Chính sách xúc tiến thương mại là gì năm 2024

Hiện nay, trong hoạt động kinh doanh thương mại, bất kỳ ai làm trong ngành thương mại hoặc các ngành nghề liên quan chắc hẳn đã nghe đến xúc tiến thương mại. Vậy liệu các bạn đã hiểu đúng và chính xác về xúc tiến thương mại hay chưa? Xúc tiến thương mại là gì? Xúc tiến thương mại có đặc điểm, hình thức như thế nào? Hãy cùng NPLAW tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

I. Xúc tiến thương mại là gì?

Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. (khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005).

Chính sách xúc tiến thương mại là gì năm 2024

Qua khái niệm trên, ta có thể thấy rằng hoạt động xúc tiến thương mại có một vị trí quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần mở rộng thị trường.

II. Nguyên tắc tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài thì tại Việt Nam cũng có tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động mua bán và cung ứng dịch vụ. Vậy hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam phải dựa trên các nguyên tắc sau đây:

- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài bao gồm: các tổ chức thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ, các hội, hiệp hội (hoặc các hình thức khác tương đương) được thành lập theo pháp luật của nước nơi tổ chức đặt trụ sở khi thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam phải thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Ví dụ: Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Vietnam) phối hợp với Bộ Công Thương đồng tổ chức Hội nghị cấp cao và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2022 tại THISO SkyHall, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên tắc hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam

- Các tổ chức xúc tiến thương mại không bao gồm thương nhân nước ngoài, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức hợp tác, nghiên cứu, cơ sở văn hóa giáo dục và các tổ chức nước ngoài được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.

- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thành lập 01 Văn phòng đại diện của mình trên 01 địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Điều lệ hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật nước ta. Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

- Văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và không được thành lập Văn phòng đại diện trực thuộc Văn phòng đại diện.

- Người đứng đầu và nhân sự của Văn phòng đại diện tại Việt Nam do tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tự xác định và phải được đăng ký với cơ quan cấp Giấy phép.

Chính sách xúc tiến thương mại là gì năm 2024

- Đối với việc tuyển dụng và bổ nhiệm người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện của mình.

Cơ sở pháp lý: Điều 24 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.

III. Nội dung hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương thì Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam dưới các nội dung sau đây:

- Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;

Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến nước ngoài tại Việt Nam

- Bên cạnh đó, văn phòng đại diện cũng tiến hành thực hiện các hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài tiếp cận và hoạt động tại thị trường Việt Nam; nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại, thị trường cho các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy các hoạt động ngoại thương với Việt Nam; các hoạt động nhằm kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;

- Ngoài ra, văn phòng đại diện thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật.

IV. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương thì Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Văn phòng đại diện có nghĩa vụ hoạt động đúng theo nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;

- Văn phòng đại diện có quyền thuê trụ sở và tuyển dụng người làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;

- Văn phòng đại diện đăng ký và sử dụng con dấu theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;

- Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện;

- Đối với trường hợp người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện thì phải có Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

V. Giải đáp thắc mắc

1. Muốn thành lập Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thì thành phần hồ sơ bao gồm những gì?

Khi muốn thành lập văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

- Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;

- Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;

- Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

+ Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

+ Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

Chính sách xúc tiến thương mại là gì năm 2024

Đối với các loại giấy tờ sau đây thì phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam: Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài; Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện; Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất; bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện.

Tài liệu Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện? Thời hạn xử lý bao lâu?

Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương để đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện là Bộ Công thương nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 11 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, khoản 1 Điều 26 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.

Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép văn phòng đại diện là trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xem xét và cấp cho tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 26 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.

3. Trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Nếu thuộc trong các trường hợp sau đây thì sẽ không được cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:

- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không đáp ứng về nguyên tắc hoạt động, nội dung hoạt động được quy định theo pháp luật Việt Nam thì sẽ không được cấp giấy phép hoạt động cho văn phòng đại diện;

- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam;

- Nếu có bằng chứng về việc thành lập Văn phòng đại diện sẽ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường thì sẽ không được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện;

- Khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện không đầy đủ theo quy định pháp luật thì sẽ không được cấp giấy phép, cần bổ sung, sửa đổi hồ sơ để được cấp phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam;

- Khi tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc danh sách bị áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thì sẽ không được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý: khoản 6 Điều 26 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.

Trên đây là nội dung về vấn đề những điều cần biết về tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Qua đây, ta có thể biết rằng, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam.

Nếu còn thắc mắc, tư vấn về vấn đề trên, Quý bạn đọc hãy liên hệ với NP LAW nhé. Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý về việc thành lập văn phòng đại diện xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam với các dịch vụ như sau:

- Tư vấn thành lập văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam;

- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam;

- Xin cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam;

- Đăng ký cấp con dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu cho văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam;

- Đăng ký và hoàn thành thủ tục cấp Thông báo mã số thuế cho văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam;

- Các dịch vụ pháp lý liên quan khác đến việc thành lập văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam.