Có mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả cây cối

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Những người quả cảm Tuần 26

Soạn bài: Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối

Câu 1 (trang 82 sgk Tiếng Việt 4) : Có thể dùng các câu đã cho đề kết bài được không? Vì sao?

Trả lời:

Đọc hai đoạn kết bài đã cho, em thấy:

– Cả hai đoạn đều có thể sử dụng để kết bài cho hai bài văn.

– Vì cả hai đều kết bài theo kiểu mở rộng.

+ Kết bài thứ nhất bộc lộ tình cảm của tác giả đốì với loài cây đã tả.

+ Kết bài thứ hai vừa nêu lợi ích của cây vừa thể hiện tình cảm của người viết đốì với cây đã tả. Viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng:

a) Tả cây hoa hướng dương: Với mình, hoa hướng dương luôn là biểu tượng đẹp của một khát vọng vươn tới ánh sáng chân lí và niềm tin của cuộc đời như chính tên gọi của loài hoa. Mình yêu hoa có lẽ từ chính ý nghĩa của tên gọi ấy: Hoa hướng dương.

b) Tả cây bàng: Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc giữa sân trường này như một hồi ức đẹp.

c) Tả bông cúc trắng: Bông cúc trắng không gợi nhớ mùa thu như cúc vàng, mùa xuân như hoa đào, vạn thọ. Nó là một loài hoa tứ quý luôn trang điểm cho đời thêm đẹp, thêm tươi. Có thể từ đặc điểm có tính riêng biệt này mà làm cho em yêu loài hoa này nhất.

Câu 2 (trang 82 sgk Tiếng Việt 4) : Viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho các đề tài: Cây tre ở làng quê; Cây tràm ở quê em; Cây đa cổ thụ ở đầu làng.

Trả lời:

Những đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng:

a) Tả cây tre: Tre đi vào cuộc sông của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ. Người làng tôi, ai đi xa cũng nhớ về cây tre, nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương, nơi ghi lại không biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp của một thời thơ ấu.

b) Tả cây tràm: Em thích cây tràm lắm! Tràm cho chúng em bóng mát để vui chơi trong những giờ giải lao. Tràm tô điểm cho ngôi trường thêm duyên dáng. Tràm cung cấp thứ gỗ quý cho mọi người. Và sau nữa, giữa trưa hè êm ả nằm dưới gốc tràm mà ngắm hoa rơi thì thật là tuyệt.

c) Tả cây đa cổ thụ ở đầu làng: Dưới gốc đa này, người làng đưa tiễn nhau đi bịn rịn, lưu luyến… Và cũng dưới gốc đa này, người làng thường dừng chân nghỉ lại sau những buổi làm đồng mệt nhọc, vất vả. Cây đa như một biểu tượng quê hương là bến đậu của bao nỗi nhớ tình thương của những người con xa quê cha đất tổ.

Ga-vrốt ngoài chiến lũy – Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. Câu 1. Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?Câu 2. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết.Câu 3. Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.Câu 4. Viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây.

Câu 1. Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?

Có thể dùng các câu a và b để kết bài vì đây là hai đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của người khi viết về cây, rất thích hợp với phần kết của một bài văn miêu tả cây cối.

Câu 2. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:

a)   Cây đó là cây gì?

–    Đó là cây vú sữa trước cửa nhà em.

b)   Cây đó có ích lợi gì?

–    Cây vú sữa, vừa cho bóng mát vừa cho quả ngon.

c)   Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghỉ gì về cây?

–     Trưa nắng, em thường đem một chiếc võng ra nằm dưới bóng cây vú sữa để đọc sách hoặc nghỉ trưa nên em vô cùng yêu mến cây vú sữa này. Khi ăn những quả vú sữa chín thơm ngon, em luôn nhớ ơn ông nội em là người đã trồng cây này từ khi em còn chưa ra đời.

Quảng cáo

Câu 3. Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.

Đoạn văn tham khảo: Cây vú sữa trước cửa nhà em vừa cho bóng mát vừa cho nhiều quả ngon. Các buổi trưa nắng, em thường treo võng dưới bóng cây để nằm đọc sách hoặc nghỉ ngơi. Khi ăn những trái vú sữa ngon ngọt, em thường nghĩ tới công ơn của ồng nội em – người đã trồng cây này từ khi era còn chưa cất tiếng khóc chào đời. Em sẽ chãm sóc cây vú sữa để nó mãi mãi gắn bó với em, đem đến cho em những hương vị ngọt ngào

Câu 4. Viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây:

a)   Cây tre ở làng quê

b)   Cây tràm ở quê em

c)  Cây đa cổ  thụ ở đầu làng.

Đoạn văn tham khảo: Cây đa cổ thụ đã trở thành một hình ảnh thân quen gắn bó với làng em. Sau này, khi phải đi xa để học tập hay làm việc, chắc chắn mỗi khi nhớ về làng quê, em không thể quên hình ảnh của cây đa cao lớn, xum xuê, quanh năm xanh tốt, nó đang đứng ở đầu làng như chờ đợi những người của làng quê trở về.

Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối lớp 4, SGK tập 2, trang 82 là một dạng bài tập củng cố và gia tăng khả năng viết văn của các em học sinh, cụ thể là viết kết luận. Để có thể nắm rõ hơn về kiến thức cũng như cách thức viết thể loại này, baiontap.com mời các em cùng đến với bài hướng dẫn luyện tập xây dựng kết bài trong văn miêu tả cây cối lớp 4 cách chuẩn xác. Các em cùng theo dõi nhé !

