Có mấy loại lỗi trong mặt chủ quan năm 2024

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó.

Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là sự kết hợp của sự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

2. Tính có lỗi trong xác định trách nhiệm hình sự

Xác định tính có lỗi của tội phạm đồng nghĩa với việc xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó. Dựa trên sự phân tích các yếu tố cấu thành lỗi, điều kiện để một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội có lỗi, phù hợp với quy định của pháp luật hình sự hiện hành, một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị xem là có lỗi khi họ có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi đó.

Như vậy, theo Bộ luật Hình sự, một hành vi bị xem là có tính có lỗi (tức là người thực hiện hành vi bị xem là có lỗi) khi có đủ hai điều kiện: Hành vi trái pháp luật hình sự; Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi trong khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự.

Ví dụ: A và B có mâu thuẫn với nhau trong chuyện tình cảm, A đã ra tay sát hại B rồi tìm cách tự sát theo B nhưng do có người phát hiện kịp thời nên A không thể thực hiện hành vi tự sát của mình để 2 người được bên nhau mãi theo ý định ban đầu của A. Hành vi của A là trái pháp luật hình sự (Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội giết người). Đây là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của A trong khi A có thể lựa chọn và quyết định khác không trái pháp luật để giải quyết mâu thuẫn của mình (A đã chấm dứt sự sống của B). Như vậy trong hành vi gây ra hậu quả này, A là người có lỗi.

Cụ thể hơn, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, họ phải thoả mãn hai điều kiện: Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Phân loại lỗi trong pháp luật hình sự.

Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Sự khác nhau đó xuất phát từ nhiều cơ sở, có thể là nguyên nhân, điều kiện phát sinh phạm tội, tính chất của khách thể bị xâm hại, tính nguy hiểm của hành vi phạm tội…Trong đó phải kể đến một yếu tố hết sức quan trọng là yếu tố chủ quan. Nó là cơ sở làm tiền đề cho việc triển khai và thực hiện có hiệu quả nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, đảm bảo áp dụng hình phạt đạt hiệu quả.

3. Phân loại lỗi trong xác định trách nhiệm hình sự

Để phân loại lỗi, chúng ta cần xác định một tiêu chí thống nhất cho việc phân loại. Căn cứ vào yếu tố ý chí và yếu tố lý trí mà lỗi được phân ra làm 2 loại là: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Cũng trên cơ sở ý chí và lý trí của chủ thể vi phạm pháp luật mà khoa học pháp lý cũng phân biệt lỗi cố ý gồm 2 hình thức: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng có 2 hình thức: lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.

Lỗi là một trong những yếu tố quan trọng để xác định một hành vi vi phạm pháp luật, vậy có mấy hình thức lỗi trong vi phạm pháp luật?

Trong vi phạm pháp luật, lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội.

Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Có mấy hình thức lỗi trong vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)

Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

- Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của họ.

Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật. Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động hoặc bằng không hành động.

- Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật. Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:

+ Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm.

+ Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện.

+ Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép.

- Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Theo quy định của pháp luật, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi được thành lập hoặc được công nhận.

- Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình.

Có mấy hình thức lỗi trong vi phạm pháp luật?

Trong vi phạm pháp luật, lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức là lỗi cố ý và lỗi vô ý:

(1) Lỗi cố ý gồm 2 loại là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp, cụ thể:

- Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

- Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

(2) Lỗi vô ý gồm 2 loại là lỗi vô ý vì cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin.

- Lỗi vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.

- Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.

Chủ đề