Có mấy cách bón phân cơ bản

Kinh nghiệm bón phân cho cây trồng

 Để nâng cao năng suất cho cây trồng, tiết kiệm chi phí và hạn chế ô nhiễm môi trường, các chuyên gia ĐH Nevada, Mỹ mới đây đã giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản có liên quan đến việc bón phân cho cây trồng.

Trước tiên phải chọn phân có hàm lượng N, P hay K không được thấp dưới mức tối thiểu 5%. Nếu thấp hơn mức này có thể được xếp là các loại phân khoáng. Phân bón có thể được phân thành nhóm hữu cơ và vô cơ tùy thuộc vào hàm lượng đạm của nó. Phân hữu cơ thường có gốc từ sản phẩm phụ, xác động vật, các cơ cấu sống, còn phân vô cơ là loại phân bón tổng hợp. Về cơ bản nguồn đạm của 2 loại phân này không khác nhau đối với cây trồng.

Ưu điểm của phân bón hữu cơ là bảo vệ sức khỏe cho đất, ít bị rửa trôi và có chứa nhiều nguồn đạm hữu ích. Nhược điểm là có chi phí cao tính theo hàm lượng đạm. Ưu điểm phân vô cơ là chi phí sản xuất thấp, cây trồng dễ hấp thụ nhưng lại có nhược điểm là gây tổn thất nhanh, làm nghèo đất và gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Riêng phân đạm, loại phân bón khá phổ biến có thể được phân thành 2 loại, một là loại hòa tan nhanh hoặc ngấm nhanh và hai là hòa tan chậm và ngấm chậm. Phân đạm tan nhanh là phân được sản xuất từ các muối vô cơ dễ hòa tan như sunfat amon, nitratamon, phôtphát amon và nitrat amon. Sử dụng phân đạm không hợp lý có thể gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Để hạn chế nên bón thành đợt riêng, mỗi đợt cách nhau 2-3 tuần kết hợp với tưới tiêu hợp lý để hạn chế bay hơi hoặc làm nghèo đất.

Có mấy cách bón phân cơ bản

2. Bón phân bao nhiêu thì hợp lý?

Để quyết định lượng phân cần bón thì trước tiên phải nắm chắc hàm lượng dưỡng chất của từng loại phân. Ví dụ đối với phân bón NPK nếu ghi 20-2-4 có nghĩa là 20% nitơ, 2% phốt pho và 4% kali. Để tính chính xác lượng nitơ cần dùng thì tính như sau, ví dụ cần bón 2 kg nitơ thì chia 2 cho 20% hoặc 20 (hàm lượng nitơ của phân), kết quả là 10, như vậy bón 10 kg NPK 20-2-4 là đủ 2 kg nitơ cần thiết.

3. Cách bón phân

Bón phân có nhiều cách nhưng tập trung chủ yếu 3 cách sau: Bón bề mặt, bón cho đất và phun lá. Các phương pháp này áp dụng tùy theo từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón và dạng cây trồng.

- Bón bề mặt là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với các loại phân đạm. Nếu là phốt pho thì ít hiệu quả hơn. Có thể dùng tay để rắc đều trên bề mặt. Nếu là phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt.

- Bón cho đất: Đây là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân hòa tan, ví dụ như phốt pho và kali. Có thể đưa phân vào các lỗ hoặc rãnh xung quanh cây trồng, sau đó dùng nước tưới để phân ngấm nhanh vào trong đất.

- Phun lá: Đây là phương pháp rất hiệu quả nhất là bón phân giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với cây trồng nhưng là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây trồng nhận được nhất là phốt pho và kali.

- Tưới nước: Tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân là phương pháp tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.


