giác cho nhân dân, tiến hành phản kích các luận điệu thù địch, chặn phá các con đường đưa từ ngoài vào những văn hoá phẩm phản động, đồi trụy.

Kết quả quán triệt và thực hiện nghị quyết Đại hội V, đã tạo được một số chuyển biến tích cực, nhất là trong nông nghiệp. Trong xây dựng cơ bản đã tập trung hơn vào các công trình trọng điểm. Các công trình đó sau này đã phát huy tác dụng quan trọng khi bước vào những năm 1990. Song những quyết định của Đại hội về điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, tập trung vào mặt trận hàng đầu là nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa… chậm được cụ thể hóa, kết quả thực hiện thấp. Những cản trở lúc này là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, bệnh giáo điều, và tình trạng hữu khuynh, buông lỏng quản lý, tác động xấu đến sự thống nhất tư tưởng trong đảng và trong xã hội. Công tác tư tưởng lúc này đã có một số cố gắng góp phần đấu tranh khắc phục những biểu hiện lệch lạc, nhưng nhấn mạnh nhiều hơn chống hữu khuynh, tiêu cực, chưa coi trọng đúng mức đấu tranh khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, bệnh giáo điều.

Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội V về công tác tư tưởng văn hoá, trong các năm 1983, 1984 Bộ Chính trị và Ban Bí thư ban hành quyết định 15 về công tác các trường đảng, quyết định số 30 về công tác giáo dục lý luận chính trị tại chức, chỉ thị số 25 về cải cách giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng, chỉ thị số 32 về tăng cường quản lý công tác báo chí và chỉ thị 08 về công tác xuất bản.

Thực hiện các quyết định của Ban Bí thư, hệ thống các Trường Đảng trực thuộc Trung ương được sắp xếp hợp lý hơn. Ngoài Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, có 3 trường Đảng khu vực và 2 trường Tuyên huấn, khắc phục một bước tình trạng phân tán. Các tỉnh, thành uỷ tiếp tục kiện toàn hệ thống Trường đảng tỉnh, thành, quận, huyện, thị xã và tăng cường đầu tư cho công tác huấn luyện cán bộ. Chương trình học tập và nội dung giảng dạy lý luận chính trị bước đầu được soạn lại. Tuy nhiên, những khó khăn về kinh tế và đời sống ảnh hưởng đến công tác chiêu sinh của trường Đảng các cấp. Một số trường đảng tỉnh trong hai năm 1983, 1984 mỗi năm chỉ mở được một lớp. Nhiều cán bộ huyện và cơ sở ngại đi học lớp tập trung do khó khăn về đời sống. Phong trào học tập tại chức cũng sút giảm. Việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy môn lý luận Mác - Lênin trong các trường đại học và cao đẳng còn nhiều hạn chế, không tạo được hứng thú học tập cho sinh viên.

Chỉ thị số 32 được triển khai thực hiện đã uốn nắn tình trạng chỉ chạy theo số lượng, không nắm vững phương hướng chính là nâng cao chất lượng báo chí, không chấp hành đúng các quy định của Đảng và Nhà nước về cho ra báo mới, về bổ nhiệm và điều động Tổng Biên tập, v.v… Kết quả hội nghị tổng kết công tác xuất bản (tháng 3- 1984) và việc triển khai thực hiện chỉ thị 08 của Ban Bí thư đã từng bước hướng các hoạt động xuất bản nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả, đi sát hơn cuộc sống và đối tượng, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Các mặt công tác tổ chức sản xuất giấy, quản lý vật tư ngành in và công tác phát hành được chấn chỉnh một bước. Kế hoạch xây dựng ngành in đồng bộ và hiện đại được đề ra trong cuối những năm 1980 đã đặt cơ sở cho sự phát triển theo hướng từng bước hiện đại hoá trong những năm sau này.

Để tăng cường lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng tháng 12- 1983, Bộ Chính trị ra Quyết định số 33 thành lập Uỷ ban công tác tư tưởng với chức năng làm tư vấn cho Trung ương Đảng về lãnh đạo công tác tư tưởng. Thành phần của ủy ban gồm các đồng chí ủy viên Trung ương Đảng trong khối các cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng. Đồng chí Hoàng Tùng, Bí thư Trung ương phụ trách công tác tư tưởng làm Chủ nhiệm ủy ban. Được sự chấp thuận của Ban Bí thư, Viện nghiên cứu dư luận xã hội được thành lập, là bộ phận trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, giúp Ban nghiên cứu tình hình tư tưởng của các tầng lớp xã hội trên những chủ đề lớn.

Trước yêu cầu bức xúc của sự nghiệp cách mạng và đời sống nhân dân, thực hiện Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng (tháng 7- 1984) về cải tiến quản lý kinh tế, nhiều địa phương và cơ sở đã có những cố gắng tìm tòi đổi mới cách làm ăn. Trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong kinh tế, năm 1984, 1985 đã xuất hiện những nhân tô mới, những điển hình tốt bước đầu cải tiến quản lý, kinh doanh có hiệu quả. Các cơ quan tuyên truyền và báo chí đã tham gia cùng với lãnh đạo các ngành, các địa phương nghiên cứu, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm của những mô hình làm ăn có hiệu quả trong đó có kinh nghiệm thực hiện cơ chế một giá ở Long An, kinh nghiệm cải tiến quản lý kinh doanh của một số cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh và những nơi khác. Trên cơ sở quán triệt đường lối của Đảng và từ tổng kết thực tiễn, Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng ra Nghị quyết về giá - lương - tiền, một vấn đề bức xúc và hết sức phức tạp. Đáng tiếc khi tổ chức thực hiện (9- 1985) lại tiến hành một cuộc tổng điều chỉnh ồ ạt không đạt được êu cầu nghị quyết Trung ương đã đề ra, tình hình kinh tế, đời sống thêm khó khăn kéo theo những diễn biến phức tạp về tư tưởng chính trị và tâm trạng xã hội.

Trong tình hình đó, các hoạt động tuyên truyền giáo dục đã tích cực biểu dương và phổ biến kinh nghiệm những mô hình làm ăn năng động, sáng tạo, có hiệu quả, nhằm góp phần nhân rộng những nhân tố mới, động viên ý chí phấn đấu, không vì khó khăn trước mắt mà phủ định những thành tựu đã đạt được, đi tới động dao, thất vọng, mất phương hướng. Việc chuẩn bị Đại hội VI được tiến hành trong bối cảnh ấy Đề cương Báo cáo chính trị được đưa ra cán bộ lãnh đạo các ngành, các địa phương thảo luận, góp ý kiến. Các ý kiến đóng góp, đề nghị đánh giá đúng thực trạng tình hình đất nước, khẳng định thành tựu đã đạt được, phân tích sâu sắc nguyên nhân những khuyết điểm, sai lầm, nhiều kiến nghị đổi mới về các mặt, đặc biệt là về chủ trương, chính sách kinh tế.

Ngày 10-7-1986 đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Ban Chấp hành Trung ương bầu đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư.

Trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể và từ kết quả tổng kết thực tiễn, Hội nghị tháng 8-1986 của Bộ Chính trị đi đến kết luận, ra Nghị quyết “Về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế (cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế). Đến đây, từ những đổi mới bộ phận đã hình thành những quan điểm cốt lõi của Đảng về đối mới kinh tế, tạo cơ sở cho việc soạn lại dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong Đảng và trong nhân dân, các đoàn thể, các nhân sĩ trí thức trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Các hoạt động tư tưởng đã góp phần tích cực vào cuộc vận động toàn Đảng toàn dân góp ý kiến văn kiện Đại hội. Đây là một đợt tuyên truyền rộng lớn, qua đó bước đầu phổ biến rộng rãi đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, khơi lên được không khí dân chủ, cởi mở trong Đảng và trong xã hội, thu thập được nhiều ý kiến rất tâm huyết đóng góp vào thành công của Đại hội.

II. CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI 15 NĂM QUA (1986-2000)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) tiến hành giữa lúc đổi mới đã trở thành “yêu cầu bức thiết'' và là “vấn đề có tầm quan trọng sống còn của cách mạng nước ta”[59]. Lúc này, ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa và Liên Xô cũng đang diễn ra quá trình cải cách, cải tổ.

Với tinh thần trách nhiệm cao trước sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) đã đánh giá đúng đắn tinh hình đất nước theo phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Nhìn lại đoạn đường phấn đấu trong hoàn cảnh rất khó khăn của 5 năm 1981 - 1985, bản báo cáo đánh giá: "Thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu Đại hội lần thứ V của Đảng đã vạch ra, nhân dân ta anh dũng phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại, đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”[60]. Trong 5 năm 1981 - 1985 sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 4,9% (thời kỳ 1976 - 1980 là l,9%) Sản lượng lương thực bình quân hằng năm từ 13,4 triệu tấn (thời kỳ 1976 - 1986) đã tăng lên 17 triệu tấn thời kỳ 198 l - 1985. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5% (thời kỳ 1976 - 1980 là 0,6%). Về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đã hoàn thành mấy trăm công trình tương đối lớn và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có một số cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí, dệt, đường, thuỷ lợi, giao thông... Các công trình thuỷ điện Hòa Bình, Trị An đang được xây dựng. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tiến thêm một bước… Nhà nước và nhân dân đã chăm lo bảo đảm các nhu cầu của quốc phòng và an ninh, thi hành chính sách hậu phương quân đội. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, văn học nghệ thuật phát triển và có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng nền vản hoá mới, con người mới. Các hoạt động khoa học kỹ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và làm nghĩa vụ quốc tế của nhân dân và các lực lượng vũ trang ta đã giành thêm những thắng lợi to lớn[61]. Việc Đại hội khẳng định những thành tựu đã đạt được là sự thật bác bỏ tư tưởng phủ định sạch trơn những cố gắng lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong 5 năm 1981 - 1985.

Bản báo cáo nhận định những khó khăn chủ yếu là: "sản xuất tăng chậm, một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt. Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, các nghiệp nói chung chỉ sử dụng 50% công suất. Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, lại bị sử dụng lãng phí. Lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren, vật giá tăng nhanh tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống và xã hội. Những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt còn gay gắt hơn trước. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố, vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh suy yếu. Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa chưa được sử dụng và cải tạo tốt. Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân, viên chức còn nhiều khó khăn. Những nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất và văn hoá chưa được bảo đảm. Hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm. Pháp luật, kỷ cương không nghiêm. Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu Đại hội V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống của nhân dân[62]. Thực trạng đó làm suy giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước. Nhìn chung cả nước khó khăn là rất lớn. Song điểm mới là "đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh khá nhiều đơn vị chiến đấu giỏi, nhiều huyện làm ăn tốt; một số địa phương và ngành có cách làm năng động, sáng tạo đã đạt những thành tích đáng phấn khởi. Thực tiễn sinh động của các cơ sở, các địa phương, các ngành cung cấp kinh nghiệm quý báu cho sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước"[63] để đổi mới và tiến lên.

Trung ương Đảng nghiêm khắc tự phê bình và chỉ rõ những khuyết điểm, sai lầm trong công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước:

“Chúng ta có khuyết điểm trong việc đánh giá tình hình cụ thể của đất nước, trong việc xác định mục tiêu và bước đi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong 5 năm 1976 - 1980, trên thực tế đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết; vừa nóng vội, vừa buông lỏng trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa; chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không còn phù hợp. Trong 5 năm 1981 - 1985, đã không nghiêm chỉnh thực hiện những kết luận đúng đắn của Đại hội lần thứ V của Đảng về cụ thể hoá đường lối kinh tế trong chặng đường đầu tiên, chưa kiên quyết khắc phục chủ quan nóng vội và bảo thủ trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, lại phạm những sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối lưu thông; đã buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, xã hội, trong đấu tranh tư tưởng, văn hoá, trong việc chống lại những âm mưu thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ thù...”[64]

"Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”[65].

Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt những sai lầm về chính sách kinh tế là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội và khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế - xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng. Đó là khuyết điểm của tư tưởng tiểu tư sản vừa “tả khuynh” vừa “hữu khuynh”.

Những sai lầm trong kinh tế, xã hội nói trên “bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng”[66]. Trong lĩnh vực lãnh đạo tư tưởng của Đảng đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và sự yếu kém về vận dụng các quy luật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đánh giá tình hình chưa tôn trọng sự thật khách quan, xác định phương hướng công tác tư tưởng chưa đúng với tình hình thực tiễn.

Đại hội đã tổng kết 5 bài học lớn và đề ra đường lối đổi mới để ổn định tình hình và đưa cách mạng nước ta tiếp tục đi lên. Nghị quyết Đại hội xác định “đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực”, “trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế giữ vững ổn định chính trị là tiền đề bảo đam thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Phải đổi mới tư duy, “trước hết là tư duy kinh tế", "từ đổi mới tư duy mà có chủ trương, chính sách mới", đồng thời “đổi mới về tổ chức, về cán bộ" để thực hiện được tốt những nhiệm vụ đã đề ra.

Đại hội kháng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa[67]. Về xây dựng chủ nghĩa xã hội, “Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đần tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”[68]. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ “nâng cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh, bảo đảm chủ động bảo vệ Tổ quốv trong mọi tình huống”.

Đại hội đã cụ thể hoá những nhận thức mới trên nhiều vấn đề trong kinh tế, trong đó có nội dung công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ trương tập trung cho "ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, kàng xuất khẩu”[69]. Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhận thức mới coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục qua những bước đi và những hình thức phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của quy luật sản xuất hàng hoá và của thị trường (lúc đó còn quan niệm có hai thị trường: thị trường có tổ chức và thị trường tự do). Coi trọng phát triển những hình thức kinh tế cụ thể phù hợp về tổ chức sản xuất, về phân phối, kết hợp đúng đắn ba lợi ích: cá nhân, tập thể là oàn xã hội. Về các vấn đề xã hội, phải coi đây là chính sách xây dựng con người, không chỉ là bao cấp, trợ cấp...

Về công tác tư tưởng, Nghị quyết Đại hội nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu là đổi mới tư duy trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản, khơi dậy ý chí cách mạng của quần chúng. Công tác tư tưởng phải đổi mới toàn diện và đồng bộ về nội dung và hình thức, tổ chức và phương pháp, con người và phương tiện.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Tổng Bí thư.

Công tác tư tưởng lúc này có thuận lợi lớn: Đường lối đổi mới của Đảng hợp quy luật, hợp lòng dân; nhân dân cả nước phấn khởi chờ đón Nghị quyết của Đại hội. Trong bước ngoặt mới của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Trung ương Đảng và các cấp, các ngành coi trọng lãnh đạo công tác tư tưởng. Toàn bộ các hoạt động tư tưởng tập trung vào thực hiện nhiệm vụ hàng đầu: tuyên truyền phổ biến những nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội, tạo sự hưởng ứng rộng rãi trong Đảng và trong nhân dân. Hơn l,5 triệu đảng viên đã tham dự đợt nghiên cứu Nghị quyết Đại hội. Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo các lớp tập trung nghiên cứu Nghị quyết Đại hội của cán bộ chủ chốt các cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố. Hệ thống trường đảng tập trung mở các lớp nghiên cứu Nghị quyết Đại hội cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Theo quyết định của Ban Bí thư, các trường đảng khu vực được chuyển sang Học viện cao cấp Nguyễn Ái Quốc quản lý cả về nội dung và tổ chức.

Tháng 5- 1987, đến thăm lớp nghiên cứu Nghị quyết Đại hội VI của cán bộ lãnh đạo các ngành, các địa phương, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có bài phát biểu quan trọng về “Đổi mới tư duy và phong cách”. Đồng chí nêu rõ: Hơn bao giờ hết, thực tiễn cách mạng nước ta đang đòi hỏi cấp bách phải đổi mới cách nghĩ và cách làm một cách sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội; muốn có đổi mới trong đời sống thì trước hết phải đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy và đổi mới phong cách là một quá trình đấu tranh kiên quyết chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều dập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hoá biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lĩnh vực và trong bản thân từng người chúng ta. Nói đổi mới tư duy, điều căn bản là phải đổi mới tư duy lý luận… Triển khai việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI mà công tác lý luận, tư tưởng không được đổi mới và phát triển thì khó có hiệu quả thật sự. Lý luận không phải là việc bàn cãi giữa những nhà lý luận mà thực chất là việc giải quyết quan điểm và năng lực chỉ đạo thực tiễn của tất cả chúng ta. Cuộc sống càng phức tạp, nhiệm vụ càng khó khăn, thời đại càng diễn biến nhanh chóng thì lý luận càng trở thành điều thiết yếu như cơm ăn, nước uống hàng ngày.

Thành công của Đại hội và kết quả công tác tuyên truyền phổ biến Nghị quyết của Đại hội đã tạo niềm phấn khởi và hy vọng. Song một bộ phận đảng viên và quần chúng vẫn còn tâm trạng lo lắng, băn khoăn về hiệu quả tổ chức thực hiện. Nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng lúc này là làm quán triệt và góp phần tổ chức thực hiện các chủ trương đổi mới của Đảng, trước hết về kinh tế.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Trung ương Đảng về phân phối lưu thông, đề ra mục tiêu trước mắt thực hiện “bốn giảm”: giảm bội chi ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá, giảm tốc độ lạm phát, giảm bớt khó khăn trong đời sống của nhân dân. Mọi người đều đồng tình với mục tiêu đó vì đây là những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Nhưng đây là mục tiêu của nhiều năm, để đạt được "bốn giảm" phải trên cơ sở phát triển mạnh sản xuất trong những năm tới. Kết quả quan trọng nhất của Nghị quyết Trung ương hai là chủ trương thực hiện chính sách thu mua nông sản của nông dân theo giá thoả thuận, điểm đột phá đầu tiên về bỏ chính sách hai giá, đáp ứng trúng yêu cầu và được sự hoan nghênh rộng rãi của nông dân.

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị xác định quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ xã viên hợp tác xã nông nghiệp (thường gọi là “khoán 10") vừa công bố đã được nông dân hưởng ứng rộng rãi, mau chóng đi vào cuộc sống, tạo không khí hồ hởi, động viên tính tích cực sản xuất của các hộ xă viên, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Đi liền với đổi mới về kinh tế là trọng tâm, cần đổi mới công tác lãnh đạo và quản lý văn hoá. Tháng 11 năm 1987 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05 về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới”. Kết quả quán triệt nghị quyết đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, chủ trương phát triên văn hóa, văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và trong công cuộc đổi mới hiện nay; các chủ trương, biện pháp nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý, phát huy khả năng sáng tạo, bảo đảm cho văn hóa, vàn nghệ phát triển thuận lợi, đúng hướng. Đông đảo văn nghệ sĩ và các cán bộ hoạt động trên lĩnh vực văn hóa tán thành những quan điểm đổi mới của Đảng và các chủ trương Bộ Chính trị đã đề ra, nâng cao thêm ý thức trách nhiệm đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới. Tuy vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện, một số quan điểm sai trái nảy sinh và tình trạng buông lỏng quản lý không được uốn nắn kịp thời đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả thực hiện nghị quyết.

Đấu tranh chống tiêu cực là yêu cầu bức xúc làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của Đảng, làm trong sạch và nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, làm lành mạnh hóa xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh viết một loạt bài nhan đề “Những việe cần làm ngay”, đăng báo Nhân Dân bằng những sự việc cụ thể, với lối viết ngắn gọn, dễ hiểu, biểu dương những nhân tố mới và phê bình để khắc phục những hiện tượng tiêu cực. Những bài báo của đồng chí Tổng Bí thư được dư luận rộng rãi hoan nghênh. Báo chí Trung ương và địa phương nhanh chóng hưởng ứng đã góp phần phanh phui một số vụ việc tiêu cực. Bên cạnh mặt tốt cũng nảy sinh một số lệch lạc trên cả ba phía: người và cơ quan bị phê bình; người viết và cơ quan báo đã đăng; việc xử lý của các cơ quan có trách nhiệm. Để phát huy tác dụng tích cực và khắc phục những lệch lạc đó, tháng 9- 1987 Ban Tuyên huấn Trung ương đã trình Ban Bí thư ra chỉ thị số 15-CT/TƯ về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhâm sử dụng tốt báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực”. Bản Chỉ thị nêu rõ sự cần thiết và mục đích xây dựng của việc mở rộng phê bình công khai trên báo, đài. Đẩy mạnh đấu tranh chống tiêu cực đồng thời coi trọng biểu dương những gương người tốt, việc tốt không chỉ tuyên truyền một chiều. Định rõ trách nhiệm của người viết bài và cơ quan báo, nhất là về bảo đảm tính chân thực, có sai phải đính chính; trách nhiệm phải trả lời của người và cơ quan bị phê bmh; trách nhiệm của cấp uỷ đảng và cơ quan nhà nước xử lý những vụ việc được báo chí nêu lên.

Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức là điều kiện bảo đảm lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội. Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Tuyên huấn Trung ương cùng với Ban Tổ chức và Uỷ ban kiểm tra Trung ương khảo sát tình hình, xây dựng đề án trình Hội nghị lần thứ năm của Trung ương Đảng (tháng 6- 1988) ra nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng”. Trong các nhiệm vụ cấp bách về xây dựng Đảng, “đổi mới và tăng cường công tác tư tưởng” được đặt lên hàng đầu, gồm hai vấn đề lớn:

- Một là, tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm phục vụ đổi mới tư duy và cụ thể hóa kịp thời, đúng đắn các Nghị quyết của Đảng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, xã hội mà cấp bách nhất là chống lạm phát; chuẩn bị Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trình Đại hội VII.

- Hai là, đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cả về nội dung và hình thức, tổ chức và phương pháp, con người và phương tiện, nhằm nâng cao giác ngộ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trong điều kiện phát triển mạnh sản xuất hàng hoá, khai thác tiềm năng của năm thành phần kinh tế, mở rộng quan hệ với bên ngoài, càng phải nêu cao ý thức và có biện pháp tích cực bảo vệ cách mạng, bảo vệ Đảng.

Đổi mới hình thức phương pháp công tác tư tưởng theo hướng mở rộng tính dân chủ, tính công khai, tính chân thật và tính chiến đấu, đồng thời bảo vệ bí mật của Đảng và bí mật quốc gia. Bám sát cuộc sống, bám sát tâm tư, nguyên vọng của quần chúng, phục vụ thiết thực cho cơ sở. Thực hiện thông tin hai chiều. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức đảng. Phát triển rộng rãi các hình thức tiếp xúc và đối thoại quần chúng. Tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ theo hướng phục vụ tích cực công cuộc đổi mới, góp phần thực hiện các nghị quyết của Đảng, phát huy tác dụng tốt đi đôi với khắc phục kịp thời những lệch lạc. Đấu tranh kiên quyết và có hiệu quả chống chiến tranh tâm lý, chống những luận điệu tuyên truyền xuyên tác của địch, chống những mưu đồ lợi dụng dân chủ và công khai để nói xấu, vu cáo, kích động chia rẽ hòng gây rối, phá hoại Đảng ta, chế độ ta.

Nghị quyết Trung ương quy định “các cấp uỷ đảng, các cán bộ lãnh đạo và quản lý từ Trung ương đến cơ sở đích thân chỉ đạo và trực tiếp làm công tác tư tưởng. Cấp uỷ và chi bộ phân công và kiểm tra đảng viên làm công tác tư tưởng. Không vin vào tình hình kinh tế, đời sống khó khăn để buông lơi công tác tư tưởng”.

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội và các Nghị quyết tiếp theo của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị đan xen những thuận lợi và khó khăn. Những quyết định phù hợp với tình hình và khả năng đã bước đầu phát huy tác dụng tích cực. Tuy vậy hai năm 1986, 1987 nhiều vùng trong nước lại bị thiên tai nghiêm trọng, năm 1988 Nhà nước vẫn phải nhập lương thực với số lượng lớn. Nghị quyết Trung ương hai thể hiện quan điểm đổi mớì đúng đắn của Đảng về phân phối lưu thông nhưng yêu cầu đề ra cao hơn khả năng thực tế. Tình hình kinh tế - xã hội năm 1988 vẫn khó khăn gay gắt, giá cả tăng đột biến, lạm phát phi mã, làm cho tâm trạng xã hội bất ổn. Một số người sinh do dự, một số khác có biểu hiện nóng vội, cực đoan, muốn áp dụng "liệu pháp sốc" theo kiểu "cải cách" của nước ngoài.

Các hoạt động báo chí, văn hóa văn nghệ, bên cạnh những đổi mới đúng đắn, đã nảy sinh một số lệch lạc:

- Không kết hợp đúng đắn giữa "xây" và "chống", biểu dương và phê bình. Có lúc báo chí thiên về phê phán mạt tiêu cực, ít tìm tòi, phát hiện nêu những gương tất. Một số tác phẩm văn nghệ miêu tả xã hội quá đen tối, bệnh hoạn, gây tâm trạng nặng nề.

- Một số bài báo, bài phát biểu công khai phủ nhận thành tựu cách mạng và văn học cách mạng, phê phán văn học cách mạng là "minh họa", "quan phương", "cung đình"... Một số bài khác đưa ra những quan điểm sai trái tách rời văn nghệ và chính trị, thực chất là tách rời văn nghệ và sự lãnh đạo của Đảng...

- Quản lý nhà nước về văn hoá có nhiều thiếu sót, sơ hở. Những ấn phẩm độc hại (tranh ảnh, sách báo, băng hình, v.v.,) từ bên ngoài thâm nhập tràn lan trên thị trường. Một số sách, bài báo có nội dung xấu được ấn hành. Tệ mê tín dị đoan và nhiều tập tục lạc hậu xuất hiện trở lại.

Một số ít người lợi dụng dân chủ, công khai đưa ra những quan điểm chính trị sai trái, xuyên tạc và phủ nhận thành tựu cách mạng và kháng chiến, "hạ bệ" thần tượng anh hùng dân tộc, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội - dân chủ, phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin là lỗi thời, chủ nghĩa xã hội là ảo tưởng. Đòi thực hiện "dân chủ, công khai" theo kiểu "cải cách" của nước ngoài, đòi báo chí độc lập đối với Đảng, đòi cho tư nhân được tự do ra báo, lập nhà xuất bản. Có bài báo đã công khai đưa ra yêu sách đòi thay đổi đường lối, thay đổi chế độ, thực hiện đa nguyên chính trị, đòi xóa bỏ sự lãnh đạo duy nhất của Đảng ta, thiết lập chế độ đa đảng, đảng đối lập. Các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng cơ hội tuyên truyền xuyên tạc, đả kích chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới.

Công tác tư tưởng lúc này có khuyết điểm chỉ đạo thiếu chặt chẽ, bị động đối phó, thiếu tính chiến đấu, có nơi có lúc còn bỏ trống trận địa, để cho những luận điệu xấu lấn tới.

Tháng 11 - 1988 Ban Tuyên huấn Trung ương báo cáo với Bộ Chính trị những diễn biến mới của tình hình tư tưởng, đánh giá ưu, khuyết điểm của công tác tư tưởng. và kiến nghị những nhiệm vụ trước mắt. Bộ Chính trị đã xem xét và ban hành "Kết luận số 20 về những nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng". Tiếp đó, Ban Bí thư ra các Chỉ thị số 61, 63 về tăng cường lãnh đạo và quản lý các hoạt động báo chí, xuất bản, văn hoá văn nghệ... Kết luận của Bộ Chính trị được phổ biến nhanh chóng đến các cấp uỷ đảng, các ngành, các đoàn thể, các chi bộ, đảng bộ cơ sở. Ở nhiều nơi, cấp uỷ đảng đã coi trọng hơn công tác thông tin về tình hình đất nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc. Các hoạt động tư tưởng đã tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ mục tiêu lý tưởng cách mạng, bảo vệ đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của cách mạng nước ta, khang định vai trò lãnh đạo của Đảng, phê phán những quan điểm sai trái phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội - dân chủ; phủ nhận thành tựu của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phủ nhận thành tựu của nhân dân ta trong cách mạng và kháng chiến, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phê phán những biểu hiện dân chủ tư sản, dân chủ cực đoan, xu hướng dập khuôn, sao chép cải tổ, cải cách của nước ngoài; vận động quần chúng bài trừ các văn hoá phẩm phản động, đồi truỵ và tăng cường chỉ đạo truy quét những sản phẩm dộc hại đó.

