Có bầu nên đi khám thai bao nhiêu lần năm 2024

Khám thai là một việc làm vô cùng cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai. Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp thai phụ biết được sự phát triển của thai nhi và được bác sĩ tư vấn cách theo dõi, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ bầu thường được khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm…

Việc thực hiện các xét nghiệm là cần thiết giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Có bầu nên đi khám thai bao nhiêu lần năm 2024

Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

2. Các mốc khám thai quan trọng cần lưu ý

Theo hướng dẫn của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng sau:

- Mốc 1 (sau chậm kinh 2 - 3 tuần): Lúc này thai được khoảng 6 - 7 tuần, mẹ bầu cần đi khám để biết đã có thai thực sự hay chưa. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành hỏi thông tin về các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai nhi, những lần thụ thai trước, tiền sử bệnh lý...

- Mốc 2 (thai được 11 - 13 tuần): Đây là thời điểm quan trọng cần phải siêu âm đo khoảng sáng sau gáy, xác định chính xác tuổi thai, dự kiến ngày sinh, xét nghiệm công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, đường máu, xét nghiệm Double test, tổng phân tích nước tiểu.

Sàng lọc không xâm lấn NIPS (được thực hiện từ khoảng tuần 10 đến tuần 25) có thể thực hiện ở thời điểm này để phát hiện nguy cơ dị bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edward, Patau... với độ chính xác trên 99%.

- Mốc 3 (từ 16 - 18 tuần): Thai phụ siêu âm thường quy, đo chiều dài cổ tử cung và kênh cổ tử cung khi có chỉ định, xét nghiệm Triple test (nếu chưa làm Double test), tổng phân tích nước tiểu thường quy.

- Mốc 4 (từ 21 - 22 tuần): Siêu âm khảo sát hình thái thai nhi, tổng phân tích nước tiểu thường quy. Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh của thai nhi thông qua siêu âm, sàng lọc NIPS.

- Mốc 5 (từ 25 - 27 tuần): Thời điểm này mẹ cần tiêm uốn ván lần 1, siêu âm thường quy, xét nghiệm đường máu, tổng phân tích nước tiểu thường quy và làm các xét nghiệm bổ sung.

- Mốc 6 (từ 30 - 32 tuần): Mẹ tiêm uốn ván lần 2, siêu âm, tổng phân tích nước tiểu thường quy.

- Mốc 7 (từ 36 - 40 tuần): Đây là thời điểm mẹ bầu cần đi đăng ký hồ sơ sinh. Mẹ bầu sẽ được khám, siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi, trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối, bánh rau; thực hiện các xét nghiệm cơ bản sản khoa và nhận tư vấn để chuẩn bị cho cuộc đẻ. Giai đoạn này mẹ bầu nên khám thai 1 tuần/lần.

- Mốc 8 (từ 40 tuần trở đi): Mẹ bầu nên thực hiện khám thai 2 ngày/lần và nhập viện sinh con khi có các dấu hiệu sắp sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có bầu nên đi khám thai bao nhiêu lần năm 2024

Siêu âm đúng thời điểm giúp khảo sát hình thái và tầm soát dị tật thai nhi. Ảnh MH

3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi khám thai?

Khi đã nắm được các mốc quan trọng cần đi khám hoặc sau lần khám thai đầu tiên các bác sĩ đều hướng dẫn và cho lịch hẹn cho lần khám sau, mẹ bầu cần ghi nhớ để đi khám đầy đủ và đúng thời điểm theo lịch hẹn của bác sĩ.

Khi đi khám thai, các mẹ bầu cần mặc trang phục rộng rãi, co giãn tốt, đi giày đế bệt, không mặc váy liền và quần áo bó sát sẽ gây khó khăn cũng như mất thời gian khi khám.

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, khi siêu âm thai, mẹ bầu có thể được yêu cầu uống nhiều nước và không đi tiểu trước khi siêu âm. Mẹ bầu cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trước khi siêu âm để bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhi hơn.

Trước khi đi khám thai, mẹ bầu không nên dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá... Nên mang theo đồ ăn vặt nếu phải chờ đợi lâu hoặc ăn sau khi xét nghiệm xong.

Nếu được chỉ định xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, thai phụ cần tuân thủ nhịn ăn theo lời dặn của bác sĩ.

