Chiến lược đại dương xanh review năm 2024

Là hoàn cảnh mà nhiều tổ chức, cá nhân đang phải đương đầu khi tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Là tình trạng các doanh nghiệp đang phải vật lộn, kháng cự trong đại dương "nhuốm máu" của sự cạnh tranh và thực sự muốn được thoát ra. Cũng là khi họ nhận ra biên độ lợi nhuận dần thu hẹp thì đại dương xanh của chính họ đang chuyển dần sang đỏ.

Khái niệm "Đại dương xanh" được biết đến lần đầu tiên vào năm 2005 qua "Chiến lược Đại dương xanh" của hai tác giả Kim và Mauborgne. Sau hơn 10 năm, "Đại dương xanh" đã trở thành khái niệm quen thuộc với các nhà kinh tế khi bàn đến chiến lược tạo ưu thế cạnh tranh. Mục đích của chiến lược Đại dương xanh là rất rõ ràng: Cho phép bất kỳ tổ chức - dù lớn hay nhỏ, dù mới thành lập hay đã hình thành lâu đời - vượt lên thách thức, gia tăng các cơ hội và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, khi đối mặt với áp lực về chi phí và lợi nhuận gia tăng, sự cạnh tranh để tồn tại giữa các doanh nghiệp đơn ngành và đa ngành càng trở nên gay gắt, nên trên thực tế "Đại dương xanh" đang chuyển dần và rơi vào những chiếc bẫy của đại dương đỏ.

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng phức tạp, khi các thị trường ngày càng mở rộng nhưng đồng thời cũng bị thu hẹp và rút ngắn lại thì thực tiễn đòi hỏi các công ty phải tìm ra những chiến lược cạnh tranh mới để tồn tại và phát triển. Và hàng loạt các câu hỏi được đặt ra:

- Làm thế nào để chúng ta sắp xếp toàn bộ các hoạt động xoay xung quanh chiến lược Đại dương xanh?

- Chúng ta làm gì khi chiến lược Đại dương xanh trở thành đại dương đỏ?

- Làm thế nào để chúng ta tránh được những lôi kéo hấp dẫn của "các tư duy đại dương đỏ" - bản chất là "những chiếc bẫy đại dương đỏ" - khi chúng ta đang theo đuổi chiến lược Đại dương xanh?

Những câu hỏi này đã thúc đẩy các học giả W. Chan Kim và Renée Mauborgne, là các giáo sư tại Viện INSEAD của Pháp - trường đào tạo kinh doanh lớn thứ hai trên thế giới, tổng kết các nghiên cứu của họ về một chiến lược phát triển và mở rộng một thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết mà các công ty có thể khám phá và khai thác.

Trong lần tái bản này, "Chiến lược đại dương xanh" đã được bổ sung hai chương mới và mở rộng chương thứ 3. Trong đó nhấn mạnh làm sao để giải quyết triệt để nguồn gốc của những thách thức, những khó khăn mà các nhà quản lý luôn gặp phải. Đặc điểm chính của cuốn sách, là trình bày quan điểm về chuyển đổi từ việc cạnh tranh tới việc tạo ra thị trường mới và do đó vô hiệu hóa cạnh tranh hay nói cách khác "Làm thế nào để tạo khoảng trống thị trường và vô hiệu hóa đối thủ cạnh tranh". Tác giả mong muốn tạo ra triết lý kinh doanh của Chiến lược Đại dương xanh là: Chiến thắng mà không cần cạnh tranh.

Cuốn sách viết ra nhằm thay đổi tư duy chiến lược cho các nhà quản trị doanh nghiệp với một chiến lược đơn giản: Hãy bơi trong luồng nước rộng. Các công ty đang phải vật lộn cạnh tranh trong đại dương đỏ hẳn sẽ làm tốt hơn nếu học hỏi và làm theo chiến lược Đại dương xanh. Các tác giả cũng đề cập 6 cách cụ thể để giúp các công ty xây dựng chiến lược Đại dương xanh:

1. Vạch lại ranh giới thị trường. Khảo sát các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành của bạn.

2. Tập trung vào bức tranh lớn, chứ không vào các chi tiết cụ thể. Xem xét môi trường cạnh tranh thông qua việc đánh giá của khách hàng để bạn biết cần chú trọng những điểm gì là quan trọng đối với họ.

3. Vượt trên mức nhu cầu hiện tại. Đừng tập trung vào khách hàng hiện nay mà hãy tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

4. Thiết lập trật tự ưu tiên về chiến lược. Những cải tiến về mặt công nghệ không đảm bảo thành công về thị trường sao cho công nghệ phải phù hợp với khách hàng và tạo ra giá trị gia tăng.

5. Vượt qua những trở ngại trong nội bộ tổ chức.

6. Đưa việc điều hành thành chiến lược. Liên kết các cam kết, giải thích, kỳ vọng với sự phát triển thực tế của chiến lược.

Việc thực thi chiến lược Đại dương xanh đòi hỏi sự đồng thuận của cả nhóm.

Thông điệp mạnh mẽ mà chiến lược đại dương xanh muốn đem đến là: Tập trung vào các giá trị của doanh nghiệp thay cho các hoạt động cạnh tranh. Từ đó tạo nên một thị trường mới dựa vào giá trị nội tại của doanh nghiệp và vô hiệu hóa đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược đại dương xanh được tái bản theo bản dịch từ bản sách gốc mới nhất được cập nhật, và được bổ sung bởi chính tác giả - W. Chan Kim và Renée Mauborgne. Sách được Phương Thúy dịch, Ngô Phương Hạnh hiệu đính và do Công ty Alpha Books phát hành.

Thông điệp mạnh mẽ mà chiến lược đại dương xanh muốn đem đến là: Tập trung vào các giá trị của doanh nghiệp thay cho các hoạt động cạnh tranh. Từ đó tạo nên một thị trường mới dựa vào giá trị nội tại của doanh nghiệp và vô hiệu hóa đối thủ cạnh tranh.

Năm 2005, "Chiến lược đại dương xanh" (Blue Ocean Strategy) đã được xuất bản để bàn về các chiến lược tạo lập thị trường, vô hiệu hoá sự cạnh tranh. Cuốn sách đã được dịch ra 46 ngôn ngữ khác nhau với 3,6 triệu bản đã được bán ra trên toàn thế giới.

Năm 2017, tức 12 năm sau đó, hai tác giả Chan Kim và Renée Mauborgne đã tiếp tục cho ra mắt cuốn sách "Cuộc dịch chuyển đại dương xanh" (Blue Ocean Shift). Đến nay, cuốn sách đã được dịch sang 29 ngôn ngữ trên toàn thế giới. Cả hai cuốn sách vẫn theo đuổi hai chiến lược khác biệt hoá và chi phí thấp, đặc biệt nhấn mạnh đến sự thực thi.

Việc thực thi (execution) đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của các doanh nghiệp. Khi nói đến thực thi, người ta nhấn mạnh đến sự thực thi mạnh mẽ, quyết liệt và tốc độ. Vì thế, có lẽ những câu chuyện “cá nhanh nuốt cá chậm” thường được ngheđến nhiều hơn là “cá lớn nuốt cá bé”. Kết quả sau cuộc dịch chuyển này chính là bước nhảy vọt về giá trị mang lại cho khách hàng cũng như cho chính tổ chức. Điều đó thường được biết đến thông qua thuật ngữ "Đổi mới giá trị" (Value Innovation).

VÌ SAO CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH ƯU VIỆT NHƯ VẬY

NHƯNG SỐ LƯỢNG CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG TỪ CHIẾN LƯỢC NÀY LẠI KHÔNG NHIỀU?

Lý do chính nằm ở chỗ những tổ chức này chưa hội đủ cả ba yếu tố: nhận thức về đại dương xanh, công cụ tạo lập thị trường với hướng dẫn chi tiết và tính nhân văn trong quy trình.

