Chính sách tăng lương năm 2023

TP - Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội nhất trí lùi thời gian thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, đồng thời nhất trí với mức tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.

Chính sách tăng lương năm 2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ phát biểu tại phiên khai mạc

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng

Ngày 20/10, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2023 chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2023 sẽ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%). Đồng thời sẽ tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Chính sách tăng lương năm 2023
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Ðức Phớc. Ảnh: Như Ý

Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2023 áp dụng điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị. “Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Trong giai đoạn 2023 - 2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền”, ông Phớc nêu. Đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù, tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí lùi thời gian thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27. Đồng thời, đa số ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.

Chỉ rõ địa chỉ để xảy ra lãng phí nghiêm trọng

Sáng 20/10, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4, Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ cho biết, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến 7 dự án luật khác. Theo Chủ tịch Quốc hội, các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp này đều rất quan trọng. Trong đó, dự án Luật Ðất đai (sửa đổi) nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nhưng phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, chiến lược, lâu dài; không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm.

Tại Kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Ðây là nội dung giám sát quan trọng, có quy mô lớn, phạm vi rộng, đang nổi lên nhiều lĩnh vực được quan tâm và gửi gắm nhiều kỳ vọng. Chủ tịch Quốc hội đề nghị tập trung đánh giá kết quả đạt được, chỉ rõ những lĩnh vực, những địa bàn, những địa chỉ để xảy ra tình trạng lãng phí nghiêm trọng.

THÀNH NAM

Quốc hội bầu, phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự

Chiều 20/10, Quốc hội họp riêng về vấn đề nhân sự. Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc miễn nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Trần Sỹ Thanh; Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Nguyễn Văn Thể. Sau khi trình dự kiến nhân sự, hôm nay (21/10), Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026; phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026.

4 năm chưa tăng lương, người hưởng lương khó khăn, đại biểu Quốc hội đề nghị điều chỉnh tăng lương sớm hơn, từ ngày 1/1/2023 thay vì từ 1/7/2023.

Chính sách tăng lương năm 2023
Một phiên họp tổ của Quốc hội tại kỳ họp thứ tư : (Ảnh - Duy Linh).

4 năm chưa tăng lương, người hưởng lương khó khăn, đại biểu Quốc hội đề nghị điều chỉnh tăng lương sớm hơn, từ ngày 1/1/2023 thay vì từ 1/7/2023.

Theo nghị trình, từ sáng mai (27/10) đến hết ngày 28/10, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến năm 2023, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán năm 2023.

Trước đó các nội dung này đã được thảo luận tại tổ vào cuối tuần làm việc đầu tiên.

Về dự toán chi ngân sách năm tới, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là cải cách tiền lương.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa uỷ quyền Thủ tướng đã trình Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW trong năm 2023. Từ ngày 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do NSNN đảm bảo khoảng 12,5% (cùng với mức điều chỉnh tăng 7,4% đã thực hiện năm 2022 thì cơ bản tương đương mức tăng lương cơ sở) và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Ở dự toán NSNN năm 2023, Chính phú dự tính chi thêm khoảng 60.000 tỷ đồng để tăng lương cơ sở.

Tổng hợp ý kiến từ 19 tổ thảo luận về ngân sách, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết nhiều ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở (1,8 triệu đồng/tháng) và tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.

Một số ý kiến nhận thấy, Chính phủ trình Quốc hội về tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên1,8 triệu (tăng khoảng 20 %), thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2023. Như vậy từ lúc tăng lương từ tháng 7/2019 cho đến tháng 7/2023 tới đây là 4 năm. Như vậy người hưởng lương từ NSNN gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành giáo dục, ngành y tế cán bộ, công chức kể cả cấp xã.

"Do vậy, hiện nay mong muốn của người hưởng lương là kiến nghị Chính phủ cần cân đối nguồn để bảo đảm điều chỉnh tăng lương sớm hơn từ ngày 1/1/2023, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương", 11 vị đại biểu đề nghị, theo tổng hợp của Tổng thư ký Quốc hội.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cần lưu ý việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công cần bảo đảm cao hơn chuẩn nghèo đô thị. Có ý kiến cho rằng, việc thực hiện tăng lương cơ sở năm 2023 là cần thiết; nhưng cũng cần điều chỉnh trợ cấp bảo trợ xã hội ở mức cao hơn do hiện tại, mức hỗ trợ (360.000 đồng/người/ tháng) còn khá thấp so với mức chuẩn nghèo ở thành thị và nông thôn và cũng điều chỉnh từ ngày 1/7/2023 để bảo đảm tính thống nhất .

Có ý kiến nhất trí tăng lương tối thiểu, tuy nhiên đề nghị không tăng đồng đều, chỉ tăng cho bộ phận lương thấp, đồng thời phải có đánh giá lại mức sống cơ bản, mức sống tối thiểu theo vùng miền, khu vực. Đề nghị xem xét không tăng lương cơ sở đối với những đơn vị, địa phương có cơ chế đặc thù .

Theo phản ánh của Tổng thư ký Quốc hội, có ý kiến đề nghị tăng phụ cấp của cán bộ không chuyên trách cấp xã do mức hỗ trợ hiện tại chưa tạo được sự động viên cho người thực hiện nhiệm vụ.

Đại biểu còn đề nghị làm rõ các cơ quan thanh tra nhà nước có được điều chỉnh tăng lương cơ sở hay không.

Một số vị cho rằng cần xác định thời gian cụ thể thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024 trong Nghị quyết của Quốc hội, tránh tình trạng trì hoãn, kéo dài việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương.

Có ý kiến cho rằng, trong khi chưa thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị quyết số 27 của Trung ương, cần có quy định cụ thể trong việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng, bảo đảm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn lực này, Tổng thư ký Quốc hội cho biết.