I. Ôn lại kiến thức:

Trước khi bắt đầu phần luyện tập xây dựng kết bài trong văn miêu tả, chúng ta cùng ôn lại một số kiến thức liên quan:

1. Kết bài là gì? 

Kết bài là một trong ba phần của bố cục một bài làm văn (Mở bài, Thân bài, Kết bài). 

Phần kết bài có nhiệm vụ tổng hợp, khái quát, đánh giá lại vấn đề, đối tượng mà bài văn đang nói đến hoặc đưa ra những thông tin, chi tiết mở rộng, những cái nhìn mới hơn, nâng cao hơn về đối tượng.

2. Có mấy loại kết bài ?

Có 2 loại kết bài: 

– Kết bài mở rộng: Kết bài mở rộng cũng giống như mở bài gián tiếp. Chúng ta mở rộng vấn đề ra. Sau đó kết nối chúng lại thành một câu kết. 

– Kết bài không mở rộng: Kết bài không mở rộng cũng giống như mở bài trực tiếp. Các em trực tiếp kết bài cách ngắn gọn về đối tượng đang miêu tả.

3. Nội dung trong phần kết bài ?

Đối với văn miêu tả lớp 4, nội dung chính trong phần kết bài chính là nêu cảm nghĩ, cảm nhận của tác giả đối với đối tượng được miêu tả.

II. Thực hành luyện tập kết bài: trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

Sau khi đã ôn lại kiến thức cần thiết liên quan đến vấn để kết bài, giờ đây chúng ta cùng luyện tập.

Câu 1: Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?

a. Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em.

b. Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em)

Chúng ta có thể dùng cả hai câu trên để kết bài vì đây là hai đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của người khi viết về đối tượng miêu tả là cây phượng. Cả hai đoạn văn đều rất thích hợp với phần kết của một bài văn miêu tả cây cối.

Câu 2: Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:

a. Cây đó là cây gì?

Cây em quan sát là cây mít trước sân nhà em

b. Cây đó có ích lợi gì?

Cây mít cho chúng ta trái ngon, quả ngọt. Cây còn tạo bóng mát cho ngôi nhà của em. Cây còn làm nơi trú ẩn cho những chú chim sẻ.

c. Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?

Cây mít trước sân nhà em là một người bạn tuyệt vời. Em rất yêu quý cây. Hằng ngày, vào buổi chiều tối, em đều tưới nước cho cây để cây luôn tươi tốt. Qua đó, cây sẽ cho em thêm quả ngon, bóng mát để nghỉ ngơi, vui đùa và có cả tiếng chim hót vui tai.

Câu 3: Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.

Đối với em, cây mít trước sân nhà là một người bạn tuyệt vời. Em rất yêu mến cây. Vào buổi chiều tối mỗi ngày, em thường tưới nước cho cây để cây chống lớn và xanh tươi. Nhờ đó, cây mít sẽ cho em thêm quả ngon, bóng mát để nghỉ ngơi, vui đùa và có cả tiếng chim hót vui tai.

Câu 4: Viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây:

a. Cây tre ở làng quê

Cây tre không biết từ lúc nào đã trở thành một biểu tượng bất tử của người Việt Nam. Dù ở nơi đâu, chỉ cần nhắc đến hình ảnh cây tre, những người Việt Nam vẫn luôn bồi hồi, xao xuyến về hình ảnh của quê nhà. Nơi ấy mang lại cho ta cảm giác của sự bình yên. Mai này, dù có đi đâu, em vẫn luôn nhớ về cây tre, về quê hương, nơi đã ôm ấp tuổi thơ và chắp cánh ước mơ của mình. 

b. Cây tràm ở quê em

Đối với em, cây tràm nơi quê nhà đã là hình ảnh không bao giờ phai nhòa trong tâm trí. Em rất thích cây vì cây cho em bóng mát, cây cho gỗ quý, cây cho hoa rơi thật đẹp. Cây còn giúp ngôi làng trở nên xinh xắn. Cây tràm quê em đúng thật là một cây quý giá.

c. Cây đa cổ  thụ ở đầu làng.

“Cây đa, quán nước đầu làng” là một hình ảnh mang đậm chất hồn quê của dân tộc Việt Nam. Khi nhắn đến làng quê người Việt, người ta luôn nhớ đến hình ảnh quán nước dưới gốc cây đa cổ thụ. Đối với em, cây đa như người mẹ hiền đang đứng chờ đứa con thơ nơi phương xa trở về. Cây đa cổ thụ ở đầu làng là hình ảnh thiêng liêng và bình yên nhất đối với em cũng như bao người Việt Nam khác.

III. Lời Kết: 

Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối lớp 4 sẽ giúp các em học sinh nắm rõ hơn về cách thức viết kết luận trong một bài văn. Việc luyện tập thường xuyên là cách thức hữu hiệu nhất để gia tăng kĩ năng viết kết luận.

Baiontap.com mong muốn rằng qua bài hướng dẫn luyện tập xây dựng đoạn văn kết luận, các em học sinh đã nắm bắt được kiến thức cần có. Qua đó việc viết văn của các em trở nên dễ dàng hơn.

Chúc các em học tập thật tốt !

Video liên quan

Chủ đề