Chuột chạy bờ ao Chó chạy hàng rào

Là loài vật rất phổ biến, đông đảo, vừa tinh ranh, láu lỉnh, vui nhộn, vừa ngộ nghĩnh, độc đáo và giàu ý nghĩa biểu tượng, chuột được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam…

* Bày đường chuột chạy: Chỉ cách cho kẻ xấu tránh bị trừng phạt.

* Cháy nhà ra mặt chuột (Cháy nhà mặt chuột mới trơ): Do xảy ra biến cố mà mới phơi bày, lộ tẩy sự thật hoặc thấy rõ chân tướng của người liên quan.

* Chuột bầy không nên đào lỗ: Việc nhiều người cùng làm thì người này thường dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không ai chịu trách nhiệm nên dễ hỏng việc.

* Chuột cắn dây buộc mèo: 1. Làm  ơn, cứu giúp cho kẻ thường săn đuổi, làm hại mình; 2. Làm việc ngu ngốc, mạo hiểm, gây nguy hại đối với chính bản thân.

* Chuột chạy cùng sào: Lâm vào tình thế đặc biệt khó khăn, đã đến bước đường cùng, khó lòng xoay xở, tìm ra lối thoát được.

* Chuột chạy hở đuôi: 1. Thuộc ruộng xấu, lúa không phát triển được, thân cây mọc thấp và xơ xác, ví như chuột mà lẩn nhanh trong ruộng đó vẫn bị hở lộ đuôi; 2. Không che giấu được toàn bộ hành vi, sự việc, bị lộ một phần bí mật.

* Chuột chê xó bếp chẳng ăn/ Chó chê nhà dột ra nằm bụi tre: Chế giễu kẻ làm bộ, đỏng đảnh, khó tính.

* Chuột chù chê khỉ rằng hôi/ Khỉ lại trả lời cả họ mày thơm: Câu nói dí dỏm chê cười những kẻ chẳng hay ho gì lại đi giễu cợt người khác.

* Chuột chù đeo đạc: Kẻ xấu xa lại tỏ ra là tốt, lên mặt dạy đời (đạc: loại chuông, mõ nhỏ đeo ở cổ các con vật).

* Chuột chù lại có xạ hương: 1. Giễu kẻ yếu kém, không có tài mà lại kiêu căng, làm  bộ, khoe mẽ; 2. Chuyện trái khoáy, ngược đời.

* Chuột chù nếm dấm: Kẻ không biết gì lại tỏ ra mình thành thạo (về vấn đề, lĩnh vực nào đó).

* Chuột chù rúc - nhà phát tài, chuột cống rúc - nhà có việc: Quan niệm dân gian về những điều may rủi sắp xảy đến với gia đình nếu bỗng thấy điềm báo hiệu là chuột rúc (kêu từng hồi) hoặc bất ngờ vào nhà.

* Chuột đội vỏ trứng: Che giấu bản chất  xấu xa bằng cái mã tốt đẹp, hào nhoáng bên ngoài.

Chuột chạy bờ ao Chó chạy hàng rào

Chuột sóc

* Chuột gặm chân mèo: 1. Liều lĩnh, dại dột làm việc nguy hiểm; 2. Lâm vào hoàn cảnh trớ trêu, phải thực hiện hành vi táo bạo, bất lợi.

* Chuột khôn có mèo hay: Dù giỏi giang, ghê gớm đến mấy cũng có đối phương cao thủ hơn khuất phục, khống chế được.

* Chuột không hay, hay ỉa bếp: 1. Chế giễu kẻ hư hỏng, đã không làm tròn bổn phận lại còn quấy rầy, phá bĩnh; 2. Điều cần làm không làm, lại đi làm việc bậy bạ, xấu xa.

* Chuột sa chĩnh gạo (Chuột sa lọ mỡ): May mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ một cách tình cờ, ngẫu nhiên.

* Chuột sa cũi mèo: Rủi ro, rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng mình.

* Đầu dơi tai (mặt) chuột: 1. Có bề ngoài xấu xí, hình thù quái dị; 2. Chỉ kẻ lưu manh, bụi đời, đểu cáng, hung hãn.

* Đầu voi đuôi chuột: 1. Hình dáng, cấu trúc rất phi logic, không tương xứng; 2. Chủ trương, kế hoạch, việc làm lúc đầu có vẻ to tát, thuận lợi, nhưng cuối cùng bỏ dở hoặc không đạt được kết quả tương ứng.

* Giết một con mèo, cứu vạn con chuột: Tiêu trừ một kẻ thù nguy hiểm là cứu giúp được nhiều thành phần đối nghịch với nó.

