Chụp ct scanner đến 32 dãy là gì

Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) 32 lát cắt là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng kỹ thuật tạo lớp ảnh cắt kết hợp với máy tính để đưa ra những hình ảnh chụp cắt lớp sắc nét, chi tiết, rõ ràng.

Chụp CT 32 lát cắt phát hiện được những tổn thương gì?

Kỹ thuật chụp CT 32 lát cắt được sử dụng rộng rãi đối với các trường hợp:

  • Giúp phát hiện các điểm bất thường trong sọ não, thần kinh như các khối u, khối máu tụ, dập não, phù não,…
  • Giúp phát hiện khối u, áp xe, dị dạng hay các bệnh lý trong khu vực đầu, mặt cổ, tim, ngực, bụng, mạch máu,…
  • Hỗ trợ phẫu thuật, xạ trị và theo dõi hậu phẫu thuật
  • Điều trị các dị tật bẩm sinh

Chụp ct scanner đến 32 dãy là gì

Chụp cắt lớp 32 lát cắt – công nghệ tiên tiến vượt bậc

Không như các hệ thống chụp CT cũ, máy chụp CT 32 lát cắt đã được cải tiến hơn rất nhiều. Hệ thống máy đã được tăng số dãy đầu dò phát ra tia X, nên khi trong cùng một đơn vị thời gian chụp có khả năng tăng số hình chụp và độ mỏng thu được.

Vận tốc máy chụp CT 32 lát cắt quét cao, vì vậy thời gian chụp cũng nhanh theo. Từ đó giúp người bệnh không phải nhịn thở nhiều khi chụp hay phải nằm yên lâu. Chụp được với lát cắt càng mỏng, càng khít nhau thì hình ảnh thu được càng chính xác, tầm soát hiệu quả. Máy chụp CT 32 lát cắt hoàn toàn đảm bảo được điều đó, với 32 lát cắt mỏng có thể đặt tới 0,6mm, hình ảnh thu được sắc nét, chi tiết, tránh bỏ sót tổn thương.

Chụp ct scanner đến 32 dãy là gì

Ngoài ra, hệ thống chụp CT 32 lát cắt còn giúp cho việc tái tạo lại hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể một cách rõ nét, chi tiết hơn bao giờ hết. Kỹ thuật công nghệ tiên tiến này được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong việc phát hiện các bệnh lý từ đầu, cổ, tim, ngực, bụng, sọ não hay xương, mô mềm đến các mạch máu.

Hệ thống chụp CT 32 lát - NeuViz ACE SP- Neusoft Medical Systems

NeuViz ACE SP là hệ thống chụp CT 32 lát cắt mới nhất, cung cấp nhiều giá trị kinh tế hơn và vô cùng thân thiện. Khai thác trực tiếp vào sự đột phá công nghệ, đổi mới của hệ thống chụp CT cao cấp NMS. Hệ thống NeuViz ACE SP cung cấp hiệu suất ổn định và đáng tin cậy.

Chụp ct scanner đến 32 dãy là gì

Cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân bằng một loạt các giải pháp liều thấp, bao gồm kỹ thuật quét 60kV hàng đầu trong ngành. Với kỹ thuật quét 60kV (CARE 60 - ClearView Advanced & AI Reconstruction Engine) cho phép hình ảnh 60kV trở thành tiêu chuẩn hình ảnh mới, kỹ thuật này rất phù hợp với các bệnh nhân khoa nhi.

Chụp ct scanner đến 32 dãy là gì

Với hệ thống chụp CT 32 lát cắt – NeuViz ACE SP, các nhà đầu tư không phải do dự lựa chọn giữa chi phí và chất lượng chẩn đoán hay việc chăm sóc bệnh nhân. Sản phẩm sử dụng thiết kế kinh tế hơn, giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe giảm được sự căng thẳng trong vận hành với giá trị chẩn đoán tối đa.

Ngoài cung cấp các thiết bị y tế, hóa chất, công ty TNHH Gmed còn phát triển các dịch vụ như: tư vấn, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa. Sở hữu đội kỹ sư được đào tạo trong và ngoài nước với nhiều năm kinh nghiệm luôn luôn đảm bảo tốt nhu cầu về kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm cho Quý Khách. Chúng tôi cam kết luôn cung cấp các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và dịch vụ hậu mãi tới tất cả khách hàng.

Trong CT, nguồn phát tia X và đầu dò tia X được đặt trong hệ thống hình tròn rỗng giữa, hệ thống này di chuyển vòng quanh bệnh nhân nằm trên bàn chụp. Người ta thường sử dụng các máy chụp đa dãy có từ 4 đến 64 dãy đầu dò, vì hệ thống nhiều đầu dò có tốc độ chụp nhanh hơn và lấy được hình ảnh có độ phân giải cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với việc chụp hình ảnh tim và các tạng ổ bụng.