Page 2

Có mấy cách bón phân cơ bản

Trong khi đó, 2 tháng đầu năm lượng phân bón tồn kho cao gấp 3 lần so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp sản xuất lý giải, phân bón tồn kho lớn vì sản lượng sản xuất của doanh nghiệp trong nước tăng


Theo một số điểm kinh doanh phân bón tại Đồng Nai, hiện nhiều loại phân hóa học, như: Ure, Kali, NPK... tăng giá thêm từ 20-30 ngàn đồng/bao 50 kg so với tháng 2. Các loại phân nhập khẩu từ Trung Quốc, Philippines... cũng đồng loạt tăng thêm từ 5 - 15%. Giá phân bón tăng do nông dân đang vào thời điểm cần bón phân cho cây trồng. Trong khi đó, 2 tháng đầu năm lượng phân bón tồn kho cao gấp 3 lần so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp sản xuất lý giải, phân bón tồn kho lớn vì sản lượng sản xuất của doanh nghiệp trong nước tăng, trong khi phân bón giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc về nhiều.

Các tin mới hơn

Cổ phiếu ngành phân bón ngày càng hấp dẫn? ( 02 / 06 / 2017 )

Năm 2017, cổ phiếu phân bón có “làm nên chuyện”? ( 26 / 05 / 2017 )

Xuất, nhập khẩu cùng tăng trưởng mạnh, vượt 91 tỷ USD ( 26 / 04 / 2017 )

Mỗi loại phân bón khác nhau cung cấp một giá trị dinh dưỡng khác nhau, phù hợp với một hoặc nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển trong đời sống cây trồng. Vì vậy, cần nắm rõ các khái niệm phân bón, vai trò của chúng đối với cây để bón sao cho đúng lúc, đúng thời điểm với nhu cầu của cây trồng.

A. PHÂN HỮU CƠ

Phân bón hữu cơ là những hợp chất  hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật, lá, cành cây, chất thải nhà bếp, sinh hoạt, chất thải, chất thải từ nhà máy sản xuất thủy hải sản, than bùn,….

Phân bón hữu cơ chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết để bón cho cây trồng.

Vai trò

+ Cung cấp các chất mùn, chất hữu cơ để tăng độ phì nhiêu, độ xốp và khả năng giữ nước cho đất

+ Tăng khả năng cố định chất dinh dưỡng trong đất

+ Kích thích các vi sinh vật có ích và các hoạt động của chúng trong đất

+ Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Phân loại phân bón hữu cơ gồm:

I/ Phân hữu cơ truyền thống:

Có nguồn gốc từ phân động vật, phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp,…được chế biến bằng các phương pháp truyền thống như phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp

Có mấy cách bón phân cơ bản

1/ Phân Chuồng:

Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Gồm các đa lượng và vi lượng, có hàm lượng tùy thuộc vào từng loại, phương pháp và thời gian ủ.

+ Cung cấp thức ăn cho cây trồng

+ Bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu,

+  Tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

  • Cách bón: thường sử dụng bón lót, cần ủ phân thật hoai mục trước khi đem bón

2/ Phân Rác

Được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

3/ Phân Xanh

Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…

  • Cách sử dụng:Thường dùng bón lót, vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, lúc làm đất.

II/ Phân hữu cơ chế biến công nghiệp:

Là nhóm phân bón được chế biến từ những chất hữu cơ bằng một quy trình công nghiệp, tạo ra sản phẩm phân bón có chất lượng tốt hơn nguồn nguyên liệu đầu vào như phân hữu cơ, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân vi sinh, phân bón lá hữu cơ.

1/ Phân Vi Sinh

Được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn).

+ Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tiêu thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu để cây trồng dễ hấp thu,

+ Làm giảm quá trình bay hơi và rửa trôi chất dinh dưỡng

+ Cung cấp các hoạt chất có tác dụng kích thích sinh trưởng.

+ Tăng khả năng chống chịu của cây trồng do các kháng sinh mà vi sinh vật tiết ra.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của đạm, lân, kali.

+ Làm giảm lượng phân hóa học cần dùng.

+ Làm tăng độ phì cho đất.

1.2. Phân loại phân vi sinh

1.2.1.  Phân vi sinh cố định đạm:

– Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…

– Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…

1.2.2.  Phân vi sinh phân giải lân:

Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.

1.2.3.  Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật…

1.3. Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng).

Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.

2/  Phân Sinh Học Hữu Cơ

Được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân,

2.1. Vai trò:

– Tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi

– Làm tăng năng suất cây trồng

2.2. Cách bón:

Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc.

B. PHÂN VÔ CƠ (PHÂN BÓN HÓA HỌC)

Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) được sản xuất theo quy trình công nghiệp.

Dễ tan, tác dụng nhanh đối với cây trồng, hiệu lực cao nên góp phần tăng nhanh năng suất và sản lượng rau.

 Tuy nhiên cần nhấn mạnh ở đây là phải bón với nhiều lượng, tỷ lệ thích hợp và cân đối. vì nếu bón quá nhiều phân kháng đơn độc, bón không hợp lý sẽ làm cho đất trai cứng, hóa chua, giảm độ mầu mỡ; ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nông sản.

Có mấy cách bón phân cơ bản

Phân loại phân bón vô cơ:

I/ Phân Đơn

Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 chất dinh dưỡng khoáng như  N, P hoặc K

1/ Phân đạm

Đạm là chất dinh dưỡng  rất cần thiết và quan trọng đối với cây trồng. Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, ra nhiều nhánh, lá cây to, màu xanh, lá quang hợp mạnh, là tăng năng suất cây trồng. Nhu cầu đạm của cây cần trong suốt quá trình sinh trưởng, nhất là lúc cây sinh trưởng mạnh.

Phân đạm vô cơ gồm có:

  • Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N
  • Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
  • Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N
  • Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N
  • Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N
  • Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N
  • Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N

2/ Phân Lân:

Lân đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng, rất cần thiết cho sự hình thành các bộ phận mới của cây. Phân Lân thường được dùng bón lót trước khi gieo trồng để kích thích sự phát triển cảu rễ cây, giúp rễ ăn sâu vào lòng đất và lan rộng ra xung quanh tạo điều kiện cho cây trồng chịu được hạn và ít đỗ ngã.

Phân Lân vô cơ gồm có:

  • Phân Super Lân [Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]
  • Phân Lân nung chảy có chứa 16% P2O5

3/ Phân Kali

Phân Kali giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Phân Kali thường được dùng để bón thúc, làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng trước các loại sân bệnh gây hại và tăng chất lượng, phẩm chất nông sản như tăng đường, tinh bột, giúp quả to…

Phân Kali gồm các loại:

  • Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
  • Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O
  • Phân Kali Nitrat (KNO3): chứa 46% K2O và 13%N

II/ Phân hỗn hợp

1/ Khái niệm

Là những loại phân có chứa từ 2 chất dinh dưỡng khoáng trở lên. Bao gồm phân trộn và phân phức hợp.

+ Phân trộn: Là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.

+  Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.

Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm.

Ví dụ: Phân NPK 16-16-16 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 16kg K2O…

Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng.

2/ Các dạng phân hỗn hợp:

  • Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng

+ MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0

+ MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34

+ DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0

  • Các dạng phân ba NPK : NPK 16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
  • Phân chuyên dùng: Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.

*Ưu điểm của phân chuyên dùng:

+ Rất tiện lợi khi sử dụng,

+ Góp phần làm giảm chi phí sản xuất; do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.

3/ Ưu nhược điểm của phân bón vô cơ :

*Ưu điểm :

– Tỉ lệ dinh dưỡng cao, có hiệu quả nhanh do dễ hòa tan nên cây trồng dễ hấp thu.
*Nhược điểm

– Thành phần chứa ít các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.

– Dễ bay hơi, nhanh tan, dễ bị rửa trôi làm thất thoát phân bón và gây lãng phí về tiền của.
–  Bón lâu năm, bón nhiều đất sẽ bị thoái hóa, chai cứng, độ pH giảm làm chua đất, tích tụ kim một số loại nặng trong đất.

– Tiêu diệt làm giảm mật độ vi sinh vật có lợi trong đất. Làm ô nhiễm môi trường.
–  Dư thừa các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi.
–   Phân hóa học làm cây trồng bộc phát nhanh nhưng không bền vững, không lâu dài.

III. Vôi

1/ Vai trò của phân vôi: 

Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng,

– Cải tạo đất chua, mặn.

– Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất,

– Tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…

2/  Một số dạng vôi bón cho cây

2.1. Vôi nghiền:

Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát.

+ Nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha.

+ Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại.

+ Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn.

+ Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.

2.2. Vôi nung ( vôi càn long):

Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng, có tác dụng nhanh hơn vôi nghiền.

Dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.

Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái

-GFC tổng hợp-