Cần lưu ý: Mẹ bầu cần lưu giữ hồ sơ và kết quả xét nghiệm những lần khám thai trước và mang khi đi khám những lần sau.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/8-moc-kham-thai-quan-trong-me-bau-can-nho-de-sinh-con-an-toan-169221219155222967.htm

Khi mang thai, chắc hẳn cha mẹ đều cảm thấy hạnh phúc và muốn được theo dõi sự phát triển từng ngày của bé. Chính vì thế, nhiều thai phụ đi khám thai và siêu âm thường xuyên trong những tháng đầu. Liệu việc siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi hay không?

1. Tìm hiểu chung về siêu âm thai

Chắc hẳn phụ nữ mang thai không còn cảm thấy xa lạ đối với phương pháp siêu âm thai nhi để theo dõi sự phát triển của thai trong bụng mẹ. Đây là phát minh cực kỳ quan trọng trong y học, phương pháp này dùng sóng âm để phân tích và cho hình ảnh tương đối chính xác về thai nhi. Trong đó, “đầu dò” chính là thiết bị phát ra sóng âm phục vụ quá trình siêu âm thai nhi. Nếu có dấu hiệu nào bất thường, các bác sĩ sẽ phát hiện và có phương án điều trị kịp thời.

Có bầu nên đi khám thai bao nhiêu lần năm 2024

Siêu âm là phương pháp khá phổ biến để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi

Nhìn chung, phương pháp kiểm tra này khá an toàn, bởi vì sóng âm được sử dụng trong siêu âm không làm cho thai nhi trong bụng mẹ bị đau hoặc chói mắt. Mẹ bầu có thể yên tâm và đi kiểm tra tình hình phát triển của bé theo lịch trình khoa học, hợp lý!

Chính vì công dụng tuyệt vời này, mẹ bầu thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm để kiểm tra quá trình phát triển của em bé. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia trên thế giới đều khuyên rằng chúng ta không nên quá lạm dụng phương pháp siêu âm. Đặc biệt, việc siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi.

2. Siêu âm thai trong giai đoạn đầu cho biết điều gì?

Một vấn đề được khá nhiều chị em phụ nữ quan tâm đó là siêu âm thai giúp họ biết những vấn đề gì của thai nhi, liệu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không? Nhìn chung, việc siêu âm vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vì, chúng cung cấp thông tin để các bác sĩ nắm được vị trí của thai.

Có bầu nên đi khám thai bao nhiêu lần năm 2024

Phương pháp này sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh của thai

Trong trường hợp, thai nhi phát triển bên ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển cho bé. Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc siêu âm thai trong những tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng đi siêu âm quá nhiều trong thời gian này đâu nhé!

Ngoài ra, siêu âm sớm cũng là biện pháp phát hiện kịp thời những dị tật trẻ có thể gặp phải. Chính vì thế mẹ bầu không thể chủ quan, hãy chủ động tìm hiểu những vấn đề cơ bản về siêu âm thai nhi và đi kiểm tra định kỳ.

3. Mẹ bầu siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có tốt hay không?

Các chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm đến vấn đề đi siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu liệu có tốt cho thai nhi hay không? Nếu còn băn khoăn với vấn đề này, bạn hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé!

Thực trạng thường gặp tại Việt Nam đó là phụ nữ mang thai đi siêu âm khá thường xuyên vì họ muốn được ngắm con, theo dõi từng bước phát triển của bé. Song, nhiều bà mẹ lạm dụng phương pháp trên, đi kiểm tra với tần số dày đặc.

Có bầu nên đi khám thai bao nhiêu lần năm 2024

Nhiều bạn thắc mắc không biết siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có tốt không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng siêu âm thai quá nhiều lần trong giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng xấu tới em bé. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan và coi thường vấn đề này.

Khá nhiều thai phụ trở nên trầm cảm, lo lắng và suy nghĩ quá nhiều sau khi đi siêu âm liên tục trong giai đoạn đầu mang thai. Nguyên nhân là do họ áp lực về các chỉ số của thai nhi, chúng không phát triển tốt như những đứa trẻ khác. Họ lo lắng em bé sinh ra có thể suy dinh dưỡng hoặc kém khỏe mạnh,…

Tốt nhất, chúng ta không nên tạo quá nhiều áp lực cho bản thân trong thời gian mang thai, điều này không hề tốt cho sự phát triển của bé một chút nào!