Dữ liệu thu được từ các dãy đầu dò này tạo ra hàng loạt ảnh X-quang chụp từ nhiều góc độ khác nhau trên bệnh nhân. Những hình ảnh này, thay vì được xem trực tiếp, sẽ được truyền tải đến hệ thống máy tính, để từ đó tái tạo chúng thành hình ảnh 2 chiều (cắt lớp), biểu diễn một phần của cơ thể dưới dạng lát cắt trên mọi góc quan sát mong muốn. Những dữ liệu này cũng có thể được sử dụng để dựng nên những hình ảnh không gian 3 chiều chi tiết.

Đối với một số máy chụp CT, bàn chụp di chuyển từ từ và dừng lại khi tiến hành chụp trên một lát cắt. Đối với một số máy chụp CT khác, bàn chụp di chuyển liên tục trong quá trình chụp. Khi đó, bệnh nhân sẽ di chuyển theo đường thẳng, còn các đầu dò di chuyển theo đường tròn và các dãy ảnh được chụp theo kiểu xoắn ốc xung quanh bệnh nhân - do đó kiểu chụp này còn có tên là chụp CT xoắn ốc.

So với chụp X-quang, chụp CT cho phép phân biệt tốt hơn các mô mềm có đậm độ khác nhau. So với chụp X-quang, mức độ cung cấp thông tin của CT cao hơn rất nhiều, nên đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ưu tiên chỉ định khi tiến hành khảo sát các cấu trúc nội sọ, đầu, cổ, tủy sống, lồng ngực và ổ bụng. Những hình ảnh tổn thương được dựng lên dưới dạng 3 chiều sẽ giúp các bác sĩ ngoại khoa lập kế hoạch phẫu thuật.

Chụp CT không cản quang được sử dụng

  • Để phát hiện xuất huyết não cấp, sỏi tiết niệu vôi hóa và các nốt mờ phổi
  • Xác định đặc điểm tổn thương gãy xương và các bất thường khác trong hệ thống xương khớp

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang được sử dụng

  • Để cải thiện chất lượng hình ảnh chụp trên các tổn thương u, nhiễm trùng, viêm và chấn thương mô mềm
  • Để đánh giá hệ thống mạch máu, trong các trường hợp nghi ngờ tắc mạch phổi, phình tách động mạch chủ

Thuốc cản quang qua đường uống hoặc đôi khi đường trực tràng được sử dụng để chụp ảnh ổ bụng; đôi khi sử dụng khí để làm giãn và nhìn thấy đường tiêu hóa dưới (GI). Thuốc cản quang được đưa vào đường tiêu hóa nhằm giúp phân biệt chúng rõ hơn với các cấu trúc xung quanh. Thuốc cản quang đường uống tiêu chuẩn có bari, nhưng thuốc cản quang i-ốt có độ thẩm thấu thấp nên được sử dụng khi nghi ngờ thủng ruột.

Trong kỹ thuật nội soi đại tràng ảo (CT colonography), thuốc cản quang được sử dụng dưới dạng đường uống, còn khí được bơm vào trực tràng thông qua một catheter cao su mềm có đường kính nhỏ; sau đó người ta sẽ tiến hành chụp CT cắp lớp mỏng toàn bộ hệ thống đại tràng. Nội soi đại tràng ảo tạo ra hình ảnh chụp đại tràng 3 chiều với độ phân giải cao, qua đó mô phỏng lại hình ảnh nội soi quang học một cách chi tiết và chân thực. Kỹ thuật này có thể phát hiện được các polyp và các tổn thương niêm mạc đại tràng với kích thước nhỏ tới 5 mm. Đây là một lựa chọn thay thế cho phương pháp nội soi thông thường. Nội soi đại tràng ảo ít gây khó chịu cho bệnh nhân hơn nội soi thường, và không cần gây mê. Nó cung cấp hình ảnh rõ ràng, chi tiết hơn so với chụp đường tiêu hóa dưới (GI) tuần tự thông thường và có thể hiển thị các khối mô mềm bên ngoài. Nội soi đại tràng ảo cho phép hiển thị toàn bộ hệ thống đại tràng; ngược lại, phương pháp nội soi đại tràng thông thường có thể không đánh giá được toàn bộ đại tràng phải ở khoảng 1/10 bệnh nhân.

Những nhược điểm chính của nội soi đại tràng ảo là

  • Không có khả năng sinh thiết các polyp tại thời điểm khảo sát
  • Phơi nhiễm phóng xạ

Chụp CT ruột cũng là một biện pháp chụp tương tự, nhưng nó còn cung cấp cả hình ảnh của dạ dày và toàn bộ hệ thống ruột non. Một lượng lớn chất cản quang đậm độ thấp (khoảng 1300 đến 2100 mL bari sulfat 0,1%) được bơm vào để làm giãn toàn bộ hệ thống ruột non.