Thực hiện Chỉ thị 63, Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp uỷ chỉ đạo, phát huy mặt tết và uốn nắn tình trạng một số báo, tạp chí, nhà xuất bản không đi đúng tôn chỉ, mục đích đã được xác định, thông tin giật gân câu khách, chạy theo những thị hiếu không lành mạnh, viết về điển hình tiên tiến thì sơ lược, thiếu sức thuyết phục, viết về đấu tranh chống tiêu cực thì có những trường hợp thiếu chính xác, thiếu cân nhắc hiệu quả; đã cùng với cơ quan quản ly báo chí, xuất bản của Nhà nước đề nghị Chính phủ quy định thể thức cho ra báo, lập nhà xuất bản, dịnh rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo, tạp chí, nhà xuất bản, tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn của tổng biên tập báo, tạp chí và giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản, tăng cường kiểm tra, khuyến khích những mặt tốt, xử lý những trường hợp sai phạm.

Chỉ thị 61 đề ra những chủ trương, biện pháp có tính nguyên tắc để các cấp có căn cứ vận dụng khi xử lý những trường hợp cần thiết, bảo đảm vừa giữ vững định hướng tư tưởng của Đảng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo, phổ biến và tiếp nhận tác phẩm, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng buông lỏng gây hại về chính trị, khuynh hướng ,"thương mại hoá" chạy theo những thị hiếu không lành mạnh, tình trạng xủ lý tuỳ tiện, không bảo đảm quyền tự do dân chủ của văn nghệ sĩ trong sáng tạo và hoạt động văn nghệ.

Hội nghị Trung ương Sáu (3- 1989) sơ kết hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, chỉ ra thành tựu bước đầu rất quan trọng, trong đó có sự dóng góp của công tác tư tưởng, khẳng định đường lối, bước đi Đại hội VI đã đề ra là đúng đắn. Nghị quyết Trung ương đề ra những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đôi mới:

- "Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước ta, là sự lựa chọn sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng ta. Xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân ta. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đổi mới tư duy là nhằm khắc phục những quan niệm không đúng, làm phong phú những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị và nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có nghĩa là tăng cường sức mạnh và hiệu quả của chuyên chính vô sản làm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động năng động và có hiệu quả hơn.

Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Phê phán những khuynh hướng phủ nhận hoặc hạ thấp sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời lắng nghe, tiếp nhận những ý kiến trung thực phê bình những khuyết điểm trong sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng.

- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dân chủ phải đi đôi với tập trung, với kỷ luật, pháp luật, với ý thức trách nhiệm công dân. Dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo, để phát huy dân chủ đúng hướng, mặt khác phải lãnh đạo bằng phương pháp dân chủ, trên cơ sở phát huy dân chủ.

Dân chủ với nhân dân nhưng phải nghiêm trị những kẻ phá hoại thành quả cách mạng, an ninh trật tự và an toàn xã hội

- "Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới".

Tổng kết thực tiễn hơn hai năm đổi mới, Hội nghị Trung ương 6 đề ra các chủ trương, biện pháp điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung cho ba chương trình kinh tế lớn và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng trên các lĩnh vực.

Công tác tư tưởng đã chú trọng tuyên truyền phổ biến trong Đảng và trong nhân dân những quan điểm chỉ đạo của Đảng về kinh tế.

- Khẳng định chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

- Khẳng định vai trò của kinh tế quốc doanh. Kinh tế quốc doanh phải nắm những vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, phải nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả nhưng không nhất thiết phải chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành nghề. Khẳng định các lĩnh vực kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế hàng hoá đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Hàng hoá dưới chủ nghĩa xã hội không chỉ bao gồm tư liệu sinh hoạt mà ca tư liệu sản xuất, sản phẩm khoa học, dịch vụ, thông tin, tiền tệ. Thị trường xã hội là một thể thống nhất thông suốt trong cả nước và từng bước hoà nhập với thị trường thế giới, không phân chia thành thị trường có tổ chức và thị trường tự do.

- Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần mà Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về chính trị, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng nước ta do nhân dân giao phó, bác bỏ đa nguyên chính trị, đa đảng, đảng đối lập.

Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Nghị quyết Trung ương, giải quyết một bước những nhận thức không đúng của một bộ phận đảng viên và quần chúng, như: xem nhẹ kinh tế quốc doanh, muốn tư nhân hóa tràn lan, cá biệt có bài báo còn cho rằng tư nhân hóa là con đường duy nhất để đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế, hoài nghi chính sách nền kinh tế nhiều thành phần, lo Đảng và Nhà nước cho kinh tế tư nhân phát triển để "nuôi béo rồi thịt"; lo thực hiện cơ chế thị trường sẽ dẫn đến đi chệch mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Về tư tưởng và văn hóa, xác định rõ những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới là những định hướng cơ bản của công tác tư tưởng, trước mắt và lâu dài. Làm rõ nội dung lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, khắc phục những nhận thức không đúng: "Đảng lãnh đạo văn hóa văn nghệ theo định hướng rộng…", và "để cho quần chúng tự chọn món ăn tinh thần" vì quan niệm như vậy sẽ dẫn đến buông lỏng lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này và buông lỏng công tác giáo dục thẩm mỹ. Xác định phương hướng của công tác tư tưởng là mở rộng tính dân chủ, công khai, đồng thời ngăn ngừa những hành động lợi dụng dân chủ, công khai để xuyên tạc sự thật, kích động chống đối Đảng và Nhà nước. Làm rõ luật pháp của Nhà nước không cho phép ra báo tư nhân và nhà xuất bản tư nhân. Báo Nhân dân và một số báo khác đăng một loạt bài làm rõ thái độ của Đảng và nhân dân ta bác bỏ những luận điệu đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, đảng đối lập.

Về tổ chức của ban, tháng 4- 1989 Bộ Chính trị ra Quyết định số 85-QĐ/TƯ tổ chức lại các ban Đảng, hợp nhất Ban Văn hoá văn nghệ Trung ương với Ban Tuyên huấn Trung ương, lấy tên là Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương. Trước đó Nhà giáo dục chính trị, sau này là Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng được thành lập, là đơn vị trực thuộc ban, nhiệm vụ chủ yếu là giúp ban tổ chức thông tin thời sự, chính sách và bồi dưỡng nội dung các nghị quyết của Đảng cho lực lượng báo cáo viên ở Trung ương và địa phương, qua đó thông tin đến đảng viên và quần chúng ở cơ sở.

Các cấp, các ngành, các cơ quan công tác tư tưởng đã tổ chức tốt việc nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Trung ương sáu gắn với kiểm điểm nhận thức và kết quả thực hiện các chủ trương chính sách dổi mới của Đảng trong hơn hai năm qua, có kế hoạch đẩy mạnh phong trào quần chúng thực hiện các nghị quyết của Đảng. Kết quả làm quán triệt 6 nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới và thái độ dứt khoát của Đảng, bác bỏ đa nguyên chính trị, đa đảng, đảng đối lập đã định hướng đúng cho suy nghĩ và hành động của toàn Đảng, được nhất trí cao trong Đảng và trong nhân dân, góp phần xây dựng lập trường chính trị vững vàng trong nội bộ và phản kích các luận điệu thù địch. Tình hình mới đòi hỏi tăng cường và đổi mới công tác thông tin trong cán bộ tuyên huấn, trong toàn Đảng và trong nhân dân để làm cho mọi người luôn hiểu đúng tình hình và phòng chống các tin đồn nhảm, các luận điệu thù địch. Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng ra đời cung cấp những thông tin tham khảo cần thiết cho cán bộ tuyên huấn và cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Các hoạt động thông tin thời sự chính sách qua hệ thống báo cáo viên được mở rộng và đi vào nền nếp. Ngoài thông báo định kỳ, từ tháng 7-1989 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, được sự đồng ý của Ban Bí thư, ra Thông báo nội bộ để thông báo đến đảng viên trong sinh hoạt hàng tháng của chi bộ.

Năm 1989 Hội Nhà báo và các Hội Văn nghệ đã tiến hành Đại hội với tinh thần đổi mới, đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo vì sự nghiệp đổi mới của đất nước. Để tăng cường chỉ đạo công tác tư tưởng và báo chí ở các địa phương, trao đổi kinh nghiệm bước đầu sau ba năm đổi mới, tháng 2- 1990 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương mở Hội nghị công tác tư tưởng và báo chí các địa phương trong cả nước.

Đến thăm và nói chuyện với hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhắc nhở công tác tư tưởng và báo chí cần quán triệt và thực hiện tốt hơn nữa những nhiệm vụ chủ yếu: Làm quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và cổ vũ phong trào hành động cách mạng của quần chúng đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống; các cấp, các ngành và mọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đều phải làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân và gương mẫu miệng nói tay làm; kết hợp tốt cả hai mặt biểu dương và phê bình, giáo dục chính diện kết hợp uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, đấu tranh chống tuyên truyền của địch; góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh, thắt chặt quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Các hoạt động tư tưởng và báo chí phải chuyển mạnh xuống cơ sở, bám sát các điển hình tiên tiến, góp phần tổng kết thực tiễn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận của Đảng.

Để tập trung cán bộ giảng dạy và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường đảng, tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tháng 3-1990 Ban Bí thư ra quyết định số 103 về việc sắp xếp lại hệ thống trường đảng trực thuộc Trung ương. Thực hiện quyết định nói trên, Trường Tuyên huấn Trung ương I đổi tên thành Trường Tuyên giáo, đào tạo trình độ đại học và bồi dưỡng lực lượng cán bộ chuyên ngành tư tưởng,văn hóa. Học viện Nguyễn Ái Quốc chủ trì phối hợp với các trường Nguyễn Ái Quốc khu vực và Trường Tuyên giáo xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy lý luận cơ bản; đào tạo và bồi dưỡng giảng viên; tổ chức nghiên cứu khoa học; hướng dẫn chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cho các trường đảng tỉnh. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra về mặt tư tưởng chính trị quán triệt trong nội dung các chương trình giảng dạy, thông báo cho các trường các vấn đề thời sự, chính sách, hướng dẫn xây dựng chương trình học tập chuyên ngành về tư tưởng.

Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và các nghị quyết Trung ương tiếp theo đem lại những kết quả tích cực. Lúc này, một số công trình lớn xây dựng trước đây bắt đầu phát huy tác dụng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Năm 1989 - 1990 nền kinh tế đã khắc phục được một số mặt đình đốn suy thoái, bắt đầu có tốc độ tăng trưởng, lương thực đã bắt đầu có dự trữ và xuất khẩu, lạm phát giảm, sinh hoạt dân chủ tiếp tục được mở rộng. Chúng ta đã hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia và tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Năm 1990 cũng là năm Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Ban Tuyên giáo nhiều tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ giúp bạn Campuchia, được bạn đánh giá cao.

Sản xuất nông nghiệp đã có những tín hiệu tốt. Nhưng một số nơi ở nông thôn lại xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, nổi lên là các vụ tranh chấp ruộng đất. Một số nơi khác, từ những mâu thuẫn về quyền lợi khi chia tách hợp tác xã hoặc sự bất bình của quần chúng đối với tình trạng tham ô mất dân chủ của một số cán bộ lãnh dạo chủ chốt ở địa phương, nội bộ tổ chức cơ sở đảng lục đục, bè phái, các phần tử xấu lợi dụng chen vào gây rối trật tự xã hội. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kịp thời kiểm tra và chỉ đạo tại chỗ, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật và pháp luật, trước hết trong nội bộ Đảng. Kiên trì vận động quần chúng, đề ra các giải pháp đúng đắn có lý có tình, động viên quần chúng phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết giúp nhau đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, xây dựng nông thôn mới. Từ kết quả những nơi làm tốt, báo chí góp phần tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm. Qua công tác thực tế lãnh đạo của các địa phương dần dần khắc phục được tình trạng lúng túng, bị động lúc đầu, ổn định được tình hình. Ban Bí thư chỉ đạo tổng kết, giúp cho lãnh đạo của các địa phương và các ngành, các đoàn thể rút ra bài học phải bám sát cơ sở, chống quan liêu mệnh lệnh, thường xuyên coi trọng công tác giáo dục đảng viên, kiện toàn đang ủy và chính quyền cơ sở, phát huy dân chủ, đi đường lối quần chúng trong việc xử lý những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

Chống tham nhũng là một yêu cầu bức xúc của toàn xã hội và là nhiệm vụ của các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, của mỗi ngành, mỗi người, trong đó có các hoạt động tư tưởng. Báo, đài là lực lượng xung kích tham gia đấu tranh, có nhiều tác động tích cực song cũng có một số thiếu sót, khuyết điểm. Tháng 12- 1990 Ban Bí thư đã nghe báo cáo của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và ra Thông báo số 228 về hoạt động báo chí tham gia đấu tranh chống tham nhũng, khuyến khích phát huy những tác dụng tích cực, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm. Các bài báo chống tham nhũng phải dược điều tra cân nhắc kỹ, thận trọng lựa chọn vụ việc và các tình tiết, bảo đảm tính chân thật, đúng định hướng, đúng luật và không làm lộ bí mật quốc gia. Cần chống tiêu cực ngay cả trong ngành báo chí nhằm xây dựng đội ngũ những người làm báo thành thạo về nghề nghiệp, vững vàng về chính trị, trong sáng về độg cơ, tốt đẹp về đạo đức, được nhân dân tin yêu. Các cơ quan đảng và nhà nước cần ủng hộ và tạo điều kiện cho báo chí thu thập thông tin, đưa những vụ tham nhũng ra ánh sáng; kịp thời kiểm tra, xử lý những vụ việc mà báo chí nêu ra để trả lời công luận. Phải xử lý nghiêm theo pháp luật những người, kể cả người làm báo, có hành vi vi phạm luật báo chí.

Công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng song đất nước vẫn còn nhiều khó khăn gay gắt. Tình hình thế giới lại xảy ra những biến động chính trị phức tạp: chế độ xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước Đông Âu sụp đổ, khủng hoảng chính trị ở Liên Xô... Lợi dụng tình hình đó, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ mở cuộc phản kích quyết liệt vào chủ nghĩa xã hội bằng những thủ đoạn rất xảo quyệt: răn đe về quân sự; cổ vũ đa nguyên chính trị, dân chủ và nhân quyền tư sản; khuyến khích cải tổ, cải cách theo hướng phát triển kinh tế tư nhân, thị trường tự do tư bản chủ nghĩa; tăng cường hoạt động gián điệp; gieo rắc tư tưởng tư sản và văn hoá độc hại vào các nước xã hội chủ nghĩa. Chúng tung ra các luận điệu bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa, cho rằng chủ nghĩa xã hội đã thất bại và đang đi vào con đường diệt vong. Đối với nước ta, ngoài những thủ đoạn nói trên, các lực lượng phản động bên ngoài tuyên truyền xuyên tạc và đả kích Đảng ta không cải cách thể chế chính trị, hạn chế dân chủ, hạn chế tự do báo chí, tự do sáng tác, phê bình; chúng phổ biến rộng rãi ở nước ngoài và đưa vào trong nước những bài báo, cuốn sách có nội dung xấu, kích động biểu tình, bãi công, đòi tự do hóa tư sản, đề cao và tìm cách tác động vào những người chúng cho là có khuynh hướng tự do, chống đối lãnh đạo...

Tình hình trong nước và quốc tế nói trên tác động đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nỗ lực thực hiện các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhưng cũng có tâm trạng lo lắng trước những khó khăn về kinh tế, xã hội, về tình trạng tham nhũng, mất dân chủ, phân phối không công bằng, các hiện tượng tiêu cực chậm được khắc phục. Nhiều người băn khoăn, lo lắng về nguy cơ tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản hiện đại không những "không giẫy chết" mà còn đang tiến công nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Một số ít người thiếu tinh thần độc lập, hoặc lập trường thiếu vững vàng, tiếp nhận thông tin một cách giáo điều từ cải tổ, cải cách của nước ngoài, nảy sinh những nhận thức lệch lạc, nhất là về dân chủ và công khai, về cải cách hệ thống chính trị, về chủ nghĩa đa nguyên, về sự xem xét lại các vấn đề lịch sử...

Một số người nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa tư bản, choáng ngợp trước sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật của một số nước tư bản, không thấy bản chất của chúng, không thấy những mâu thuẫn không thể khắc phục được nhất định sẽ đưa chủ nghĩa tư bản đến con đường diệt vong. Nhìn tình hình thế giới có người chỉ thấy xu thế hoà hoãn, đối thoại, cho đó là xu thế bao trùm, không thấy tính chất gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp. Trong việc mở rộng quan hệ với nước ngoài, có người chỉ thấy lợi ích kinh tế, nhất là lợi ích cá nhân, cục bộ, địa phương, không thấy lợi ích an ninh của quốc gia.

Trong quá trình mở rộng dân chủ, khuynh hướng dân chủ tư sản, dân chủ cực đoan, hành động vô chính phủ, lợi dụng dân chủ để hoạt động vô nguyên tắc có chiều phát triển. Có người cho rằng muốn có dân chủ phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng; khi Đảng ta ra Nghị quyết không chấp nhận thì cho là vội vàng, nói dân chủ phải dưới sự lãnh đạo của Đảng là hạn chế dân chủ; đòi báo chí phải được độc lập với Đảng; trước việc uốn nắn những lệch lạc về dân chủ thì cho rằng dân chủ mới mở ra đã đóng lại. Hiểu không đầy đủ về tự do, dân chủ trong kinh tế, buông lỏng quản lý, không kiên quyết ngăn chặn và đấu tranh chống lối làm ăn phi pháp...

Tháng 7- 1989, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình tư tưởng nói trên và những luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, xây dựng đề án trình Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng (8-1989) ra Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng". Nghị quyết Trung ương nhận định những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khó khăn ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa để rút kinh nghiệm cho ta phòng và tránh những sai lầm trong lãnh đạo nói chung và trong lãnh đạo tư tưởng. Nghị quyết Trung ương đánh giá, thời gian gần đây công tác tư tưởng đã coi trọng việc quán triệt quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, đi sát thực tế hơn, phát hiện những nhân tố tích cực, giúp đỡ các cơ sở khắc phục khó khăn. Khi có kết luận số 20 của Bộ Chính trị về công tác tư tưởng và Nghị quyết Trung ương Sáu, một số cấp ủy đã coi trọng hơn việc lãnh đạo, quản lý công tác tư tưởng, văn hoá; uốn nắn những nhận thức không đúng và những biểu hiện dao động về con đường xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, công tác tư tưởng cũng có những khuyết điểm:

- Chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế, chưa thấy rõ yêu cầu rất quan trọng là phải tăng cưởng sự thống nhất về quan điểm, tăng cường trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa, khắc phục những quan điểm lệch lạc.

- Coi nhẹ cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong điều kiện mới. Đấu tranh không kịp thời, quyết liệt và sắc sảo đối với những luận điệu thù địch.

- Coi nhẹ lãnh đạo và quản lý lỏng lẻo để cho văn hoá phẩm xấu, phản động lan tràn, để cho một số báo đăng những bài có quan điểm lệch lạc, trái với quan điểm của Đảng.

- Nhiều tổ chức đảng, nhiều cán bộ lãnh đạo và đảng viên buông lỏng công tác tư tưởng, thiếu tinh thần chiến đấu chống lại những tư tưởng, quan điểm lệch lạc, những hành động và lời nói sai trái, thiếu ý thức hằng ngày hằng giờ tăng cường trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ nghị quyết của Trung ương Đảng, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã tổ chức các lực lượng báo, đài, báo cáo viên và công tác giáo dục lý luận chính trị tiến hành một đợt tuyên truyền trong Đảng và trong nhân dân nhằm:

- Khẳng định tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội, những thành tựu vĩ đại của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, bác bỏ khuynh hướng phủ định sạch trơn những thành tựu đã đạt được.

- Làm rõ bản chất và con đường diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế. Khắc phục những biểu hiện dao động về con đường xã hội chủ nghĩa.

- Kiên trì mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới và những chính sách đổi mới của Đảng.

- Nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự thống nhất ý chí và hành động trong xã hội, đấu tranh chống những quan điểm sai trái và biểu hiện tiêu cực.

Tháng 3-1990, trước tình hình khủng hoảng rất nghiêm trọng ở các nước xã hội chủ nghĩa, Hội nghị lần thứ Tám của Trung ương Đảng ra Nghị quyết về "Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta". Công tác tư tưởng đã làm rõ nhận định tổng quát của Đảng ta về tình hình đang diễn ra, phân tích những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, trong đó nguyên nhân trực tiếp thứ nhất là sự "xa rời hoặc từ bỏ những tư tưởng eơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin", và nguyên nhân thứ hai là "sự phá hoại của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế". Bác bỏ những quan điểm sai lầm: phủ định thành tựu chủ nghĩa xã hội đã đạt được; không thấy sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc là một nguyên nhân trực tiếp Khắc phục tư tưởng bi quan, thất vọng, mất lòng tin vào chủ nghĩa xã hội. Khẳng định cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trước mắt tuy gặp nhiều khó khăn, song chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển, đây là xu thế của thời đại, không thế lực nào có thể ngăn cản được.

Cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa tác động tiêu cực đến phong trào cách mạng thế giới. Đối với cách mạng nước ta, ảnh hưởng tiêu cực trước hết là về chính trị, tư tưởng. Song từ cuộc khủng hoảng đó, chúng ta cũng rút ra được những điều quan trọng. Trước hết là càng khẳng định đường lối, phương pháp, bước đi của ta trong công cuộc đổi mới. Với đường lối đổi mới đúng đắn, được tiếp tục thực hiện tốt, Việt Nam nhất định sẽ đứng vững và đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn.

Hội nghị lần thứ Tám của Trung ương Đảng còn ra Nghị quyết về "củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân" (Nghị quyết 8B) mà việc để mối quan hệ đó bị phá vỡ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của một số Đảng cầm quyền trên thế giới.

Công tác giáo dục trong Đảng và tuyên truyền trong nhân dân nội dung các Nghị quyết 7, 8, 8B của Trung ương Đảng và cuộc đấu tranh để bảo vệ mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và đường lối của Đảng đã đem lại những chuyển biến tích cực về tư tưởng và thúc đẩy công cuộc đổi mới. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, tuy không khỏi có tâm trạng lo lắng về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, nhưng từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu liên hệ với thành tựu đổi mới của ta, đã có cơ sở thực tế tin tưởng hơn vào đường lối và bước đi đúng đắn mà Đảng đã vạch ra, nhận rõ hơn trách nhiệm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới để bảo đảm cho cách mạng nước ta đứng vững và đi lên. Nhờ đó, những thành tựu đã đạt được của công cuộc đổi mới được giữ vững và phát huy, đất nước đi dần vào ổn định và phát triển, tạo cơ sở thuận lợi tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.

Đại hội VII (tháng 6- 1991) đã tổng kết thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm qua 5 năm đổi mới, khẳng định đường lối Đại hội VI và bước đi phù hợp trong 5 năm qua. Thành công lớn của Đại hội là đã đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Cương lĩnh chính trị nêu rõ những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, những phương hướng cơ bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội là một trong bảy phương hướng cơ bản cẩn nắm vững trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói từ Đại hội VI đến Đại hội VII những quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được hình thành trên những nét chủ yêú nhất. Thành tựu cơ bản đó cùng với việc khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, đánh dấu một bước tiến mới về đổi mới nhận thức và tư duy lý luận của Đảng.

Về tình hình dất nước và mục tiêu phấn đấu trong 5 năm trước mắt, Đại hội nhận định tổng quát: Sau hơn bốn năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Song đất nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới còn những mặt hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Mục tiêu tổng quát của 5 năm tới là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay[70].

Về công tác tư tưởng, văn hoá Đại hội đánh giá: "Công tác tư tưởng đã được coi trọng, góp phần đổi mới tư duy, định hướng tư tưởng, bồi dưỡng những nhận thức đúng đắn cho đảng viên và nhân dân, tạo ra sự nhất trí đối với đường lối, quan điểm của Đảng. Đã chú ý mở rộng thông tin, thông tin nhiều chiều, tuyên truyền những nhân tố mới, phổ biến những kinh nghiệm tốt, đồng thời tích cực đấu tranh chống tiêu cực, chống những quan điểm và nhận thức sai trái, bảo vệ quan điểm đúng đắn của Đảng"[71]. "Hoạt động văn hoá, văn nghệ phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức và thể loại. Trong các ngành văn học, nghệ thuật đã có một số tác phẩm tốt. Đội ngũ văn nghệ sĩ thuộc các thế hệ có những đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, dân chủ bước đầu được phát huy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo"[72].

Mặt yếu và khuyết điểm là: "Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh trong công cuộc đổi mới chưa được làm sáng tỏ Trong Đảng vừa có những biểu hiện bảo thủ, không chịu đổi mới, vừa có khuynh hướng nóng vội, rập khuôn cách làm của nước khác; cũng có cả tư tưởng dao động, cơ hội về chính trị..."[73]. "Mức hưởng thụ văn hoá, văn nghệ của đông đảo nhân dân lao động còn thấp, nhất là ở nhiều vùng nông thôn, miền núi... Đã xuất hiện một số tư tưởng lệch lạc: coi nhẹ văn nghệ dân tộc và cách mạng, nhìn xã hội toàn màu đen... Quản lý văn hoá tuy có đổi mới, nhưng còn nhiều khuyết điểm, chưa quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, nhập phim, làm phim, để cho các văn hoá phẩm độc hại phổ biến tràn lan, gây hại lớn"[74]...

Trong 5 năm tới, phải tiếp tục "đổi mới, nâng cao chất lượng công táe tư tưởng, lý luận phục vụ tốt yêu cầu nâng cao trình độ trí tuệ trong Đảng, quán triệt và phát triển các nghị quyết Đại hội VII của Đảng, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu thực hiện thắng lợi các kế hoạch kinh tế xã hội, nâng cao hơn nữa lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới.

Tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng. Bồi dưỡng tinh thần độc lập tự chủ, ý chí tự lực, tự cường, kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nêu cao cảnh giác chống mọi âm mưu và thủ đoạn chia rẽ, phá hoại của kẻ thù đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Tổ chức tốt công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn... góp phần xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, lý giải những vấn đề mới mà cuộc sống dặt ra. Đổi mới căn bản công tác giáo dục chính trị, lý luận"[75]…

"Tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Vận động toàn dân thực hiện lối sống cần, kiệm, văn minh, lịch sự... bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác. Xây dựng gia đình văn hoá mới...

Khuyến khích tự do sáng tạo văn học, nghệ thuật và sự hoàn thiện con người, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cao đẹp, đề cao tinh thần tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu làm cho dân giàu, nước mạnh, phê phán những thói hư tật xấu, cái độc ác, thấp hèn... Nghiêm trị những người truyền bá và kinh doanh văn hoá phẩm phản động, đồi truỵ; chống văn hoá ngoại lai, không lành mạnh...

Phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân. Tăng đầu tư phương tiện phát thanh, truyền hình, đưa thông tin đến mọi vùng của đất nước, đến phần lớn các gia đình, nhất là ở nông thôn và miền núi. Coi trọng công tác tuyên truyền đối ngoại. Quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, thông tin, báo chí, phim ảnh…"[76].

Khẳng định chính sách đối ngoại rộng mở, Đại hội tuyên bố: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển"[77].

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư.

