Có nhịp đập ở bụng là bệnh gì năm 2024

Trong cơ thể con người, có rất nhiều hiện tượng và quá trình diễn ra liên tục và không ngừng nghỉ. Một trong số đó là nhịp đập của tim. Tuy nhiên, không chỉ có tim mới có thể đập, mà trong một số trường hợp, người ta cũng có thể cảm nhận được sự đập của mạch chủ trong bụng. Vậy tại sao trong bụng lại có nhịp đập? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Có nhịp đập ở bụng là bệnh gì năm 2024
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa hi vọng qua bài viết về câu hỏi tại sao trong bụng lại có nhịp đập, các bạn sẽ có câu trả lời cho nó. Em để tay lên bụng thấy mạch đập mạnh giống như nhịp tim, bác sĩ bảo không sao nhưng em vẫn sợ. Em đi siêu âm, bác sĩ bảo là động mạch chủ ở bụng đập, không có tình trạng phình hay giãn. Em vẫn thấy lo lắng. Xin cho em lời khuyên. (docgia).

Ảnh minh họa: Womenshealth.

Trả lời:

Chào bạn,

Bệnh lý phình động mạch chủ bụng xảy ra khi một đoạn động mạch chủ bụng phình lên như trái bóng hoặc túi nhỏ. Động mạch chủ bụng là mạch máu lớn, cung cấp máu cho phần bụng, vùng chậu và 2 chân. Có rất nhiều yếu tố góp phần làm động mạch chủ bụng dễ phình lên như tăng huyết áp, thuốc lá, tăng cholesterol, xơ vữa động mạch, béo phì, yếu tố di truyền, bệnh xảy ra ở nam giới nhiều hơn...

Phình động mạch chủ bụng có thể hình thành ở bất cứ người nào, nhưng thường gặp nhất ở nam trên 60 tuổi, có một hay nhiều yếu tố nguy cơ kể trên. Phình động mạch càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao. Túi phình phát triển từ từ trong nhiều năm và không gây ra triệu chứng rõ rệt. Nếu túi phình lớn nhanh, rách ra (vỡ phình), hoặc máu chảy dọc theo thành động mạch (bóc tách động mạch), các triệu chứng có thể đến đột ngột gây yếu liệt chi thậm chí tử vong nhanh chóng do mất máu cấp tính.

Ở những người gầy có lớp mỡ và cơ bụng rất mỏng thì việc sờ được mạch đập của động mạch chủ bụng như bác sĩ giải thích là có thể, giống như bạn mô tả có thể sờ thấy mạch đập mạnh giống như nhịp tim ở vùng bụng. Siêu âm bụng là phương tiện chẩn đoán đơn giản và an toàn, không xâm lấn để khảo sát kích thước động mạch chủ bụng xem có bị phình hay giãn không. Bạn cũng đã siêu âm kiểm tra với kết quả bình thường. Tuy nhiên, vì trong thư bạn không đề cập đến kích thước của động mạch và bản thân có bao nhiêu yếu tố nguy cơ gây phình mạch máu như kể trên nên tôi chưa thể tư vấn cụ thể hơn được.

Nếu vẫn còn lo lắng, bạn có thể đến bệnh viện có chuyên khoa mạch máu để kiểm tra. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến và Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thị Hòa - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Phình động mạch chủ bụng là bệnh thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Phình động mạch chủ bụng không gây ra triệu chứng rõ rệt, túi phình phát triển từ từ trong nhiều năm và nếu túi phình lớn nhanh, rách ra (vỡ phình), hoặc máu chảy dọc theo thành động mạch (bóc tách động mạch chủ), các triệu chứng có thể đến đột ngột.

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể con người, dẫn máu có chứa nhiều oxy được bơm ra từ tim hoặc đưa máu đi xa khỏi tim của bạn. Động mạch chủ chạy xuyên qua ngực bạn, ở đó nó được gọi là động mạch chủ ngực. Khi động mạch chủ đi đến bụng của bạn, nó được gọi là động mạch chủ bụng. Động mạch chủ bụng cung cấp máu cho phần dưới cơ thể. Trong bụng, ngay phía dưới rốn, động mạch chủ chia thành hai nhánh, được gọi là những nhánh động mạch chậu, mang máu đến cho từng chân.

Có nhịp đập ở bụng là bệnh gì năm 2024

Phình động mạch chủ bụng

Vậy phình động mạch chủ bụng là gì? Đó là tình trạng động mạch chủ bị giãn ra to hơn bình thường. Động mạch chủ bụng dẫn máu từ tim đến các cơ quan và các mô ở nửa phần dưới của cơ thể. Hiện tượng giãn nở hay phình động mạch chủ bụng đều rất nguy hiểm. Đoạn động mạch chủ bị phình có thành mạch yếu hơn thành mạch bình thường, do đó các mạch máu này sẽ rất dễ vỡ dưới áp lực của máu nếu không được điều trị kịp thời. Một túi phình bị vỡ có thể gây chảy máu trong nghiêm trọng, có thể dẫn đến sốc hoặc thậm chí tử vong cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ra phình động mạch chủ bụng là do nhiều nguyên nhân kết hợp. Một số nguyên nhân chính gây ra phình động mạch chủ bụng gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Xơ vữa động mạch: đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất được chẩn đoán gây ra chứng phình động mạch chủ bụng.

