Cho vay bạc 30 là gì năm 2024

Ngày 17/9/2023, các trinh sát theo dõi và phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng đang thực hiện hành vi rải tờ rơi quảng cáo cho vay tiền theo kiểu “tín dụng đen”. Tiếp tục điều tra, lần theo các manh mối, cơ quan điều tra đã phát hiện một đường dây cho vay nặng lãi từ phía Bắc vào hoạt động trên địa bàn TP. Bạc Liêu và các địa phương lân cận. Đến nay, vụ án đã có kết luận điều tra, đề nghị truy tố 5 bị can về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Cho vay bạc 30 là gì năm 2024

Nhóm cho vay tín dụng đen tại cơ quan điều tra. Ảnh: K.K

Năm bị can đó là Nguyễn Văn Khánh (SN 1989), Hoàng Công Hậu (SN 1995), cùng ngụ tỉnh Bắc Giang; Vi Văn Thọ (SN 1983), Vi Văn Vinh (SN 1995), cùng ngụ tỉnh Lạng Sơn và Nguyễn Minh Tùng (SN 1991), ngụ TP. Hải Phòng. Từ việc phát hiện hành vi rải tờ rơi quảng cáo của Thọ và Khánh, cơ quan điều tra xác định được kẻ cầm đầu đường dây là Nguyễn Minh Tùng. Khoảng đầu năm 2022, Tùng cùng gia đình đến thuê nhà tại khóm 1 (Phường 7, TP. Bạc Liêu) sinh sống và hoạt động cho vay lãi nặng trên địa bàn các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi và TP. Bạc Liêu. Tùng chủ yếu cho các tiểu thương bán rau củ quả ở khu vực chợ, người bán hàng rong, bán vé số, chạy xe ôm vay tiền.

Thấy công việc trôi chảy, đầu năm 2023, Tùng tiếp tục rủ thêm Vi Văn Vinh cùng tham gia góp vốn, tạo lập tài khoản tên “Cu123” giao Vinh quản lý, trực tiếp cho người dân vay tiền, thu tiền góp hằng ngày. Tài khoản này có 101 hợp đồng cho vay. Vinh tiếp tục rủ thêm Nguyễn Văn Khánh tham gia, tạo lập tài khoản “Khanh123” với 77 người vay; tài khoản “Hau123” giao Hậu quản lý.

Những người được giao quản lý tài khoản cho vay có trách nhiệm đi thu tiền góp hằng ngày, khi có khách vay thì đi khảo sát, kiểm tra nhà cửa, nơi ở, nơi làm của người vay tiền rồi báo cáo cho Tùng. Sau đó Tùng chuyển khoản để các đối tượng đi giao tiền cho khách vay. Hằng ngày sau khi thu tiền góp về, phải nộp lại hết cho Tùng quản lý. Lợi nhuận sẽ được chia vào cuối năm, theo tỷ lệ góp vốn.

Cách thức hoạt động của nhóm cho vay là sử dụng tên giả, rải tờ rơi quảng cáo để người dân có nhu cầu vay tiền liên hệ qua điện thoại, người vay chỉ cần thế chấp các giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu… sẽ được vay tiền nhanh trong ngày mà không cần làm hợp đồng. Trường hợp người vay tiền không thế chấp giấy tờ tùy thân, các đối tượng sẽ chụp ảnh và giấy tờ của người vay để lưu lại hoặc yêu cầu khách hàng vay có uy tín bảo lãnh cho vay. Khi vay tiền, người vay phải trả phí vay (10%), trả tiền vay và lãi vay (20%) và đóng trước số tiền góp 2 ngày. Như vậy, lãi suất vay dao động từ 300 - 900%/năm. Cơ quan điều tra đã làm rõ, tổng số tiền các đối tượng cho vay gần 2,5 tỷ đồng, thu lợi bất chính gần 500 triệu đồng.

Qua vụ án trên, cơ quan điều tra nhận định, do đời sống kinh tế của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay hợp pháp là nguyên nhân chính dẫn đến vay tín dụng đen (dễ vay, đơn giản). Để đấu tranh với loại tội phạm này, giải pháp cần thiết là cấp ủy, chính quyền địa phương và công an các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, ý thức trách nhiệm trong cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó là truyền thông về thủ đoạn, quy luật hoạt động của các đối tượng cho vay lãi nặng để người dân nắm, chủ động phòng ngừa và kịp thời thông báo cho cơ quan công an gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, xử lý loại tội phạm này.

Đặc biệt, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của người dân, nhất là người nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện, chăm lo phát triển về nhà ở, tạo nhiều nguồn vốn vay ưu đãi, giảm bớt các thủ tục hành chính khi làm thủ tục cho người dân vay tiền, tránh gây phiền hà, phức tạp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân khi tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng trong thời gian tới.

(Chinhphu.vn) - Bộ Công an trả lời về xử lý cho vay tiền với lãi suất cao hơn lãi suất quy định của pháp luật.

Theo Bộ Công an, Khoản 1 Điều 163 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội cho vay lãi nặng như sau: Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

Chiếu theo Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2018) quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thay thế quy định về Tội cho vay lãi nặng tại Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Người cho vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu mức lãi suất cho vay từ 100%/năm trở lên và thu lời bất chính từ 30 triệu đồng trở lên

Theo đó, Bộ luật Hình sự 2015 đã dẫn chiếu trực tiếp về lãi suất đến Bộ luật Dân sự năm 2015 (thay Bộ luật Dân sự 2005) mà không cần căn cứ mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước: lãi suất cho vay gấp 05 lần lãi suất cao nhất của Bộ luật Dân sự (20%) = 100% thì được coi là lãi nặng. Đồng thời lượng hoá số tiền bất chính thu được từ 30 triệu đồng trở lên là cấu thành tội phạm.

Như vậy, đối với các hành vi cho vay (bao gồm có cầm cố và không cầm cố tài sản), theo quy định phải có mức lãi suất dưới 20%/năm, không căn cứ vào mức lãi suất ngân hàng công bố. Căn cứ vào mức lãi suất tại từng việc cụ thể, người cho vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như mức lãi suất cho vay từ 100%/năm trở lên và thu lời bất chính từ 30 triệu đồng trở lên. Trường hợp vượt quá lãi suất 20% nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành.