Chuyện tình ca sĩ minh hiếu là ai?

Minh Hiếu là một trong những nữ ca sĩ nhạc vàng thế hệ đầu tiên, nổi tiếng khắp các phòng trà từ đầu thập niên 1960 khi mới ở độ tuổi 16-17. Ngoài giọng hát đặc biệt, cô còn có nhan sắc vào thời thanh xuân đã làm say đắm nhiều người, trong đó có các chàng nhạc sĩ đa tình như Trần Thiện Thanh, Lam Phương. Nhiều người kể lại rằng Minh Hiếu là nguồn cảm xúc để các nhạc sĩ sáng tác những bài nhạc vàng đã trở thành bất hủ là Hoa Trinh Nữ, Không Bao Giờ Ngăn Cách, Biết Đến Bao Giờ, Biển Tình, Em Là Tất Cả…

Chuyện tình ca sĩ minh hiếu là ai?

Nữ ca sĩ Minh Hiếu tên thật là Nguyễn Thị Minh Hiếu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1944 tại Sài Gòn.

Bạn đang xem: Cuộc đời và sự nghiệp của nữ ca sĩ minh hiếu

Cha của Minh Hiếu là nghệ sĩ Văn Ba – chuyên về hát chèo hát bội, đã lưu lạc từ Bắc vào Nam từ đầu thập niên 1940. Tại Sài Gòn, ông phụ trách ban chèo cổ của đài phát thanh Pháp Á. Năm 1956, đài phát thanh này phải giải tán và chuyển giao lại cho chính quyền mới, nghệ sĩ Văn Ba gia nhập đoàn hát bội Đồng Tâm và đi lưu diễn khắp nơi, nhưng không được bao lâu thì đoàn hát này cũng tan rã. Vì mệt mỏi với cuộc đời nghệ sĩ lang thang nên người cha của Minh Hiếu đã mang gia đình đến cư ngụ ở một quận lỵ nhỏ thuộc tỉnh Bình Long (nay là thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước).

Một số thông tin ghi răng ca sĩ Minh Hiếu được sinh ra ở Bình Long, tuy nhiên sự thật là cô được sinh ra ở Sài Gòn, rồi sau đó mới theo gia đình lên Bình Long khi đã 13-14 tuổi.


Tại Bình Long, ông Văn Ba không còn là một nghệ sĩ nữa mà trở thành chủ tiệm hớt tóc kiếm tiền nuôi vợ và 2 con gái nhỏ. Tuy nhiên có lẽ vì dòng máu nghệ sĩ vẫn còn nên vào chiều tối mỗi ngày, sau khi đóng cửa tiệm tóc, ông biến cửa hiệu cắt tóc đó thành một quán cafe nhỏ để giao lưu văn nghệ cùng bạn bè.

Đến năm 1959, khi Minh Hiếu 15 tuổi thì mẹ của cô lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cuộc sống trở nên vất vả, cô phụ giúp cha chăm lo mọi việc trong gia đình.

Tại vùng tỉnh lẻ Bình Long xa xôi, Minh Hiếu đã nổi tiếng khắp vùng khi thể hiện được năng khiếu ca hát xuất sắc tại quán cà phê của cha hàng đêm. Trong những đêm ca hát quy mô nhỏ đó, Minh Hiếu đã rèn luyện được kỹ năng biểu diễn trước khán giả rất thuần thục.

Chuyện tình ca sĩ minh hiếu là ai?

Tháng 5 năm 1960, Minh Hiếu xin phép cha xuống Sài Gòn ghi tên nhập học vào lớp đào tạo ca sĩ và vũ sinh do ông chủ phòng trà Anh Vũ là Võ Đức Diên mở, có các nhạc sĩ tên tuổi phụ trách giảng dạy. Nhờ đã quen với việc hát trước khán giả ở quê nhà, nên khi một thân một mình xuống Đô Thành Sài Gòn lúc mới 16 tuổi, Minh Hiếu đã nhanh chóng gầy dựng được tên tuổi sau khi được học nhạc và trở thành ca sĩ nổi tiếng chỉ 1 năm sau đó.


Đầu thập niên 1960, Minh Hiếu là 1 trong những ca sĩ trẻ được yêu thích nhất tại Sài Gòn, cô biểu diễn hàng đêm tại hầu hết các vũ trường lớn thời đó như Arc-en-Ciel, Tự Do, Bồng Lai, Anh Vũ, Hoà Bình, La Cigale… Minh Hiếu cũng đã trở thành một trong những ca sĩ có dĩa nhạc bán chạy nhất trong số các nghệ sĩ thu âm ở Sài Gòn trong những năm đầu thập niên 1960.

Xem thêm: Cuộc Sống Của Btv Vân Anh Là Ai? Tiểu Sử Mc Biên Tập Viên Vân Anh

Ngoài ra, Minh Hiếu trình bày rất thành công các ca khúc nhạc lính và thường xuyên đến các tiền đồn hát cho người lính nghe bất cứ khi nào nhận được lời mời. Trong một dịp đi hát ở Quân đoàn 4 tại Sa Đéc, Minh Hiếu được vinh dự gắn lon “Hạ sĩ nhất danh dự”. Trong một cuộc phỏng vấn trên Asia, cô đã tâm sự rằng: “Đây là phần thưởng mà Minh Hiếu yêu quý nhất trong đời của mình”.

Chuyện tình ca sĩ minh hiếu là ai?

Trong lúc sự nghiệp đang rực rỡ thì Minh Hiếu bất ngờ trở thành phu nhân của tướng Vĩnh Lộc, khi đó đang là tư lệnh vùng 2. Dù lúc đó tuổi đời vừa mới ngoài 20 nhưng cô chấp nhận rời sân khấu với sự nuối tiếc của khán giả ái mộ. Cuối thập niên 1960 và sang thập niên 1970, Minh Hiếu gần như không đi hát và thu âm nữa, nên các bản thâu âm trước năm 1975 của Minh Hiếu còn lưu lại cho đến nay chỉ là trong các dĩa nhựa, chứ không có trong băng cối.

Ngoài sự nghiệp âm nhạc chói sáng, Minh Hiếu còn từng thử sức trong lĩnh vực điện ảnh khi mới 17 tuổi. Lúc đó Minh Hiếu đóng vai ca sĩ Thanh Thúy trong phim Thúy Đã Đi Rồi (có nội dung về ca sĩ Thanh Thúy). Nhiều người nhận xét rằng ca sĩ Minh Hiếu sở hữu nhan sắc mỹ miều rất giống với nữ diễn viên Mỹ nổi tiếng Elizabeth Taylor, nên được mệnh danh là Elizabeth Taylor của Việt Nam thời bấy giờ.


Trong một bài viết của MC Nguyễn Ngọc Ngạn, ông tiết lộ rằng nhạc sĩ Lam Phương đã từng yêu đơn phương nữ ca sĩ Minh Hiếu, và đã viết rất nhiều ca khúc để tặng bà, trong đó có 3 ca khúc đã trở thành bất tử và vẫn được yêu thích cho đến ngày nay: Em Là Tất Cả, Biển Tình và Biết Đến Bao Giờ.

Click để nghe Minh Hiếu hát Biết Đến Bao Giờ

Ngoài ra theo một số lời kể thì ca sĩ Minh Hiếu cùng với cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã từng là một cặp đôi đẹp trong làng nhạc. Khi Minh Hiếu theo chồng thì Trần Thiện Thanh đã mang nỗi buồn tình vào ca khúc Hoa Trinh Nữ:

Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường Như yêu 1 loài hoa trên vùng đá sỏi buồn phiền…

Chồng của Minh Hiếu chính là tướng Vĩnh Lộc, được người ta gọi là “ông vua không ngai” của vùng Cao Nguyên.

Trên chương trình Asia 50 năm 2006, ca sĩ Minh Hiếu nói rằng giữa cô và nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có một tình bạn rất tương đắc, thường cùng nhau đi diễn chung ở các tiền đồn. Cũng trong chương trình này, cô cũng kể về hoàn cảnh sáng tác bài hát nổi tiếng Hoa Trinh Nữ, đó là trong một lần đi diễn ở tiền đồn chung với Nhật Trường – Trần Thiện Thanh thì bị sự cố phải dừng xe. Trong lúc chờ đợi, họ xuống đường cùng bước đi trên cỏ dại. Chân giẫm trên một đám hoa mắc cỡ bên đường, Minh Hiếu chợt hỏi Trần Thiện Thanh rằng có biết loài hoa dại này tên gì hay không, khi ông trả lời là không biết, lúc đó Minh Hiếu mới giải thích về loài hoa mang tên mắc cỡ, biết khép lá ngây thơ và thường sống trên vùng khô cằn sỏi đá.