* Khói như hun chuột: Khói đặc, nghi ngút, cay xè, lan rộng và nhanh.

* Làm dơi làm chuột: Làm việc mờ ám, không rõ ràng, không chính đáng.

* Len lét như chuột ngày: Nhút nhát, sợ sệt, đi nhẹ với vẻ dè chừng vì sợ người khác trông thấy.

* Lù rù như chuột chù phải khói: Kém tinh nhanh, rất chậm chạp và đờ đẫn.

* Mắt dơi mày chuột: Có tướng mạo thể hiện tâm địa gian giảo, xấu xa.

* Mặt như mặt chuột (Mặt như chuột kẹp): Chễ giễu người có mặt choắt với mắt lồi, má hõm.

* Mèo con bắt chuột cống: 1. Người nhỏ, yếu kém mà lại làm được việc lớn, vượt quá khả năng của mình; 2. Làm việc vượt quá khả năng, sức lực của mình thì thường thất bại.

* Mèo già lại thua gan chuột nhắt: 1. Người có tuổi nhát gan hơn trẻ con; 2. Người có ưu thế lại bất lực, thất bại trước sự mạnh mẽ của kẻ bình thường.

* Mèo hay khen mèo dài đuôi/ Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo: Tự khen, tự khoe những ưu điểm của mình, không ai chịu thua, chịu nhường ai.

* Mèo mẹ bắt chuột con: Người có khả năng lớn mà lại chỉ làm những chuyện nhỏ hoặc chỉ thu được kết quả nhỏ nhoi.

* Mèo nhỏ bắt chuột con: Làm việc vừa phải, phù hợp, tương xứng với khả năng, sức lực của mình.

* Ném chuột còn ghê cũi bát: Muốn xóa bỏ một điều gì nguy hại cũng phải dè chừng để tránh làm tổn thương đến những đối tượng liên quan (cũi bát: đồ đựng bằng tre có bốn chân, dùng chứa bát đĩa).

* Ném chuột vỡ chum: Hành động không mang tới kết quả gì đáng kể, trong khi lại gây ra tổn thất lớn hơn nhiều.

* Nhà ổ chuột: Nhà chật hẹp, chui rúc, bẩn thỉu của dân nghèo.

* Nhăn như chuột kẹp: Mặt mũi nhăn nhó, dúm dó một cách khổ sở, đau đớn (ví như cảnh chuột bị kẹp chặt trong bẫy).

* Nói dơi nói chuột: 1. Nói linh tinh, không có cơ sở, căn cứ gì hoặc không có nội dung cụ thể; 2. Nói dối hoặc nói ỡm ờ, nói nước đôi.

* Nửa dơi nửa chuột (Dở dơi dở chuột): Lai căng hoặc mập mờ, không rõ ràng.

* Sắc nanh chuột dễ cắn cổ mèo: Dù kẻ thù nguy hiểm thế nào nhưng nếu mình có mưu mẹo, có phương tiện hỗ trợ thì mình cũng thắng được.

* Rình như mèo rình chuột: Rình rập một cách chăm chú và kiên nhẫn.

* Thì thụt như chuột ngày: Đi lại, ra vào lén lút, biểu hiện những việc ám muội, thiếu đứng đắn.

* Trốn như chuột: 1. Sợ hãi, hốt hoảng bỏ chạy; 2. Lẩn trốn vào những nơi ngóc ngách, khó tìm.

* Ướt như chuột lột: Ướt sũng, ướt hết từ đầu đến chân (lột: dạng biến âm của từ lụt).

* Voi đú, chó đú, chuột chù cũng nhảy cẫng: Đua đòi, bắt chước không phải lối, trở nên lố bịch, kệch cỡm.

Nhiều người thắc mắc Ý nghĩa thành ngữ chuột chạy cùng sào có nghĩa là gì? bài viết hôm nay chiembaomothay.com sẽ giải đáp điều này


Thành ngữ liên quan:

chuột chạy cùng sào có nghĩa là gì?

Chuột: Loài động vật nhỏ bé, luôn luôn sống nơi tối tăm

Sào: là hang ổ là nơi ẩn trốn, nơi sống của một con gì đó.

Chuột chạy bờ ao Chó chạy hàng rào

Ý nghĩa thành ngữ chuột chạy cùng sào có nghĩa là đường cùng không có chỗ trốn và phải bị bắt. Không như chuột chạy cùng sào thành ngữ lên thác xuống ghềnh chỉ ra sự cố gắng vượt qua khó khăn trong cuộc sống hoặc thuận vợ thuận chồng nói đến tình yêu thương gắn bó giữa vợ chồng cố gắng vượt qua mà không có gì cản trở họ.

