Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện

Nhiệt luyện trong gia công cơ khí là công nghệ nung nóng kim loại, hợp kim đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt tại đó trong một thời gian thích hợp rồi sau đó làm nguội với tốc độ quy định là để làm thay đổi tổ chức, do đó nhận được cơ tính và tính chất khác theo ý muốn.

Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện

Trong gia công cơ khí, có rất nhiều vật liệu các nhau như thép, gang, inox, nhôm .v.v.v. Và vật liệu kim loại thì có rất nhiều loại khác nhau với nhiều độ cứng khác nhau, đó là nhờ quá trình nhiệt luyện trong gia công cơ khí. Vậy trong gia công cơ khí có những phương pháp nhiệt luyện gì hãy cùng Shoptools tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Phương pháp nhiệt luyện Thường hóa

Định nghĩa: Thường hóa là phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng thép đến trạng thái hoàn toàn là austenit (cao hơn Ac3 hay Acm), giữ nhiệt rồi làm nguội trong không khí tĩnh để austenit phân hóa thành tổ chức gần ổn định.

Mục đích:

◾ Giúp thép có độ cứng cao hơn, độ dẻo thấp hơn so với ủ  để phù hợp cho gia công cắt gọt.

◾ Làm nhỏ hạt thép ( do nguội nhanh hơn ủ)

◾ Làm mất lưới XeII của thép sau cùng tích vì cơ tính rất xấu.

Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện

2. Phương pháp nhiệt luyện Tôi

Định nghĩa: Tôi thép là phương pháp nhiệt luyện nung thép đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn (Ac1) để làm xuất hiện Austenit, giữ nhiệt rồi làm nguội nhanh để biến nó thành Mactenxit hay các tổ chức không ổn định khác có độ cứng cao.

Mục đích: Tăng độ bền, tăng khả năng chịu tải của chi tiết

3. Phương pháp nhiệt luyện Ram

Định nghĩa: Ram là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đã qua tôi đến nhiệt độ thấp hơn Ac1 giữ nhiệt để Mactenxit và Austenit dư phân hoá thành các tổ chức có cơ tính phù hợp rồi làm nguội

Mục đích: 

◾ Làm giảm ứng suất bên trong để không gây ra nứt, cong vênh, gẫy và hư hỏng chi tiết khi làm việc

◾ Biến tổ chức Mactenxit và Austenit dư thành các tổ chức khác có cơ tính thích hợp với điều kiện làm việc của chi tiết

Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện

4. Phương pháp nhiệt luyện Ủ

Định nghĩa: Ủ thép là phương pháp nung nóng thép đến nhiệt độ nhất định, giữ nhiệt thời gian rồi làm nguội chậm( cùng lò) với tốc độ < 200độ/1h để đạt được tổ chức cân bằng, với độ cứng thấp nhất, độ dẻo cao nhất

Mục đích: 

◾ Làm giảm độ cứng của thép để phù hợp gia công cắt gọt.

◾ Làm tăng độ dẻo để dễ gia công áp lực.

◾ Khử ứng suất bên trong sau các nguyên công gia công cơ khí, đúc, hàn.

◾ Làm đồng đều về nồng độ trong thép.

◾ Làm nhỏ hạt thép.

Với những phương pháp trên thì vật liệu phôi sau quá trình nhiệt luyện sẽ có độ cứng khác nhau, dẫn đến sự lựa chọn về dụng cụ cắt gọt cũng khác nhau. Chính vì vậy bạn nên lựa chọ các loại dao phaymũi koanmũi taro... sao cho phù hợp để gia công tinh sau quá trình nhiệt luyện.

Các bạn cầ tư vấn về dụng cụ cắt gọt, thiết bị đo lường cơ khí xin vui lòng liên hệ gbtech.com.vn để được tư vấn và báo giá.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ GB VIỆT NAM

GBTech Là công ty chuyên phân phối, mua bán linh kiện, phụ kiện, dụng cụ cơ khí chính xác và bán lẻ các sản phẩm dụng cụ cắt gọt và thiết bị cơ khí mũi khoan, dao phay, ê tô, bầu kẹp, collet, bàn map, bàn từ... từ các thương hiệu lớn trên thế giới. 