Có được những cảm xúc từ kỷ niệm đó, nhạc sĩ đã sáng tác thành ca khúc Hoa Trinh Nữ.

Sau năm 1975, Minh Hiếu sang định cư tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ. Tuy không còn đi hát thường xuyên, nhưng thỉnh thoảng cô vẫn góp mặt trong một vài chương trình đại nhạc hội của Trung tâm Asia.

Phòng trà và vũ trường xưa không chỉ là nơi thành danh của những giọng ca, đây còn là nơi nảy nở những mối tình đình đám của tướng tá và các cô ca sĩ,  vũ nữ.

Nhuốm mùi a-xit, lựu đạn

 Những ai đã từng lui tới phòng trà- vũ trường của đất Sài Gòn trước năm 1975, đều phải công nhận rằng: Dạo đó, vũ nữ chỉ đứng dưới ca sĩ một nấc thang giá trị trong xã hội. Không ít tướng, tá, những chàng phi công, sĩ quan hoa tiêu… một số luật sư, bác sĩ, kỹ sư trẻ, có được một người tình ca sĩ, hay vũ nữ là lấy làm hãnh diện lắm, coi đó như là đẳng cấp của một tay chơi thượng lưu, trí thức! Điều này cũng chẳng có gì làm lạ. Ngày trước, ngay cả cựu hoàng Bảo Đại, ông vua cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam, cũng một thời dính chặt với các vũ nữ Mộng Điệp, Lý Lệ Hà. Sau này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn chết mê, chết mệt cô ca sĩ Kim Loan đến quên ăn bỏ ngủ thì đã làm sao?

Chuyện tình ca sĩ minh hiếu là ai?

Ca sĩ Kim Loan – người tình của Nguyễn Văn Thiệu

“Nhắc đến những chuyện tình nổi đình, nổi đám trong giới ca sĩ và vũ nữ Sài Gòn trước năm 1975, người ta thường nghĩ đến bi kịch của vũ nữ Cẩm Nhung và trung tá Trần Ngọc Thức. Thật ra, chuyện tình này được dân gian truyền tụng nhiều là do sau khi bị trận đòn ghen, do vợ ông Thức thuê người tạt nguyên một ca a-xit đậm đặc, tàn phá hết dung nhan. Vũ nữ Cẩm Nhung đã phóng to tấm hình chụp chung với ông Thức một thuở mặn nồng, đeo trước ngực để đi ăn xin khắp các tỉnh, thành miền Nam, kéo dài gần 3 thập kỷ. Trong khi đó, có những chuyện tình khác, trong giới này, xem ra ly kỳ và tàn bạo không kém, nhưng đã bị lãng quên theo năm tháng. Ví như, chuyện thiếu tá Minh gài lựu đạn để giết chết vợ, được ngụy trang bằng một vụ ám sát, để tự do chung sống với ca sĩ T.P. Hay trung tướng Vĩnh Lộc bỏ vợ con để chạy theo ca sĩ Minh Hiếu. Tệ hơn nữa là tướng quân Lê Văn Tư, phải chịu cảnh thân bại, danh liệt chỉ vì mê mệt nhan sắc cô vũ nữ Ánh Hoa của vũ trường Văn Cảnh.

Chuyện tình ca sĩ minh hiếu là ai?

Bài báo về Vũ nữ Cẩm Nhung những ngày cuối đời

Trung tướng Vĩnh Lộc và ca sĩ Minh Hiếu

Trung tướng Vĩnh Lộc có tên đầy đủ là Nguyễn Phước Vĩnh Lộc, sinh năm 1926 tại Huế. Ông là anh em họ của Vĩnh Thụy, tức là vua Bảo Đại. Vốn dòng dõi hoàng tộc, lại được sinh ra trong một gia đình giàu có nên Vĩnh Lộc quen với nếp sống hưởng thụ, xa hoa. Từ nhỏ đã được ăn học tử tế, ông nói tiếng Pháp chẳng thua gì tiếng mẹ đẻ. Tháng 6.1965, Vĩnh Lộc được cất nhắc lên làm tư lệnh Quân đoàn 2, kiêm tư lệnh Vùng 2 chiến thuật. Lãnh thổ do ông cai quản, bắt đầu từ đèo Bình Đê, giáp ranh hai tỉnh Quãng Ngãi-Bình Định, chạy dọc duyên hải Nam Trung bộ, đến hết tỉnh Bình Thuận và cả một vùng Tây Nguyên rộng lớn. Bản doanh của ông đặt tại Pleiku. Đến thời điểm này Vĩnh Lộc đã có một vợ, 4 con, nhưng khi phải lòng ca sĩ Minh Hiếu, ông đã rũ bỏ tất cả để rước nàng về dinh.

Theo hồi tưởng của ông Phán Ba, nguyên trưởng ty Kinh tế tỉnh Bình Long thời đó, và là bác ruột của nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền, thì Minh Hiếu tên thật là Đỗ Thị Lài, chào đời vào khoảng năm 1936, trong một gia đình lao động nghèo tại vùng đất đỏ cao su nắng bụi mưa buồn này.

Thân sinh của Minh Hiếu làm chủ một quán hớt tóc xập xệ ở dốc chợ cũ, gần ngã 3 Quản Lợi. Ông ta là người thích ca hát, nên tài sản quý giá nhất trong quán chỉ là cây đàn guitar cũ kỹ treo trên vách, và Minh HIếu bắt đầu sự nghiệp từ đó. Vốn được trời phú cho giọng hát khàn đục, khá đặc biệt, nên nhiều khách đến hớt tóc thường yêu cầu Minh Hiếu hát một vài bài theo nhịp đờn của cha. Trong số khách đó có nhạc sĩ Mạnh Giác, lúc bấy giờ là trưởng ban văn nghệ của ty Thông tin Bình Long. Nghe Minh Hiếu hát cũng khá, nhạc sĩ Mạnh Giác đã thu nạp làm đệ tử để luyện âm rồi tìm cách đưa về lập nghiệp ở phòng trà Anh Vũ.

Ngoài Minh Hiếu ra, tại Bình Long, nhạc sĩ Mạnh Giác còn đào tạo 2 học trò nữa, đều lấy nghệ danh có chữ Minh đứng đầu, nhưng không mấy thành công. Đó là ca sĩ Minh Thanh của ban văn nghệ LLĐB ở Nha Trang và ca sĩ Minh Trí của đoàn văn nghệ Chí Linh. Ca khúc đầu tiên đưa giọng ca Minh Hiếu lên đài danh vọng là Mảnh tình thương của Mạnh Giác, chứ không phải là bài Quen nhau trên đường về của Thăng Long sau này, như nhiều người lầm tưởng.

Năm 1965, nhân một chuyến lên Pleiku biểu diễn, Minh Hiếu đã gặp Vĩnh Lộc tại câu lạc bộ Phượng Hoàng của quân đoàn 2. Ngay lần đầu tiên, thấy đôi mắt lẳng lơ của Vĩnh Lộc nhìn mình một cách say đắm, Minh Hiếu biết ngay Vĩnh Lộc đã lọt vào bẫy tình. Quả nhiên, sau khi về Sài Gòn được mấy hôm, Minh Hiếu đã thấy Vĩnh Lộc kéo theo một đám quần thần đến tận phòng trà mà cô đang cộng tác. Ông ta tỏ ra là một tay chơi hào sảng, coi tiền như giấy và hết mực ga lăng, đã làm cho Minh Hiếu rúng động tâm can.

Cuối đêm vui, Vĩnh Lộc đã đem quân đoàn của ông ta ra làm quà tỏ tình bằng lời hứa như đinh đóng cột, sẽ phong cho Minh Hiếu cấp bậc hạ sĩ danh dự của quân đội. Ông ta nói về Pleiku sẽ ký quyết định và thông báo với Bộ Tổng tham mưu. Đồng thời yêu cầu Minh Hiếu chuẩn bị sẵn, khi nào được thông báo sẽ lên Pleiku làm lễ gắn lon. Ông ta sẽ cho một máy bay C.47 đón.