Thành ngữ đồng nghĩa:

Chó chạy bờ ao

Chuyển thế thành ngữ sang tiếng nước ngoài:

Tiếng Anh: Be at the end of one’s tether Tiếng Trung: 在其一端的山穷水尽的地步 Tiếng Nhật: 1のテザーの終わりであること

Tiếng Hàn: 하나의 테더의 끝에되기

Qua bài viết ý nghĩa thành ngữ chuột chạy cùng sao có nghĩa là gì của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

chuột chạy cùng sào nghĩa là gì ý nghĩa câu chuột chạy cùng sào đặt câu với thành ngữ chuột chạy cùng sào chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm là gì

thành ngữ chuột chạy cùng sào

Check Also

Chuột chạy bờ ao Chó chạy hàng rào

Nhiều người thắc mắc HUS trên facebook – tiktok có nghĩa là gì? Bài viết …


Chuột chạy bờ ao Chó chạy hàng rào

Ảnh nhặt từ Google.

Chu Mộng Long: Anh Đặng Tiến (Đại học Thái Nguyên) phải viết một bài giải thích cái sự chọc ngoáy của ai đó, rằng có phải ngày xưa thầy thuộc loại “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”?

Anh ấy tự ái và phải mất thời gian “khoe” thành tích học tập của mình.

Về nghĩa của câu “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, tôi giải thích gọn thế này.

– Thời trước đổi mới, thi đỗ vào đại học, trong đó có ngành sư phạm, nói chung là rất khó. Cả khóa thường chỉ có vài ba người đỗ đại học chính thức (hồi đó còn có đỗ dự bị). Thành phần thi đỗ đại học hiển nhiên thuộc diện học lực đứng đầu. Trừ con liệt sĩ được ưu tiên!

– Câu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” có từ thời đó, nhưng không mang nghĩa là học dốt mới làm thầy. Đơn giản là bởi cái nghề giáo mặc dù được dán câu khẩu hiệu là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, nhưng lại là nghề đói rách nhất. Đói rách thì bị xã hội xem thường. Cho nên thời đó ông thầy hay bị giễu cợt “thầy giáo là tháo giày”, “giáo chức là dứt (ăn) cháo”. “Chuột chạy cùng sào” là chuột đói không lối thoát, vì thầy giáo thời ấy chẳng có kế sinh nhai nào khác ngoài đồng lương ba cọc ba đồng. Một số thầy giáo tranh thủ làm thêm cái nghề của người vô học như cày ruộng, nuôi gà, nuôi heo, đi xe ôm…

Sự “cùng sào” rõ ràng là mang nghĩa bần cùng. Chỉ vì yêu nghề mà người ta mới dấn thân vào sự bần cùng.

Chỉ khi nhà nhà vào đại học, người người vào đại học, câu “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” mới chuyển nghĩa là kẻ học dốt, không thể thi vào ngành nào mới thi vào sư phạm. Đó là lý do ngành sư phạm ngày một xuống cấp tệ hại. Thi tốt nghiệp đại trà mỗi môn dưới 3 điểm cũng có thể làm thầy dạy thiên hạ.

Nghĩa thứ hai cũng do nghĩa thứ nhất mà ra. Đã là cái nghề bần cùng thì đến lúc chỉ có kẻ dốt mới lựa chọn cho tương lai của mình. Và ngành sư phạm đang ở bờ vực bần cùng đến mức vơ vét tất cả, kể cả thành phần cặn bã, để làm vốn sinh nhai.

Ông Nhạ hoảng hốt đối phó dư luận bằng cách: Năm nay tuyển vào sư phạm phải loại giỏi trở lên! Lại còn đòi thu học phí nữa…

Thưa ông, tôi dự báo là nếu thực hiện điều ông nói, năm tới đến loài chuột đói cũng sẽ chẳng còn con nào chui vào sư phạm đâu ạ! Có nghĩa là ngành sư phạm không thể tuyển sinh được nữa!

Nếu có chuột chạy cùng sào, chúng sẽ chạy vào các ngành… tuyển làm quan thôi ạ! Ngành Quản lý giáo dục hay Công tác xã hội… chẳng hạn.

Cái gốc là tiền lương và công việc làm. Các ông đảm bảo tiền lương và công việc cho ngành giáo dục thì thân phận “chuột chạy cùng sào” ở cả hai nghĩa “bần cùng” và “dốt” sẽ chấm dứt. Không tin thì hỏi bọn Việt Nam Cộng hòa trước đây chứ không cần hỏi các nước tư bản hiện đại.