Đại lý phân phối chính thức thương hiệu WIDIN, với các đối tác như: YG, A-one, Earth-chain, JinYoung, Chin-Chao... chuyên cung cấp dao cụ cắt gọt kim loại, thiết bị công nghiệp. Dịch vụ gia công dụng cụ cắt gọt theo yêu cầu cho các xưởng cơ khí Việt Nam

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm sản phẩm công nghệ mới và đa dạng hơn.

Website: https://gbtech.com.vn/

Email:
Hotline: 0982 047 123

8.4. PHƯƠNG PHÁP HOÁ NHIỆT LUYỆN

8.4.1. Khái niệm


Là phương pháp nhiệt làm bão hoà (khuyếch tán) vào bề mặt của thép một hay nhiều nguyên tố để làm thay đổi thành phần hoá học, do đó làm thay đổi tổ chức và tính chất của lớp bề mặt theo mục đích nhất định.

8.4.2. Mục đích


- Tăng độ cứng và tính chống mài mòn, độ bền mỏi của chi tiết. Mục đích này của hoá nhiệt luyện giống phương pháp tôi bề mặt nhưng đạt hiệu quả cao hơn.

- Nâng cao tính chống ăn mòn điện hoá và hoá học (chống oxi hoá ở nhiệt độ cao), chịu axit của lớp bề mặt chi tiết thép.


8.4.3. Cơ sở lý thuyết của quá trình hoá nhiệt luyện


Thông thường, khi hoá - nhiệt luyện người ta đặt chi tiết thép vào môi trường (rắn, lỏng hoặc khí) có khả năng phân hoá ra nguyên tử hoạt động của nguyên tử định khuếch tán, rồi nung nóng đến nhiệt độ thích hợp. Các quá trình xảy ra theo 3 giai đoạn nối tiếp nhau.

Phân hóa: Là quá trình tạo ra các nguyên tử hoạt tính của nguyên tố cần đưa vào chi tiết (nguyên tố cần thấm) có năng lượng và khả năng khuếch tán cao. Có thể tiến hành bằng phản ứng hoá học hoặc phân ly nhiệt.

Hấp thụ: Sau giai đoạn phân hóa, các nguyên tử hạt được hấp thụ vào bề mặt thép sau đó chúng khuếch tán vào kim loại cơ sở tạo nên dung dịch rắn hoặc các pha phức tạp: Pha trung gian hoặc hợp chất hoá học. Kết quả của sự hấp thụ là tạo nên ở bề mặt thép lớp có nồng độ nguyên tố định khuếch tán cao, tạo nên độ chênh lệch về nồng độ giữa bề mặt và lõi cơ chế của quá trình hấp thụ có thể nhờ: lực hoá học, lực liên kết hoặc lực hút tĩnh điện.

Khuếch tán: Là quá trình các nguyên tử chất thấm đi sâu vào bề mặt của chi tiết cần thấm, tương tác với các nguyên tử nền (chi tiết) và tạo thành lớp thấm. Quá trình khuếch tán là quan trọng nhất, nó quyết định chiều dày của lớp thấm tạo thành.

8.4.4. Công nghệ thấm cacbon


8.4.4.1. Định nghĩa

Thấm cacbon là phương pháp nhiệt luyện làm bão hoà (thấm, khuếch tán) cacbon vào bề mặt của thép cacbon thấp (thường là 0,1  0,25% cacbon) để tạo ra lớp bề mặt có tổ chức thép sau cùng tích P + XeII để nâng cao độ cứng và tính chống mài mòn nhưng vẫn giữ nguyên tính dẻo của lõi.



8.4.4.2. Mục đích và yêu cầu đối với lớp thấm, chọn loại thép để thấm

Mục đích: Mục đích của thấm cacbon là làm cho bề mặt của thép cứng tới trên 60HRC, có tính chống mài mòn cao, chịu mỏi tốt, còn lõi vẫn giữ được tính dẻo, dai của thép ban đầu đem thấm. Do đó, chi tiết đem thấm cacbon là chi tiết chịu tải trọng va đập mà bề mặt chịu ma sát. Mục đích trên chỉ đạt được nếu chi tiết được tôi và ram thấp sau thấm.

Yêu cầu đối với lớp thấm:

Để đạt được các mục đích trên, lớp thấm cácbon và lõi phải đạt được các yêu cầu sau:

- Lớp thấm có nồng độ cacbon trong khoảng 0,8  1% thấm dưới giới hạn này sau khi tôi lớp thấm không đủ độ cứng và tính chống mài mòn, cao hơn giới hạn này lớp thấm có thể bị dòn, tróc. Thực nghiệm cho thấy, với nồng độ cacbon của lớp thấm như vậy chi tiết vừa có độ cứng, tính chống mài mòn tốt lại đạt được độ bền lớn nhất.

- Tổ chức tế vi của bề mặt và lõi sau khi thấm, tôi và ram thấp phải đạt: bề mặt - mactenxit và các phần tử cacbit nhỏ mịn phân bố đều, lõi - mactenxit và không có ferit.



Chọn loại thép để thấm: Thép để thấm cacbon sử dụng các loại thép có hàm lượng cacbon thấp (< 0,25%C)

8.4.4.3. Công nghệ thấm cacbon

Nhiệt độ thấm:

- Nguyên tắc chọn nhiệt độ thấm cacbon là sao cho tại đó thép có tổ chức hoàn toàn  (vì chỉ có tổ chức này mới có khả năng hoà tan nhiều cacbon).

- Nhiệt độ càng cao, quá trình khuếch tán càng mạnh, càng nhanh đạt chiều sâu lớp thấm. Do vậy, người ta sử dụng nhiệt độ thấm cacbon cao song khi nhiệt độ cao thì làm hạt  lớn nên làm tăng tính dòn.

- Theo thực nghiệm Dcmax ở (900  950)0C nên người ta thường chọn nhiệt độ thấm ở khoảng đó để có quá trình khuếch tán mạnh nhất. Trong đó thép có các nguyên tố hợp kim làm nhỏ hạt 930 – 9500C. Thép cacbon, hợp kim còn lại 900 – 9200C.



Thời gian thấm:

Thời gian thấm cacbon phụ thuộc chủ yếu vào chiều dày lớp thấm yêu cầu, nhiệt độ thấm và môi trường thấm.

- Chiều dày lớp thấm yêu cầu càng lớn, thời gian thấm càng dài, mức tăng thời gian thấm lớn hơn nhiều so với mức tăng chiều dày lớp thấm.

- Nhiệt độ tăng càng cao, thời gian thấm càng ngắn. Nhiệt độ thấm phụ thuộc vào loại thép đang dùng.



Môi trường thấm

- Môi trường thấm khác nhau thời gian thấm cũng khác nhau. Thấm trong môi trường lỏng thời gian ngắn nhất, sau đó đến khi, dài nhất là thấm trong môi trường rắn.

Thấm cacbon thể rắn: Chất thấm là chủ yếu là than gỗ và một lượng nhỏ chất xúc tác gồm các muối cabonat

Thấm cacbon thể lỏng: Chất thấm chủ yếu là hỗn hợp muối nóng chảy Na2CO3,NaCl,SiC

Thấm cacbon thể khí: Chất thấm là hỗn hợp các khi có chứa cacbon như CO, CH4...ngoài ra còn có N2,H2... để điều chỉnh nồng độ cacbon

8.4.4.4.. Nhiệt luyện sau thấm cacbon

Do thấm cacbon ở nhiệt độ cao (920  950)0C nên thép có trạng thái hạt  lớn do vậy khi làm nguội thu được tổ chức Mactenxit thô, suất hiện nhiều vết nứt tế vi và ứng ứng suất dư lớn chính vì thế buộc phải nhiệt luyện sau thấm cacbon

Chế độ nhiệt luyện:

- Thép có bản chất hạt lớn:

Tại nhiệt độ thấm, tạo  hạt lớn nên làm xấu cơ tính. Nhiệt luyện sau khi thấm không những phải đảm bảo bề mặt cứng mà còn phải khắc phục được khuyết tật đó. Do vậy phải tiến hành hai lần tôi: lần thứ nhất - cho lõi để làm nhỏ hạt, lần thứ hai - cho bề mặt để đạt độ cứng cao. Như vậy, nhiệt độ của 2 lần tôi phải khác nhau vì lõi là thép trước cùng tích có nhiệt độ tôi cao hơn bề mặt là thép sau cùng tích và cùng tích. Nên chế độ nhiệt luyện của loại thép này: Tôi 2 lần + ram thấp.

Tôi lần 1: Cho phần lõi mà Ttôi = 850  8700C với 2 mục đích:

+ Làm nhỏ hạt thép, do nung tới nhiệt độ > Ac3 của lõi có chuyển biến F + P   hạt nhỏ

+) Làm mất lưới XeII ở lớp bề mặt do làm nguội nhanh pha này không kịp tiết ra khỏi .

Sau lần tôi này, độ cứng bề mặt không đạt được giá trị cao nhất để đủ chống mài mòn, do vậy phải tôi tiếp lần nữa.



Tôi lần 2: Cho bề mặt ở nhiệt độ 760  7800C để bề mặt là thép sau cùng tích và cùng tích có độ cứng lớn nhất. Lần tôi này không ảnh hưởng xấu đến kết quả đã đạt được ở lần tôi trước.

Ram thấp: Nhiệt độ ở 150  2500C với mục đích khử bỏ 1 phần ứng suất mà vẫn giữ được độ cứng cao ở bề mặt.

Đ
Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện
ặc điểm và phạm vi áp dụng: Thép thu được có cơ tính tốt (hạt nhỏ, độ dẻo của lõi cao, bề mặt cứng), nhưng do nung nóng làm nguội nhiều lần dễ sinh oxy hoá, thoát cacbon và biến dạng, chu trình công nghệ dài, tốn kém hơn, do vậy chỉ áp dụng cho chi tiết quan trọng, có yêu cầu cao về cơ tính và làm bằng thép cacbon.

Hình 8.2 Quy trình thấm thép có bản chất hạt lớn

- Thép có bản chất hạt nhỏ:

Đối với các chi tiết ít quan trọng, làm bằng thép cacbon hoặc hợp kim có thể áp dụng phương án tôi 1 lần và ram thấp và khi đó, tôi chỉ tiến hành cho tôi bề mặt.

Đối với thép có hạt bản chất nhỏ, dù giữ nhiệt lâu ở nhiệt độ cao, hạt vẫn giữ được kích thước bé do vậy không cần nguyên công nhiệt luyện làm nhỏ hạt và có thể tiến hành tôi trực tiếp ngay sau khi thấm cacbon mà không cần có quá trình nung nóng lại.


Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện

Hình 8.3 Quy trình thấm thép có bản chất hạt nhỏ

Tôi lần 1: Nhiệt độ từ 750  7700C

Ram thấp: Nhiệt độ ram từ 180  2200

Đặc điểm: Rút ngắn thời gian thực hiện, dễ cơ khí hoá, tự động hoá, cho năng suất cao nên thường được áp dụng cho các chi tiết đơn giản.

8.4.4.5. Tổ chức và cơ tính của chi tiết thấm cacbon

Sau khi nhiệt luyện, toàn bộ chi tiết thấm cacbon có tổ chức Mram. Ở bề mặt do nồng độ cacbon cao, M có độ cứng cao cùng với 1 lượng nhất định cacbít dư sẽ đảm bảo tính chống mài mòn cao. Ở trong lõi, do thành phần cacbon thấp, M có độ cứng trung bình với độ bền tốt và độ dẻo tương đối cao.

- Độ cứng bề mặt phải đạt 60  63 HRC, độ cứng của lõi 30  40 HRC.

- Độ cứng bề mặt cao hơn và do đó có tính chống mài mòn tốt vì thế thường chọn công nghệ thấm cacbon cho các chi tiết làm việc trong điều kiện "nặng" (Ví dụ như bánh răng giảm tốc).



Chú ý:

Với thép hợp kim cao, sau thấm cacbon phải kết hợp gia công lạnh. Thép có Ti, V (thép có hạt di truyền hạt nhỏ), chỉ tiến hành tôi 1 lần + ram thấp.


8.4.5. Thấm Nitơ


8.4.5.1. Định nghĩa và mục đích

Thấm nitơ là phương pháp hoá nhiệt luyện nhằm bão hoà lớp bề mặt thép bởi nitơ tạo ra các pha xen kẽ có độ cứng và độ phân tán cao. Do vậy làm tăng độ cứng, độ bền và tính chống mài mòn của chi tiết.



8.4.5.2. Công nghệ thấm nitơ

Khi thấm Nitơ, thời gian thấm thường rất dài mà chiều dày lớp thấm lại rất mỏng do quá trình thấm được tiến hành ở nhiệt độ thấp (500 – 6500C), hệ số khuếch tán nhỏ. Tốc độ thấm nitơ chậm hơn thấm cacbon khoảng 10 lần. Ví dụ muốn được lớp thấm dày 0,25 – 0,3mm cần 24h.

Nếu thấm ở nhiệt độ cao hơn sự phân hoá NH3 quá mạnh, lương nitơ nguyên tử tạo ra nhiều cũng không tốt, lớp thấm kém cứng mặc dầu tốc độ thấm có thể tăng lên.

Thấm Nitơ tiến hành trong môi trường amoniăc. ở nhiệt độ cao NH3­ phân huỷ, mức độ phân huỷ sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Kinh nghiệm cho thấy mức độ phân huỷ khoảng 25 – 40% là thích hợp vì vậy thường chọn nhiệt độ thấm N khoảng 520 – 5500C.

Thép dùng để thấm N là thép hợp kim đặc biệt, thường dùng 38CrMoAlA hoặc thép 38CrWVAl. Để đảm bảo cơ tính tổng hợp cao trước khi thấm thép phải được nhiệt luyện hoá tốt để có tổ chức xoocbit ram bằng cách tôI ở 9500C trong dầu, ram ở 625 – 6500C có cơ tính: σb = 1000N/mm2; σ0,2 = 850N/mm2; φ = 14%; ψ 50%; ak = 90kj/mm2 sau đó đem thấm N ở nhiệt độ 520 – 5500C để đạt độ cứng bề mặt cao khoảng 1000 – 1100HV.

Không thể tôi và ram sau thấm vì lớp thấm mỏng nếu nung nóng tới nhiệt độ cao sẽ gây tróc, hư hỏng. Do nhiệt độ thấm N thấp hơn nhiệt độ ram nên không ảnh hưởng đến cơ tính của thép khi nhiệt luyện hoá tốt.

8.4.5.3. Đặc điểm của lớp thấm nitơ

Thấm Nitơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây.

1. Đạt độ cứng và tính chống mài mòn cao.

2. Nâng cao độ bền mỏi do tạo nên lớp ứng suất nén dư ở bề mặt. Công dụng này cũng được áp dụng ngày càng nhiều. Trục khuỷu và các trục quan trọng chịu mỏi cao thường qua thấm N.

3. Nâng cao tính chống ăn mòn trong khí quyển. Bề mặt ngoài cùng lớp thấm N có tổ chức là pha ε, pha này có đặc tính là cấu tạo rất xít chặt, do vậy có tính bảo vệ ăn mòn tốt. Chi tiết thấm N có tính chống ăn mòn tốt trong không khí ẩm (vài năm), trong nước máy (vài tháng), trong dầu, trong dung dịch kiềm yếu.

Để đạt được yêu cầu này không cần dùng thép hợp kim quý mà có thể dùng ngay thép cacbon, miễn là tạo thành lớp ε. Nhiệt độ thấm có thể cao (600 – 6500C) và thời gian ngắn.

Lớp pha ε có màu sáng mờ, do vậy có thể dùng trang sức.

8.4.6. Thấm Cacbon - Nitơ


8.4.6.1. Định nghĩa và mục đích

- Thấm cacbon nitơ là phương pháp làm bão hoà (thấm, khuếch tán) đồng thời cacbon và nitơ vào bề mặt thép để nâng cao độ cứng và tính chống mài mòn. Độ cứng và tính chống mài mòn của lớp thấm cacbon - nitơ cao hơn so với thấm cacbon nhưng thấp hơn so với thấm nitơ.

- Tuỳ thuộc các tỷ lệ của cacbon và nitơ mà lớp thấm có thể gần với thấm cacbon hơn hoặc nitơ hơn. Nếu quá trình xảy ra ở nhiệt độ cao (920  9500C) thì quá trình chủ yếu là thấm cacbon, còn ở nhiệt độ thấp (500  5500C) thì quá trình chủ yếu là thấm nitơ.

8.4.6.2. Các phương pháp thấm

- Thấm cacbon nitơ ở thể rắn. Tiến hành giống như thấm cacbon ở thể rắn. Trong chất th ấm có 20  40% muối K4Fe (CN)6 hoặc muối K3Fe(CN)6; 10%Na2CO3 còn lại là than gỗ. Phương pháp này thường dùng cho các dụng cụ bằng thép gió, thép crôm cao để tăng độ cứng, tính chống mài mòn và tính cứng nóng song do môi trường rất độc, năng suất thấp nên ít dùng.

- Thấm cacbon - nitơ ở thể lỏng: Thấm cacbon - nitơ ở thể lỏng tiến hành ở trong các bể muối mà thành phần gồm các muối xianua: NaCN; KCN, K4Fe(CN)6, K3Fe(CN)6 và các muối trung tính Na2CO3, NaCl, KCl. Tuỳ theo nhiệt độ thấm mà phạm vi áp dụng cũng khác nhau song phương pháp bị hạn chế áp dụng do môi trường thấm rất độc.

- Thấm cacbon - nitơ ở thể khí: Về cơ bản, cách thấm này không khác thấm cacbon ở thể khí nhiều nhưng có nhiều ưu điểm hơn, tạo pha cabon - nitrit (Fe3CN) phân tán, rất cứng làm tăng tính chống mài mòn, thời gian thấm ngắn, năng suất cao, thời gian sử dụng thiết bị thấm được kéo dài nên phương pháp này thường được áp dụng rộng rãi hơn và thường được sử dụng trong sản xuất các chi tiết ôtô, máy kéo, động cơ...

Ngoài 3 phương pháp thấm cacbon, nitơ, cacbon - nitơ, người ta còn thấm một số nguyên tố khác như Bo, Cr, Al, Si nhằm đạt được các mục đích khác nhau của người sử dụng.



CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Trình bày phương pháp tôi bề mặt bằng dòng điện có tần số cao

Câu 2: Thấm cacbon và nhiệt luyện sau thấm cacbon

PHẦN III. CÁC VẬT LIỆU KIM LOẠI
Người ta quy ước phân chia các vật liệu kim loại ra làm 2 nhóm lớn là: kim loại đen và kim loại màu. Các kim loại đen được sử dụng với lượng lớn là sắt và các hợp kim của nó: thép và gang, chúng chiếm vị trí quan trọng trong chế tạo cơ khí. Các kim loại màu được dùng như là nhôm, đồng, chì, kẽm, la tông, brông...và được sử dụng với số lượng hạn chế trong kỹ thuật song cũng có những công dụng nổi bật riêng.


Каталог: sites -> sme.vimaru.edu.vn -> files
sites -> Bản khai thành tích đỀ nghị XÉt tặng danh hiệu nhà giáo nhân dâN
sites -> Tổng kết kinh nghiệM
sites -> Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2
sites -> Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ giao thông vận tải trưỜng đẠi học hàng hải việt nam
sites -> 6 câu truyện cuộc sống cực kỳ ý nghĩa mà bạn nên đọc
files -> Thư MỜi câu lạc bộ tiếng anh viện cơ khí
files -> Cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc phiếu tự ĐÁnh giá RÈn luyệN
files -> Phần I quy chế RÈn luyện sinh viên chương I những quy đỊnh chung
files -> 1. Bên hỗ trợ: CÔng ty tnhh bhnt cathay việt nam
files -> Phần I quy chế RÈn luyện sinh viên chương I những quy đỊnh chung


tải về 4.71 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện
Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện
Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện
Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện
Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện
Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện
Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện
Có máy phương pháp hóa nhiệt luyện