Do đó, chụp CT ruột sẽ chiếm ưu thế đặc trưng trong trường hợp

Thuốc cản quang đường tĩnh mạch cũng thường được sử dụng trong chụp CT ruột. Người ta chụp CT lớp mỏng, độ phân giải cao ổ bụng và tiểu khung. Những hình ảnh này được tái cấu trúc theo các mặt phẳng giải phẫu, để từ đó tạo nên dạng hình ảnh 3 chiều.

CT ruột cũng có thể được sử dụng để phát hiện và đánh giá những bất thường khác ngoài viêm ruột, bao gồm:

  • Các tổn thương gây tắc nghẽn ruột non
  • Khối u
  • Áp xe
  • Các tổn thương rò
  • Chảy máu

Hình ảnh thận, bàng quang và niệu quản được hiển thị chi tiết nhờ vào việc tiêm thuốc cản quang. Chất cản quang tích lũy tại thận, sau đó được bài tiết vào các cấu trúc thu thập nước tiểu, rồi đến niệu quản và bàng quang. Tiến hành chụp CT đa thì, ghi lại những hình ảnh độ phân giải cao của đường niệu trong suốt quá trình thải cản quang.

Tại hầu hết các cơ sở y tế, chụp CT hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch đã trở thành biện pháp thay thế cho chụp X-quang hệ tiết niệu sử dụng thuốc cản quang đường tĩnh mạch.

Sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh một lượng lớn thuốc cản quang, người ta tiến hành chụp hàng loạt ảnh CT lát cắt mỏng vào thời điểm thuốc cản quang đi vào động và tĩnh mạch. Những kỹ thuật đồ họa vi tính tiên tiến được sử dụng để loại bỏ hình ảnh các mô mềm xung quanh, giúp hiển thị chi tiết hình ảnh mạch máu, tương tự như khi chụp động mạch quy ước.

Chụp CT mạch là một phương pháp thay thế an toàn và ít xâm lấn hơn so với chụp mạch quy ước.

Để phù hợp với thực tế lâm sàng hiện nay, phương tiện chụp CT buộc phải sử dụng liều bức xạ thấp nhất có thể. Các máy chụp CT hiện đại cùng quy trình chẩn đoán hình ảnh sửa đổi đã làm giảm đáng kể phơi nhiễm phóng xạ từ CT. Ngoài ra, các phương pháp khảo sát mới hơn đánh giá việc sử dụng liều bức xạ thấp hơn trong một số loại chụp CT và một số chỉ định chụp CT nhất định; trong một số trường hợp, các mức liều này thậm chí sẽ chỉ tương đương với bức xạ từ chụp X-quang.

  • Nếu bari, được cho bằng đường uống hoặc đường trực tràng, thoát ra bên ngoài lòng đường tiêu hóa, nó có thể gây viêm nặng trong khoang phúc mạc. Cần sử dụng thuốc cản quang iod nếu có nguy cơ thủng tạng rỗng.
  • Barium có thể tích lũy trong đường tiêu hóa, cô đặc lại và dễ gây tắc ruột.

Chụp ct scanner đến 32 dãy là gì

Bản quyền © 2023 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

chụp CT 32 là gì?

Chụp CT 32 dãy là kỹ thuật chụp CT cơ bản nhất với 32 lát cắt mỏng (có thể đạt tới 0,6mm) giúp hình ảnh chụp sắc nét, đặc biệt không bỏ qua những tổn thương nhỏ mà kỹ thuật chụp CT cắt lớp cũ thường mắc phải.

chụp CT ổ bụng hết bao nhiêu tiền?

Chụp CT bụng giá bao nhiêu? Mức tiền chụp CT ổ bụng sẽ dao động ở khoảng từ 900.000 nghìn đồng đến 5.000.000 đồng. Có thể có những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này lên tới hàng chục triệu đồng.

chụp CT sau bao lâu thì được chụp lại?

Thông thường một lần chụp CT phổi sẽ có liều hấp thụ từ 7-9mSv, vì thế khuyến cáo người bệnh có thể chụp 02 lần/ năm, khoảng cách giữa các lần chụp càng cách xa nhau càng tốt.

chụp CT lớp 64 dày bao nhiêu tiền?

Chụp CT Scanner 64 dãy đến 128 dãy không có thuốc cản quang giá 1.431.000. Chụp CT Scanner toàn thân 64 dãy – 128 dãy có thuốc cản quang giá 4.136.000. Chụp CT Scanner toàn thân 64 dãy – 128 dãy không có thuốc cản quang giá 3.099.000. Chụp CT Scanner từ 256 dãy trở lên có thuốc cản quang giá 3.543.000.