Công tác tuyên truyền phổ biến Nghị quyết Đại hội là một đợt giáo dục lớn trong Đảng và trong nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, quan niệm của Đảng về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, những định hướng lớn cần nắm vững để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta; khẳng định những thành tựu bước đầu rất quan trọng của công cuộc đổi mới hơn 4 năm qua, nhận rõ những yếu kém và khuyết điểm cần khắc phục; mục tiêu của chặng đường đầu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và những nhiệm vụ trong 5 năm trước mắt. Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo mở 4 lớp nghiên cứu Nghị quyết cho cán bộ lãnh đạo chủ chất các tỉnh, thành phố, các ngành, đoàn thể ở Trung ương, các bí thư huyện, quận, thị uỷ, bí thư đảng uỷ và giám đốc các công ty, xí nghiệp lớn. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và các địa phương mở các lớp bồi dưỡng những nội dung cơ bản của Nghị quyết Dại hội cho cán bộ các cấp, các ngành... Làm tốt việc trang bị nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội cho cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành và lực lượng cán bộ tuyên huấn là biện pháp quan trọng để từ đó toả rộng ra trong Đảng và trong nhân dân.

Để giúp Trung ương tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng, văn hóa và khoa giáo, Hội đồng tư tưởng, văn hóa và khoa giáo gồm các đồng chí ủy viên Trung ương Đảng phụ trách các cơ quan trong khối được thành lập. Đồng chí Nguyễn Đức Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tư tưởng văn hóa và khoa giáo làm Chủ tịch Hội đồng.

Tháng 7 đến tháng 12-1991, việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội VII đang được triển khai thì chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, Liên bang Xôviết tan rã. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các thị trường truyền thống bị đảo lộn. Trong khi đó Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận. Các thế lực thù địch đẩy mạnh những hoạt động phá hoại, mưu toan gây rối làm mất ổn định chính trị để tạo thời cơ tiến hành bạo loạn lật đổ

Cơn chấn động chính trị lớn trên thế giới đã tác động sâu sắc đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Lo lắng lớn nhất là liệu cách mạng nước ta có trụ được trong cơn thử thách hiểm nghèo không. Có thực hiện được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản khi không còn những nước xã hội chủ nghĩa đi trước giúp đỡ không?, v.v.. Các thế lực phản động ở bên ngoài và những phần tử chống đối ở trong nước sử dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực đã qua hơn 70 năm xây dựng ở Liên Xô làm sự kiện chính trị đắt giá nhất để tiến công ta về tư tưởng với tham vọng trong vài ba năm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngoài những luận điệu quen thuộc phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ra sức tuyên truyền về "sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội". Chúng dùng mọi thủ đoạn từ bịa đặt, xuyên tạc đến "đề cao" Chủ tịch Hồ Chí Minh để rồi bài bác tư tưởng của Người. Chúng sử dụng bọn phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài "chuyển lửa về quê hương", dùng con bài "dân chủ, nhân quyền" để kích động chống đối chế độ.

Bộ Chính trị, trong Chỉ thị 01, đã phân tích đúng đắn tình hình, đề ra phương hướng công tác tư tưởn.g và đôí sách của ta trước tình thế mới. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Ban Tuyên giáo các cấp giúp cấp uỷ quán triệt trong toàn Đảng, toàn dân những nhận định và chủ trương đúng đắn của Đảng. Công tác tuyên truyền được tiến hành kịp thời đã dần dần lấy lại được sự ổn định về tư tưởng, giữ vững sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng và trong xã hội. Cán bộ, đảng viên và nhân dân ta tuy có tâm trạng lo buồn, nhưng cũng thấy được bài học phản diện về hậu quả khôn lường khi Đảng Cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội, đất nước họ đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa. Tinh thần yêu nước và ý chí tự lực tự cường được khơi dậy. Những thành tựu mới trong các năm 1991 - 1993 bảo đảm cho cách mạng nước ta không những đứng vững mà còn khắc phục được một bước rất quan trọng khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá, ổn định chính trị được giữ vững và tăng cường, quan hệ đối ngoại được mở rộng (lập lại quan hệ bình thường Việt Nam - Trung Quốc, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN và nhiều nước khác trên thế giới...).

Đưa cách mạng vượt qua phong ba bão táp, đứng vững và đi lên là thành tựu to lớn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng và nghị lực phi thường của Đảng và nhân dân ta. Thành tựu đó cho thấy, trong mọi tình huống, dù là tình huống khó khăn nhất, lãnh đạo của Đảng nắm bắt kịp thời các chiều hướng tư tưởng, định hướng đúng tư tưởng và hành động cho toàn xã hội, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng và đường lối của Đảng, phát huy sức mạnh của cả dân tộc thì cách mạng sẽ vượt qua được sóng to gió lớn, vững bước đi lên.

Để tiếp tực chỉ đạo đổi mới các mặt hoạt động chủ yếu của công tác tư tưởng, tháng 1- 1992 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác báo chí, xuất bản từ ngày đổi mới. Hội nghị đã đánh giá đúng những đổi mới bước dầu và giúp cho cán bộ lănh đạo các cơ quan tuyên giáo, báo chí, xuất bản ở Trung ương và địa phương thống nhất nhận thức về mối quan hệ giữa biểu dương và phê bình, khắc phục tình trạng chưa đi sâu phát hiện và nêu gương những điển hình tốt và tình trạng nêu một chiều những hiện tượng tiêu cực; mối quan hệ giữa hạch toán kinh doanh và nhiệm vụ chính trị của báo chí, xuất bản, ngăn chặn khuynh hướng thương mại hoá; phấn đấu nắm vững và thực hiện đúng định hướng chính trị của Đảng và mực đích tôn chỉ của mỗi tờ báo; phát triển đi đôi tăng cường quản lý với phương hướng chính là nâng cao chất lượng. Đến thăm và nói chuyện với Hội nghị, Tổng Bí thư Đỗ Mười nhắc nhở nhiệm vụ của báo chí, xuất bản phải góp phần làm cho những nguyên lý cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; đưa đường lối, chính sách đổi mới của Đảng vào cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức truyền thống của dân tộc, cổ vũ lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, ý thức tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Từ kết quả của Hội nghị, tháng 3-1992 Ban Bí thư ra Chỉ thị 08 "Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản". Việc quán triệt và thực hiện Chỉ thị 08 có ý nghĩa quyết định đẩy tới bước phát triển mới của báo chí, xuất bản trong những năm sau.

Những tháng đầu năm 1992, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương cùng với Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban kiểm tra Trung ương khảo sát thực tiễn, xây dựng đề án trình Hội nghị Trung ương 3 (tháng 6-1992) ra nghị quyết về Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng.

Tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương 3, công tác tư tưởng đặc biệt coi trọng xác định, đi đôi với nắm vững trọng tâm là phát triển kinh tế, toàn Đảng phải nhận thức rõ xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, nắm vững và thực hiện tốt các chủ trương, biện pháp Nghị quyết Trung ương đã đề ra về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, trong đó yêu cầu và nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng là:

- Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đẩy mạnh công tác lý luận, tiếp tục cụ thể hóa và phát triển các quan điểm và đường lối của Đại hội VII, từng bước xác định rõ thêm con đường và giải pháp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Xây dựng cho cán bộ, đảng viên niềm tin và ý chí kiên định lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Khắc phục những biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin.

- Xây dựng đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh của cán bộ, đảng viên trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế. Đấu tranh khắc phục những biểu hiện tiêu cực về đạo đức và lối sống, nhất là tệ quan liêu, nạn tham nhũng.

- Củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Khắc phục những biểu hiện tự do vô kỷ luật, gây mất đoàn kết, xa rời quần chúng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

- Nâng cao cảnh giác cách mạng, chống "diễn biến hòa bình".

Đồng thời với tinh thần quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, đã tiến hành sinh hoạt tư tưởng trong các cấp ủy đảng và toàn thể đảng viên ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở, truyền đạt bài nói của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị cán bộ toàn quốc tháng 4-1992 về vấn đề "Giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết ngăn chặn tệ vô tổ chức, vô kỷ luật", kết hợp với kiểm điểm, đánh giá kết quả việc lập lại trật tự kỷ cương trên các lĩnh vực, tiến hành tự phê bình và phê bình, đề ra biện pháp cụ thể thúc đẩy việc lập lại trật tự kỷ cương trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước và toàn xã hội gắn với các công tác quan trọng trước mắt như lãnh đạo bầu cử Quốc hội, chống tham nhũng, hối lộ, chống buôn lậu, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, chấp hành luật pháp.

Để tăng cường sự nhất trí các quan điểm cơ bản của Đảng về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật và văn hoá, phát huy tài năng sáng tạo của văn nghệ sĩ, những tháng đầu năm 1991 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương phối hợp với các Đảng đoàn các hội văn nghệ tổ chức thảo luận dân chủ, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 và nêu những kiến nghị tiếp tục đổi mới. Trên cơ sở đó, Ban cùng với Đảng đoàn các hội xây dựng đề án trình Hội nghị Trung ương 4 (tháng 12- 1992) ra Nghị quyết về "nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ". Nghị quyết Trung ương lần này làm rõ thêm những vấn đề về tư tưởng, quan điểm chỉ đạo các hoạt động văn hóa văn nghệ trong công cuộc đổi mới. Bản Nghị quyết chỉ rõ: "Nền văn hoá mới mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng phải mang những đặc trưng cơ bản: dân tộc, đại chúng, hiện đại, nhân văn".

Trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới cần nắm vững sáu quan điểm:

1. Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ chính trị, là cốt lõi tư tưởng trong văn hoá, văn nghệ nước ta. Sự nghiệp văn hoá, văn nghệ là bộ phận khăng khít của sự nghiệp đổi mới đưa đất nước từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mọi biểu hiện hoặc mưu toan đối lập hoặc tách rời văn hoá, văn nghệ với sự lãnh đạo của Đảng, đi chệch mục đích vì độc lập của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội đều phải được phê phán và bác bỏ.

2. Kim chỉ nam cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thấm nhuần và thực hiện quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn hoá - văn nghệ là một mặt trận. Anh chị em văn nghệ là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

3. Bảo đảm dân chủ, tự do trong kỷ cương và luật pháp cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hoá. Sự sáng tạo chân chính gắn liền với trách nhiệm trước công chúng, trước dân tộc và thời đại. Đảng khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn hoá, vun đắp các tài năng, đồng thời đòi hỏi mỗi văn nghệ sĩ, trước hết là các đảng viên làm công tác văn hoá, nghệ thuật, có ý thức đầy đủ về trách nhiệm công dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng và của Nhà nước, dẩy mạnh quá trình đổi mới và dân chủ hóa mọi mặt trong đời sống xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, củng cố niềm tin, xây dựng lẽ sống cao đẹp.

4. Phát triển văn hoá dân tộc đi liền với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, làm giàu thêm nền văn hoá của dân tộc. Kiên quyết ngăn chặn sự xâm nhập của các loại văn hoá xấu, độc hại, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

5. Tính chiến đấu của các hoạt động văn hoá và văn học, nghệ thuật thể hiện trước hết trong việc khẳng định mạnh mẽ những nhân tố mới, những giá trị cao đẹp của xã hội ta, kiên quyết phê phán những gì đang cản trở quá trình đi lên của đất nước. Phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu là để hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp.

Tính chiến đấu của các hoạt động văn hoá, nghệ thuật còn phải được thể hiện trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các thế lực thù địch âm mưu "diễn biến hòa bình", vạch trần những thủ đoạn phá hoại, những luận điệu độc hại của các thế lực đó, khẳng định niềm tin vào sự tất thắng cuối cùng của chủ nghĩa xã hội...

6. Văn hoá, văn nghệ là một sự nghiệp đòi hỏi sự đóng góp của toàn xã hội, phải được xã hội hóa. Phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ của Nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng và dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Khắc phục tình trạng "hành chính hóa" các tổ chức văn hoá, nghệ thuật và xu hướng "thương mại hóa" đơn thuần trong lĩnh vực này[78].

Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Ban Tuyên giáo các cấp đã giúp cấp ủy tiến hành đợt sinh hoạt của các văn nghệ sĩ và cán bộ tư tưởng, văn hoá thảo luận quán triệt nghị quyết, củng cố sự nhất trí các quan điểm của Đảng, nhất là về các quan điểm cần nắm vững trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới của nước nhà, củng cố lập trường chính trị trước những thách thức mới, động viên phát huy thành tựu, khắc phục những nhận thức sai lệch, đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới.

Trong dịp này, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã có cuộc gặp trao đổi thân mật, cởi mở với các văn nghệ sĩ đang sống và làm việc ở thủ đô Hà Nội, làm rõ các quan điểm của Đảng về văn hoá văn nghệ, củng cố sự nhất trí với đường lối, quan điểm của Đảng, nâng cao niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn, vào sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh của dân tộc, đoàn kết tiến lên thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm tròn nhiệm vụ của các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.

Tiếp theo việc tuyên truyền phổ biến các Nghị quyết của Trung ương Đảng về củng cố quốc phòng, an ninh và tăng cường công tác đối ngoại, Ban Tuyên giáo các cấp đã giúp cấp uỷ chỉ đạo một đợt giáo dục trong đảng và trong nhân dân về âm mưu "diễn biến hòa bình" kết hợp với gây bạo loạn và lật đổ của các thế lực thù địch, nâng cao cảnh giác, đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội, xây dựng nội bộ vững mạnh về mọi mặt.

Sự vững vàng của Đảng và nhân dân ta vượt qua cơn chấn động chính trị lớn trên thế giới đã củng cố niềm tin, nâng cao ý chí phấn đấu thực hiện của nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 nhằm đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội. Tuy vậy, một số ít người, trong đó cá biệt có cán bộ, đảng viên viết tài liệu, phát hành trái phép, đưa ra những quan điểm sai trái, bác bỏ chủ nghĩa xã hội, cổ vũ cho "con đường thứ ba" (con đường xã hội dân chủ, thực chất là con đường tư bản chủ nghĩa...) và dân chủ pháp quyền tư sản, kích động chống đối sự lãnh đạo của Đảng. Những người này tuy chỉ là rất ít, nhưng hành động của họ truyền bá những quan điểm sai trái gây hậu quả xấu, nhất là đối với lớp trẻ. Trong sinh hoạt nội bộ, đông đảo cán bộ, đảng viên đã phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái đó; về tuyên truyền công khai, các báo, đài phát thanh đã đăng và phát loạt bài giáo dục chính diện về giữ vững lý tưởng và mục tiêu xã hội chủ nghĩa, về bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới... kết hợp phê phán các quan điểm sai trái và bác bỏ những luận điệu thù địch.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội VII và Điều lệ đảng Đại hội đã thông qua, ngày 25-8-1992 Ban Bí thư ra Quyết định số 37 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương. Về chức năng, nhiệm vụ:

Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương là cơ quan tham mưu, chỉ đạo và kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tư tưởng, văn hoá trong đảng và trong xã hội.

Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tư tưởng trong đảng và trong xã hội, những âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch để kịp thời kiến nghị, đề xuất với Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng Đảng về tư tưởng, đường lối, chính sách, nội dung và biện pháp lớn trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá đối với toàn xã hội; các đối sách, nội dung, biện pháp chống chiến tranh tư tưởng và tâm lý của địch.

2. Giúp Ban Bí thư chỉ đạo và kiểm tra các tổ chức đảng trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tư tưởng, văn hoá.

3. Kiểm tra về phương hướng chính trị tư tưởng trong hoạt động giảng dạy lý luận chính trị thuộc hệ thống trường đảng, hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống các trường ngành và đoàn thể; chăm lo giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị, thời sự, chính sách cho cán bộ, đảng viên ngoài các đối tượng thuộc hệ thống trường đảng và cho đông đảo nhân dân.

4. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn nội dung hoạt động của hệ thống báo cáo viên từ Trung ương đến cơ sở, trước hết là các đối tượng ở các cơ quan trung ương, một số trường đại học, cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, câu lạc bộ những người về hưu...

5. Chỉ đạo nội dung, định hướng chính trị cho các cơ quan truyền thông đại chúng, các cơ quan xuất bản báo chí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại ở trung ương và địa phương.

6. Nghiên cứu, tổng kết những vấn đề lý luận nghiệp vụ công tác tư tưởng, văn hoá; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tuyên giáo các cấp, các ngành, các đoàn thể.

7. Kiểm tra, đề xuất và kiến nghị về tổ chức, chính sách, đội ngũ cán bộ của ngành, của khối theo quy định của Trung ương; tham gia ý kiến với các cấp, các ngành liên quan trong việc sắp xếp, bố trí, đề bạt cán bộ cao cấp của các ban, ngành trong khối, các Trưởng ban tuyên giáo tỉnh, thành phố, Tổng biên tập báo, Giám đốc các nhà xuất bản lớn ở trung ương và địa phương.

8. Phối hợp với Đảng ủy khối, với đảng đoàn, Ban cán sự đảng của các cơ quan trong khối về công tác xây dựng Đảng. Quán triệt Quyết định của Ban Bí thư, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Ban tuyên giáo các cấp phấn đấu thực hiện tốt toàn diện cả ba chức năng (tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra) và các nhiệm vụ được quy định.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII họp tháng 1 - 1994 kiểm điểm hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổng kết một bước thực tiễn đổi mới từ Đại hội VI, quyết định những chủ trương, biện pháp phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội VII đã đề ra cho 5 năm 1991- 1995.

Làm quán triệt trong Đảng và trong nhân dân nghị quyết của Hội nghị, công tác tư tưởng đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản:

- Khẳng định thành tựu của công cuộc đổi mới, chỉ rõ những yếu kém và kết luận của hội nghị: Mặc dù còn nhiều yêú kém phải khắc phục, những thành tựu quan trọng đạt được đã và đang tạo ra nhỉmg tiền đề đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Vạch rõ bốn nguy cơ trước mắt: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau giữa những nguy cơ đó. Đồng thời nêu rõ cơ hội lớn với những thuận lợi cơ bản: Đảng ta có đường lối đúng đắn, đoàn kết, nhất trí; nhân dân ta cần cù, thông minh; nước ta có thế và lực mới; sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, xu thế mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới và trong khu vực dem lại cho chúng ta khả năng có thêm những nguồn lực quan trọng cùng với ngưồn lực chính huy động từ trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Những nhiệm vụ chủ yếu để hoàn thành thắng lợi mục tiêu Đại hội VII đã đề ra, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thêm cơ sở thuận lợi chuyển sang thời kỳ mới của cách mạng.

Sau Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương họp kỳ thứ bảy (7-1994) ra Nghị quyết về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới. Trong công tác tuyên truyền phổ biến Nghị quyết Trung ương 7, công tác tư tưởng đã chú trọng điểm mới của

Nghị quyết lần này là phát triển và hoàn thiện các quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa; làm rõ các tiền đề đã có và đang được tạo ra để "chuyển", không chủ quan, nóng vội; nêu rõ vị trí quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tránh lặp lại sai lầm trước đây không coi trọng đúng mức mặt trận nông nghiệp...

Hội nghị lần thứ tám (1-1995) đề ra các chủ trương, biện pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính. Căn cứ Nghị quyết Trung ương, công tác tư tưởng đã khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng về chuyên chính vô sản đã nêu trong Nghị quyết Đại hội VII, làm rõ các quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và nội dung cải cách nền hành chính quốc gia, uốn nắn những biểu hiện tư tưởng lệch lạc do ảnh hưởng của dân chủ, pháp quyền tư sản.

Như vậy, từ Hội nghị Trung ương 2 (khoá VII) đến Hội nghị Trung ương 8, đường lối đổi mới đề ra từ Đại hội VI và phát triển tại Đại hội VII đã được cụ thể hóa thành hệ thống các quan điểm đổi mới của Đảng, là nội dung cơ bản để triển khai sâu rộng hơn công tác tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân.

Năm 1994 là năm diễn ra Đại hội toàn quốc các Hội văn nghệ. Một yêu cầu quan trọng trong dịp này là tiếp tục làm quán triệt và đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết Trung ương 4 về văn hoá văn nghệ. Để giúp các tỉnh, thành ủy chỉ đạo tổ chức tốt Đại hội ở địa phương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã mở Hội nghị bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Bí thư đảng đoàn và Chủ tịch Hội văn nghệ các tỉnh, thành phố chuyên đề "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hoá, văn nghệ" và sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, với những chuyển biến mới sau hai năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Đại hội của các Hội đã tiến hành trong không khí dân chủ, đoàn kết, nhất trí với đường lối, quan điểm văn hoá văn nghệ của Đảng, đánh giá đúng tình hình văn nghệ và hoạt động của Hội, nâng cao ý thức trách nhiệm của văn nghệ sĩ đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo vì sự nghiệp đổi mới của đất nước. Những quyết định mới của Nhà nước như xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, tăng cường đầu tư cho văn hoá văn nghệ và một số chế dộ chính sách được bổ sung đã góp phần tạo điều kiện mới cho các hoạt động sáng tạo. Hoạt động văn hoá, văn nghệ đã góp phần tích cực vào giáo dục tư tưởng, cổ vũ các phong trào hành động cách mạng, tạo không khí vui tươi lành mạnh kỷ niệm trọng thể những ngày lễ lớn của nhân dân cả nước trong hai năm 1994 - 1995.

Để tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới công tác tư tưởng trước những thách thức mới đang đặt ra, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã phối hợp với các cơ quan trực tiếp có liên quan, tổ chức nghiên cứu, dự thảo trình Bộ Chính trị xét duyệt và ban hành một số Nghị quyết quan trọng: Nghị quyết 01 về công tác lý luận (3- 1992), Nghị quyết về tổ chức những ngày lễ lớn hai năm 1994 - 1995 và Nghị quyết 09 về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng (1-1995). Đây là những Nghị quyết nhằm tăng cường công tác giáo dục phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc và của Đảng, chỉ rõ phương hướng cơ bản xây dựng đảng về tư tưởng và nâng cao trình độ trí tuệ của Đảng đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong thời kỳ mới, nâng cao tính chiến đấu trong đấu tranh tư tưởng - lý luận; chỉ rõ những định hướng cơ bản nhất của công tác tư tưởng đối với toàn xã hội trước mắt và lâu dài. Nghị quyết 01 đã đánh giá những tiến bộ của công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn góp phần đổi mới tư duy, xây dựng và cụ thể hóa đường lối của Đảng; phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ và yếu kém trong công tác lý luận; xác định nhiệm vụ tiếp tục làm rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đề ra 9 phương hướng lớn để triển khai công tác nghiên cứu, trọng tâm trước mắt là góp phần tổng kết thực tiễn đổi mới, phục vụ việc chuẩn bị Đại hội tơàn quốc lần thứ VIII của Đảng Nghị quyết 09 đánh giá thực trạng tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng, đề ra 6 định hướng lớn cần quán triệt sâu sắc trong các hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng:

- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và cách mạng Việt Nam.

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn.

- Chế độ ta là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ.

- Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội.

- Phát triển văn hoá giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Sáu chủ đề lớn nói trên và những quan điểm đôi mới của Đảng trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội được biên soạn thành những chuyên đề tổ chức học tập trong toàn Đảng. Đây là đợt giáo dục rộng lớn, góp phần quan trọng nâng cao tư tưởng, đẩy mạnh hành động cách mạng của đảng viên và nhân dân, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.

Công tác giáo dục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của Đảng được tiến hành tốt thông qua những ngày lễ lớn hai năm 1994 - 1995 đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch 5 năm 1991 - 1995. Nhiều cuộc vận động phù hợp với truyền thống của dân tộc đã góp phần phát huy những nét đẹp của xã hội ta (tôn vinh Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đoàn kết tương trợ xoá đói giảm nghèo, hoạt động từ thiện, khuyến tài khuyến học...) và nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế (phong trào ủng hộ Cuba...). Các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ, về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng... do báo Đảng và báo các đoàn thể, ở Trung ương và địa phương tổ chức đã thu hút hàng triệu lượt người trong cả nước tham gia. Đây cũng là một hình thức tốt về giáo dục truyền thống cách mạng.

Trước yêu cầu mới về mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế tháng 5-1992 Ban Bí thư ra Chỉ thị số 11 về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại. Chỉ thị 11 nêu rõ yêu cầu tăng cường thông tin đối ngoại trong tình hình mới, hướng dẫn những nội dung chủ yếu của thông tin đối ngoại, các biện pháp thống nhất chỉ đạo, tập trung mọi khả năng và đa dạng hóa các phương thức hợp tác quốc tế để tăng cường lực lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại.

Trước đòi hỏi của nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới, nhu cầu về học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên ngày càng tăng. Chấp thuận đề nghị của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, tháng 6-1995 Ban Bí thư ra Quyết định số tổ chức Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở cấp huyện (và tương đương) với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức bồi dưỡng về lý luận chính trị, nội dung các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố); mở lớp bồi dưỡng đối tượng phát triển đảng, và các Đảng viên mới; tổ chức thông tin khoa học, thời sự, chính sách cho đội ngũ báo cáo viên ở cơ sở để qua đó thông tin cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện. Đây là một quyết định phù hợp với phương hướng chuyển mạnh xuống cơ sở, đáp ứng yêu cầu của cơ sở.

Những cố gắng lớn của toàn đảng, toàn dân ta trong 5 năm 1991 - 1995 đã đem lại những thành tựu đáng mừng.

Thành tựu nổi bật nhất là đã đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm: Trong 5 năm 1991 - 1995 nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5 - 6,5%), về sản xuất công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%. Những mặt yếu nổi lên là: Chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.

Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và những vấn đề bức xúc phải giải quyết. Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng. Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu. Điều rất đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, nhiều cấp ủy đảng mất đoàn kết, sức chiến đấu của một bộ phận tổ chức cơ sở Đảng suy yếu. Đây là một yếu kém kéo dài, các biện pháp chỉ đạo chưa đủ hiệu lực làm chuyển biến tình hình.

Góp phần vào thành tựu chung trong 5 năm 1991 - 1995 các mặt hoạt động chủ yếu của công tác tư tưởng, văn hoá đều có bươc đổi mới và phát triển.

Công tác nghiên cứu lý luận, khoa học xã hội được triển khai theo phương hướng nghị quyết 0l đã góp phần khắc phục một bước bệnh bảo thủ, giáo điều, ngăn chặn chủ nghĩa cơ hội, từng bước hình thành hệ thống các quan điểm đổi mới của Đảng, xây dựng quan niệm của Đảng về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho những quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước.

Từ năm 1990 - 1991 công tác giáo dục lý luận chính trị bắt đầu được khôi phục và phát triển, khởi động được phong trào học tập của cán bộ, đảng viên. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm 1991 - 1995 đã có 1.363.110 lượt cán bộ, đảng viên được dự các lớp giáo dục lý luận chính trị theo những chương trình khác nhau.

- Trước những biến động lớn và phức tạp, tác động nhiều mặt đến tình hình tư tưởng, các hoạt động tuyên truyền giáo dục kịp thời làm quán triệt những nhận định và chủ trương của Đảng, góp phần định hướng đúng đắn cho tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (và tương đương) được thành lập và nhiều nơi hoạt động tốt đã góp phần tăng cường hơn công tác giáo dục đảng viên, cán bộ ở cơ sở.

Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng (báo chí, đài phát thanh, truyền hình, sinh hoạt thời sự chính sách, bản tin hàng tháng cho cơ sở, các đội thông tin văn hoá lưu động...) đã tích cực mở rộng thông tin, đưa thông tin đến cơ sở được nhiều hơn. Các hình thức trao đổi, đối thoại, nghiên cứu dư luận xã hội, thông tin hai chiều bước đầu được thực hiện.

- Báo chí, xuất bản đã có bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, nội dung và hình thức, hiệu quả xã hội được nâng cao hơn. Hệ thống các nhà xuất bản được sắp xếp lại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ra đời trên cơ sở hợp nhất một số nhà xuất bản, trong đó có hai nhà xuất bản của Đảng là Nhà xuất bản Sự thật và Nhà xuất bản Tư tưởng Văn hoá. Luật báo chí, xuất bản được sửa đổi và bổ sung phù hợp với tình hình mới được Quốc hội thông qua và ban hành. Hơn 30 văn bản pháp quy ban hành trong 5 năm 1992 - 1996 đã từng bước đưa hoạt động báo chí, xuất bản vào hành lang pháp luật.

