Chọn phát biểu không đúng khi nói về sóng cơ học

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

   Chọn phát biểu đúng khi nói về sóng cơ học:


A.

Sóng cơ học là quá trình lan truyền trong không gian của các phần tử vật chất.

B.

Sóng cơ học là quá trình lan truyền dao động theo thời gian.

C.

Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian

D.

Sóng cơ học là sự lan truyền của biên độ theo thời gian trong môi trường vật chất đàn hồi

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây không đúng?


A.

Sóng cơ lan truyền trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và không lan truyền trong chân không.

B.

Trong quá trình truyền sóng, các phần tử vật chất chi dao động xung quanh vị trí cân bằng của chúng.

C.

Sóng cơ là quá trình lan truyền các dao động cơ học theo thời gian trong môi trường vật chất.

D.

Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc vào khối lượng riêng, tính đàn hồi và tần số dao động của nguồn sóng. 

Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?


A.

Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất

B.

Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.

C.

Sóng âmtruyền trong không khí là sóng dọc.

D.

Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang

Đáp án và giải thích chính câu hỏi trắc nghiệm: “Chọn phát biểu sai khi nói về sóng cơ?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích bộ môn Vật lí do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Chọn phát biểu sai khi nói về sóng cơ?

A. Sóng cơ chỉ truyền trong môi trường vật chất, không truyền được trong chân không

B. Tốc độ truyền sóng và tốc độ dao động của các phần tử biến thiên cùng tần số

C. Trong quá trình truyền sóng cơ, các phần tử vật chất chỉ dao động tại chỗ quanh VTCB

không truyền đi theo song

D. Sóng âm lan truyền trong không khí là sóng dọc

Trả lời:

Đáp án: D. Sóng âm lan truyền trong không khí là sóng dọc

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về sóng cơ nhé

Kiến thức mở rộng về sóng cơ

1. Khái niệm, nguyên nhân và môi trường truyền sóng cơ

a. Định nghĩa

- Sóng cơ là dao động cơ được lan truyền trong một môi trường vật chất

b. Nguyên nhân hình thành sóng cơ

- Do lực liên kết đàn hồi giữa các phân tử, lực căng bề mặt (trong trường hợp sóng cơ trên mặt nước)

c. Môi trường truyền sóng cơ

- Sóng cơ truyền trong các môi trường Rắn, Lỏng, Khí và bề mặt chất lỏng.

- Không truyền được trong chân không.

d. Trong quá trình truyền sóng

- Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động ; truyền năng lượng

- Trong quá trình truyền sóng: các phần tử không truyền đi theo sóng mà dao động xung quanh vị trí cân bằng

2. Phân loại sóng cơ

3. Các đặc trưng của một sóng hình sin

- Biên độ của sóng A: là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

-Chu kỳ sóng T: là chu kỳ dao động của một phần tử của môi trường sóng truyền qua.

- Tần số f:là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sóng: f = 1/T

-Tốc độ truyền sóng v : là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. phụ thuộc bản chất môi trường (vR>vL>vK) và nhiệt độ (nhiệt độ của môi trường tăng thì tốc độ lan truyền càng nhanh)

-Bước sóngλ:là quảng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ. λ= vT =v/f.

- Bước sóngλcũng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.

- Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha làλ/2.

- Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động vuông pha làλ/4 .

- Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha là: kλ.

- Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là: (2k+1).λ/2.

- Lưu ý: Giữa n đỉnh (ngọn) sóng có (n - 1) bước sóng.

4. Phương trình sóng từ một nguồn truyền đến một điểm.

Nhận xét:Sóng cơ có tính tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ T và tuần hoàn theo không gian với chu kỳ

5. Độ lệch pha giữa hai điểm trên phương truyền sóng

a. Độ lệch pha

- Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động, càng ở xa nguồn càng dao động trễ pha

- Độ lệch pha giữa hai điểm bất kì cách nguồnx1 và x2:

=> Nếu chúng nằm trên cùng một phương truyền sóng:

b. Điều kiện để hai điểm trên cùng một phương truyền sóng

=> Khoảng các giữa hai đình sóng (hõm sóng liên tiếp) là

6. Bài tập vận dụng

Bài tập 1. Sóng cơ

A.là dao động lan truyền trong một môi trường

B.là dao động của mọi điểm trong môi trường

C.là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường

D.là sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường

Đáp án:A

Bài tập 2. Sóng dọc là sóng có phương dao động

A.nằm ngang

B.trùng với phương truyền sóng

C.vuông góc với phương truyền sóng

D.thẳng đứng

Đáp án:B

Bài tập 3. Sóng ngang là sóng có phương dao động

A.nằm ngang

B.trùng với phương truyền sóng

C.vuông góc với phương trình sóng

D.thẳng đứng

Đáp án: C

Bài tập 4. Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng

A.Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động

B.Tần số của sóng chính bằng tần số dao động cảu các phần tử dao động

C.Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động

D.Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.

Đáp án: C

Bài tập 5. Chu kỳ sóng là

A.chu kỳ của các phần tử môi trường có sóng truyền qua

B.đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng

C.tốc độ truyền năng lượng trong 1s

D.thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng

Đáp án: A