4. Lên lịch siêu âm khoa học cho mẹ bầu

3 tháng đầu mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm đối với người phụ nữ, chính vì thế, bạn không thể đi siêu âm quá nhiều lần trong 3 tháng đầu, thay vào đó, hãy lên kế hoạch đi kiểm tra định kỳ thật khoa học và hợp lý.

Vậy phụ nữ mang thai nên đi siêu âm trong những tình huống và thời điểm nào? Nhìn chung, trong thời gian mang bầu, có 5 mốc quan trọng bạn cần đi khám và siêu âm đầy đủ, đó là sau khi biết mình thụ thai, vào tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ, tuần 15 - 20, tuần 21 - 25 và tuần 32 - 36 của thai kỳ.

Có bầu nên đi khám thai bao nhiêu lần năm 2024

Chị em nên sắp xếp thời gian đi khám và siêu âm thai thật hợp lý

Đặc biệt, những tháng cuối cùng, chị em nên tăng cường đi khám và siêu âm thai để theo dõi sát sao tình trạng phát triển của em bé. Lúc này, bạn có thể tăng tần suất đi khám lên 2 - 3 lần/ tuần nhé!

Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu bất thường như ra máu, đau bụng dữ dội hoặc thai ít hoạt động bạn cũng nên đi siêu âm kiểm tra tình trạng. Nếu có vấn đề gì, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và xử lý.

5. Gợi ý chế độ sinh hoạt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai

Mẹ bầu không chỉ thắc mắc siêu âm quá nhiều lần trong 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, họ cũng muốn tìm hiểu về chế độ sinh hoạt phù hợp trong giai đoạn đầu mang thai.

Thời điểm này khá nhạy cảm và bạn có thể sảy thai nếu bất cẩn, không biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu không được sử dụng các chất kích thích, cồn như rượu, bia hoặc thuốc lá. Đặc biệt, đừng quên vận động nhẹ nhàng và dành thời nhiều thời gian nghỉ ngơi, dưỡng thai.

Tốt nhất, chị em nên thử các bài tập nhẹ nhàng như yoga khoảng 30 phút mỗi ngày, chúng cực kỳ tốt cho sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của thai nhi. Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu hãy bổ sung thật nhiều dinh dưỡng, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nhé!

Có bầu nên đi khám thai bao nhiêu lần năm 2024

Mẹ bầu nên tập yoga 30 phút mỗi ngày

Như vậy, siêu âm là phương pháp khá quan trọng và được áp dụng rộng rãi trong việc theo dõi sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, siêu âm nhiều lần 3 tháng đầu để tránh những ảnh hưởng xấu tới em bé! Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và xây dựng lịch khám, siêu âm thai thật khoa học.

Có thai bao lâu thì nên đi khám?

Lần khám thai đầu tiên vô cùng quan trọng đối với mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên đi khám ở khoảng tuần thứ 5-8 ngay sau khi phát hiện có thai bằng dấu hiệu trễ kinh, que thử thai 2 vạch hoặc các dấu hiệu mang thai sớm.

Khi nào thì nên đi khám thai lần đầu?

Khám thai lần đầu khi nào là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ “tập đầu”. Thông thường, lần khám thai đầu tiên sẽ diễn ra vào tuần thứ 5-8 của thai kỳ. Đây là cột mốc quan trọng nhằm xác định chị em có thực sự mang thai hay không và xác định vị trí làm tổ và nhịp tim của thai nhi.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?

1. 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai nên kiêng gì?.

1.1 Hải sản chứa thủy ngân. ... .

1.2 Thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín. ... .

1.3 Trứng sống hoặc chưa nấu chín. ... .

1.4 Sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa. ... .

1.6 Rau hoặc trái cây chưa rửa kỹ ... .

1.7 Uống quá nhiều cà phê ... .

1.8 Kiêng uống rượu. ... .

1.9 Không uống vitamin A..

Thai nhi 30 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg?

Không ít mẹ bầu thắc mắc thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg? Thai nhi ở độ tuổi này có kích thước bằng cỡ trái dưa hấu nhỏ, nặng khoảng 1400g và tiếp tục tăng thêm khoảng 200 - 400g mỗi tuần. Ngoài cân nặng, chỉ số thai nhi 30 tuần thay đổi như sau: Chiều dài từ đầu đến mông khoảng 27,4cm.