- Các ngành văn hoá, nghệ thuật đã có nhiều cố gắng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng phát triển của nhân dân. Nhiều hình thức văn hoá truyền thống được khôi phục. Các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật phong phú hơn về nội dung và đề tài, đa dạng hơn về hình thức, thể loại và phong cách thể hiện. Giao lưu văn hoá với nước ngoài được mở ra cùng với tăng cường thông tin đối ngoại đã góp phần tạo nên trong dư luận tiến bộ của nhiều nước trên thế giới sự hiểu biết đúng và ấn tượng tốt về Việt Nam.

Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị (2- 1995) đánh giá, bên cạnh những đổi mới và tiến bộ nói trên, công tác tư tưởng cũng còn không ít yếu kém và khuyết điểm: Việc quán triệt các Nghị quyết của Đảng chưa sâu sắc, chưa gắn với kiểm tra việc thực hiện, chưa kịp thời phổ biến những kinh nghiệm tốt, phê phán các quan điểm sai trái, uốn nắn những khuynh hướng lệch lạc. Đấu tranh chống các luận điệu thù địch còn thụ động và thiếu sắc bén... Việc lý giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn kém thuyết phục. Công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin chậm đổi mới về nội dung và phương thức. Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh còn thiếu hệ thống. Giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng bị xem nhẹ. Chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư tưởng, lý luận.

Những thành tựu đạt được trong 10 năm đổi mới (1986 - 1996) đã làm cho đất nước có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6- 1996) kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và tổng kết 10 năm đổi mới nhận định:

"Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991 - 1995 đã được hoàn thành về cơ bản"[79].

Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nhưng còn một số mặt chưa vững chắc song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn[80].

Từ chặng đường đổi mới 10 năm qua, Đại hội rút ra sáu bài học chủ yếu. Đại hội phân tích những thuận lợi và khó khăn trên bước đường đi lên và xác định bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1- 1994) nêu lên cho đến nay vẫn là những thách thức lớn. Đảng và nhân dân ta cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạỉ hoá.

Đại hội nhấn nlạnh trong lãnh đạo tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phai quán triệt sáu quan điểm:

"- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào ngưồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.

- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.

- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách bổ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển.

- Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh"[81].

Đây là một bước phát triển và hoàn thiện các quan điểm Đảng ta đã đề ra trước đây về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Về mục tiêu chung và bước đi trong 5 năm trước mắt, Nghị quyết Đại hội xác định:

"Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp"[82].

Nhiệm vụ của nhân dân ta trong 5 năm trước mắt là "đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững, đi đôi với giải quyết. những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau"[83].

Về công tác tư tưởng văn hoá, Nghị quyết Đại hội chỉ rõ những phương hướng và nhiệm vụ cơ bản: Căn cứ vào Cương lĩnh và các Nghị quyết của Đảng, thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên đường lối, chủ trương của Đảng, các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những kiến thức mới của thời đại, bảo đảm sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong toàn Đảng.

Công tác lý luận trước hết hướng vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm rõ căn cứ khoa học của các giải pháp, dự báo các xu hướng phát triển, góp phần bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, làm cho ngày càng sáng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng. Phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch. Khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu tự rèn luyện, tự phấn đấu nâng cao đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, khắc phục chủ nghĩa cá nhân…

Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội..., và hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại.

Phát triển đi đôi với quản lý tốt mạng lưới thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, điện ảnh và các hình thức nghệ thuật khác. Sớm hoạch định một chiến lược quốc gia về thông tin... Tăng cường công tác thông tin đối ngoại.

Công tác tuyên truyền phổ biến Nghị quyết Đại hội có những thuận lợi mới. Những đổi thay to lớn và sâu sắc sau 10 năm đổi mới mà mọi người đều cảm nhận rõ rệt trong cuộc sống, tạo ra không khí phấn khởi trong xã hội, nâng cao thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới đã được kiểm nghiệm trong thực tế của 10 năm đầy thử thách. Đợt tuyên truyền phổ biến Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ và đợt giáo dục Nghị quyết Bộ Chính trị về những định hướng lớn của công tác tư tưởng đã tạo cơ sở cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp thu thuận lợi những nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội VIII.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, ngay từ những năm đầu, đã xuất hiện những diễn biến không suôn sẻ. Năm 1996 mức tăng trưởng kinh tế đã chững lại, sang năm 1997 bắt đầu có dấu hiệu xấu về tài chính - tiền tệ ở một số nước trong khu vực. Tình hình xã hội và tình hình thế giới cũng có một số diễn biến phức tạp. Công tác tư tưởng vừa phải triển khai những nhiệm vụ cơ bản vừa phải xử lý kịp thời những vấn đề mới nảy sinh.

Triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng văn hoá Nghị quyết Đại hội đã đề ra, công tác tư tưởng đã góp phần làm quán triệt Nghị quyết Trung ương 2 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học, công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đến năm 2000. Xây dựng nhận thức trong toàn Đảng, phát triển giáo dục đào tạo và khoa học, công nghệ là yếu tố cơ bản, là khâu đột phá, để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công tác tư tưởng là công tác đối với con người. Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ chính là nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống Nhân, Trí, Dũng của dân tộc, mà ông cha ta đã xây dựng nên trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước. Nhân, Trí, Dũng là "phẩm chất toàn vẹn mà Bác Hồ thường xuyên chăm lo giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Chính Người là bậc Đại nhân, Dại trí, Đại dũng, biểu tượng tập trung của truyền thống đó.

Nhân là lòng nhân ái, nghĩa tình, yêu nước, thương dân, là tinh thần đại đoàn kết toàn dân, triệu người như một, là tình cảm thiết tha, mãnh liệt đối với Tổ quốc, đồng bào:

"Trung với nước, hiếu với dân".

Trí là sự sáng suốt, minh mẫn trong nhận thức, sự hiểu biết về tự nhiên và xã hội, trí thông minh, tài năng sáng tạo; kế thừa và phát huy trí tuệ của dân tộc, tiêu biểu là tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp thụ tinh hoa của loài người mà đỉnh cao là học thuyết Mác - Lênin để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện của đất nước.

Dũng là ý chí bất khuất, quật cường, tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc ta, là lòng dũng cảm đương đầu với mọi thách thức, vượt qua mọi trở ngại: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua…""[84].

Căn cứ Nghị quyết Trung ương 2, Bộ Chính trị quyết định thành lập Hội đồng lý luận Trung ương, làm tư vấn cho Trung ương đảng trong lãnh đạo chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận, nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ công tác lý luận Nghị quyết Đại hội VIII đã đề ra. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII và Nghị quyết Trung ương 2, tháng 3-1997 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tư tưởng - văn hoá 5 năm 199 l - 1995 và năm 1996, bàn định phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1997 và đến năm 2000.

Đến thăm và nói chuyện với Hội nghị, Tổng Bí thư Đỗ Mười nhiệt liệt biểu dương thành tích của toàn ngành tư tưởng văn hóa trong 10 năm đổi mới. Đồng chí yêu cầu Hội nghị lần này phân tích sâu sắc và có giải pháp khắc phục những khuyết điểm, yếu kém: Đó là chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chính sách, nhất là các chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, nên khi thực hiện có thể nảy sinh lệch lạc về phía này hay phía khác; chưa quan tâm đúng mức công tác giáo dục giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng của can bộ, đảng viên trong hoàn cảnh mới; chưa quan tâm đúng mức công tác đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác; chưa làm đúng mức và có hiệu quả công tác phòng, chống sự xâm nhập của các nọc đọc về chính trị, văn hóa; công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản còn nhiều thiếu sót; xu hướng "thương mại hóa" và những hiện tượng vi phạm pháp luật báo chí, xuất bản chậm được khắc phục; đấu tranh chống các của một số cấp ủy đảng đối với công tác tư tưởng văn hóa còn thiếu nhạy bén, có nơi có lúc còn chủ quan, lơ là, bỏ trống trận địa; công tác tư tưởng văn hóa ở nhiều nơi còn tách rời lắng nghe ý kiến nhân dân, để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của đồng bào cũng như việc giáo dục cán bộ, nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, mở rộng dân chủ đi đôi với việc duy trì trật tự, kỷ cương, bảo đảm thực sự quyền và nghĩa vụ công dân của mọi người trong xã hội.

Về các bài học rút ra từ thực tiên công tác tư tưởng văn hóa trong quá trình đổi mới, đồng chí Tổng Bí thư căn dặn: Mỗi bài học đã tổng kết cần được vận dụng và phát huy, đặc biệt là bài học luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội... Trên bước đường đi tới, công tác tư tưởng văn hóa phải nắm vững và thực hiện tốt bài học đó nhằm tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, nhất là khi thời cuộc có những diễn biến phức tạp.

Đồng chí Tổng Bí thư nhắc nhở, để tiếp tục đổi mới, công tác tư tưởng phải bám sát thực tiễn, phát hiện và biểu dương những người tốt, việc tốt, những nhân tố tích cực, uốn nắn những lệch lạc, phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến... Coi trọng tổng kết thực tiễn, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất những kiến nghị thiết thực, bổ sung đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời phải đặc biệt coi trọng nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng ta trong sạeh, vững mạnh... đấu tranh chống mọi biểu hiện thoái hóa về chính trị, tư tưởng và đạo đức...

Từ kết quả tổng kết, Hội nghị đã xác định phương hướng tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng văn hoá là: Trên cơ sở kiên định các vấn đề có tính nguyên tắc: mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng; bám sát các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tôn trọng các sáng kiến của phong trào quần chúng, phải tăng cường thông tin, mở rộng đối thoại, hướng về cơ sở. Từ đó cải tiến thông tin của Ban, chỉ đạo chặt chẽ báo chí, xuất bản, tăng cường nắm dư luận xã hội, mở rộng thông tin đối ngoại và tăng cường công tác tuyên truyền miệng.

Cũng tại Hội nghị này, đã tiến hành tổng kết công tác giáo dục lý luận chính trị 5 năm 1991 - 1996. Hội nghị ghi nhận đóng góp quan trọng nhất của công tác giáo dục lý luận chính trị 5 năm qua là đã tích cực thực hiện chương trình giáo dục các Nghị quyết của Đảng. Hệ thống chương trình đã bước đầu được đa dạng hóa, vừa coi trọng bồi dưỡng các chuyên đề lý luận cho cán bộ trung cao cấp vừa mở rộng công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức lý luận cho đảng viên ở cơ sở, giúp cho anh chị em tiếp thu đường lối, chủ trương của Đảng có căn cứ khoa học. Phong trào học tập ở nhiều tỉnh, thành phố và các cơ quan trung ương có chuyển biến tốt. Kết quả giáo dục đã góp phần xây dựng tư duy mới cho cán bộ, đảng viên, nâng cao nhận thức về đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước và về công tác xây dựng Đảng để vận dụng có hiệu quả trong công tác. Khuyết điểm chủ yếu là thiếu chương trình riêng cho các đối tượng khác nhau; giáo dục lý luận chưa gắn với giới thiệu những bài học kinh nghiệm từ tổng kết thực tiễn những điển hình tiên tiến trong công cuộc đổi mới; việc thực hiện quyết định của Ban Bí thư về thành lập Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (và tương đương) còn một số vướng mắc chậm được giải quyết. Hội nghị đã đề ra các biện pháp cải tiến nội dung và phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trước mắt, nghiên cứu đổi mới phương pháp giáo dục cấc Nghị quyết của Đảng; soạn chương trình giáo dục đối với đảng viên ở miền núi, thuộc các dân tộc ít người; trên cơ sở Quyết định số 100 của Ban Bí thư, hướng dẫn giải quyết những vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện hoàn thành việc lập các Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở tất cả các quận, huyện, thị xã và đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm.

Từ ngày đổi mới, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã chú trọng hơn trước công tác bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo. Đã mở một số lớp bồi dưỡng Trưởng ban Tuyên giáo huyện, quận, thị xã. Phát huy kết quả đề tài nghiên cứu khoa học về đổi mới công tác tư tưởng, Ban đã tổ chức bỉên soạn chương trình lnới và mở lớp bồi dưỡng tiếp tục nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho các Trưởng ban tuyên giáo và Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã. Vụ Quản lý công tác nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ công tác tư tưởng văn hoá được thành lập để tổ chức việc nghiên cứu lý luận nghiệp vụ, góp phần bồi dưỡng cán bộ trong ngành. Các phương tiện thông tin tuyên truyền ngày càng phát triển và từng bước hiện đại hóa, song tuyên truyền miệng vẫn giữ vị trí quan trọng không thể thiếu. Tháng 6- 1997 Thường vụ Bộ Chính trị đã nghe báo cáo của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương tổng kết 20 năm công tác tuyên truyền miệng, chủ yếu là hoạt động báo cáo viên. Thường vụ Bộ Chính trị đánh giá: "Từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) ra Chỉ thị 14-CT/TƯ ngày 3-8- 1977 đến nay, công tác tuyên truyền miệng đã có nhiều kết quả. Lực lượng tuyên truyền miệng có tổ chức của Đảng đã được phát triển cả về số lượng và chất lượng". (Năm 1997 Trung tâm thông tin của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương bồi dưỡng và hướng dẫn hoạt động cho gần 800 báo cáo viên của cơ quan Trung ương ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; mỗi tỉnh, thành phố có từ 40 - 50 báo cáo viên; mỗi quận, huyện, thị xã từ 20 - 30 báo cáo viên; nhiều xã, phường có tổ báo cáo viên, từ hai - ba đồng chí. Ở cấp tỉnh, thành phố, số chi bộ, đảng bộ có báo cáo viên chiếm tỷ lệ 92%; cấp quận, huyện, thị xã 86,3%; cấp xã, phường 75,25%) . Nhờ đó đã trực tiếp cung cấp thông tin có định hướng về những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, trực tiếp đưa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới đảng viên và quần chúng, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và tình cảm đối với Đảng, khơi dậy quyết tâm của mọi người đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo ra sự nhất trí về tư tưởng và hành động ngày càng cao trong Đảng và trong xã hội. Bên cạnh bước trưởng thành và kết quả đã đạt được, công tác tuyên truyền miệng cũng còn những hạn chế và khuyết điểm như lực lượng báo cáo viên đông nhưng chưa mạnh, không ít cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành chưa tích cực tham gia công tác tuyên truyền miệng. Chất lượng nội dung thấp. Từ nhiều năm nay việc xây dựng lực lượng tuyên truyền viên chưa được coi trọng. Nhiều đảng viên chưa chủ động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng trong quần chúng. Phương thức hoạt động chủ yếu vẫn nặng một chiều từ trên xuống, chưa chú trọng đến đối thoại.

Để tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền miệng, Thường vụ Bộ Chính trị yêu cầu: "Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí ủy viên Trung ương và cấp ủy viên các cấp phải căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà trực tiếp tuyên truyền cho quần chúng... Xây dựng, củng cố và đổi mới đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ trung ương đến cơ sở với số lượng hợp lý chất lượng ngày càng cao... Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và hoạt động báo cáo viên ở các tỉnh, thành phố,... của Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã và hoạt động tuyên truyền miệng trong toàn bộ hệ thống các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở... Thường xuyên và kịp thời cung cấp thông tin cho đảng viên và báo cáo viên để mọi đảng viên đều có thể tiến hành tuyên truyền miệng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng…, Ban hành sớm các chế độ, chính sách và bảo đảm các phương tiện hoạt động để tạo điều kiện thuận lợi và động viên đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình"[85].

Thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", các thế lực thù địch coi phá hoại về chính trị, tư tưởng là tạo "cửa đột phá". Chúng ra sức tuyên truyền chống chủ nghĩa Mác - Lênin, chế độ xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng ta, dùng nhiều thủ đoạn xuyên tạc hòng gây chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng với nhân dân, coi đây là mũi tiến công phá hoại Đảng từ gốc. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã xây dựng đề án trình hội nghị lần thứ ba của Trung ương Đảng thảo luận thông qua báo cáo phân tích hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và đề ra các biện pháp tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục nhằm "Bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, đấu tranh chống các luận điệu sai trái và chống đối của những người cơ hội về chính trị và bọn phản động. Thực hiện Nghị quyết Trung ương, công tác tư tưởng đã đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới của Đảng; mở rộng và đa dạng hóa thông tin trong Đảng và trong nhân dân. Trong sinh hoạt nội bộ Đảng và các đoàn thể, đông đảo đảng viên và quần chúng đã phân tích, phê phán các quan điểm sai trái, chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội". Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh toàn diện các hoạt động tư tưởng, tháng 10-1997 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động báo chí - xuất bản từ ngày đổi mới và kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị 08 của Ban Bí thư (tháng 3-1992) về tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí xuất bản. Hội nghị tổng kết ghi nhận, từ ngày đổi mới đến nay báo chí - xuất bản đã có những tiến bộ và phát triển về số lượng và về chất lượng, về nội dung và hình thức, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cách mạng. Đến nay cả nước có 485 đơn vị báo chí (150 đơn vị báo, 335 đơn vị tạp chí; trong đó ở Trung ương là 304, địa phương là 181). Truyền hình Việt Nam đã phát sóng trên 4 kênh chính (thời lượng 41 giờ/ngày) và 9 kênh truyền hình cáp, diện phủ sóng 78% dân cư. Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng liên tục 24/24 giờ/ngày gồm 6 hệ chương trình đối nội và đối ngoại, tổng thời lượng 130 giờ/ngày. Hệ thống đài, trạm các tỉnh, thành phố, quận, huyện và các vùng dân cư quan trọng được xây dựng và phát triển. 80% lượng thông tin của nhân dân tiếp nhận được là thông qua báo, đài. Thông tấn xã Việt Nam ngoài Tổng xã có 61 phân xã ở các tỉnh, thành phố và 22 phân xã ở nước ngoài.

Cả nước có 43 Nhà xuất bản (32 Nhà xuất bản ở Trung ương và 11 Nhà xuất bản ở địa phương), năm 1999 xuất bản 9.962 đầu sách, in ra l83 triệu bản, nhiều bộ sách kinh điển C.Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, Hồ Chí Minh Toàn tập... sách văn kiện Đảng và Nhà nước, các tập sách quý trong kho tàng văn hóa nước nhà và sách dịch của nước ngoài được in và phát hành với số lượng lớn. Năm 1996 là năm đầu tiên chúng ta đạt bình quân hai bản sách/người/năm. Hoạt động xuất nhập khẩu sách báo được mở rộng. Về thông tin đối ngoại, đã có 18 tờ báo, tạp chí xuất bản bằng tiếng nước ngoài, các kênh đối ngoại của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và sáu báo, tạp chí điện tử. Diện phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam đã vươn tới các châu lục trên thế giới. Đài Truyền hình Việt Nam tích cực chuẩn bị phủ sóng tới Bắc Mỹ. Hệ thống Internet bước đầu được khơi thông ở nước ta đã mở ra sự trao đổi thông tin, báo chí điện tử với thế giới.

Từ khi có Chỉ thị 08 (3- 1992) của Ban Bí thư, hoạt động báo chí xuất bản đã có chuyển biến tích cực và tiến bộ nhiều mặt; và được khẳng định: Báo chí nói chung hoạt động đúng định hướng, thông tin kịp thời, phong phú và đa dạng, thực hiện tốt hơn vai trò tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và diễn đàn tin cậy của nhân dân, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hoàn thành những nhiệm vụ chính trị quan trọng về đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần ổn định chính trị, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội, mở rộng quan hệ hữu nghị với bạn bè thế giới. Đã góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, cổ vũ những điển hình tết, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh lý luận, chống âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.

Hoạt động xuất bản đã có những tiến bộ mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống tinh thần của xã hội.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí - xuất bản phát triển nhanh về số lượng, nâng cao hơn về chất lượng. Quan hệ quốc tế và giao lưu về báo chí xuất bản được mở rộng. Đa số những người làm báo, hoạt động xuất bản có phẩm chất đạo đức tốt, trưởng thành về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý hoạt động báo chí xuất bản của các tổ chức đảng, đoàn thể, các cơ quan Nhà nước có tiến bộ; tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm tốt.

Tuy vậy, nhìn chung chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học, nhất là chất lượng chính trị của một số ấn phẩm báo chí - xuất bản còn thấp. Một bộ phận báo chí, xuất bản bị khuynh hướng thương mại và cơ chế thị trường chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường... Một số sách báo, tạp chí, nhất là các số phụ, số chuyên đề, xa rời tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ coi nhẹ việc biểu dương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có trường hợp phủ nhận truyền thống và thành tựu cách mạng, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, làm lộ bí mật quốc gia, coi nhẹ công tác đấu tranh tư tưởng, đấu tranh lý luận... Có những vụ thông tin thiếu chính xác, thiếu khách quan... vi phạm đạo đức nghề nghiệp... Có tình trạng để cho tư nhân chi phối một số hoạt động báo chí xuất bản; một số người làm báo, xuất bản bị ảnh hưởng không đúng về "tự do" báo chí, xuất bản, về vị trí, chức năng của người viết báo, ra sách, có những biểu hiện tiêu cực.

Nhiều cấp ủy, chính quyền và cơ quan chủ quản chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý và chỉ đạo báo chí của cấp mình. Chỉ đạo, quản lý báo chí - xuất bản còn lỏng lẻo, phối hợp chưa chặt chẽ. Kiểm tra và xử lý những hành động tiêu cực, nhưng vi phạm pháp luật về hoạt động báo chí xuất bản còn chậm. Tinh thần tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm chưa thật nghiêm túc"[86].

Đến thăm và nói chuyện với Hội nghị, Tổng Bí thư Đỗ Mười nhiệt liệt biểu dương đóng góp to lớn và bước phát triển đáng mừng của báo chí, xuất bản và đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí, xuất bản trong công cuộc đổi mới hơn 10 năm qua. Nói về vai trò và trách nhiệm của báo chí, xuất bản và các cán bộ làm công tác báo chí xuất bản, Tổng Bí thư nêu rõ:

Trong giai đoạn mới hiện nay, báo chí phải là một lá cờ cách mạng, tập hợp, đoàn kết, cổ vũ toàn dân hăng hái tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Báo chí, xuất bản cũng là một nghề. Nghề gì cũng cần lấy đạo đức làm gốc. Cái đức của người làm báo, làm công tác xuất bản ngày nay là phải "cùng vui với niềm vui của toàn dân trước mỗi thành công và tiến bộ, trước mỗi người tốt, việc tốt xuất hiện trong cuộc sống; lo lắng, chia sẻ những khó khăn, gian khổ với nhân dân, đất nước, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác, chống xu hướng thương mại hóa trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Trên cơ sở những kết luận của Hội nghị tổng kết, ngày 17-10-1997 Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 22 Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản. Các cấp ủy đảng, các ngành, các cơ quan báo chí xuất bản trước hết phải nắm vững các quan điểm và định hướng lớn Đảng đã đề ra là: Báo chí - xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân, luôn luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Chủ đề trung tâm của hoạt động báo chí - xuất bản là độc lập dân tộc và chủ nghla xã hội. Phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu, tính đa dạng của báo chí - xuất bản. Tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí - xuất bản đi đôi với quản lý tốt. Không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, nghề nghiệp và từng bước hiện đại hóa. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí - xuất bản.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể báo chí - xuất bản đến năm 2000 và những năm tiếp theo. Chấn chỉnh việc cấp giấy phép, bảo đảm đúng định hướng phát triển, đúng pháp luật. Chấm dứt tình trạng ấn hành sách báo, đa có nội dung xấu. Nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý các đài phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức lại công tác phát hành sách báo, tăng cường quản lý công tác xuất - nhập khẩu sách báo và các ấn phẩm văn hóa.

- Quy hoạch và sắp xếp lại các trường lớp, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí - xuất bản. Không mở các khoa, lớp báo chí - xuất bản ở các trường đại học dân lập, tư thục.

Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam xây dựng Quy ước về đạo đức nghề nghiệp và hội thảo về Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân để nâng cao đạo đức và trách nhiệm của người làm báo.

Nghiên cứu đề nghị Nhà nước bổ sung và ban hành các chế độ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí - xuất bản.

Ban hành cơ chế trách nhiệm của các cơ quan chủ quản báo chí, nhà xuất bản. Lập Ban cán sự Đảng, ban biên tập ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản quan trọng. Tăng cường cán bộ có chất lượng cao ở các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí, xuất bản. Việc bổ nhiệm, đề bạt, thay đổi tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo, tạp chí, giám đốc, phó giám đốc nhà xuất bản phải bảo đảm thực hiện đúng quy trình đã định.

Nghiên cứu, kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ sửa đổi và bổ sung một số điểm cần thiết trong Luật Báo chí, Luật Xuất bản.

Việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1997 được triển khai tích cực ngay từ đầu năm đạt được một số kết quả, nhưng cơn băo số 5 gây thiệt hại khá nặng ở nhiều địa phương ven biển Nam bộ và Nam Trung bộ. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở nhiều nước Đông Nam Á và trên thế giới ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh tế của ta. Tình hình xã hội cũng xuất hiện những diễn biến phức tạp, nhiều vụ khiếu kiện đông người diễn ra ở một số địa phương, tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, mất dân chủ, tệ tham nhũng và những vi phạm nghiêm trọng kỷ cương, pháp luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên tích tụ từ lâu, nhân dân đã tố cáo nhưng không được giải quyết, đã dẫn đến đấu tranh tự phát của quần chúng. Những khó khăn, yếu kém đã có chưa được khắc phục cùng với những khó khăn, phức tạp mới tác động đến tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh tế, làm giảm nhịp độ tăng trưởng, đồng thời cũng cho thấy những nguy cơ mất ổn định kinh tế, xã hội còn tiềm ẩn không thể xem thường.

Được sự chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước, có biện pháp xử lý đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh, với cố gắng lớn của toàn dân, hai năm 1996 - 1997 nền kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng khá, nhưng cũng đã có dấu hiệu chững lại. Qua chỉ đạo khắc phục những khuyết điểm, từng bước ổn định tình hình ở một số vùng nông thôn, lãnh đạo rút ra được những bài học về vấn đề dân chủ ở cơ sở nông thôn, về công tác giáo dục, quản lý đảng viên và công tác tuyên truyền vận động quần chúng.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 12- 1997) bàn nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đánh giá tình hình hai năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII và quyết định: "Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000"[87]. Hội nghị đã xem xét nhân sự cấp cao của Đảng, chấp nhận đề nghị của đồng chí Đỗ Mười chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư; bầu đồng chí Lê Khả Phiêu - Thường trực Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư. Những khó khăn mới trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước và những diễn biến mới trong xã hội năm 1997 làm cho một bộ phận đảng viên và nhân dân lo lắng cho khả năng tiếp tục phát triển. Đánh giá tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn luôn là một vấn đề lớn trong công tác lãnh đạo tư tưởng của Đảng. Công tác tư tưởng một mặt phải khẳng định và phát huy những tâm lý, tư tưởng tích cực, mặt khác phải khắc phục tư tưởng chủ quan, tự mãn, hoặc bi quan chán nản, chỉ ra những biểu hiện tiêu cực có thể gây mất ổn định còn tiềm ẩn và diễn biến mỗi năm một khác để chủ động xử lý.