Chỉ bấy nhiêu là Vĩnh Lộc đủ hạ gục Minh Hiếu ngay tối hôm đó. Chưa kể trong đầu cô ta đang vẽ ra giấc mơ trở thành mệnh phụ với giàu sang, phú quý đang chờ đợi ở ngày mai. Đúng như thế, sau đó Minh Hiếu là ca sĩ đầu tiên được phong hàm hạ sĩ danh dự của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Không dừng lại ở đó Minh Hiếu không muốn mình chỉ là một thứ phòng nhì, mà đã buộc Vĩnh Lộc phải bỏ vợ con để nâng mình lên vị trí chính thức là phu nhân tư lệnh quân đoàn.

Tết Mậu Thân (1968) đánh hơi được tình hình bất ổn Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho chỉ huy các đơn vị trên toàn lãnh thổ miền Nam không được rời nhiệm sở để đề phòng bất trắc. Thế nhưng vì quá mê mệt Minh Hiếu, Vĩnh Lộc đã bất chấp, ngang nhiên bay về Sài Gòn ăn tết với người đẹp. Giống như hầu hết những đô thị khác, Pleiku cũng bị quân Giải phóng tấn công trong chiến dịch này.

Chuyện tình ca sĩ minh hiếu là ai?

Người tình của Vĩnh Lộc, Minh Hiếu, ca sĩ đầu tiên được phong hàm hạ sĩ danh dự của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa

Sau mấy ngày ăn tết hả hê, Vĩnh Lộc quay trở lại Pleiku trong mệt mỏi. Ông ta không vào ngay nhiệm sở mà về tư dinh dưỡng sức. Đang ngon giấc, thì viên đại tá Mỹ J.W.Barnes, cố vấn trưởng Quân đoàn 2 cho người đến mời Vĩnh Lộc vào để cùng giải quyết nhiều vấn đề cấp bách. Bị đánh thức, Vĩnh Lộc đã nổi nóng, đuổi viên sĩ quan liên lạc ra ngoài và nói ông ta không nghe lệnh ai hết ngoài tổng thống Thiệu. Nói thế, nhưng Vĩnh Lộc cũng vội vàng chạy vào quân đoàn. Như chưa đã cơn giận, lại thấy đại tá Barnes không chào hỏi mình trước, ông ta hằn học nói bằng tiếng Anh: “Tôi không phải là một trung sĩ, tôi là tướng tư lệnh Quân đoàn 2”. Rồi đi thẳng lên lầu. Một bản báo cáo đã được Barnes gởi lên Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam ngay sau đó. Lập tức Vĩnh Lộc bị cách chức, cho về Sài Gòn làm Chỉ huy trưởng trường Cao đẳng quốc phòng.

Năm 1973, Vĩnh Lộc lại bị Nguyễn Văn Thiệu tước sạch mọi chức vụ vì trong một chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ ông ta đã tự ý bay sang Pháp để liên hệ với người anh họ là cựu hoàng Bảo Đại.

 Vũ nữ Ánh Hoa và chuẩn tướng  Lê Văn Tư

 Năm 1971, khi mang hàm đại tá, Lê Văn Tư được giữ chức vụ tỉnh trưởng Long An, nằm sát bên cạnh Sài Gòn hoa lệ. Sẵn tiền của trong tay, không tuần nào Lê Văn Tư không về thành phố một hai hôm để du hí. Ông ta có mặt ở hầu hết những vũ trường sang trọng, nơi tập trung những vũ nữ trẻ đẹp nhất. Ở đâu, Lê Văn Tư cũng vung tiền ra như nước, lại có một vài quân lính theo hầu, oai phong lẫm liệt, nên nhiều vũ nữ đã coi ông ta như thần tượng. Ấy vậy mà cuối cùng Lê Văn Tư lại phủ phục dưới gót chân vũ nữ Ánh Hoa của vũ trường Vân Cảnh đến nỗi thân bại danh liệt.

Dạo đó, Ánh Hoa vừa tròn 23 tuổi. Bên cạnh nhan sắc lộng lẫy, cô ta còn có một thân hình bốc lửa, đầy quyến rũ. Ánh Hoa không chỉ là đào nhất của Vân Cảnh mà còn được đồng nghiệp xếp loại vũ nữ hạng nhất của Sài Gòn dạo đó. Kể ra thì Lê Văn Tư cũng đã rất dày công săn đón và lấy lòng người đẹp bằng những món quà đắt giá mà những cô gái bình thường có nằm mơ cũng không thấy.

