Chở quá số người quy định xe máy phạt bao nhiêu

Trong quá trình tham gia giao thông; không khó để ta bắt gặp hình ảnh có những người chở 3-4 người trên một chiếc xe. Đây là hành vi chở quá số người quy định của Pháp luật. Hành vi này không chỉ làm nguy hiểm đến người điều khiển chiếc xe mà còn làm nguy hiểm đến những người tham gia giao thông xung quanh. Vậy hành vi chở quá số người quy định bị xử phạt như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu về Chở quá số người quy định bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 31/2019/TT-BGTVT

Nội dung tư vấn

Chở quá số người bị phạt như thế nào?

Đối với xe máy chở quá số người bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại điểm i, Khoản 2, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; người điều khiển xe máy chở theo 2 người trên xe sẽ bị phạt tiền từ 200 – 300 nghìn đồng.

Trường hợp chở theo từ 3 người trở lên sẽ bị phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng. Mức phạt này được quy định cụ thể tại điểm b, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra theo quy định tại điểm b, Khoản 10, Nghị định 100/2019/NĐ-CP; người điều khiển xe máy chở theo từ 3 người trở lên sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mời bạn xem thêm

Đối với ô tô chở quá số người bị phạt như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 2 và Điểm a Khoản 9 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

 Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

Tại nghị định 100/2019 nêu rất rõ, mời bạn tham khảo:

Như vậy; chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về mức xử phạt khi chở quá số người quy định.

Lái xe chở quá tải bị phạt bao nhiêu?

Đối với người điều khiển xe chở quá tải trọng; trước đây cơ quan chức năng chia làm 5 mức phạt lần lượt là: Quá tải 10-20%; 20-50%; 50-100%100-150% và trên 150% với mức phạt 1.000.000 đến 16.000.000 đồng.

Tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, chỉ quy định còn 3 mức xử lý với mức phạt tương ứng như sau:

– Quá tải 10-20%: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng;

– Quá tải 20-50%: Phạt tiền từ 13.000.000 đến 15.000.000 đồng;

– Quá tải trên 50%: Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, mức xử phạt với lái xe chở quá tải từ ngày 01/01/2022 đến 50 triệu đồng; cao hơn rất nhiều so với trước đây.

Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm; còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 tháng đến 05 tháng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm.

Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản; ngắn gọn thì xe quá tải là xe chở quá khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật; và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Căn cứ quy định trên, xe ô tô tải; máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo); và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa; được phép chở hàng hóa quá tải từ 10% trở xuống; còn riêng loại xe xi téc chở chất lỏng thì được phép chở hàng hóa quá tải từ 20% trở xuống.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Chở quá số người quy định bị xử phạt như thế nào? “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chở 3 trong trường hợp đưa người bị thương tới bệnh viện có bị xử phạt không?

Không bạn nhé. Theo quy định của pháp luật; đây là trường hợp đặc biệt liên quan đến sức khỏe nên được đưa vào trường hợp ưu tiên.

Tôi có sử dụng xe máy của mình để đón đưa khách có hoàn cảnh khó khăn (miễn phí) có trường hợp gặp 2-3 người 1 lúc nhưng tôi chỉ có 1 chiếc xe và quy định chở 1 người thì tôi phải làm sao?

Đối với trường hợp này bạn có thể liên hệ cảnh sát địa phương để được giúp đỡ nhé!

Điều khiển xe không có Giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

 Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe; và mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

5 trên 5 (1 Phiếu)

Xử phạt đối với lỗi chở quá số người quy định. Tôi là chủ và là người điều khiển chiếc xe 47 chỗ ngồi. Đợt vừa rồi là ngày lễ nên số lượng khách đông nên tôi đã chở thêm 13 người; tổng số người là 60 người. Xe tôi chạy tuyến cố định cự ly 200km. Khi đi qua đoạn Hòa Bình thì tôi bị CSGT ở đây lập biên bản vi phạm với lỗi chở quá số người quy định. Tổng đài cho tôi hỏi với lỗi chở quá số người quy định này thì tôi bị phạt tiền bao nhiêu? Ngoài phạt tiền có bị tước giấy phép lái xe không?

Tư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp xử phạt đối với lỗi chở quá số người quy định của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Mức phạt người điều khiển được quy định tại Khoản 2, điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này”.

Bên cạnh đó, Khoản 3 và Điểm g Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt với chủ phương tiện:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

g) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 6 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Mặt khác, Điểm e Khoản 3 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 76. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

3. Đối với những hành vi vi phạm mà cùng được quy định tại các điều khác nhau của Chương II Nghị định này, trong trường hợp đối tượng vi phạm trùng nhau thì xử phạt như sau:

e) Các hành vi vi phạm quy định về chở hàng siêu trường, siêu trọng, chở quá khổ, quá tải, quá số người quy định (tại Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 33) và các hành vi vi phạm tương ứng (tại Điều 30), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định đối với chủ phương tiện tại Điều 30 của Nghị định này”.

Đối chiếu quy định nêu trên, bạn vừa là chủ phương tiện đồng thời là người điều khiển thì khi chở quá số người quy định bạn sẽ bị áp dụng mức phạt tại Điều 30. Cụ thể bạn điều khiển xe khách 47 chỗ (cự ly 200 km) nên được chở thêm tối đa là 04 người. Tuy nhiên bạn đã chở thêm tới 13 người, tức là vượt quá quy định được phép 09 người. Vì vậy, bạn sẽ bị phạt tiền từ 3.600.000 đồng đến 5.400.000 đồng. Bạn chưa vượt quá 50% số người được phép chở nên sẽ không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Mức phạt đối với xe khách có cự ly di chuyển 320 km chở quá số người quy định

Mức phạt với lỗi ô tô là xe gia đình chở quá số người quy định

Mọi thắc mắc liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông; xin vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Video liên quan

Chủ đề