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Trung ương 4, công tác tư tưởng đã làm cho mọi người nhận rõ: những khó khăn mới và những khuyết điểm yếu kém vốn có của ta đã làm giảm nhẹ đà tăng trưởng kinh tế, nhưng do cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nên hai năm qua nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển. Thiên tai còn có thể diễn ra. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở một số nước còn gây tác động xấu. Song kết quả phấn đấu hai năm qua đã giúp chúng ta có thêm thế và lực, khả năng và cơ hội để tiếp tục phát triển trong những năm tới. Từ thực tiễn của hai năm qua, cả thành tích và khuyết điểm, thiếu sót, đã cho chúng ta thấy rõ thêm vị trí quan trọng của phát huy nội lực và nhiệm vụ cần kiệm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác tư tưởng đã chú trọng làm rõ tư tưởng chủ đạo của Nghị quyết Trung ương 4: "... giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, động viên cao độ nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài"[88], nâng cao ý thức cần kiệm để công nghiệp hóa. Không phát huy đầy đủ nội lực thì không thể đứng vững và đi lên một cách vững chắc, lâu bền và cũng không thể hội nhập quốc tế một cách bình đẳng. Nội lực càng mạnh thì có thể khai thác được nhiều hơn khả năng bên ngoài và cũng chỉ có trên cơ sở đó chúng ta mới giữ vững được độc lập tự chủ. Ý thức cần kiệm phải được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, mỗi dịa phương, đơn vị, khắc phục tệ tham nhũng, xu hướng chạy theo xã hội tiêu dùng, lối sống xa hoa, lãng phí.

- Về các nhiệm vụ và biện pháp, đã làm rõ thêm nhận thức về vai trò quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dân chủ hóa nông thôn. Cần tổng kết những nhân tố mới, những mô hình tốt đang ngày càng xuất hiện nhiều để có chủ trương cụ thể đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, khắc phục những khuyết điểm buông lỏng việc xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, thả nổi thị trưởng nhất là thị trường nông thôn, coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước, tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, mất dân chủ.

- Kết quả chỉ đạo giải quyết các vấn đề phức tạp và kéo dài nảy sinh trong mối quan hệ giữa nhân dân và cán bộ, đảng viên ở một số đảng bộ cho ta bài học về dân chủ; phải rất coi tróng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" phải được thể chế hóa thành pháp luật để đưa vào cuộc sống, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm kê, kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng.

Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Bởi vì, cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất, cho nên khâu quan trọng và cấp bách nhất trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Công tác tư tưởng phải góp phần tăng cường và mở rộng thông tin đến đảng viên và quần chúng ở cơ sở, phổ biến rộng rãi quy chế Nhà nước ban hành, làm cho quần chúng nắm vững cơ sở pháp lý để đấu tranh khắc phục tình trạng dùng mệnh lệnh hành chính thay cho công tác tuyên truyền vận động, bàn bạc dân chủ với nhân dân.

Tháng 3- 1998, Hội nghị tư tưởng văn hoá toàn quốc đã kiểm điểm công tác năm 1997 và bàn định các biện pháp tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII va các Nghị quyết Trung ương. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đến thăm Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượ'ng toàn diện công tác tư tưởng văn hoá. Đồng chí chỉ rõ, để đạt yêu cầu đó, trước hết phải thật sự coi trọng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn…, giải đáp cho được những vấn đề cấp bách của công cuộc đổi mới, luận chứng một cách sáng tỏ quan niệm cách mạng, khoa học về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam để trình Đại hội IX quyết định. Phải nâng cao hiệu quả công tác quán triệt các Nghị quyết của Đảng, gắn học tập quán triệt Nghị quyết với quá trình thể chế hóa, pháp luật hóa, nghị định hóa, chính sách hóa, chương trình hóa các quyết định của Đảng… Công tác tư tưởng phải hướng mạnh xuống cơ sở, bám sát thực tiễn, tăng cường đối thoại. Cán bộ tư tưởng phải đi đầu thực hiện phương châm đối thoại với dân, rèn luyện toàn diện để có tấm lòng, có trách nhiệm, có tri thức, có nghệ thuật đối thoại với dân. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Để góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, công tác tư tưởng phải tìm ra cho được những nội dung cụ thể, những khẩu hiệu hành động thôi thúc lòng người và những phong trào cuốn hút mạnh mẽ từng địa phương, từng ngành, từng đơn vị… Bồi dưỡng và nhân rộng những cá nhân và tập thể điển hình tốt làm cho phong trào thi đua phát triển sâu rộng, đẩy tới những đỉnh cao, làm xuất hiện nhiều con người và tập thể anh hùng trong sự nghiệp đổi mới, tiến tới Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2000.

Ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư được quán triệt trong quá trình thảo luận của Hội nghị và tiếp đó trong cuộc hội thảo về Thực trạng tư tưởng và công tác tư tưởng nhằm đánh giá đúng tình hình, xác định các biện pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng văn hóa, thực hiện tốt nhiệm vụ năm 1998 và góp phần xây dựng đề án Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) về công tác xây dựng Đảng.

Trong đời sống văn hóa năm 1998 đã diễn ra một sự kiện quan trọng: Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7-1998) bàn định và ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã có Nghị quyết số 05 của Bộ Chính trị (khóa VI) và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) về văn hóa theo nghĩa hẹp, chủ yếu là những vấn đề về văn nghệ và quản lý văn hóa - văn nghệ. Nghị quyết Trung ương lần này đề cập trên bình diện rộng với những định hướng cơ bản, có ý nghĩa chiến lược, đồng thời xác định những trọng điểm cần giải quyết trong những năm trước mắt trên lĩnh vực văn hóa.

Về phương hướng, nhiệm vụ và những quan điểm cơ bản trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, Hội nghị xác định:

Nhiệm vụ bao quát của sự nghiệp văn hóa nước ta là “Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dại đoàn kết dân tộc, ý thức độc ~ập tự chu, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiền bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”[89]

Nắm vững những quan điểm cơ bản: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”[90]; “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[91]; “Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”[92] ; “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”[93]; “Văn hóa là một mặt trận. Xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, cần có ý chí cách mạng, sự kiên trì, thận trọng”[94].

Hội nghị đã đề ra 9 nhiệm vụ cụ thể và xác định: Từ nay đến năm 2000 và một số năm sau đó, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình.

Hội nghị Trung ương quyết định mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước và thi đuạ yêu nước với khẩu hiệu thi đua chung trong giai đoạn mới là “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; tiến hành sinh hoạt chính trị, tự phê bình và phê bình về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong Đảng và bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Hội nghị Trung ương 5 cũng đã xem xét báo cáo của Bộ Chính trị về công tác đấu tranh tư tưởng - lý luận và ban hành kết luận về “Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ Cuởng lĩnh, Điều lệ và đường lối của Đảng”.

Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy tổ chức đợt nghiên cứu sâu rộng các nghị quyết và kết luận của Hội nghị Trung ương 5 trong toàn Đảng và toàn ngành tư tưởng - văn hoá gắn với tự phê bình và phê bình về tư tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng và triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết, phấn đấu khắc phục một bước tình trạng 'học" xong nghị quyết đã coi như "triển khai" xòng.

Các Hội Văn học nghệ thuật, các văn nghệ sĩ vui mừng đón nhận Nghị quyết Trung ương 5, coi đây là những định hướng cơ bản để quán triệt trong nội dung Đại hội sắp tới của mỗi Hội, củng cố và phát triển Hội với tính chất, vai trò và nhiệm vụ của các Hội chính trị xã hội và nghề nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng như Nghị quyết Trung ương đã xác định.

Đồng thời với việc tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân những nội dung cơ bản của nghị quyết, các hoạt động tư tưởng đã thường xuyên cổ vũ phong trào thi đua yêu nước tiến tới Đại hội anh hùng chiến ~ĩ thi đua toàn quốc năm 2000; giới thiệu nhiều điển hình tốt để mở rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá. Đến nay, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã được hình thành từ Trung ương đến cơ sở. Cả nước đã có 5,2 triệu hộ được công nhận là “gia đình văn hoá”, 28.578 thôn, ấp được công nhận là “làng văn hoá”. Trong các chương trình tuyên truyền giáo dục và nhân những ngày lễ lớn (trong hai năm 1999 - 2000) chủ đề giáo dục về Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được tăng cường nhằm phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân ta, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Chuyển mạnh xuống cơ sở” là một trong những phương châm đổi mới công tác tư tưởng, văn hoá. Chuyển mạnh xuống cơ sở không có nghĩa là chỉ xem trọng các đảng bộ cơ sở ở nông thôn, xí nghiệp… mà xem nhẹ công tác tư tưởng văn hoá ở các đảng bộ cơ sở trong các cơ quan của Trung ương, tỉnh, huyện. Các cơ quan Trung ương là cấp giúp Đảng và Nhà nước xây dựng đường lối, chủ trương, hoạch định chính sách vĩ mô và chỉ đạo hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể. Phạm vi tác động của nó liên quan đến cả nước, không chỉ bó hẹp trong nội bộ các cơ quan Trung ương. Vì vậy làm tốt công tác tư tưởng văn hoá, tác động tích cực đến cán bộ, đảng viên các đảng bộ cơ sở ở các cơ quan Trung ương có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước. Đội ngũ cán bộ các cơ quan Trung ương có đặc điểm: số đảng viên chiếm tỷ lệ cao, đại bộ phận có trình độ chính trị, văn hoá đại học và trên đại học, có điều kiện thường xuyên tiếp nhận nhiều nguồn thông tin, lực lượng và phương tiện làm công tác tư tưởng văn hoá cũng thuận lợi hơn các nơi khác. Tuy vậy, bên cạnh những cơ quan đảng ủy và thủ trưởng thường xuyên lãnh đạo tiến hành tốt công tác tư tưởng văn hoá, ở một số cơ quan đồng chí thủ trưởng chưa đích thân lãnh đạo công tác tư tưởng văn hoá, đảng ủy thì gần như khoán trắng cho cán bộ tuyên huấn. Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức. Các nghị quyết của Đảng thường chỉ được phổ biến, truyền đạt, ít được tổ chức nghiên cứu, thảo luận sâu sắc, v.v..

Được sự đồng ý của Bộ Chính trị, tháng 6- 1998, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã mở hội nghị chuyên đề với các đảng ủy khối, ngành và đoàn thể ở Trung ương, thống nhất nhận định tình hình và các biện pháp tăng cường lãnh đạo đổi mới công tác tư tưởng văn hóa ở các cơ quan Trung ương, nâng cao chất lượng quán triệt các nghị quyết của Đảng và thông tin thời sự chính sách, thực hiện tốt quy chế học tập lý luận chính trị, phấn đấu xây dựng cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hoá.

Trong kháng chiến trước đây, các hoạt động thông tin đối ngoại đã góp phần nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, vạch mặt và cô lập kẻ thù, xây dựng hậu phương quốc tế ủng hộ Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Từ ngày cả nước độc lập, thống nhất, xây dựng Tổ quốc trong hòa bình, nhất là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, công tác thông tin đối ngoại ngày càng được mở rộng đã góp phần làm cho thế giới hiểu đúng hơn về Việt Nam, về chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, các quan hệ về nhiều mặt giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phát triển. Trên cơ sở những thành quả bước đầu đó, tháng 6- 1992 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ra Chỉ thị số 11 - CT/TƯ Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại.

Là cơ quan chủ trì phối hợp các hoạt động thông tin đối ngoại, tháng 6- 1998 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cùng với các cơ quan có liên quan tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 11, kiến nghị với Bộ Chính trị các biện pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại.

Sau khi nghe báo cáo tổng kết và các kiến nghị, Thường vụ Bộ Chính trị đánh giá: Công tác thông tin đối ngoại đã tiến hành có định hướng, tập trung được vào những nhiệm vụ trọng tâm. Chất lượng và số lượng sản phẩm thông tin đối ngoại ngày càng được tăng cường và đổi mới. Đã dành ngân sách thích đáng đầu tư vào các sản phẩm thông tin đối ngoại, đổi mới hệ thống thông tin viễn thông và kết nối Internet, tạo điều kiện cập nhật thông tin về Việt Nam đến các vùng quan trọng trên thế giới.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, thông tin đối ngoại “chất lượng, hiệu quả, tính thuyết phục, sức hấp dẫn, tính chiến đấu chưa cao”. Thường vụ Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 11. Tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng hệ thống thông tấn, báo chí, xuất bản quốc gia như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, một số báo và nhà xuất bản lớn làm nòng cốt cho thông tin đối ngoại. Có chủ trương, chính sách và biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài tham gia làm thông tin đối ngoại về Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ việc tổ chức lực lượng trong nước với việc triển khai thông tin ở nước ngoài, v.v. . Thường vụ Bộ Chính trị cũng định rõ hơn trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan để bảo đảm làm tốt việc định hướng chỉ đạo về nội dung và tổ chức phối hợp các lực lượng tổ chức thực hiện thông tin đối ngoại.

Năm 1998, tình hình thế giới có một số diễn biến mới, phức tạp. Mỹ và NATO lợi dụng những mâu thuẫn sắc tộc, với luận điệu “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, can thiệp vũ trang vào Nam Tư, tạo nên một tình thế đe doạ chủ quyền của các dân tộc. Công tác tư tưởng đã căn cứ nhận định và chủ trương của Đảng, làm rõ bản chất và âm mưu của chủ nghĩa đế quốc, lập trường và thái độ của ta, nâng cao ý chí phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ dẫn đến suy thoái kinh tế ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới tiếp diễn gay gắt. Tình hình đó cùng với những yếu kém của ta chậm được khắc phục và hậu quả của thiên tai đã tác động tiêu cực đến việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1998. Các chỉ tiêu của nền kinh tế không tăng thuận chiều như những năm trước, chiều hướng chững lại và giảm sút nhịp độ tăng trưởng xuất hiện từ cuối năm 1996 qua năm 1997 đến cuối năm 1998 không những chưa chặn lại được mà còn giảm sút hơn. Có ý kiến đánh giá tình hình đó gây cho ta những khó khăn lớn giống như năm 1990 - 1991 khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Một số ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế và cả chính trị ở một số nước trong khu vực và trên thế giới sẽ còn tiếp diễn gay gắt, diễn biến của thiên tai cũng không thể lường hết được, vì vậy trước mắt nên tập trung củng cố nền kinh tế, khi có điều kiện sẽ tiếp tục phát triển.

Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (lần l), tháng 10- 1998 đã kịp thời phân tích kỹ tình hình, những thuận lợi và khó khăn, quyết định phương hướng và mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội năm 1999 và đến năm 2000 là: “Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nhất là công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; thực hiện có hiệu quả chương trình hành động theo Nghị quyết Trung ương 4; phát huy cao nhất nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân vượt qua khó khăn, thách thức, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội, tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm có lợi thế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo”[95]. Trong chỉ đạo, điều hành, Đảng và Nhà nước đã có một số biện pháp kịp thời, đúng đắn nhằm tránh cho ta không bị cuốn sâu vào cơn bão khủng hoảng của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Công tác tư tưởng đã làm rõ tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương và các biện pháp xử lý đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phân tích rõ trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức của năm 1998 chúng ta đã phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 6%, ổn định được kinh tế, xã hội là thành tựu đáng mừng. Tuy vậy, nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm 1/3 so với năm 1997, những yếu kém trong kinh tế chưa khắc phục được bao nhiêu, đời sống nhân dân ở một số vùng còn rất khó khăn, lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều vấn đề gay gắt. Song cần nhận rõ đây là những khó khăn trên bước đường phát triển mà chúng ta có thể dần dần khắc phục được. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh mặt tích cực phải tính đến những tác động tiêu cực, những diễn biến phức tạp khó lường. Nhân dân ta phải chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thức lớn hơn trong năm 1999 nhưng cũng không loại trừ khả năng xuất hiện những yếu tố mới làm dịu khủng hoảng và suy thoái kinh tế ở khu vực và thế giới. Thời điểm hiện nay không giống như năm 1990 - 1991, thế và lực của ta hiện nay cũng khác nhiều so với thời kỳ đó. Dân tộc ta đã từng trải qua những thời kỳ thử thách gay gắt, hiểm nghèo, nhưng mỗi lần thứ thách lại bừng lên sức sống mới quyết tâm mới, giành thắng lợi mới. Phát huy truyền thống đó, dù trong hoàn cảnh nào nhân dân ta cũng cần nắm vững và phát huy những thuận lợi lớn do công cuộc đổi mới 12 năm qua đem lại để chủ động vượt lên, chặn đà suy giảm nhịp độ tăng trưởng, nỗ lực phấn đấu cao nhất cho những mục tiêu kinh tế - xã hội năm 1999 và đến năm 2000 theo phương hướng Nghị quyết Trung ương 4.

Đồng thời với việc quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (lần l), các hoạt động tư tưởng đã tuyên truyền phổ biến trong toàn Đảng, toàn dân Nghị quyết Bộ Chính trị về nông nghiệp và nông thôn, các chủ trương, chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dân chủ hóa nông thôn, mà kết quả của nó là cơ sở quan trọng để ổn định và phát triển kinh tế, xã hội cả trước mắt và lâu dài, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở tuyên truyền phổ biến rộng rãi Nghị quyết Trung ương 6 (lần l) và Nghị quyết Bộ Chính trị, các hoạt động tư tưởng đã phối hợp với các ngành, các đoàn thể ở Trung ương và địa phương phát động phong trào quần chúng thi đua yêu nước với chủ đề Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy tinh thần đoàn kết yêu nước, ý chí cách mạng tiến công, động viên mọi nguồn lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 1999.

Tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) tháng 1- 1999 bàn về công tác xây dựng Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, phát huy những thành tựu, khắc phục những khó khăn, yếu kém để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấn của Đảng, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Công tác xây dựng Đảng, với vị trí là nhiệm vụ then chốt, đã được đề cập nhiều trong các Nghị quyết của Đảng trước đây và gần đây trong Nghị quyết Đại hội VIII. Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) tập trung bàn và quyết định những nhiệm vụ cơ bản, cấp bách trên một số vấn đề trọng yêu của công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Hội nghị khẳng định thành tựu to lớn, rất đáng tự hào của cách mạng nước ta 70 năm qua và trong công cuộc đổi mới ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trước yều cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới.

Xuất phát từ tình hình đó, Hội nghị Trung ương lần này đặt trọng tâm vào những vấn đề cơ bản và cấp bách hiện nay của công tác xây dựng Đảng về nhận thứe, tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và một số vấn đề về tổ chức

Về chính trị, tư tưởng, những nhiệm vụ chủ yếu là:

1. Tăng cường sự thống nhất trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành động, kiên trì đấu tranh đẩy lùi bốn nguy cơ, đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết, thực hiện đúng Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước, kiên định những vấn đề về qnan điểm có tính nguyên tắc sau đây:

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta.

- Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.

- Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; không chấp nhận "đa nguyên, đa đảng".

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.

- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân…

2. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận (trong nước và thế giới), tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra, làm rõ hơn mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chuẩn bị cho Đại hội IX của Đảng…

3. Đổi mới công tác giáo dục trong Đảng và trong xã hội về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Trung ương Đảng ban hành quy định cụ thể về chế độ học tập lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên và về những việc đảng viên không được làm.

Cán bộ, đảng viên phải nghiên cứu, thực hiện pháp lệnh của Nhà nước về cán bộ, công chức, về chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về luật khiếu nại, tố cáo, về quy chế dân chủ ở cơ sở và các quy định khác của Đảng và Nhà nước.

Hội nghị Trung ương quyết định, tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình nhân kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2-9-1969 - 2-9-1999) và kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng (3-2-1930 - 3-2-2000). Cuộc vận động tiến hành từ ngày 19-5-1999 đến ngày 19-5-2001, sau đó trở thành nền nếp thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn Đảng, thực hiện Di chúc của Bác, nhằm nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Hội nghị Trung ương lần này đánh dấu bước đầu đổi mới cách ra nghị quyết. Nghị quyết ngắn, gọn, rõ ràng, các cấp, các ngành có thể triển khai thực hiện được ngay. Nghị quyết nhấn mạnh việc tổ chức chỉ đạo thực hiện, quyết tâm của Trung ương là nói đi đôi với làm, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân. Tinh thần đó được thể hiện ngay từ đầu, trong sự chỉ đạo của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Một tiểu ban và bộ phận thường trực được thành lập để giúp Bộ Chính trị chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện cuộc vận động. Trong các Hội nghị Trung ương 7 và 8, Bộ Chính trị đều báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Trung ương cho ý kiến và tăng cường chỉ đạo.

Mở đầu cuộc vận động, Ban Tuyên giáo các cấp đã giúp cấp ủy tiến hành đợt thông báo nhanh, tiếp đó là đợt nghiên cứu Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), đợt học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 109 năm ngày sinh của Người và đợt sinh hoạt chính trị về Cương lĩnh, Điều lệ Đảng. Báo Đảng và toàn bộ hệ thống thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến những nội dung cơ bản của nghị quyết Trung ựơng, tăng lượng thông tin về các hoạt động tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phản ánh sự đồng tình và mong đợi của nhân dân, những ý kiến xây dựng của nhân dân hưởng ứng tham gia cuộc vận động. Kết hợp với giáo dục về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, việc tổ chức học tập bài báo Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghiên cứu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu Nhớ ngày 15-10 (ngày công bố bài báo của Bác) góp phần nâng cao thêm nhận thức về vai trò công tác quần chúng của Đảng, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân.

Mở đầu cuộc vận động tự phê bình và phê bình, đồng chí Tổng Bí thư có bài viết quan trọng chỉ đạo cụ thể việc chuẩn bị tự phê bình và phê bình của các cấp ủy đảng, phổ biến rộng rãi trên báo, đài. Bộ Chính trị tự kiểm điểm trước, và chỉ đạo việc kiểm điểm của các cấp ủy trực thuộc Trung ương hướng đúng vào ba nội dung (tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tổ chức và chỉ đạo điều hành), làm đúng quy trình, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, kiên quyết chống làm lướt, mang tính hình thức. Kết quả sau gần một năm tiến hành cuộc vận động, các đảng bộ đã có cố gắng, những vấn đề tồn tại từ nhiều năm trong nội bộ các cấp ủy đã được bàn bạc và kết luận, nhiều đồng chí đã nhận rõ khuyết điểm, đoàn kết nội bộ được củng cố, có chuyển biến tốt về ý thức trách nhiệm và tác phong đi sát cơ sở, hiện tượng tham nhũng bị phê phán, một số vụ đã được đưa ra xem xét và truy tố, củng cố lòng tin của nhân dân. Song kết quả cuộc vận động chưa cao, một số vụ việc xử lý chưa nghiêm, một số đồng chí chưa thật thà tự phê bình, việc sửa chữa khuyết điểm sau tự phê bình và phê bình chưa thật nghiêm túc, cần được tiếp tục chỉ đạo tốt hơn.

Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tiến hành gắn với việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ năm 1999. Lũ lụt ở các tỉnh miền Trung diễn ra liên tiếp, tàn phá nặng nề, gây thiệt hại lớn về người và của. Song nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo nhanh nhạy, kịp thời, có hiệu quả của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, sự tận tụy hy sinh của cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang, cố gắng lớn của đồng bào vùng bị thiên tai và tình yêu thương đùm bọc của nhân dân cả nước, đã hạn chế được một phần sự thiệt hại, dần dần ổn định được tình hình, đoàn kết khôi phục sản xuất. Sự gắn bó giữa Đảng và nhân dân tinh thần trách nhiệm cao của Đảng và Nhà nước trước đời sống của nhân dân, truyền thống yêu nước thương nòi càng được thể hiện sâu sắc qua cơn thử thách lớn lao này. Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần thông tin nhanh chóng về tình hình lũ lụt và chống lũ lụt, những gương hy sinh dũng cảm, những điển hình “tình người cao hơn đỉnh lũ”, sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, v.v… được đồng bào cả nước khen ngợi, nhất là chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam trong những ngày sôi động đó.

Do sự lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước và những cố gắng vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân ta, đất nước đã không bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, năm 1999 chúng ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 4,8%, sản xuất nông nghiệp được mùa tương đối toàn diện; sản xuất công nghiệp trong một số lĩnh vực đạt kết quả khá; tốc độ tăng xuất khẩu vượt dự kiến; giảm được trên 40 vạn hộ đói nghèo; tạo việc làm cho khoảng l,2 triệu lao động; hạ tốc độ tăng dân số xuống mức l,58%; các hoạt động giáo dục, khoa học - công nghệ, văn hoá - thông tin, y tế, thể thao đều có bước phát triển.

Sau một năm phấn đấu quyết liệt, tuy còn không ít tồn tại và khó khăn, nhiệm vụ trước mắt còn rất nặng nề, nhưng kết quả bước đầu của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kết quả ổn định tình hình, khắc phục hậu quả thiên tai và kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2000 đã củng cố niềm tin, làm tăng thêm những biểu hiện tích cực về tư tưởng và phong trào hành động cách mạng của quần chúng, cổ vũ quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta bước vào năm cuối cùng của thế kỷ XX, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2000 mà Hội nghị Trung ương 8 đã đề ra. Tết nguyên đán Canh Thìn diễn ra trong không khí vui tươi, lành mạnh, mọi nhà đều có Tết. Toàn dân hướng về Đảng thân yêu, thi đua lập thành tích, thiết thực mừng kỷ niệm lần thứ 70 ngày sinh của Đảng (3-2- 1930 - 3-2-2000). Nhiều hoạt động phong phú, có tính quần chúng diễn ra trong cả nước: liên hoan văn nghệ, sinh hoạt văn hoá, thể thao mừng đất nước, mừng Đảng, mừng Xuân; các hoạt động “uống nước nhớ nguồn", thăm hỏi chúc Tết các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng; thăm Bảo tàng cách mạng, triển lãm 70 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng, thành tựu 70 năm đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới lá cờ vẻ vang của Đảng; tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất nước phồn vinh. Báo Đảng và các báo khác mở các chuyên mục về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nêu gương những đảng bộ lãnh đạo tốt, những đảng viên gương mẫu, trao đổi kinh nghiệm tổ chức tốt tự phê bình vâ phê bình, mở diễn đàn của nhân dân nói về “Đảng với Dân, Dân với Đảng” thể hiện tinh thần “Đảng tận tụy vì Dân, Dân tin theo Đảng”. Nhiều nhà khoa học tham gia cuộc hội thảo khoa học 70 năm Đảng Cộng sản Việt Nam - những giá trị lịch sử và thời đại. Hội Nhà báo và các Hội Văn nghệ đều mở Đại hội toàn quốc, tạo điều kiện cho bước phát triển trong những năm đầu của thế kỷ và thiên niên kỷ mới.

Lễ kỷ niệm trọng thể 70 năm ngày thành lập Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội ngày 3-2-2000 có đông đủ đại biểu các thế hệ người Việt Nam yêu nước, các thế hệ đảng viên đã chung sức chiến đấu gần 3/4 thế kỷ đến thế hệ trẻ đang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tại buổi lễ, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đọc diễn văn quan trọng ôn lại chặng đường thế kỷ mà dân tộc ta đã trải qua, những thành tựu to lớn của cách mạng nước ta trong 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư chỉ rõ: “70 năm hoạt động của Đảng cũng là 70 năm xây dựng, chỉnh đốn Đảng”[96], và rút ra bài học: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công cuộc có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng, sự tồn tại và phát triển của Đảng ta, luôn luôn được xác định là cơ bản, thường xuyên, then chốt và cấp bách”[97] “… Đảng ta cùng với nhân dân kiên định, vững tin con đường đã lựa chọn: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đề ra trong Cương lĩnh năm 1991. Sự kiên định đó cũng là một trong những thành quả quan trọng nhất của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng 70 năm qua; nó mang tính chất thời đại và là nguồn gốc vững chắc cho những thắng lợi tiếp theo”[98].

Sau khi phân tích sâu sắc những đặc điểm hiện nay của tình hình thế giới và trong nước, chỉ rõ phương hướng phấn đấu và những chủ trương, chính sách lớn đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quán triệt và ra sức thực hiện, đồng chí Tổng Bí thư nói: "Giai cấp công nhân và Tổ quốc Việt Nam đã sinh ra Đảng ta, nhân dân đã nuôi nấng và bảo vệ Đảng trong những hoàn cảnh hiểm nghèo. Bao nhiêu lời nói biết ơn đối với công sinh thành ấy cũng không đủ. Qua 70 năm chiến đấu, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, song Đảng cũng vấp phải sai lầm và khuyết điểm. Nhờ nhân dân và vì nhân dân, Đảng sửa chữa được sai lầm và khuyết điểm. Đảng chân thành xin lỗi nhân dân. Nhưng không có lời xin lỗi nào nghiêm túc hơn là nhận cho rõ những khuyết điểm, trung thực tự phê bình, thẳng thắn phê bình và kiên quyết sửa chữa, trau dồi bản chất cách mạng làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, mãi mãi xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân để làm tròn trách nhiệm trước dân tộc trong thế kỷ tới.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng xin hứa với nhân dân và Tổ quốc như thế và yêu cầu các đảng bộ, mọi đảng viên cũng đều như thế”[99]

Bài diễn văn của đồng chí Tổng Bí thư thể hiện mạnh mẽ và súc tích bản lĩnh, khí phách của Đảng ta, dân tộc ta trong 70 năm lịch sử vẻ vang, nêu bật tinh thần trách nhiệm cao của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp và dân tộc, là lời thề sắt son của Đảng trước nhân dân và Tổ quốc trong thời kỳ mới, được sự đồng tình rộng rãi và gây ấn tượng sâu sắc trong toàn Đảng và các giới đồng bào. Đợt kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng đạt kết quả về nâng cao tư tưởng, đã góp phần cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các nhiệm vụ năm 2000, lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn trong năm và tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đưa cách mạng nước ta vững bước vào thế kỷ XXI.

Năm 2000 là năm có ý nghĩa quyết định hoàn thành kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 và chiến lược kinh tế, xã hội 10 năm 1991 - 2000, tạo đà phát triển cho những năm đầu của thế kỷ XXI.

Công tác tư tưởng, văn hoá năm 2000 có vị trí cực kỳ quan trọng. Hội nghị tư tưởng văn hoá toàn quốc từ 3 - 6-4-2000 đã đánh giá mặt tích cực của tình hình tư tưởng vẫn là dòng chính và so với trước có những chuyển biến mới, đồng thời nêu lên những nhân tố có thể gây mất ổn định còn tiềm ẩn không thể xem thường trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế còn diễn biến phức tạp chưa thể lường hết.

Hội nghị xác định năm 2000 toàn bộ các hoạt động tư tưởng văn hoá phải hướng vào phục vụ triển khai ba nhiệm vụ lớn và quyết định là: thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng, phát huy mạnh mẽ dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ nêu trên.

Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có bài phát biểu quan trọng: Phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng công tác tư tưởng văn hoá, hướng mạnh về cơ sở, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2000 và những năm tiếp theo. Đồng chí Tổng Bí thư đánh giá: Công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng củng cố và tăng cưởng sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, trong nhân dân, cổ vũ, động viên toàn xã hội tận dụng thời cơ, vượt khó khăn, thách thức, giành được những thành tựu quan trọng triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000... Tôi hoan nghênh sự cố gắng của các cấp, các ngành, kể cả nhân dân đã tích cực làm công tác tư tưởng, trong đó cơ quan chức năng làm công tác tư tưởng văn hoá gồm các binh chủng hợp thành đóng vai trò chủ công. Đồng chí nhấn mạnh một trong những nội dung hàng đầu của công tác tư tưởng là giáo dục ý thức hệ, xây dựng lập trường kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm vững nguyên tắc tập trung dân chủ, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, quán triệt nội dung xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, khắc phục bệnh xa dân, quan liêu trong công tác tư tưởng; tăng cường thông tin, mở rộng đối thoại, tổ chức mọi lực lượng tham gia vào công tác tư tưởng.

15 năm qua, trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác tư tưởng đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phát huy thành tựu và khắc phục những khuyết điểm yếu kém trước đây, có bước đổi mới rõ rệt và tương đối toàn diện “về nội dung và hình thúẻ, tổ chức và phương pháp, con người và phương tiện”, góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn của sự nghiệp cách mạng.

Thành quả của công cuộc dổi mới gắn liền với thành quả đổi mới tư duy lý luận của Đảng. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn được tăng cường đã góp phần thúc đẩy đổi mới tư duy, cụ thể hóa và phát triển đường lối, xây dựng luận cứ khoa học cho những quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, hình thành hệ thống các quan điểm đổi mới của Đảng trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội, làm rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, giáo trình quốc gia về bộ môn khoa học Mác - Lênin đã được xây dựng và sử dụng, góp phần đổi mới một bước công tác giáo dục lý luận. Kết quả công tác nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, tuy mới là bước đầu, ở giai đoạn khai phá, đã góp phần làm sáng rõ hơn khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc và quá trình hình thành, hệ thống và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số kết quả nghiên cứu đã được sử dụng trong công tác tư tưởng - lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Đảng và Nhà nước.

Công cuộc đổi mới tiến hành trong bối cảnh trong nước và quốc tế diễn biến cực kỳ phức tạp, các thế lực thù địch tăng cường chống phá chủ nghĩa xã hội; trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với bên ngoài, cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hằng ngày hằng giờ chịu sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp, sự phân hóa giàu nghèo làm cho xã hội không còn thuần nhất như trước. Trước những thách thức đó, công tác tư tưởng đã bám sát và đi đúng định hướng chính trị của Đảng, có những cố gắng lớn làm quán triệt đường lối đổi mới, xây dựng và củng cố lập trường chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh và đường lối của Đảng. Khuyết điểm lớn là công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng trong tình hình mới chưa được coi trọng đung mức, hiệu quả kém, chưa chặn lại và đẩy lui được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tính chủ động, năng lực dự báo, tính chiến đấu và tính hấp dẫn còn hạn chế. Chưa thật sự phát huy được mạnh mẽ lực lượng toàn Đảng, lực lượng của toàn bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị làm tốt công tác tư tưởng văn hoá.

Phấn đấu vì sự nghiệp đổi mới của đất nước, các binh chủng trên mặt trận tư tưởng đều có bước phát triển đáng mừng. Đội ngũ cán bộ công tác tư tưởng đại bộ phận được đào tạo có hệ thống, trải qua công tác thực tiễn trong 15 năm đổi mới, đã trưởng thành thêm một bước, là đội ngũ tin cậy của Đảng trên mặt trận tư tưởng. Sự phát triển về tổ chức và lực lượng là một trong những nguồn lực cơ bản bảo đảm cho những bước phát triển tiếp theo của công tác tư tưởng trong giai đoạn mới. Tuy vậy, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ - nhất là cán bộ tuyên huấn các cấp, vẫn đang là đòi hỏi lớn và cấp bách để chủ động khắc phục tình trạng hẫng hụt cả về số lượng và chất lượng.

Để nâng cao chất lượng toàn diện của công tác tư tưởng, đi đôi với tiếp tục đổi mới về nội dung, toàn ngành đang phấn đấu chuyển mạnh xuống cơ sở, bám sát thực tiễn, tham gia tổng kết và nhàn rộng các điển hình tiên tiến, mở rộng dân chủ, tăng cường đối thoại. Thực hiện được như vạy thì công tác tư tưởng mới thật sự gắn với cuộc sống và đi vào lòng người, mới phát huy được tính chủ động góp phần giải quyết những vấn đề cuộc sống đang đặt ra, thúc đẩy phong trào thi đua hành động cách mạng của quần chúng, nâng cao hiệu quả xã hội của công tác tư tưởng.

Cũng như trên các lĩnh vực khác, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định hiệu quả của công tác tư tưởng. Đảng ta luôn coi trọng vị trí hàng đầu của công tác tư tưởng. Trong những năm đổi mới, công tác xây dựng Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng đã có bước đổi mới quan trọng. Nhìn một cách tổng quát, những thành tựu nổi bật là:

"- Đảng đã đề ra và từng bước bổ sung, hoàn thiện dẫn đường lối đổi mới một cách đúng đắn, sáng tạo, hình thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Ở những bước ngoặt của cách mạng, trước những diễn biến phức tạp của tình hình, Đảng kịp thời có định hướng tư tưởng chính trị đúng đắn, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, chống những luận điệu thù địch, tạo cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng và trong nhân dân" [100]

Lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa không chỉ dừng lại ở chỗ vạch ra những định hướng lớn, những nhiệm vụ cơ bản có ý nghĩa chiến lược, mà còn bám sát thực tiễn chỉ đạo cụ thể trên từng lĩnh vực: nghiên cứu lý luận, giáo dục chính trị, thông tin cổ động, báo chí - xuất bản, tuyên truyền miệng, văn hoá vàn nghệ, thông tin đối ngoại, đấu tranh tư tưởng - lý luận,... chỉ rõ những mặt tốt cần phát huy, những yếu kém cần khắc phục, uốn nắn những lệch lạc, để không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện của công tác tư tưởng. Ngoài lãnh đạo chung của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đích thân các đồng chí tổng Bí thư trong ba nhiệm kỳ Đại hội từ ngày đổi mới, đã nhiều lần trực tiếp gặp gỡ các cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng ở Trung ương và các địa phương trong cả nước, cho ý kiến chỉ đạo; các cuộc gặp thân mật của Tổng Bí thư với các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy lý luận, các văn nghệ sĩ và những người làm báo, gây ấn tượng sâu sắc về sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công tác tư tưởng văn hóa trước sự tin cậy và lòng mong đợi của Đảng, của nhân dân.

Quản lý của Nhà nước đối với báo chí, xuất bản, văn nghệ và các hoạt động khác trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa đã bước đầu khắc phục được một số mặt lới lỏng, tích cực xây dựng và hoàn chỉnh một bước thể chế văn hóa, bổ sung Luật Báo chí, xuất bản, ban hành một số chế độ, chính sách phù hợp với tinh hình mới. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp đã cố gắng tăng cường đầu tư cho phát triển sự nghiệp thông tin văn hóa, nhất là phát triển và hiện đại hóa một bước hệ thống thông tin quốc gia làm cho hoạt động thông tin của ta ngày càng mở rộng hơn, nhanh hơn đến các vùng trong nước và các khu vực quan trọng trên thế giới.

Những đổi mới nói trên trong lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho bước đổi mới quan trọng của công tác tư tưởng văn hoá 15 năm qua vì sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Từ thực tiễn công tác tư tưởng trong 15 năm đổi mới, có thể bước đầu tổng kết, rút ra những bài học bổ ích về đổi mới công tác tư tưởng trong một bối cảnh đầy biến động và trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với bên ngoài, để phát huy trong giai đoạn mới, phục vụ nhiệm vụ trọng tâm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


CHƯƠNG V

MỘT SỐ KINH NGHIỆM

70 năm qua kể từ ngày thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân liên tục đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng rất coi trọng công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng của Đảng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của Đảng và nhân dân ta trong 70 năm qua. Những bài học phong phú của công tác tư tưởng của Đảng 70 năm qua cần được tổng kết sâu sắc để góp phần xây dựng lý luận về công tác tư tưởng và để vận dụng và phát huy trong những năm bước sang thế kỷ mới - thế kỷ XXI. Thực hiện nhiệm vụ lịch sử bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, xây dựng, củng cố và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội. Đây là một việc lớn, đòi hỏi nghiên cứu công phu, gắn liền với tổng kết xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng. Trong phạm vi cuốn Sơ thảo lược sử này, chỉ sơ bộ nêu lên một số kinh nghiệm sau đây để cùng thảo luận:

l. Công tác tư tưởng trước hết phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn để vận dụng sáng tạo, phục vụ cho việc xây dựng dường lối chính trị, đưa đường lối ấy vào cuộc sống, thực hiện nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ cách mạng

Đảng ta là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng tạo nên bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng con đường cứu nước của dân tộc ta. Trong quá trình cách mạng lâu dài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt lõi, tiếp thu những tinh hoa truyển thống dân tộc và tư tưởng của nhân loại, vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, hình thành nên một hệ thống tư tưởng lý luận và quan điểm chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều vấn đề về cách mạng ở các nước thuộc địa, về chủ nghĩa dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân, về mục tiêu, chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng, đường lối kháng chiến kiến quốc, xây dựng chế độ mới, xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đạo đức, tác phong cách mạng, v.v.. Đó là thành quả lý luận của Đảng ta, là tài sản tinh thần quí báu của dân tộc. Đó cũng là đóng góp của Đảng ta vào sự phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào cách mạng thế giới.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xây dựng đường lối chính trị của mình qua các thời kỳ cách mạng. Đảng đã kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,phát huy lòng yêu nước và ý thức xã hội chủ nghĩa, tuyên truyền đường lối, chủ trương cho cán bộ đảng viên, quần chúng, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị từng thời gian. Trong quá trình đưa đường lối vào cuộc sống, Đảng đã thông qua công tác thực tiễn, lắng nghe ý kiến nhân dân để tổng kết kinh nghiệm, bổ sung và hoàn thiện đường lối, chủ trương làm cho nó ngày càng đúng đắn và sát hợp hơn với cách mạng nước ta.

Ngay từ khi Đảng ta ra đời, công tác tư tưởng đã được đặt lên vị trí hàng đầu nhằm giác ngộ quần chúng về chủ nghĩa cộng sản, về Cương lĩnh cứu nước của Đảng, phát triển phong trào công nhân thành một lực lượng chính trị đọc lập, nâng cao chất lượng phong trào yêu nước theo lập trường của giai cấp công nhân. Công tác tuyên truyền cổ động đã thường xuyên vạch tội ác và các thủ đoạn áp bức bóc lột của địch, giải thích về con đường cứu nước, cứu dân gắn với cuộc đấu tranh của quần chúng giành quyền dân sinh, dân chủ. Sau thất bại của phong trào năm 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh, ngay ở trong tù, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, các cán bộ đảng viên đã tổ chức việc học tập lý luận chính trị, vận dụng những điều đã học để tổng kết kinh nghiệm hoạt động, giữ vững tinh thần kiên cường đấu tranh để bảo vệ tổ chức, giảm nhẹ chế độ hà khắc của nhà tù. Truyền thống này đã được các thế hệ cán bộ và chiến sĩ cách mạng bị giam trong các nhà tù của đế quốc tiếp nối liên tục cho tới khi giải phóng đất nước.

Trải qua các thời kỳ phát triển, từ Mặt trận dân chủ đến Mặt trận Việt Minh, và cao trào giải phóng dân tộc, hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, công tác tư tưởng đã gắn với thực tiễn làm cho cán bộ đảng viên, nhân dân thấu suốt đường lối, nâng cao ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Thông qua việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhiều thành quả lý luận đã được thể hiện trong các Nghị quyết Trung ương, trong các tác phẩm, bài phát biểu hay bài báo quan trọng của các đồng chí lãnh đạo. Đó là những căn cứ lý luận để xây dựng, bổ sung và hoàn thiện đường lối chính sách.

Nhờ vậy Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta trải qua muôn vàn thử thảch, giành được những thắng lợi lịch sử: đánh thắng hai đế quốc lớn Pháp, Mỹ, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Những vấp váp, sai lầm của Đảng ta trong các thời kỳ như trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, trong xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa sau khi lập lại hoà bình đều là do khuyết điểm máy móc, giáo điều, dập khuôn cách làm của nước ngoài, lạc hậu về lý luận, không xuất phát từ thực tế Việt Nam và thiếu lắng nghe ý kiến nhân dân, tổng kết kinh nghiệm của mình.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào điều kiện mới nên đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng. Chúng ta đã dũng cảm phê bình, tự phê bình, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới tư duy để nhận thức đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội, tổng kết những tìm tòi, sáng tạo của cán bộ đảng viên, nhân dân, tìm ra con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm Việt Nam.

Trong tình hình thoái trào của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, chúng ta đã giữ vững được bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng, tăng cường được mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua được khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hiện nay công cuộc đổi mới đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp, chúng ta đang đứng trước thời cơ lớn và thử thách lớn đan xen nhau trong một xã hội có nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với bên ngoài, vận động theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Đây là con đường chưa có tiền lệ trong lịch sử, đòi hỏi phải tìm tòi, khám phá. Các thế lực thù địch lại đang thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tăng cường công tác lý luận gắn với thực tiễn, tiếp thu những kiến thức mới của nhân loại để bổ sung, phát triển nó, hoàn thiện nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Như vậy công tác tư tưởng cần:

- Bám sát cơ sở, bám sát thực tiễn, chống quan liêu hoá, hành chính hoá, hình thức phô trương, từ đó xem xét khách quan hiệu quả của công tác tư tưởng, tác động của các chủ trương, chính sách với các mặt của đời sống xã hội.

- Tin tưởng ở nhân dân, tìm hiểu nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng tư tưởng, tình cảm của họ, lắng nghe những ý kiến đúng đắn, tập hợp được những kinh nghiệm, sáng kiến của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, chính sách.

- Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ trong giảng dạy và học tập lý luận, có phương pháp nghiên cứu biện chứng, tổng kết kinh nghiệm công tác thực tiễn, phát huy trí tuệ tập thể, tiếp thu những ý kiến đúng đắn để phát triển lý luận, tìm ra những giải pháp thích hợp để tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách.

Chỉ có như vậy chúng ta mới nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công tác tư tưởng, trả lời đúng, có sức thuyết phục các vấn đề mới do cuộc sống đặt ra, không chỉ giải thích đường lối, chính sách, mà phát hiện, tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình cách mạng. Chỉ có như vậy công tác tư tưởng mới góp phần giữ vững bản chất công nhân và tính tiên phong của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công ở nước ta.

2. Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức, với phong trào cách mạng của quần chúng, nói đi đôi với làm

Công tác tư tưởng là tiến hành việc nghiên cứu lý luận, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục phẩm chất cách mạng cho cán bộ và quần chúng, làm cho họ có nhận thức đúng, biến nó thành niềm tin và thành tư tưởng chỉ đạo hành động. Vì vậy, công tác tư tưởng nâng cao tính tự giác, chỉ đạo hành động của họ trong đấu tranh cách mạng. Nhưng nếu chỉ có công tác tư tưởng thì tư tưởng chưa thể biến thành hành động. Phải có công tác tổ chức thích hợp với những hình thức tổ chức, kế hoạch, biện pháp đúng, lôi cuốn đượ[ đông đảo quần chúng hành động.

Xét trong một phạm vi lớn như ở một thời kỳ cách mạng, sau khi có đường lối chính trị, có phương hướng công tác tư tưởng thì phải có phương hướng, kế hoạch công tác tổ chức để bảo đảm thực hiện. Như trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1930 - 1939: trong khi tuyên truyền cho đường lối chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi dân chủ, hoà bình, Đảng ta đã chuyển hướng công tác tổ chức, phân công các bộ phận đảng viên hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp và bộ phận bí mật, lập Mặt trận dân chủ, phát triển và đổi tên các đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản thành Đoàn thanh niên dân chủ, Công hội đỏ thành Công hội, Nông hội đỏ thành Nông hội, lập ra các tổ chức hợp pháp rộng rãi như Hội ái hữu, Hội Thể thao.. . , sử dụng các hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp. tổ chức các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, kết hợp chặt chẽ các khẩu hiệu chính trị với khẩu hiệu kinh tế. Nhờ đó, đã tạo ra cao trào quần chúng giành nhiều thắng lợi.

Để công tác tư tưởng gắn liền với công tác tổ chức thì công tác tuyên truyền cũng cần gắn chặt với công tác cổ động, khi cần thiết phải có những khẩu hiệu sát hợp hướng dẫn tư tưởng và hành động của quần chúng. Sau cuộc đảo chính Nhật Pháp ngày 9-3-1945, để phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, Đảng đã sử dụng những hình thức tuyên truyền mạnh bạo hơn như tuyên truyền xung phong có vũ trang, hình thức đấu tranh cao hơn như bãi công chính trị, biểu tình tuần hành vũ trang. Đảng đã thay đổi khẩu hiệu "đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp" bằng khẩu hiệu "đánh đuổi phát xít Nhật". Trước tình hình địch vơ vét thóc, gạo, phá lúa trồng đay gây ra nạn đói, Đảng đưa ra khẩu hiệu "phá kho thóc: giải quyết nạn đói" đáp ứng đúng nguyện vọng cấp bách của quần chúng, phát động được đông đảo quần chúng vùng dậy với khí thế hừng hực tham gia khởi nghĩa.

Xét trong phạm vi hẹp hơn, đối với một cuộc vận động phong trào quần chúng về một mặt công tác như sản xuất, thủy lợi, xoá nạn mù chữ, xoá đói giảm nghèo, cũng phải có mục tiêu cụ thể, thiết thực, kế hoạch rõ ràng, có điều kiện vật chất, cơ chế chính sách, cán bộ để thực hiện. Công tác tư tưởng phải gắn liền với các khâu thực hiện, nói đi đôi với làm. Phải kịp thời nàm được diễn biến tư tưởng của quần chúng để có biện pháp xử lý đúng, giúp cho phong trào hành động có hiệu quả.

Một vấn đề rất quan trọng trong việc gắn liền công tác tư tưởng với công tác tổ chức, với phong trào quần chúng là thái độ gương mẫu của cán bộ) đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo từ Trung ương tới cơ sở.

Cán bộ, đảng viên phải thông suốt chủ trương, có lòng tin mạnh mẽ, gương mẫu trong hành động, dẫn đầu phong trào quần chúng. Nhân dân ta đã khái quát việc này là "đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Đảng viên đi trước không phải là đơn độc một mình mà phải lôi cuốn được quần chúng.

Một đơn vị vũ trang muốn có phong trào thi đua chiến đấu cao thì các đảng viên phải là các chiến sĩ sẵn sàng xả thân vì nước, dũng cảm, mưu trí, có kỹ thuật chiến đấu giỏi. Muốn có phong trào tòng quân thì các đảng viên trẻ, con em cán bộ đảng viên phải xung phong trước. Muốn có phong trào đấu tranh của nhân dân vùng sau lưng địch thì cán bộ, đảng viên phải chịu đựng hy sinh gian khổ, bám đất, bám dân, biết chỉ đạo đấu tranh, không nằm im, chạy dài. Muốn có phong trào sản xuất thì cán bộ đảng viên phải là những người lao động gương mẫu, có năng suất, chất lượng cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương cho toàn Đảng về mặt này trong suốt cả cuộc đời mình. Một việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa lớn là khi kêu gọi phong trào cứu đói năm 1945 - 1946, Người đã thực hiện nghiêm chỉnh việc mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy gạo cứu đói. Chình vì vậy, nhân dân càng thấy rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cách mạng chân chính, chế độ mới thực sự là của nhân dân, do dân, vì dân, mọi người sẵn sàng tin theo đường lối kháng chiến, kiến quốc và hưởng ứng mọi phong trào cách mạng lúc ấy.

Tổ chức và hoạt động thực tiễn cũng là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của tư tưởng. Nếu cán bộ, đảng viên, nhân dân được sinh hoạt trong một tổ chức trong sạch, vững mạnh, hoạt động trong một phong trào sôi nổi thì tư tưởng tiên tiến ngày càng nảy nở, phát triển, tư tưởng lạc hậu bị đẩy lùi.

Một đảng tiên phong thì tuyệt đại bộ phận đảng viên phải giữ được vai trò tiên phong. Công tác tư tưởng gắn với công tác tổ chức, với phong trào hành động cách mạng mới rèn luyện được một đội ngũ đảng viên như vậy. Cũng chỉ như vậy công tác tư tưởng mới nâng cao được hiệu quả xây dựng tư tưởng, tình cảm, lối sống, nhân cách con người mới Việt Nam.

3. Định hướng tư tưởng đúng và kịp thời, nhất là khi có tình hình biến động phức tạp và trong các bước ngoặt của cách mạng

Cách mạng là cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại các thế lực thù địch, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nó không thể diễn ra bình lặng trên con đường thẳng tắp mà quanh co, khúc khuỷu, có những biến động phức tạp, có những bước ngoặt kèm theo những tác động về tư tưởng ảnh hưởng đến hành động của mọi người. Công tác tư tưởng cần bám sát thực tiễn, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, dự báo chiều hướng phát triển để định hướng tư tưởng đúng và kịp thời.

Định hướng đúng và kịp thời thì thống nhất được tư tưởng và hành động, phát huy được các nhân tố tích cục, hạn chế tiêu cực, làm cho cách mạng phát triển thuận lợi. Trong lịch sử, đã có nhiều thời kỳ tình hình thế giới và trong nước có những biến động phức tạp, cách mạng có nhung bước ngoặt, Đảng ta đã có những định hướng đúng và kịp thời. Có thể nêu một số trường hợp sau đây:

Sau cao trào cách mạng 1930 - 193l và Xôviết Nghệ Tĩnh, địch tăng cường đàn áp trắng trợn, hầu hết cán bộ lãnh đạo bị bắt, một số bị giết, cơ sở đảng và đoàn thể phần lớn tan vỡ. Đảng đã kịp thời công bố bản chương trình hành động phân tích tình hình, biểu dương những thành tích đã đạt được trong hai năm cao trào cách mạng, biểu dương tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ cách mạng, khẳng định đường lối cách mạng dân tộc dân chủ là đúng đắn, những mâu thuẫn dẫn đến cách mạng vẫn chưa được giải quyết, sự đàn áp của địch không thể dập tắt được phong trào cách mạng. Bản chương trình hành động cũng phê phán chủ nghĩa cải lương tư sản phản động, vạch ra phương hướng khôi phục phong trào và phát động đấu tranh trong tình hình mới. Bản chương trình đã củng cố lòng tin của đảng viên và quần chúng vào tiền đồ cách mạng, chỉ cho họ phương hướng hành động và đẩy lùi tư tưởng bi quan, dao động, tạo điều kiện cho việc khôi phục nhanh chóng hệ thống tổ chức và phong trào quần chúng.

- Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đầu tháng 9-1939, Đảng đã thấy được chiến tranh sắp nổ ra, đã chuẩn bị tư tưởng cho đảng viên rút vào hoạt động bí mật. Khi chiến tranh tới, Trung ương Đảng đã kịp thời ra bản "Thông cáo cho các cấp đảng bộ" nêu rõ hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề giải phóng dân tộc, chỉ cho các cấp chuyển hướng các mặt công tác. Trung ương cũng xuất bản tài liệu giải thích về việc Liên Xô ký Hiệp ước Xô - Đức để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đế quốc, tranh thủ thời gian tăng cường lực lượng quốc phòng, phá âm mưu của đế quốc Anh - Mỹ thúc đẩy phát xít Đức tấn công Liên Xô. Tiếp đó, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu tháng 11-1939 đã nhận định "Chiến tranh sẽ gây tai hoạ cho phần lớn nhân loại, nhưng tiền đồ cách mạng sẽ rất sáng sủa", "một thế giới quang vinh rực rỡ sẽ thay thế cho cái thế giới tối tăm mục nát này" và dự đoán Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương. Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Các văn kiện trên đã có ý nghĩa quan trọng định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, mở đầu việc phát động cao trào giải phóng dân tộc.

- Tháng 3- 1945, sau cuộc đảo chính Nhật lật Pháp, căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị của Ban Thường vụ Trung ương, chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã phân tích tình hình, vạch ra phương hướng hành động để gấp rút chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa. Bản chỉ thị dự kiến các thời cơ cụ thể để phát động tổng khởi nghĩa, vạch ra các chủ trương chuyển hướng các mặt công tác trong thời kỳ tiền khởi nghĩa: vũ trang tuyên truyền, phá kho thóc, giải quyết nạn đói, thành lập căn cứ địa mới, lập Uỷ ban nhân dân cách mạng, v.v. . Chỉ thị đã định hướng tư tưởng cho toàn Đảng, soi sáng mục tiêu, nội dung và phương pháp đấu tranh, tạo điều kiện cho cuộc tổng khởi nghĩa về sau phát triển thuận lợi.

- Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nêu rõ 6 nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới. Kết luận số 20 của Bộ Chính trị (11-1988) và các Nghị quyết 6, 7, 8 của Trung ương (khoá VI) đã giữ vững sự thống nhất về chính trị tư tưởng, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, cụ thể hoá thêm đường lối đổi mới, bác bỏ quan điểm muốn dập khuôn cải tổ, cải cách của nước ngoài, đòi "đa nguyên, đa đảng". Nhờ đó, cách mạng nước ta đã đứng vững trong cơn chấn động chính trị lớn trên thế giới và tiếp tục phát triển thắng lợi.

Việc định hướng tư tưởng đúng và kịp thời không những quan trọng đói với các vấn đề chiến lược hoặc những biến động chính trị lớn mà còn cần thiết cả đối với các vấn đề thời sự quan trọng, những vấn đề mới nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với những thủ đoạn lừa bịp, phá hoại của kẻ thù, việc chỉ đạo tư tưởng cần đi sát cuộc sống, có định hướng đúng, nhất là đối với báo chí, văn nghệ là những công cụ quan trọng, nhạy cảm, hàng ngày tác động đến đông đảo quần chúng.

4. Giữ vững và phát huy thế chủ động, tiến công trên mặt trận tư tưởng, kết hợp chặt chẽ "xây" và "chống', biểu dương và phê bình, lấy "xây" là chính

Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ. Mỗi bước tiến lên của cách mạng đều có sự đấu tranh giữa tiến bộ và phản động, giữa tiên tiến và lạc hậu. Trên mặt trận tư tưởng, hàng ngày phải hướng dẫn tư tưởng, hành động của nhân dân, đấu tranh chống lại các thủ đoạn xảo quyệt và các luận điệu thù địch, những tư tưởng, quan điểm sai trái. Do đó công tác tư tưởng phải giữ vững và phát huy thế chủ động, không thể thụ động, né tránh, bỏ trống trận địa tư tưởng. Muốn vậy phải bám sát thực tiễn, có sự phân tích lý luận, chính trị đúng, dự kiến được sự phát triển của tình hình chính trị, tư tưởng từng thời gian, đề ra phương hướng công tác tư tưởng đúng đắn, chủ động đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu thù địch. Nâng cao tính thuyết phục, mở rộng đối thoại trong đấu tranh tư tưởng đối với những người có quan điểm sai trái. Đó cũng là tính khoa học và tính chiến đấu của công tác tư tưởng.

Trong cao trào giải phóng dân tộc, Đảng đã dự đoán trước được Nhật sẽ xâm lược Đông Dương, sớm muộn Nhật sẽ hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương. Vì vậy, Đảng đã sớm tố cáo tội ác và các thủ đoạn lừa bịp của bọn phát xít Nhật và tay sai, phê phán tư tưởng phục Nhật, sợ Nhật, muốn lợi dụng Nhật để giành độc lập. Đảng đã dự kiến các thời cơ khởi nghĩa, chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm thời cơ nổi dậy, chống các khuynh hướng rụt rè, do dự hoặc phiêu lưu, nóng vội, manh động.

Sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với thế giới "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, đọc lập ấy"[101].

Bản tuyên ngôn có ý nghĩa lịch sử về nhiều mặt. Nó đã nêu cao chính nghĩa của nhân dân ta, chủ động tiến công vào những mưu mô xâm lược của bọn đế quốc và phản động Tưởng Giới Thạch. Nó cũng chuẩn bị tư tưởng cho nhân dân ta tiến vào một thời kỳ mới, đấu tranh để bảo vệ chính quyền cách mạng, tiến hành kháng chiến để bảo vệ quyền tự do, độc lập.

Trong hai cuộc chiến tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ, Đảng ta đã nhận định đúng và kịp thời các âm mưu, kế hoạch, thủ đoạn chiến tranh của địch nên đã chủ động tiến công trên tất cả các mặt tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, phát huy nghị lực chiến đấu phi thường và trí tuệ sáng tạo của nhân dân ta để giành toàn thắng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trong thời kỳ đổi mới, ngay từ đầu Đảng ta đã chủ động xác định phương hướng công tác tư tưởng đúng đắn: đổi mới tư duy, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tìm tòi đổi mới tích cực: nhưng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, không dao động m ất phương hướng, không giáo điều, sao chép, dập khuôn, sửa sai nhưng không phủ nhận thành tựu của cách mạng và kinh nghiệm đúng của quá khứ. Công tác tư tưởng đã chủ động góp phần tìm tòi phát hiện những sáng tạo của cán bộ, đảng viên, nhân dân ở địa phương và cơ sở, góp phần vào việc tổng kết kinh nghiệm để hình thành và phát triển đường lối đổi mới. Đồng thời đã thường xuyên đấu tranh chống lại những luận điệu thù địch nhằm "chuyển hoá hoà bình", chống lại những quan điểm lệch lạc ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội dân chủ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và những thành tựu của cách mạng, dao động, mất lòng tin vào chủ nghĩa xã hội, đòi tự do tư sản, đa nguyên, đa đảng.

Tính chủ động của công tác tư tưởng còn thể hiện ở chỗ cổ vũ biểu dương những điển hình tốt, những hiện tượng tích cực trong cuộc sống, đi đôi với phê phán những điển hình xấu, những hiện tượng tiêu cực, kết hợp "xây" và "chống", bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cách mạng với việc phê phán những biểu hiện tư tưởng lạc hậu, phi vô sản, biểu dương ưu điểm đi đôi với phê bình khuyết điểm. Chúng ta lấy "xây" là chính, vì đó là cách "chống" chủ động để ngăn ngừa cái xấu. Nhưng "xây" phải đi liền với chống thì mới "xây" được vững chắc.

Trong quá trình giáo dục đối với một con người, một tập thể cần khơi gợi, phát huy những mặt tốt của họ để khắc phục những mặt yêu kém, phát huy ưu điểm để sửa chữa khuyết điểm. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước nhằm phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến kiến quốc. Đã có nhiều đơn vị tiêu biểu, đơn vị anh hùng, chiến sĩ anh hùng trong nhân dân cùng với hàng chục triệu người bình thường thuộc mọi tầng lớp làm những việc tốt trong công việc hàng ngày. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng việc nêu gương người tốt, việc tốt, lấy gương ấy để giáo dục xây dựng con người mới, xây dựng các tổ chức cách mạng và xây dựng Đảng. Theo Người thì trong mỗi con người đều có cái thiện, cái ác, phải biết làm cho phần tốt, phần thiện phát triển, phần xấu, phần ác mất đi. Trong thời kỳ chống Mỹ, Đảng đã tổng hợp kinh nghiệm trong phong trào thi đua ở Quảng Bình, Thái Bình, chỉ đạo việc báo công, lập công trong nhân dân ở các địa phương có nhiền kết quả tốt. Báo công, lập công chính là một hình thức giáo dục lấy biểu dương ưu điểm là chính để khắc phục khuyết điểm, lấy quần chúng giáo dục quần chúng, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Đó cũng là một hình thức tốt để tiến hành việc tự phê bình của cán bộ, đảng viên trước quần chúng.

5. Giáo dục toàn diện, kết hợp ba mặt giáo dục: lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng; kiến thức văn hoá, quản lý, kỹ thuật; phẩm chất và đạo đức cách mạng

Nhân dân ta là người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Để phát huy vai trò làm chủ, mọi người đều cần hiểu biết về phương hướng chính trị, đường lối chính sách của Đảng, có thái độ đúng đối với các vấn đề của cuộc sống, có những kiến thức cần thiết về văn hoá, khoa học kỹ thuật nghiệp vụ cần cho công việc của mình, có phẩm chất đạo đức công dân. Cán bộ đảng viên là người lãnh đạo lại cần có sự hiểu biết về lý luận, chính trị sâu sắc hơn, có kiến thức cần thiết để lãnh đạo, có phẩm chất đạo đức của người cách mạng.

Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân, vì dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn tin tưởng ở sức mạnh, tinh thần sáng tạo của nhân dân, giác ngộ và tổ chức nhân dân, bồi dưỡng sức mạnh và tinh thần sáng tạo ấy để chiến thắng kẻ thù, xây dựng xã hội mới. Ngay từ khi ra đời Đảng đã tiến hành việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và Cương lĩnh cứu nước của mình, gắn liền với việc cổ động đấu tranh cho các mục tiêu dân sinh, dân chủ trước mắt. Các nghị quyết của Trung ương Đảng thường xuyên nhấn mạnh việc tuyên truyền chủ nghĩa, đường lối chính sách phải gắn liền với việc tố cáo kẻ thù, phát động cuộc đấu tranh vì quyền lợi thiết thực của quần chúng. Từ thời kỳ Mặt trận dân chủ, Đảng đã vận động lập "Hội truyền bá quốc ngữ" để giúp những người lao động nghèo biết chữ, đọc được sách báo cách mạng, nâng cao được dân trí. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã phát động việc "chống giặc dốt" cùng với việc "chống giặc đói" và "giặc ngoại xâm" vì một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Trong kháng chiến chống Pháp, công tác xoá nạn mù chữ vẫn được thực hiện rộng rãi trong cả nước cùng với việc bổ túc văn hoá cho cán bộ công nông để tạo điều kiện thuận lợi cho họ nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn.

Trong việc giáo dục cán bộ đảng viên, Đảng luôn coi trọng việc thống nhất lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành. Học lý luận là để hiểu những chân lý phổ biến, áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta, để quán triệt sâu sắc hơn đường lối chính sách của Đảng, để xử trí đúng đối với mọi việc, mọi người và đối với bản thân. Học đường lối chính sách cũng phải hiểu được những căn cứ lý luận và thực tiễn của đường lối chính sách, tự giác chấp hành một cách sáng tạo.

Trong điều kiện hiện nay, để nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ. Đảng yêu cầu cán bộ nâng cao kiến thức khoa học, nhất là các khoa học kinh tế, quản lý, khoa học kỹ thuật hiện đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. "Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì".

Ngay từ năm 1927, Hồ Chí Minh đã viết về "Tư cách người cách mệnh" trong cuốn "Đường cách mệnh". Từ đó về sau Người viết bài, viết sách, viết thư gửi cán bộ về đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cho tới khi viết Di chúc lại nhắc nhở vấn đề này.

Không những Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra những chuẩn mực chung cho cán bộ, đảng viên như "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư" mà còn nêu ra những chuẩn mực riêng cho nhiều tầng lớp người. Khi nói về văn hoá, Người cũng chỉ rõ: cần làm thế nào cho văn hoá vào sâu trong tâm lý của nhân dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, xa xỉ. Tâm lý của ta lấy tự do độc lập làm gốc, văn hoá phải làm sao cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do…

Từ sau khi giải phóng đất nước năm 1975, trong hoàn cảnh mới, do chúng ta chưa làm tốt việc giáo dục rèn luyện cán bộ đảng viên, do cơ chế chính sách chưa đồng bộ và có nhiều sơ hở và những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường nên một bộ phận cán bộ, đảng viên đã có sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống. Biểu hiện phổ biến là nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí của công, lối sống xa hoa, truỵ lạc đang gây tác hại nghiêm trọng trước hết là đến uy tín và sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc giáo dục lý luận chính trị cần gắn chặt với giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng. Muốn nắm vững thực chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa phải có tri thức cách mạng, vừa phải có tinh thần cách mạng, nhiệt tình cách mạng. Sự tha hoá về đạo đức tất nhiên sẽ dẫn tới sự tha hoá về chính trị.

Cách mạng nước ta đang đứng trước những thời cơ và nguy cơ, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau, chúng ta phải phát huy mạnh mẽ các nhân tố nội sinh, trước hết là nhân tố con người, để giải quyết thắng lợi những nhiệm vụ nặng nề và phức tạp của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta đã coi công tác giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nó không chỉ nhằm vào thanh thiếu niên đang học trong nhà trường mà còn nhằm vào toàn bộ lực lượng lao động và mọi công dân trong xã hội. Việc giáo dục toàn diện đối với cán bộ, đảng viên là một nội dung rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta thực sự tiên phong về đạo đức cách mạng, về trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn trong tình hình hiện nay.

6. Nâng cao tính khoa học, thực hiện dân chủ trong công tác tư tưởng

a) Nâng cao tính khoa học trong công tác tủ tưởng. Tính khoa học là một nguyên tác cơ bản của công tác tư tưởng. Nó đòi hỏi công tác tư tưởng phải xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm cơ sở để giải thích các vấn đề do thực tiễn đặt ra một cách có căn cứ khoa học, thuyết phục được quần chúng để họ hành động tự giác và có hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay, khi trình độ cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng được nâng cao thì càng phải nâng cao tính khoa học của công tác tư tưởng mới đạt được hiệu quả mong muốn.

Như vậy, chúng ta phải tãng cường việc nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Phải có các đề tài cụ thể để hiểu được bản chất, quy luật phát triển, biến đổi của các sự kiện, hiện tượng xã hội, phân tích, lý giải một cách khoa học làm căn cứ cho đường lối chính sách của Đảng, cung cấp được câu trả lời cho các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Tính khoa học của công tác tư tưởng còn thể hiện trong việc phản ánh đúng hiện thực khách quan, quy luật vận động khách quan, phản ánh đúng sự thật. Đó cũng là tính chân thật của công tác tư tưởng. Thái độ của Đảng là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói đúng, nói rõ sự thật cho nhân dân biết, không che đậy. Công tác tư tưởng cần nói cả thắng lợi của cách mạng để phát huy, khó khăn, khuyết điểm, nguyên nhân để khắc phục, không "tô hồng" cũng không "bôi đen". Việc biểu dương hay phê phán một cá nhân, một tập thê cũng phải đúng mức, tôn trọng sự thật. Việc trình bày sự thật nhiền khi gắn với phê bình, tự phê bình nên đòi hỏi sự trung thực, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân. Nhiều nghị quyết của Đảng và bài viết của các đồng chí lãnh đạo tiên biểu cho vấn đề này, như Nghị quyết Dại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định những thành tựu và chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ chương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và nguyên nhân của những sai lầm ấy. Nhân dân biết rõ sự thật mới hiểu rõ tình hình nhiệm vụ và hành động một cách tự giác. Tính khoa học của công tác tư tường còn đòi hỏi phải nghiên cứu đặc điểm của các tầng lớp nhân dân, từng đối tượng để có nội dung, phương pháp thích hợp. Hiện nay, sau hơn mười năm đổi mới, các tầng lớp nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên đã có sự phát triển mới, không phải là một khối thuần nhất. Như vậy, phải có đỉều tra nghiên cứu để tìm hiểu sâu sắc hơn, coi trọng công tác điền tra dư luận xã hội để có thể đánh giá tình hình tâm trạng, tư tưởng có cơ sở khoa học hơn. Phải vận dụng những thành tựu của các môn khoa học xã hội, nhân văn, nhất là các môn tâm lý học, sư phạm học, xã hội học, sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại

Công tác tư tưởng bao gồm tuyên truyền miệng, báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật, trưởng học. Mỗi loại đều có khoa học nghiệp vụ nhất định, cần có tổng kết kinh nghiệm để nâng cao sức thuyết phục, sức hấp dẫn và tính nghệ thuật.

b) Thực hiện dân chủ trong công tác tư tưởng

Thực hiện dân chủ là nlột phương châm cơ bản của công tác tư tưởng. Trong bài phát biểu ở lớp nghiên cứu chính trị của một số anh em trí thức năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ". . . chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý"[102].

Như vậy, về những vấn đề tư tưởng, không thể áp đặt, cưỡng ép. Con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta là con đường mới mẻ, đầy thử thách. đòi hỏi phải có nhiều tìm tòi: khám phá, sáng tạo. Trong hoàn cảnh mới, chúng ta lại có nhiều điều kiện để tiếp cận thông tin, thu nhận được những thành tựu mới về lý luận, kiến thức của nhân loại, nhưng cũng có nhiều những luồng thông tin sai lệch, lý thuyết phản động thâm nhập bằng nhiều con đường, thực tiễn trong nước và thế giới lại rất phong phú, phức tạp. Trên con đường tiếp nhận thông tin, tìm tòi? khám phá tất nhiên nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau về các vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Vì vậy, cần thực hiện dân chủ trong công tác tư tưởng, trước hết trong công tác nghiên cứu lý luận. Cần có cơ chế khuyến khích phát huy tự do tư tưởng, tránh chụp mũ, thành kiến, tạo môi trường cho sự thảo luận dân chủ, tranh luận để tìm ra chân lý khách quan, tránh được những kết luận chủ quan một chiều, đồng thời bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ và phát triển được chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống lại các lý thuyết phản động, các quan điểm sai lầm.

Thực hiện mở rộng thông tin, bảo đảm quyền được thông tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thông tin kịp thời có định hướng là rất quan trọng để nâng cao dân trí, hướng dẫn dư luận, giáo dục chính trị tư tưởng, chủ động ngăn chặn và đấu tranh với những luồng thông tin sai lệnh, các luận điệu xuyên tạc, phản động. Thông tin cần đa dạng để dáp ứng nhu cầu nhiều mặt của nhân dân nhưng phải chống khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo những thị hiếu không lành mạnh.

Thông tin ngày càng phong phú, dân trí ngày càng cao, trên nhiều vấn đề thường có ý kiến mới, ý kiến khác nhau, phản ánh những nhận thức khác nhau, những kinh nghiệm sống và những lợi ích cụ thể khác nhau. Cần mở rộng những hình thức đối thoại, thảo luận dân chủ cởi mở với các tầng lớp nhân dân, qua đó mà hiểu được nhận thức và tâm trạng của họ, trả lời đúng các vấn đề mà họ quan tâm, giải đáp được những băn khoăn thắc mắc của họ. Cũng qua đó mà thu thập ý kiến phê bình, nguyện vọng, đề nghị và sáng kiến của họ phản ánh kịp thời với cơ quan lãnh đạo. Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân mới làm thầy học được dân. Cán bộ làm công tác tư tưởng và cán bộ lãnh đạo các ngành, các cấp cần gần gũi nhân dân, thực sự lắng nghe ý kiến họ, học hỏi họ, vừa tạo được sự nhất trí có căn cứ của họ đối với chủ trương chính sách, vừa thu thập ý kiến họ để bổ sung và hoàn thiện nó. Thực hiện dân chủ trong công tác tư tưởng cũng là một biện pháp quan trọng để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng, chống quan liêu, xa thực tế, ngăn ngừa và hạn chế sai lầm.

7. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, cải tiến phương thức lãnh đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác tư tưởng.

Thắng lợi của cách mạng nước ta là kết quả tổng hợp của một loạt nhân tố, nhưng nhân tố quyết định nhất là sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo ấy là tất yếu để hiện nay chúng ta bảo đảm được độc lập thật sự của đất nước, quyền làm chủ của nhân dân và sự phát triển của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa .

Hiện nay chúng ta đang đứng trước những nhiệm vụ nặng nề, mới mẻ của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Các thế lực thù địch đang mưu toan thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng, đưa nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhất là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vẫn tác động vào tâm tư, tình cảm, làm suy giảm lòng tin của nhiều người. Cuộc đấu tranh tư tưởng vẫn đang diễn ra gay gắt. Vì vậy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tư tưởng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng Đảng và toàn bộ sự nghiệp cách mạng.

Từ những kinh nghiệm lịch sử đã trình bày trên, chúng ta thấy cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trên các mặt sau đây:

- Tăng cường chỉ đạo việc nghiên cứu lý luận, nghiên cứu các môn khoa học xã hội và nhân văn, tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo các lĩnh vực công tác để khắc phục sự chậm trễ về lý luận, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, làm căn cứ cho việc xây dựng và hoàn thiện đường lối chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác tư tưởng. Trong tình hình mới, cần đặc biệt coi trọng tổng kết thực tiễn, trên cơ sở đó mà phát triển lý luận cách mạng phù hợp với tình hình đất nước. Phải phát huy vai trò và tiềm lực của đội ngũ cán bộ lý luận, cán bộ khoa học xã hội, cán bộ có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn vào việc này để thực hiện các chương trình nghiên cứu thiết thực phục vụ cho các nhu cầu của cách mạng.

- Định hướng chính trị tư tưởng đúng và kịp thời thông qua việc xác định phương hướng nhiệm vụ công tác tư tưởng từng thời gian, trên các lĩnh vực công tác quan trọng và đối với những diễn biến phức tạp trong nước và quốc tế, đặc biệt là khi có những bước ngoặt của cách mạng. Lắng nghe các ý kiến khác nhau, tiếp thu những điều hợp lý, trao đổi ý kiến thẳng thắn đối với những người có quan điểm không đúng.

Nắm bắt kịp thời những diễn biến tư tưởng, bảo đảm tính khoa học và độ tin cậy trong việc điều tra dư luận xã hội, nâng cao năng lực dự báo các chiều hướng phát triển. Đấu tranh sắc bén với các thủ đoạn chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch.

- Chỉ đạo chặt chẽ việc tuyên truyền đường lối, chính sách, Nghị quyết, quan điểm của Đảng và luật pháp Nhà nước trên các lĩnh vực, trước hết trong đội ngũ cán bộ phụ trách các cấp, các ngành, chống các khuynh hướng, quan điểm sai lầm.

- Tăng cường việc giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đang viên. Đồng thời giáo dục những tiêu chuẩn về đạo đức và lối sống trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế. Việc giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng cần đi đôi với các biện pháp kinh tế, tổ chức, hành chính, gắn giáo dục với rèn luyện trong phong trào quần chúng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tư tưởng (cán bộ lý luận, giảng viên, báo chí, xuất bản, cán bộ quản lý và tham mưu về công tác tư tưởng…) bồi dưỡng và mở rộng đội ngũ cán bộ không chuyên trách.

Cán bộ làm công tác tư tưởng cần:

- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành với đường lối của Đảng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới.

- Trung thực, có ý thức trách nhiệm cao và tinh thần sáng tạo.

- Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực nghiệp vụ, bổ sung những kiến thức mới đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cách mạng khoa học - công nghệ.

- Có đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh.

- Bám sát cơ sở, tôn trọng và lắng nghe y kiến nhân dân.

Có chế độ, chính sácìl phù hợp để phát huy năng lực, sử dụng nhân tài. Bố trí đúng đội ngũ cán bộ phụ trách các cơ quan công tác tư tưởng quan trọng như: giám đốc trường Đảng, tổng biên tập báo, đài, nhà xuất bản, phụ trách các cơ quan điện ảnh, nhà hát… Coi trọng công tác kiểm tra, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm tốt, uốn nắn sai lầm, chống quan liêu, buông lỏng công tác tư tưởng.

Đi đôi với việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, cần cải tiến phương thức lãnh đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác tư tưởng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nội dung lãnh đạo ấy cần chú ý cả hai mặt:

- Chỉ đạo chặt chẽ về định hướng chính trị tư tưởng, triển khai việc thực hiện công tác tư tưởng thông qua các cấp uỷ, các tổ chức Đảng, huy động và phối hợp lực lượng toàn Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị làm công tác tư tưởng (các cơ quan nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, lực lượng vũ trang. . .). Kết hợp các lục lượng chuyên trách và không chuyên trách, phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác tư tưởng.

- Phát huy vai trò và hiệu lựe quản lý, điều hành của Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng. Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này cần thể chế hoá kịp thời các quyết định của Đảng, có chính sách thích hợp thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động tư tưởng, văn hoá, có sự đầu tư cơ sở vật chất cần thiết. Ngăn chặn và xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật.

Cùng với sự phát triển của sự nghiệp đổi mới, trình độ dân trí ngày càng nâng cao, việc lãnh đạo như trên đã trình bày cần coi trọng nâng cao tính khoa học và phát huy dân chủ trong công tác tư tưởng. Điều này cần quán triệt vào các hình thức và phương pháp công tác tư tưởng: tuyên truyền miệng, sinh hoạt chính trị trong Đảng và các đoàn thể, báo chí, xuất bản, giáo dục chính trị lý luận trong các trường lớp, v.v, chống cách làm công thức nghèo nàn, đơn điệu.

Hiện nay các phương tiện thông tin hiện đại ngày càng phát triển và giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội (truyền hình, Internet.. .). Chúng ta cần sử dụng để làm cho công tác tư tưởng nhanh nhạy và có hiệu quả hơn, đồng thời phải quản lý tốt để đấu tranh và ngăn chặn luồng thông tin xấu, độc hại, bảo vệ an ninh tư tưởng và bản sắc văn hoá dân tộc. Cần tìm tòi cải tiến các hình thức phương pháp mới như các hội thi, đối thoại, giảng dạy trên truyền hình…

- Công tác tư tưởng phải chuyển mạnh về cơ sở, gắn với thực tiễn ở cơ sở, trực tiếp với cán bộ, đảng viên, nhân dân ở cơ sở. Như vậy, các cấp trên phải tổ chức việc đưa thông tin về cơ sở, đến được dân, tới được các đối tượng cần thiết. Cần xây dựng và củng cố bộ máy tuyên huấn cơ sở, giúp cho cấp uỷ và đảng bộ cơ sở chỉ đạo phối hợp các lực lượng làm công tác tư tưởng. Kết quả là người dân có thể hiểu được tình hình nhiệm vụ, nắm được chủ trương; chính sách, tự giác thực hiện có hiệu quả. Đồng thời họ có thể kiểm tra, phê bình việc chỉ đạo thực hiện của cán bộ, góp ý kiến với cấp trên về chủ trương chính sách. Đối với những đợt công tác giáo dục quan trọng, cấp trên nên làm thí điểm ở cơ sở để rút kinh nghiệm trước khi mở rộng ra tất cả các địa phương.

SƠ THẢO LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRLỂN VỀ TỔ CHỨC CỦA BAN

TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA TRUNG ƯƠNG

l Thời kỳ từ năm 1930 đến năm 1945

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930.

Tên của cơ quan tham mưu của Đảng về công tác tư tưởng được gọi là: "Ban cổ động và tuyên truyền", "Ban Tuyên truyền", "Bộ Cổ động và tuyên truyền"; "Bộ Tuyên truyền Trung ương".

- Đề cương tuyên truyền "ngày Quốc tế đỏ - mồng một tháng tám" có ghi "Ban cổ động và tuyên truyền của Đảng Cộng sản ấn hành" - 1930.

- Tài liệu "Thông báo cho các xứ ủy" 1930 cũng nêu: các xứ ủy phải có "Ban tuyên truyền".

- Án Nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị lần thứ hai tháng 3 - 193 l có hẳn một Nghị quyết riêng về "vấn đề cổ động tuyên truyền". Nghị quyết nêu rõ: Sự quan trọng, những ưu, khuyết điểm; việc tổ chức và nhiệm vụ cốt yếu trong sự cổ động tuyên truyền, nêu "Tổ chức bộ cổ động và tuyên truyền".

Từ tháng 3- 1931 cho đến tháng 8- 1945 Đảng có nhiều lần nói về tuyên truyền cổ động. Đến Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp ngày 14, 15-8- 1945 nêu 12 việc trong đó việc thứ 10 ghi "Chỉnh đốn Bộ tuyên truyền Trung ương, các xứ và các khu giải phóng… ".

Như vậy là từ năm 1930 đến tháng 8- 1945. cơ quan tham mưu của Trung ương về công tác tư tưởng văn hóa gọi là "Ban cồ động tuyên truyền" hay "Bộ Cổ động và tuyên truyền" do Trung ương phân công các đồng chí lãnh đạo Trung ương phụ trách. Các Nghị quyết cũng không nêu rõ tên các đồng chí phụ trách cơ quan.

2. Thời kỳ từ năm 1945 dến năm 1975

Đây là thời kỳ có rất nhiều thay đổi về tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu của Trung ương về công tác tư tưởng văn hóa, khoa giáo. Chúng tôi xin nêu các Quyết định thành lập Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

a. Giai đoạn từ năm 1945 đên năm 1955, 1956

Ngày 5-12- 1948, Thường vụ Trung ương ra Quyết định số 50 về Tổ chức lại các Bộ, các ban giúp việc Trung ương. Nghị quyết nêu rõ: "chỉ bộ tổ chức mới gọi là bộ, các ban kinh tế tài chính, tuyên huấn, kiểm tra sẽ chỉ gọi là ban".

