Chữ đức viết bằng chữ Hán

Nói tới chữ Đức chúng ta thường nghĩ ngay tới đạo đức, phẩm hạnh, hiền đức. Đây là chữ chỉ ra những đức tính tốt cần có của con người trong đời sống. Vậy chữ Đức trong tiếng Hán có ý nghĩa thế nào? Và ý nghĩa của chữ Đức trong quan niệm các trường phái là gì? Hãy tham khảo bài viết sau để có câu trả lời.

Mục lục

  • Ý nghĩa của chữ Đức trong tiếng Hán
    • Một số hình ảnh chữ Đức phổ biến
  • Ý nghĩa chữ Đức theo quan niệm của một số trường phái
    • Quan niệm Chữ Đức trong đạo Phật
    • Quan niệm Công giáo về chữ Đức
    • Quan niệm Nho giáo về chữ Đức
    • Tài và Đức
  • Chữ Đức trong thư pháp
  • Cách viết chữ Đức trong tiếng Hán

Ý nghĩa của chữ Đức trong tiếng Hán

Chữ Đức trong tiếng Hán duy nhất chỉ có một chữ. Với ý nghĩa nhìn rõ hướng đi, đi thẳng, làm việc gì cũng cần phải hợp đạo trời, sống đúng với lương tâm. Chữ Đức trong đời sống là sự kết hợp giữa bộ ba chữ: Sách, Trực và Tâm. Trong đó:

  • Chữ Sách: có nghĩa là hành động, bước đi.
  • Chữ Trực: Ý nói sự ngay thẳng và chính trực của một con người.
  • Chữ Tâm: Ý nghĩa sự suy tư, tư duy và ý nghĩ.

Nói khái quát thì chữ Đức có nghĩa cần phải sống thực với bản thân, làm đúng việc không trái lương tâm. Tuy nhiên, để thực hành thì không hề dễ chút nào. Trong đời sống chúng ta cần số thật và thẳng thắng, có sự bao dung, tha thứ và quan hệ tốt đẹp với mọi người. Đây chính là biểu hiện của sự hiền Đức.

Một số hình ảnh chữ Đức phổ biến

Chữ Đức có nhiều ý nghĩa đẹp và hướng con người tới những điều tốt. Vì thế mà các hình ảnh chữ Đức ngày càng đa dạng hơn. Người ta sử dụng các bức tranh chữ Đức để trang trí trong nhà. Ngoài các bức tranh thư pháp bằng vải, giấy, gỗ thì chất liệu đồng đang được sử dụng phổ biến. Tranh thư pháp chữ Đức bằng đồng có màu sắc đẹp, cách điêu khắc tỉ mỉ và chi tiết. Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh chữ Đức bằng đồng như sau:

Chữ đức viết bằng chữ Hán
Tranh chữ Đức bằng đồng khung gỗ

Chữ đức viết bằng chữ Hán
Tranh đồng chữ Đức trong thư pháp

Chữ đức viết bằng chữ Hán
Tranh đồng chữ Đức mạ vàng ánh kim sang trọng

Ý nghĩa chữ Đức theo quan niệm của một số trường phái

Chúng ta biết rằng mỗi tư tưởng, nền văn hoá hay trường phái khác nhau đều có cách lý giải chữ Đức riêng. Với tầm quan trọng của chữ Đức gắn với đời sống và gắn với bản thân của mỗi người. Nên dù là đạo nào hay tín ngưỡng nào, đây cũng đều là lý tưởng mà mọi người luôn hướng tới.

Quan niệm Chữ Đức trong đạo Phật

Trong quan niệm phật giáo chữ Đức được xem là cái đẹp, chân, thiện và mỹ. Từ những nét đẹp đó mà hướng con người tới sự từ bi, nhân ái. Sống ở đời luôn luôn cần có tấm lòng từ vị với mọi người. Chữ Đức còn là quan niệm về kiếp luân hồi. Hiểu sâu sắc hơn thì đây có ý nghĩa là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp này có Đức thì kiếp sau sẽ được hưởng Phúc và có Lộc.

Nếu chúng ta ăn ở hiền lành, nói lời nhẹ nhàng, văn hoá sẽ tạo được phúc đức cho con cháu về sau. Nếu sống ác, ăn nói độc địa khiếp sau này phải chịu khổ như câu “ Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Nên sống ở đời cần theo đạo phật hướng đến các đức, tịnh đức, tri đức. 

Con người cần bao dung, tâm hồn thanh tịnh, trí tuệ thông hanh để đời đời kiếp kiếp được hưởng hạnh phúc. Vì thế mà trong đạo phật chữ Đức được đặt lên hàng đầu.

Quan niệm Công giáo về chữ Đức

Trong Công giáo, chữ Đức có ý nghĩa là lòng đạo đức và ơn của Chúa. Có nghĩa mỗi giáo dân cần phải có lòng đạo đức theo kitô giáo. Luôn làm theo tấm gương của chúa, tuân thủ các thánh hội, tham dự các buổi lễ, cầu nguyện.

Cần phải tôn kính Thiên Chúa và có lòng yêu thương mọi người. Biết ơn chúa là một trong những Đức tính cần có. Bởi người có quyền lực cao nhất chính là Thiên Chúa. Hình thức tín ngưỡng này giúp con người có được phúc lành, ơn huệ mà chúa ban cho.

Người theo đạo cần tin rằng chúa chính là người soi sáng con đường của họ. Chúa cũng là người có năng lực để cứu giúp chúng sinh và ban những điều tốt đẹp tới cho giáo dân. Chữ Đức trong công giáo còn có ý nghĩa là nhờ và biết ơn huệ của chúa. Mỗi người cần sống tốt đẹp hơn, đối xử với nhau hòa thuận và luôn yêu thương nhau.

Chữ đức viết bằng chữ Hán

Quan niệm Nho giáo về chữ Đức

Khổng Tử được biết đến là một nhà tư tưởng, triết học xã hội nổi tiếng của Trung Hoa xưa. Ông đề cao cái Đức trong mỗi con người. Đức Hiếu luôn đi với nhau nên con người cần có lòng kính yêu cha mẹ, người thân đầu tiên. Sau đó mới yêu thương đồng loại, làm điều tốt đẹp.

Làm người trước hết cần phải tu dưỡng đức sau đó mới học văn. Hiếu Đức chính là sự thành kính, yêu thương thực sự. Chữ Đức có ý nghĩa rất mênh mông và rộng lớn. Đức ở đây không chỉ là cách sống, điều gì đó tốt đẹp mà còn là sức mạnh của mỗi con người.

Tài và Đức

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói Đức và Tài cần đi đôi với nhau. Đại ý: Nếu người có Đức mà không có tài cũng không làm được gì. Nhưng người có Tài mà không có Đức chỉ gây hại cho đất nước, người dân. Vì thế, chữ Đức rất quan trọng trong mỗi con người. Tài – Đức cần đi song hành với nhau để chỉ ra người cầm quyền cần có bổn phận làm gương cho dân, giữ đạo đức và chính trị không tách rời.

Hai thứ này cần phải có để tạo sự hòa quyện, đan xen trong quá trình làm nhiệm vụ của người lãnh đạo. Khi quyền hành giao cho người có Tài Đức mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn cho đất nước, xã hội.

Chữ Đức trong thư pháp

Ý nghĩa chữ Đức trong thư pháp hay các quan niệm trường phái đều có ý nghĩa tốt đẹp. Đức là hành động chỉ con người hướng tới cái thiện, lời nói thiện, hành động thiện, suy nghĩ thiện…. Từ đó hướng đến từ bi, ăn ở cần hiền lành phúc đức để cho con cháu đời sau.

Chữ đức viết bằng chữ Hán

Các nét chữ Đức trong thư pháp vô cùng uyển chuyển và mềm mại. Từng nét chữ đều có ý nghĩa riêng. Từ đó tạo nên một chữ Đức với nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Chữ Đức trong thư pháp được cấu thành từ 5 bộ chữ gồm: bộ xích, chữ Thập, Chữ Mục, Chữ Nhất và chữ Tâm. Ý nghĩa của từng bộ chữ này sẽ được nêu rõ ở mục cách viết chữ Đức trong thư pháp phần dưới.

Cách viết chữ Đức trong tiếng Hán

Chữ đức viết bằng chữ Hán
Cách viết chữ Đức trong tiếng Hán

Chữ Đức tiếng Hán được tạo nên từ những phần gồm: bên trái là bộ xích, phải trên cùng là chữ thập, dưới chữ thập là chữ Mục, dưới chữ Mục là chữ Nhất. Và dưới cùng là chữ Tâm. Tất cả những chữ này kết hợp lại cấu thành nên chữ Đức. Ý nghĩa mỗi chữ trong đó gồm:

  • Bộ xích: Ý chỉ bước đi chậm rãi và lâu dài, trường kỳ. Có nghĩa Đức là phải từng bước từng bước một tạo nên chứ không phải là việc nhất thời mà có được. Đây là việc cả đời xây dựng.
  • Chữ Thập: Với ngụ ý đầy đủ, thập toàn thập mỹ. Ý chỉ con người dù đi tới đâu, làm gì, lúc nào cũng phải có đức hạnh mà đối đáp với mọi người.
  • Chữ Mục: nằm ngang nhấn mạnh con người có đức sẽ hiểu rõ được thị phi, thật giả và phân biệt được đâu là đúng đâu là sai.
  • Chữ Nhất: Ý nghĩa chỉnh thể, toàn bộ, cả một tổng thể cần lấy đức làm trọng, không tư lợi bản thân. 
  • Chữ Tâm: Chỉ nội tâm. Khi tu dưỡng con người cần phải dựa vào nội tâm bản thân. Tâm chính là thật lòng, trung thành.

Vì thế, người có Đức cao sẽ thuận theo tự nhiên, không vội vàng hay nóng lòng cầu đức. Có đức bên trong người sẽ tự phát ra mà không cần phải cầu đức.

Qua bài viết bạn thấy được chữ Đức trong tiếng Hán là nét chữ đẹp với nhiều ý nghĩa. Nên hiện nay người ta sử dụng nhiều sản phẩm có gắn và viết chữ Đức để trang trí, làm quà tặng. Một số sản phẩm phải kể tới như tranh thư pháp, tranh đồng chữ Đức. 

Nếu bạn đang có ý định mua tranh chữ Đức và các loại tranh thư pháp bằng đồng hãy tìm tới Dung Quang Hà. Đơn vị chuyên tự sản xuất các sản phẩm từ đồng cao cấp, chất lượng, giá hấp dẫn.

LIÊN HỆ HOTLINE:

Chữ đức viết bằng chữ Hán