Yếu tố con người, sự tự tin của con người, tính nhân văn… được đề cập rất nhiều trong cuốn sách. “Con người thường rất mâu thuẫn. Chúng ta muốn tạo ra sự khác biệt, muốn biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Đó là điều khiến năng lượng của chúng ta ở mức cao nhất, tim chúng ta đập nhanh hơn, cảm xúc của chúng ta luôn sẵn sàng bùng nổ. Thế nhưng, cùng lúc đó chúng ta cũng do dự và sợ rằng mình không thể làm được điều đó… Vì vậy, xu hướng của chúng ta là trung thành với thực tại, thay vì khám phá những điều mới mẻ khác.”

Chiến lược đại dương xanh review năm 2024

Cuộc dịch chuyển đại dương xanh đưa doanh nghiệp đi về đâu?

Hai tác giả của cuốn sách đưa ra hướng dẫn cách thức khơi gợi sự tự tin để hành động thông qua sự chia nhỏ, khám phá trực tiếp và quy trình hợp lý.

Cùng với đó là những quy trình đã được chứng minh, được rút ra từ hơn 150 công ty thành công trên toàn thế giới, hoạt động trong 30 ngành và lĩnh vực khác nhau. Với quy trình năm bước có tính hệ thống đã được xây dựng, bạn không còn phải mò mẫm dò đường đi nữa, bạn cũng không phải thực hiện việc thử - sai nữa, từ đó bạn tránh được những hỗn loạn trong quá trình thực hiện và rủi ro gặp phải sẽ ở mức thấp nhất.

“Con người thường rất mâu thuẫn. Chúng ta muốn tạo ra sự khác biệt, muốn biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Đó là điều khiến năng lượng của chúng ta ở mức cao nhất, tim chúng ta đập nhanh hơn, cảm xúc của chúng ta luôn sẵn sàng bùng nổ. Thế nhưng, cùng lúc đó chúng ta cũng do dự và sợ rằng mình không thể làm được điều đó… Vì vậy, xu hướng của chúng ta là trung thành với thực tại, thay vì khám phá những điều mới mẻ khác.”

“Đại dương xanh nào rồi cũng trở thành đại dương đỏ”. Vì thế, doanh nghiệp cần có kế hoạch để xem xét bản đồ PMS (người tiên phong - người di cư - người định cư), để biết rằng các dòng sản phẩm, dịch vụ của mình đang ở đâu, từ đó có được những phương án phù hợp.

Hãy giữ cho sự đổi mới sáng tạo (innovation) trở thành một văn hoá trong doanh nghiệp: đổi mới sáng tạo về sản phẩm, dịch vụ và cả về phân phối. Chính bởi sự đổi mới sáng tạo không ngừng nghỉ mà Apple đã trở thành công ty 1.000 tỉ đô la Mỹ đầu tiên. Họ đã liên tục tạo ra được những đại dương xanh của mình với các dòng sản phẩm như: iTunes, iPad, iPhone... Ngoài ra, cuốn sách còn dẫn ra những câu chuyện thành công của chuỗi khách sạn CitizenM, chương trình giải trí dành cho thiếu nhi Sesame Street, Viagra…

Nhận thức rõ về chiến lược đại dương xanh, trang bị những công cụ thể để thực hành và hiểu được tính nhân văn trong quy trình là những hành trang mà cuốn sách mang lại cho những ai muốn bước lên thuyền để đến với “đại dương xanh”.

Tháng 9 vừa qua, tác phẩm "Cuộc dịch chuyển đại dương xanh" của hai tác giả Chan Kim và Renée Mauborgne do Huỳnh Hữu Tài dịch đã được vinh danh tại giải thưởng Sách hay 2018 cho hạng mục sách quản trị do Viện Giáo dục IRED trao tặng.

Theo Alpha Book, hai cuốn sách "Chiến lược đại dương xanh" và "Cuộc dịch chuyển đại dương xanh" là những cuốn sách có tính biểu tượng nhất từng được viết ra.