Ngày 14-9- 1950, Trung ương có Quyết định số 55-QĐ/TƯ về tổ chức Ban tuyên truyền và Ban giáo dục Trung ương Đảng Nội dung Nghị quyết như sau:

- Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng

+ Nhiệm vụ: Ban Tuyên truyền Trung ương có nhiệm vụ giúp Trung ương lãnh đạo công tác tuyên truyền trong Đảng và ngoài đảng ở các bộ phận;

· Nha thông tin

· Hội văn nghệ

· Hội Mác

· Báo chí (Sự thật, Cứu quốc. . .)

· Tuyên truyền bộ đội

· Tuyên truyền mặt trận và các đoàn thể quần chúng.

Các bộ phận nói trên có nhiệm vụ thi hành công tác tuyên truyền theo đường lối và kế hoạch chung qua Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng.

+ Thành phần: Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng do đồng chí Thận (tức đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh) phụ trách và các đồng chí:

· Tố Hữu: Trưởng ban.

· Trần Văn Giầu: Phó trưởng ban.

· Lê Quang Đạo.

· Xuân Thủy.

· Lê Liêm.

Ban Giáo dục Trung ương Đảng

+ Ban Giấo dục Trung ương Đảng có nhiệm vụ giúp Trung ương lãnh đạo công tác giáo dục trong và ngoài Đảng trong các bộ phận:

· Trường Đảng, bộ phận hướng dẫn học tập trong Đảng, bộ phận biên tập xuất bản của Đảng.

· Các bộ phận huấn luyện của mặt trận và các đoàn thể quần chúng.

· Các bộ phận huấn luyện chính trị trong bộ đội.

· Bộ quốc gia giáo dục.

+ Ban Giáo dục Trung ương Đảng do đồng chí Phạm Văn Đồng phụ trách và gồm các đồng chí:

· Hà Huy Giáp: Trưởng Ban.

· Nguyễn Khánh Toàn: Phó trưởng ban.

· Trần Huy Liệu.

· Đào Duy Kỳ.

· Hoàng Hưu Nhân.

· Nguyễn Hữu Đang.

· Hoài Thanh.

Và một số cán bộ phụ trách huấn luyện cán bộ trong bộ đội (do đồng chí Nguyễn Chí Thanh giới thiệu).

- Ngày 16-4-1951, Trung ương có Quyết định số 09 QĐ/TƯ về thành lập các ban và tiểu ban giúp việc.

Ban Tuyên huấn gồm các đồng chí Trường Chinh (Trưởng ban), Phạm Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng), Tố Hữu, Trần Quang Huy, Hoàng Tùng, Xuân Thủy, Lê Quang Đạo, Nguyễn Chương, Nguyễn Khánh Toàn, Minh Tranh.

- Ngày 29-6-1951, Trung ương có Quyết định số 23-QĐ"TƯ, nội dung:

+ Thành lập bốn tiểu ban trong Ban Tuyên huấn gồm:

· Tiểu ban huấn học.

· Tiểu ban biên tập.

· Tiểu ban văn nghệ.

· Tiểu ban giáo dục.

+ Chỉ định các đồng chí sau đây trong các tiểu ban trên:

· Tiểu ban huấn học do đồng chí Nguyễn Chương làm thư ký và các đồng chí: Lê Quang Đạo, Nguyễn Khánh Toàn, Đào Duy Kỳ.

· Tiểu ban biên tập do đồng chí Minh Tranh làm thư ký và các đồng chí: Lê Quang Huy, Bùi Công Trừng, Nguyễn Khánh Lê, Tố Hữu.

· Tiểu ban văn nghệ do đồng chí Tố Hữu làm thư ký và các đồng chí Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh.

· Tiểu ban giáo dục do đồng chí Nguyễn Khánh Toàn làm thư ký (còn các nhân viên khác Trung ương sẽ chỉ định sau) .

+ Ban Tuyên huấn, các đồng chí kể trên chiếu nghị quyết thi hành.

- Ngày 22- 11- 1954 Trung ương có Ngbị quyết số 51-NQ/TƯ về Kiện toàn Ban Tuyên huấn Trung ương.

Trưởng ban: đồng chí Trưởng Chinh

Phó trưởng ban: đồng ehí Tố Hữu và các đồng chí: Nguyễn Chương, Nguyễn Huy, Trần Tống.

- Ngày 3- 11- 1955 Trung ương có Quyết định số 28 QĐ/TƯ.

Nghị quyệt về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Tuyên huấn Trung ương.

+ Về nhiệm vụ, quyền hạn: ghi ba nhiệm vụ chung và sáu nhiệm vụ cụ thể

Quyền hạn: ghi hai quyền.

+ Về tổ chức

"Ban Tuyên huấn Trung ương tổ chức và làm việc theo chế độ thủ trưởng, không theo chế độ ủy viên".

a) Ban gồm có:

Trưởng ban: đồng chí Tố Hữu phụ trách chung công tác tuyên huấn và phụ trách riêng về công tác văn hóa và công tác tổ chức.

Phó trưởng ban: đồng chí Nguyễn Kỉnh phụ trách công tác tuyên truyền, báo chí, đài và Thông tấn xã, thay đồng chí Tố Hữu khi đi vắng.

Phó trưởng ban: đồng chí Nguyễn Huy, phụ trách công tác xuất bản và Nhà xuất bản Sự thật.

Phó trưởng ban: đồng chí Nguyễn Chương, phụ trách công tác giáo dục cán bộ và giúp về giáo vụ của trường Đảng (chương trình, tài liệu, phương pháp giáo dục).

Ban Tuyên huấn Trung ương có các vụ và các phòng giúp việc.

- Ngày 22- 1- 1966. Quyết định số 001-NQ/TƯ của Ban Bí thư.

Nghị quyết về sưa đối một vài điểm trong Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Tuyên huấn Trung uơng.

Nội dung Nghị quyết: Tiếp tục Nghị quyết số 28-NQ/TƯ ngày 3-12- l955, xét đề nghị của Ban Tuyên huấn và Ban Tổ chức Trung ương, Trung ương quyết định sửa đổi mây điểm về tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương.

Như vậy là, từ năm 1951 đến năm 1956, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng là cơ quan tham mưu cho Trung ương Đảng một cách toàn diện các mặt: tuyên truyền, giáo dục, văn hóa văn nghệ, báo chí, xuất bản.

b) Giai đoạn từ năm 1956 đến năm 1975

Đặc điểm nổi bật về tổ chức bộ máy Ban Tuyên huấn Trung ương trong giai đoạn này là việc tách ra, nhập vào giữa Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương.

Theo Quyết định số 09 QĐ/TƯ ngày 16-4-1951 về thành lập các Ban của Trung ương, trong đó có Ban Tuyên huấn Trung ương do đồng chí Trường Chinh làm Trưởng ban và các Quyết định sau đến năm 1956 Ban Tuyên huấn là cơ quan tham mưu duy nhất của Trung ương bao gồm các lĩnh vực công tác tuyên truyền, huấn luyện cán bộ, khoa học giáo dục, văn hóa văn nghệ.

Năm 1957 là năm Trung ương có ba Quyết định quan trọng:

- Quyết định số 13-NQ/TƯ ngày 22-5-1957 của Ban Bí thư về việc: Thành lập Tiểu ban văn nghệ Trung uơng và đảng đoàn các ngành văn học nghệ thuật.

- Nghị quyết số 14-NQ/TƯ ngày 24-5- 1957 của Ban Bí thư về việc: Thành lập Tiểu ban khoa học giáo dục Trung ương và chấn chỉnh sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giáo dục.

Nghị quyết số 31-NQ/TƯ ngày 4-6- 1957 của Ban Bí thư về Tổ chức, nhiệm vụ và quan hệ công tác của Ban Tuyên huấn các cấp của Đảng.

Năm 1958: Nghị quyết số 50-NQ/TƯ ngày 23-8- 1958 của Ban Bí thư về việc: Thành lập Ban Văn hóa giáo dục Trung ương, gọi tắt là Ban văn giáo Trung ương.

Năm 1959: Quyết định số 9 l QĐ/TƯ ngày 1- 12- 1959 của Ban Bí thư Nghị quyết về việc hợp nhất hai Ban Tuyên huấn và Văn giáo. Nội dung của quyết định:

+ Hợp nhất hai Ban Tuyên huấn và Văn giáo Trung ương thành một Ban Tuyên huấn Văn giáo, gọi tắt là Ban Tuyên giáo Trung ương.

+ Về tính chất, nhiệm vụ, quan hệ công tác và phương pháp công tác của Ban Tuyên giáo nói chung vẫn theo quy định của Ban Bí thư trong Chỉ thị số 51 chỉ thị Trung ương ngày 4-6-195 7.

+ Về tổ chức của Ban Tuyên giáo:

Ban Tuyên giáo Trung ương gồm có những đồng chí sau đây:

· Đồng chí Trường Chinh: Trưởng ban

· Đồng chí Tố Hữu: Phó trưởng ban

· Đồng chí Hà Huy Giáp: Phó trưởng ban

· Đồng chí Nguyễn Chương: Phó trưởng ban

· Đồng chí Trần Tống: Phó trưởng ban

· Đồng chí Trần Quang Huy: Phó trưởng ban.

Sau Đại hội III của Đảng, Bộ Chính trị đã cừ đồng chí Tố Hữu làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Đồng chí Trần Quang Huy và Nguyễn Chương làm Phó trưởng ban, các đồng chí Hà Huy Giáp, Trần Tống làm Phó trưởng ban kiềm nhiệm của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Như vậy là sau khi tách khỏi Ban Tuyên huấn được một năm (23-8-1958) thành lập Ban Văn giáo thì năm 1959 lại nhập trở lại thành Ban Tuyên giáo Trung ương. Ban Tuyên giáo Trung ương hoạt động được 10 năm thì lại tách ra thành hai Ban theo Quyết định số 1584-NQ/TƯ ngày 30-l-1968 của Bộ Chính trị Về việc chia Ban Tuyên giáo Trung ương làm hai Ban. Nội dung quyết định như sau:

+ Chia Ban Tuyên giáo Trung ương làm hai Ban là Ban Tuyên huấn và Ban khoa học giáo dục.

Ban Tuyên huấn có nhiệm vụ giúp Trung ương nghiên cứu đường lối, chủ trương về công tác tuyên huấn và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương đó trong các đơn vị:

· Bộ Văn hoá

· Tổng cục thông tin.

· Uỷ ban liên lạc văn hoá với nước ngoài

· Việt Nam Thông tấn xã

· Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam

· Báo Nhân dân

· Tạp chí Học tập

· Trường Nguyễn Ái Quốc và các trường Đảng l, 2, 3, 4.

Ban khoa học giáo dục có nhiệm vụ giúp Trung ương nghiên cứu đường lối, chủ trương về công tác khoa học, giáo dục và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương đó trong các đơn vị:

· Uỷ ban khoa học và ky thuật;

· Uỷ ban khoa học xã hội;

· Uỷ ban thể dục thể thao;

· Bộ Y tế.

· Bọ Đại học và trung học chuyên nghiệp;

· Bộ Giáo dục.

+ Về tổ chức bộ máy mỗi Ban sẽ do các Ban trên phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu trình Ban Bí thư quyết định.

Như vậy từ 30-1-1968, Ban Tuyên huấn Trung ương được thành lập trở lại. Theo phân công của Bộ Chính trị đồng chí Tố Hữu, Bí thư Trung ương Đảng khóa III làm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương và Trưởng ban Khoa giáo Trung ương.

3. Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1980:

Ban Tuyên huấn Trung ương do đồng chí Tố Hữu làm Trưởng ban, các đồng chí: Hoàng Tùng, Đào Duy Tùng, Nguyễn Vịnh, Hà Huy Giáp, Trẩn Độ làm Phó trưởng ban.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước để tăng cường chỉ đạo công tác tư tưởng tại chiến trường đã thành lập Ban Tuyên huấn Trung ương Cục hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục. Bên cạnh Ban Tuyên huấn Trung ương Cục còn có các Ban Tuyên huấn các khu trực thuộc khu ủy.

Ngày 12-3-1976 theo Quyết định số 50-QĐ/HTTƯ Ban Tuyên huấn Trung ương gồm 13 đơn vị trực thuộc. Sau một thời gian củng cố, xây dựng, cuối năm 1980 Ban Tuyên huấn Trung ương có 16 đơn vị trực thuộc.

Thời kỳ này Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng có một số quyết định cử đến, điều đi số cán bộ quản lý lãnh đạo của Ban:

Đồng chí Tố Hữu, Uỷ viên Bộ Chính trị làm Trưởng ban. Các Phó trưởng ban gồm các đồng chí: Hoàng Tùng, Đào Duy Tùng, Hà Huy Giáp, Nguyễn Minh Vỹ, Vũ Đình Liệu.

Năm 1980: Quyết định số 1532-QĐNS TƯ ngày 21-1-1980 của Bộ Chính trị cử đồng chí Hoàng Tùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, làm Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, và vẫn kiêm chức Tổng biên tập báo Nhân Dân.

Như vậy từ năm 1980 lãnh đạo Ban Tuyên huấn Trung ương do đồng chí Hoàng Tùng, Bí thư Trung ương Đảng làm Trưởng ban. Các đồng chí Đào Duy Tùng, Nguyễn Minh Vỹ, Lê Xuân Đồng, Nguyễn Vịnh, Lê Quang Trinh làm Phó trưởng ban.

4. Thời kỳ từ năm 1980 đến năm 1989

Đặc điểm nổi bật về tổ chức cán bộ của Ban Tuyên huấn Trung ương thời kỳ này là thời kỳ tách ra nhập vào giữa Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban văn hóa văn nghệ Trung ương và thành lập Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương hiện nay.

Về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, sau đề cương văn hóa năm 1943 chỉ ra những nội dung xây dựng nền văn hóa Việt Nam, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất của Đảng từ ngày 28-2 đến ngày 2-3-1949 quyết định thành lập Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương và các tiểu ban. Ngày 5-6-1949, Ban Thường vụ Trung ương ra Quyết định số 63b-NQ/TƯ thành lập ban Văn hóa Trung ương (đã nói kỹ ở phần trên).

Đến năm 1955, trong Quyết định số 28 QĐITƯ ngày 3-ll-1955 của Ban Bí thư về Nhiệm vụ, quyền hạn và to chức của Ban Tuyen huấn Trung ương, phần các dơn vị trong Ban có Vụ Văn hóa. Năm 1957, Ban Bí thư Trung ương lại có Quyết định số 73 QĐ/TƯ ngày 22-5- 1957 về việc Thành lập Tiểu ban văn nghệ Trung ương và đẩng đoàn các ngành văn hoá nghệ thuật.

Từ năm 1959, trong Quyết định số 91 của Ban Bí thư ngày 1-12-1959 về hợp nhất hai Ban Tuyên huấn và Văn giáo lấy tên là Ban Tuyên giáo Trung ương. Trong phần tổ chức các đơn vị trực thuộc Ban có Vụ Văn nghệ. Sau năm 1968 Ban Khoa giáo Trung ương tách ra thành một Ban riêng thì trong quyết định kiện toàn Ban Tuyên huấn Trung ương ngày 26-7-1970 có Vụ Văn hóa - Văn nghệ.

Tháng 8-1980 theo thông báo của Bộ Chính trị thành lập Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương. Đến ngày 18-8-1981, Ban Tuyên huấn Trung ương có quyết định giải thể Vụ Văn hóa - Văn nghệ, chuyển giao cán bộ cho Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, đồng chí Đào Duy Tùng, Uỷ viên Trung ương Đảng được cử làm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương. Các đồng chí: Lê Xuân Đồng, Vũ Thị Thanh, Nguyễn Hoàng, Trần Trọng Tân làm Phó trưởng ban.

Năm 1983, Ban Bí thư có Quyết định số 33 QĐ/TƯ ngày 28-12-1983 thành lập Uỷ ban công tác tư tưởng. Cùng với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban Tuyên huấn Trung ương, Ban còn đảm nhận nhiệm vụ giúp việc Uỷ ban công tác tư tưởng theo tinh thần Quyết định số 33 đã ghi: Uỷ ban công tác tư tưởng do đồng chí Hoàng Tùng, Bí thư Trung ương phụ trách công tác tư tưởng, làm chủ nhiệm và dựa vào bộ máy của Ban Tuyên huấn làm thường trực của Uỷ ban; không có bộ máy riêng.

5. Thời kỳ từ năm 1989 đến nay

Sau Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), ngày 14-l1-1987 đồng chí Trần Trọng Tân, Uỷ viên Trung ương Đảng khóa VI được phân công làm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương. Các đồng chí Phó trưởng ban gồm: Lê Xuân Đồng, Nguyễn Hoàng, Vũ Thị Thanh, Võ Quang Trinh, Nguyễn Thái Ninh, Hà Học Hợi, Cao Xuân Long.

Năm 1989 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Quyết định số 85 QĐ/TƯ ngày 11-4-1989 về việc tổ chức lại ban Đảng. Nghị quyết nêu:

"Điều 1: Thống nhất Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương với Ban Tuyên huấn Trung ương, lấy tên là Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

Điều 2: Cử đồng chí Trần Trọng Tân, Uỷ viên Trung ương Đảng, làm Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

Điều 3: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương có trách nhiệm xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy mới của Ban và báo cáo Ban Bí thư xem xét quyết định".

Thi hành quyết định trên đây của Bộ Chính trị Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương tiến hành tiếp nhận các tổ chức và hơn 220 cán bộ của hai Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương và Tuyên huấn Trung ương. Khẩn trương xây dựng dự thảo về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban để trình Ban Bí thư ra quyết định.

Năm 1991 (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII), đồng chí Thái Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng được cử làm Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương từ cuối năm 1991, đến tháng 5- 1992 nghỉ chữa bệnh. Trung ương điều đồng chí Hà Đăng, Uỷ viên Trung ương Đảng về làm Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; đồng chí Hữu Thọ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực về làm Tổng biên tập báo Nhân Dân thay đồng chí Hà Đàng từ tháng 5-1992. Các đồng chí Phó trưởng ban gồm Hà Học Hợi, Hồ Anh Dũng, Lê Thanh Nhàn, Phạm Quang Nghị. Năm 1992, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương có tờ trình Ban Bí thư số 139-TTVH/TƯ ngày 31-3-1992 Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Ngày 29-8-1992, Ban Bí thư Trung ương có Quyết định số 37 QĐ/TƯ về chức năng, nhiệm vụ, và tổ chức của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

Sau Đại hội lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996), đồng chí Hữu Thọ, Uy viên Trung ương Đảng được cử làm Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, các đồng chí Phó trưởng ban: Phạm Quang Nghị, Hà Học Hợi, Trần Hoàn, Đào Duy Quát, võ Hồng Nhân, Ngô Hai. Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VIII) đã có thông báo số 38-TB/TƯ ngày 3-2- 1997 về Kết luận của Thường vụ Bộ Chính trị về một số công tác của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Thông báo không nói thay đổi chức năng nhiệm vụ mà chỉ nhấn mạnh: Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cần hết sức coi trọng việc tổng kết lý luận, thực tiễn công tác tư tưởng - văn hóa; cụ thể hóa chức năng tham mưu, chỉ đạo tác chiến và kiểm tra trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Như vậy là Quyết định số 37 QĐ/TƯ ngày 29-8-1992 của Ban Bí thư Trung ương (khóa VII) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương vẫn là cơ sở pháp lý có hiệu lực chỉ đạo mọi hoạt động của Ban trong thời gian này. Do yêu cầu của công tác, năm 1998 và đầu năm 1999 lãnh đạo Ban đã có quyết định thành lập một số đơn vị mới của Ban.

Các đồng chí Trưởng ban của Trung ương về công tác tư tưởng - văn hóa qua các thơi kỳ.

1. Đồng chí Trường Chinh

- Tháng 5- 194 l: Tổng Bí thư trực tiếp làm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương.

- Năm 1950: Phụ trách Ban Tuyên truyền Trung ương (Theo Quyết định số 55 QĐ/TƯ ngày 14-9- 1950).

- Năm 1951: Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương (Theo Quyết định số 09 QĐ/TƯ của Trung ương Đảng về Thành lập cảc Ban và tiểu ban giúp việc Trung ương).

Năm 1954: Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương (Theo Quyết định số 51-QĐ/TƯ về Kiện toàn Ban Tuyên huấn Trung ương).

Năm 1959: Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (Theo Quyết định số 91-QĐ/TƯ ngày 1-12-1959 của Ban Bí thư về Việc hợp nhất hai Ban Tuyên huấn và Văn giáo Trung ương) và một thời gian sau Đại hội III.

2. Đồng chí Tố Hữu.

Năm 1950: Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng (Theo Quyết định số 55 QĐ/TƯ ngày 14-9-1950 của Ban Bí thư thành lập "Ban Tuyên truyền và Ban giáo dục Trung ương Đảng "Nghị quyết nói rõ: "Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng do đồng chí Thận phụ trách. Đồng chí Tố Hữu là Trưởng ban".

- Năm 1951: Tham gia lãnh đạo Ban (Theo Quyết định số 09 ngày 16-4-1951 của Trung ương).

- Năm 1955: Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương (Theo Quyết định số 23 QĐ/TƯ ngày 3- 11-1955: Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Tuyên huấn Trung ương).

- Năm 1960. Sau Đại hội III, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

- Năm 1968 tách hai ban Tuyên huấn và Khoa giáo vẫn kiêm Trưởng hai Ban.

3. Đồng chí Hoàng Tùng

Năm 1980 Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương.

(Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, theo Quyết định số 1532 QĐ/NSTƯ ngày 21-1-1980 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng).

4. Đồng chí Đào Duy Tùng

Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương từ năm 1982 (sau Đại hội V) đến Đại hội VI (1986).

5. Đồng chí Trần Trọng Tân

- Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương từ ngày 14-1-1987 phân công của Bộ Chính trị.

- Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương từ ngày 11-4-1989 (Theo Quyết định số 85 QĐ/TƯ ngày 11-4-1989 của Bộ Chính trị) .

6. Đồng chí Nguyễn Thái Ninh

Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương từ sau Đại hội VII (1991) đến 7-5-1992 nghỉ chữa bệnh.

7. Đồng chí Hà Đăng

Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương từ ngày 7-5-1992 đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.

8. Đồng chí Hữu Thọ

Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương từ sau Đại hội VIII (1996) đến nay.

Các đồng chí Trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ khi văn hoá - văn nghệ còn là một Ban riêng.

1. Đồng chí Trần Huy Liệu (1949)

Trưởng Ban Văn hóa Trung ương (Theo Quyết định số 63B-QĐ/TƯ ngày 5-6-1949 của Thường vụ Trung ương Đảng về Việc thành lập Ban Văn hóa Trung ương và các tiểu ban).

2. Đồng chí Hà Xuân Trường

Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương từ đầu năm 1983 đến năm 1987.



[1] l Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.319.
[2] Xem Sđd, tr.318-31
[3] Sđd, tr.3 19.
[4] Sđd, tr.322.
[5] Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr.533
[6] Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đang Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 2, tr.69-70.
[7] Sđd, tr. 70-7 1.

[8] Văn kiện của Đảng và Nhà nước về văn hoá, văn nghệ (1943-1968), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 14.

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr.324-325.

[10] Nghị quyết Bộ Chính trị số 16-NQITƯ tháng 4- 1957 về công tác ttt tưởng, Tài liệtt Cục lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng

[11] l Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr.2.

[12] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị qnốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, 497

[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; 2000, t. 10, tr.59.

2. Sđd, t.9, tr.419.

[14] Xem Thông tấn xã Việt Nam - Nưa thê kỷ mọt chặng đường, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996

[15] Kết lnận của Hội nghị Bộ Chính trị ngày 25-5- 1994 về tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ và một số vấn đề lịch sử Đảng thời kỳ 1954 - 1960.

[16] Nghị quyết Hội nghị Khu ủy VIII tháng 12-1959.

[17] Lê Duẩn: Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1965, tr. 7.

[18] . Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.II, tr. 10l.

[19] Sđd, tr.102

[20] Sđd, tr.10-104

[21] Xem Thông tấn xã Việt Nam - nửa thế kỷ, một chặng đường, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

[22] Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 2, tr. 134.

[23] Sđt, tr.135

[24] Sđt, tr.137-138

[25] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.II, tr.366.

[26] Sđd, t.10. tr.310

[27] Sđd, tr.310

[28] Sđd, tr.613

[29] Sđd, tr.613, 614

[30] Sđd, tr.613., 614

[31]. Văn kiện của Đảng và Nhà nước về văn hoá, văn nghệ (1943-1968). Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.85, 87.

[32] Hồ Chí Minh: Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,... 2000, t 10, tr.646.

[33] Hồ Chí Minh: Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,... 2000, t 10, tr.646.

[34] Sđd, tr.647

[35] Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.II, tr. 130, 131, 136-137.

[36] Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.2, tr.200.

[37] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, t.II, tr.227.

[38] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, t.11, tr.470.

[39] Tuyên bố ngày 3-8- 1965 của Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.

[40] Văn kiện của Đảng và Nhà nước về văn hoá văn nghệ (1943 -1968), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 107

[41] Quyết định của chính quyền Mỹ - ngụy trong cuộc họp tại Honolulu ngày 24-l-1967.

[42] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, t. 12, tr. 108.

[43] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 12, tr.212.

[44] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 12, tr.92.

[45] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 12, tr.95-96.

[46] Sđd, tr.547-548

[47] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000, t. 12

[48] Theo: Lược sử hoạt động tuyên giáo Đà Nẵng. (B.T).

[49] Theo cuốn Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, t.II, 1998.

[50] Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, t.II, trang 417- 418

[51] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 t. 12, tr.425-426

[52] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 t. 12, tr.425-426

[53] Theo cuốn Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, NXB thành phố Hồ Chí Minh, tII, 1998

[54] Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV" Nb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tr.5-6.

[55] Nghị quyết 254 ngày 16-7-1976 của Bộ Chính trị về những nhiệm vụ trước mắt ở miền Nam.

[56] Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (do đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 67.

[57] Đảng Cộng sản Việt Nam: Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr.9-10.

[58] Trích Nghị quyết 36, tháng 2-1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

[59] Bài phát biểu của Tổng Bí thư Trường Chinh tại Đại hội lần thứ X của Đảng bộ thành phố Hà Nội, tháng 10-1986. (T.G)

[60] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.13

[61] Xem: Sđd, tr.13, 14, 15, 16

[62] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 212, 15

[63] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 212, 15

[64] Sđd, tr. 212

[65] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.26

[66] Sđd, tr. 27

[67] Sđd, tr. 27

[68] Sđd, tr. 42

[69] Sđd, tr. 47

[70] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 60.

[71] Sđd, tr. 46.

[72] Sđd, tr. 34-35.

[73] Sđd, tr.47-48.

[74] Sđd, tr.35.

[75] Sđd, tr.95.

[76] Sđd, tr.83-84

[77] Sđd, tr.147

[78] Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, 1993, tr. 54.

[79] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 67.

[80] Xem: Sđd, tr, 67-68

[81] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 86.

[82] Sđd, tr.80.

[83] Sđd, tr.82.

[84] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 17-l8.

[85] Thông báo số 7 1-TBITƯ ngày 7-6- 1997 của Thường vụ Bộ Chính trị.

[86] Trích: Nhận định của Bộ Chính trị trong Chỉ thị số 22 ngày 17-10-1997 Về báo chí xuất bản.

[87] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[88] Sđd, tr.9.

[89] Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương: Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.33, 36, 39, 45, 48

[90]

[91]

[92]

[93]

[94]

[95] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.42-43

[96] Lê Khả Phiêu: Đảng cộng sản Việt Nam - 70 năm xây dựng và trưởng thành, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 16

[97] Sđd, tr. 16, 17

[98] Sđd, tr. 16, 17

[99] Sđd, tr. 33-44

[100] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.136

[101] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2000,t.4, tr4.

[102] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2000,t.4, tr4.