Ví như, những chuyến du lịch Hong Kong, Tokyo, để rồi mang về những vòng vàng, xuyến ngọc, hột xoàn không dưới 7 ly… Dĩ nhiên, Ánh Hoa không tài nào thoát được cái mạng lưới vô hình nhưng đầy uy lực này. Có điều, cô ta dám chơi trò bắt cá hai tay. Bên cạnh Lê Văn Tư là người tình chung chi, Ánh Hoa còn có một người tình trẻ để tung tăng phố xá.

Tháng 1.1972, Lê Văn Tư được điều về làm tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh, bản doanh đóng tại căn cứ Đồng Dù, bên cạnh Củ Chi, rồi được thăng hàm chuẩn tướng. Bấy giờ, ông ta đã là vua một cõi. Ngang nhiên gạt vợ con ra ngoài để rước vũ nữ Ánh Hoa về làm áp trại phu nhân. Biết mình được tướng quân sủng ái, muốn gì cũng được đáp ứng, Ánh Hoa coi trời bằng vung. Nhiều buổi chiều, Ánh Hoa thỏ thẻ với Lê Văn Tư muốn lên trực thăng bay một vòng thư giãn. Ngay lập tức, tướng quân cho gọi viên phi công lái máy bay riêng cho ông ta, luôn túc trực ngoài bãi, chở Ánh Hoa đi chơi.

Chuyện tình ca sĩ minh hiếu là ai?

Đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi, Q.1) là nơi tập trung nhiều quán bar

Có lần, bay gần đến Tây Ninh, bị súng phòng không dưới đất bắn lên viên phi công phải bay vòng trở lại. Từ đó, Ánh Hoa không còn dám chơi trò này nữa. Đám lính hầu của Lê Văn Tư kể lại, lâu lâu Ánh Hoa thèm ăn ngỗng quay Hong Kong, Lê Văn Tư vội cho người tháp tùng máy bay dân dụng sang tận bên đó, chỉ để mua 2 con ngỗng quay mang về trong ngày. Nhiều đêm, không ngủ được. Ánh Hoa thấy nhớ tô mì La-Cai ở Chợ Lớn mà trước đây, khi còn làm vũ trường cô ta vẫn thường ghé ăn khuya. Thế là Lê Văn Tư lệnh cho một xe quân cảnh lên đường ngay. Đi về hơn trăm cây số giữa khuya, nhưng khi mang được mì về thì áp trại phu nhân đã say giấc nồng, đành bỏ vào tủ lạnh. Sáng mai mang ra thì người đẹp lắc đầu: “Không muốn ăn mì La-Cai nữa mà chỉ thèm bồ câu quay Thiên Nam”. Xe quân cảnh lại lên đường.

Một bước thành bà, vài ba tháng Ánh Hoa lại rủ bạn bè thân thiết sang tận Paris mua sắm cho ngang tầm với đẳng cấp của mình. Tất nhiên là mọi chi phí đã có Lê Văn Tư bao trọn gói. Để cung phụng cho người đẹp tiêu xài còn hơn cả bà hoàng, Lê Văn Tư trượt dài trên con đường tha hóa. Ông ta tổ chức lính ma, lính kiểng, có tên nhưng không có người để lãnh lương của họ, đút túi riêng. Cho thuộc cấp bán quân trang, quân dụng và nhu yếu phẩm (ăn chặn của lính) ra ngoài thị trường. Lê Văn Tư còn nhắm mắt cung cấp thuốc tây, gạo, xăng nhớt…cho những đường dây mà ông ta biết chắc là tiếp tế cho chiến khu.

Lê Văn Tư vơ vét quá lộ liễu. Bất cứ việc gì hái ra tiền là tướng quân đều hăng hái tham gia. Cuối cùng Nguyễn Văn Thiệu đã đem Lê Văn Tư ra làm vật tế thần. Tháng 11.1973, Lê Văn Tư bị cách chức và giáng cấp, đành ngậm đắng nuốt cay nhìn vũ nữ Ánh Hoa ca bài từ biệt để ra đi không hẹn ngày trở lại.

Theo Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam