Các bài tập tình huống môn luật đất đai năm 2024

20 tình huống giải đáp pháp luật về Tài nguyên và Môi trường

Ngày cập nhật 06/01/2022

Tình huống 1. Doanh nghiệp A được Nhà nước giao 10 héc ta đất với mục đích nuôi trồng thủy sản ở tại xã X. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp A đã tự ý xây dựng nhà nghỉ cho cho người lao động và xây dựng kho với diện tích 0,6 héc ta trong diện tích 10 héc ta đất được nhà nước giao để nuôi trồng thuỷ sản mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi vi phạm của doanh nghiệp A sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định việc sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai như sau:

- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

  1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp nêu trên;

Điểm a, b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định áp dụng mức phạt tiền như sau:

  1. Mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b dưới đây; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;
  1. Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP áp dụng đối với các tổ chức.

Như vậy, căn cứ theo quy định viện dẫn như trên, với hành vi tự ý xây dựng nhà nghỉ cho người lao động và xây dựng kho với diện tích 0,6 héc ta trong diện tích 10 héc ta đất được nhà nước giao để nuôi trồng thuỷ sản mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì doanh nghiệp A sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp A buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Tình huống 2. Hợp tác xã A được nhà nước giao 30 ha đất để thực hiện hoạt động sản xuất, tuy nhiên, Hợp tác xã A đã lấn chiếm 1 héc ta đất chưa sử dụng thuộc quyền quản lý của gia đình ông M để xây dựng kho chứa phân bón. Với hành vi lấn chiếm 1 héc ta đất chưa sử dụng của gia đình ông M quản lý để xây dựng kho chứa phân bón thì Hợp tác xã A bị xử phạt về hành vi hành chính này như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 1, khoản 7 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn như sau:

- Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm nêu trên và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c nêu trên;

Điểm a, b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định áp dụng mức phạt tiền như sau:

  1. Mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b dưới đây; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;
  1. Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP áp dụng đối với các tổ chức.

Như vậy, căn cứ theo quy định viện dẫn như trên, với hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng của gia đình ông M để xây dựng kho chứa phân bón thì Hợp tác xã A bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, Hợp tác xã A buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm cho xã M.

Tình huống 3. Hợp tác xã B được nhà nước giao 20 héc ta đất để trồng cây thuốc. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, hợp tác xã sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến việc làm suy giảm chất lượng 03 héc ta đất. Hành vi vi phạm của Hợp tác xã B xẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi hủy hoại đất như sau:

- Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 nêu trên:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.”

Điểm a, b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định áp dụng mức phạt tiền như sau:

  1. Mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b dưới đây; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;
  1. Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP áp dụng đối với các tổ chức.

Như vậy, căn cứ theo quy định viện dẫn như trên, với hành vi làm suy giảm chất lượng 03 héc ta đất của Hợp tác xã B bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra, Hợp tác xã B buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp Hợp tác xã B không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.

Tình huống 4. Ông A có 200 m2 đất ở cách kho hàng của doanh nghiệp N 20 m. Trong 06 tháng thực hiện sản xuất vải, doanh nghiệp N đã lén đổ các chất thải lên 200 m2 đất ở của ông A, khi ông A đưa thợ đến để thực hiện khởi công xây dựng nhà ở thì phát hiện và trình báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì các chất thải quá nhiều làm ông không thể khởi công xây dựng nhà ở được. Với hành vi lén đổ các chất thải lên đất của ông A, doanh nghiệp N sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 nêu trên.

Điểm a, b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định áp dụng mức phạt tiền như sau:

  1. Mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b dưới đây; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;
  1. Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP áp dụng đối với các tổ chức.

Như vậy, căn cứ theo quy định viện dẫn như trên, với hành vi lén đổ các chất thải lên 200 m2 đất ở của ông A làm cho ông A không thể khởi công xây dựng nhà ở được thì doanh nghiệp N bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp N buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất cho ông A như trước khi vi phạm.

Tình huống 5. Năm 2019, doanh nghiệp A được nhà nước cho thuê 20 héc ta đất trong vòng 30 năm theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm để thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Tuy nhiên, đầu năm 2020, doanh nghiệp A đã tự ý cho doanh nghiệp B thuê lại 05 héc ta đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần. Với hành vi tự ý cho doanh nghiệp B thuê lại 05 héc ta đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần, doanh nghiệp A sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với người sử dụng đất được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, để cho thuê lại đất, nhưng đã cho thuê lại đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần kể từ ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất vi phạm dưới 0,5 héc ta.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 5 héc ta.

4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất vi phạm từ 5 héc ta trở lên.

Như vậy, căn cứ theo quy định viện dẫn như trên, với hành vi tự ý cho doanh nghiệp B thuê lại 05 héc ta đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần, doanh nghiệp A bị xử phạt từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Tình huống 6. Doanh nghiệp A là chủ đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở Thượng Hạng tại thành phố H. Tháng 11/2021, Doanh nghiệp A đã thực hiện chuyển nhượng 01 héc ta đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án Thượng Hạng khi chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan đến dự án này. Với hành vi chuyển nhượng 01 héc ta đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án Thượng Hạng khi chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính doanh nghiệp A sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 1, 4 Điều 21 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở như sau:

- Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 41 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hoặc đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 41 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nhưng chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 194 của Luật đất đai thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 0,5 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 héc ta trở lên.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc làm thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép phân lô, bán nền đối với trường hợp chưa có văn bản cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 194 của Luật đất đai;

Như vậy, đối chiếu với quy định viện dẫn như trên thì số lợi bất hợp pháp trong trường hợp vi phạm này của doanh nghiệp A được xác định bằng giá trị khấu hao tài sản trong thời gian đã mua bán (tính theo giá trị của tài sản ghi trong hợp đồng mua bán đã ký) Thời hạn sử dụng của tài sản để tính khấu hao được xác định theo quy định của pháp luật đối với loại tài sản đã mua bán.