Một số nguyên nhân khác là do:

  • Người bệnh bị nhiễm trùng trong động mạch chủ (viêm mạch máu). Trong một số trường hợp hiếm hoi, phình động mạch chủ bụng có thể do nhiễm trùng hoặc viêm mạch, làm suy yếu một phần của thành động mạch chủ
  • Bệnh mô liên kết (như hội chứng Ehlers-Danlos).

2. Những ai có nguy cơ mắc phình động mạch chủ bụng?

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh phình động mạch chủ bụng, tuy nhiên chứng bệnh này thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Theo thống kê của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), chứng phình động mạch chủ bụng thường phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ khiến bạn mắc phình động mạch chủ bụng là:

  • Trong độ tuổi từ 55 hoặc 60 tuổi trở lên
  • Những người hút thuốc lá, uống rượu bia
  • Người mắc bệnh cao huyết áp
  • Mắc bệnh xơ vữa động mạch: Do sự tích tụ chất béo và các chất khác có thể gây tổn thương thành mạch máu, làm tăng nguy cơ của chứng phình động mạch chủ ở bụng
  • Có người thân mắc bệnh phình động mạch chủ bụng: theo nghiên cứu, 25% bệnh nhân phình động mạch chủ bụng có người thân cũng mắc bệnh này
  • Là nam giới: thống kê cho thấy, nam giới có khả năng mắc chứng phình động mạch chủ bụng gấp 6 lần so với nữ giới.

3. Dấu hiệu nhận biết phình động mạch chủ bụng

Có nhịp đập ở bụng là bệnh gì năm 2024

Đau vùng bụng, đau thường khu trú tại vùng hạ vị là dấu hiệu của bệnh phình động mạch chủ bụng

Dấu hiệu phình động mạch chủ bụng không gây ra triệu chứng rõ rệt, túi phình phát triển từ từ trong nhiều năm và nếu túi phình lớn nhanh, rách ra (vỡ phình), hoặc máu chảy dọc theo thành động mạch (bóc tách động mạch chủ), các triệu chứng có thể đến đột ngột.

Một số dấu hiệu phình động mạch chủ bụng có thể gặp như:

Đau vùng bụng, đau thường khu trú tại vùng hạ vị hay phía sau lưng. Cảm giác đau thường liên tục, bứt rứt kéo dài hàng giờ đến nhiều ngày. Ngược lại với đau cơ xương vùng lưng, vận động không ảnh hưởng đến cảm giác đau do phình, mặc dù ở một tư thế nhất định nào đó có thể người bệnh cũng cảm thấy dễ chịu hơn.

Việc xuất hiện những cơn đau mới hay tăng lên đều xuất hiện đột ngột, có thể báo trước sự giãn thêm ra hoặc đe dọa vỡ phình. Cơn đau có đặc điểm đau liên miên không dứt, dữ dội và khu trú ở phía sau lưng hay phần bụng dưới của bạn. Cảm giác đau có thể lan xuống vùng bẹn, ra vùng hông, hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp là đau xuống chân. Vỡ động mạch chủ bụng thực sự sẽ kèm theo một cơn đau lưng đột ngột cùng với đau bụng và bụng căng cứng. Hầu hết các bệnh nhân đều có một khối, có thể sờ thấy ở bụng và đập theo nhịp tim kèm theo tụt huyết áp được xem là biểu hiện đặc trưng của phình động mạch chủ bụng.

Phình động mạch chủ bụng có các dấu hiệu dọa vỡ, bệnh nhân đột ngột đau bụng dữ dội, tương tự như những tình trạng bệnh lý cấp tính ở bụng khác như cơn đau quặn thận, viêm ruột thừa, hay xuất huyết dạ dày - ruột, đây là một tình huống nguy hiểm tính mạng và bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức.

4. Phòng ngừa và kiểm soát bệnh phình động mạch chủ bụng

Có nhịp đập ở bụng là bệnh gì năm 2024

Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh phình động mạch chủ bụng

Cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh phình động mạch chủ bụng là giữ cho mạch máu càng khỏe càng tốt.

Một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tuổi tác và di truyền, không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ khác có thể được điều chỉnh hoặc kiểm soát, điều này làm giảm đáng kể khả năng bạn bị phình động mạch chủ bụng và các động mạch chủ khác.

Một số cách bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ bao gồm:

  • Không hút thuốc lá, rượu bia: Hút thuốc lá, uống rượu bia là một yếu tố nguy cơ chính đối với tất cả các bệnh về mạch máu, bao gồm cả phình động mạch chủ bụng
  • Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là tác nhân quan trọng gây ra bệnh mạch máu, bạn nên duy trì huyết áp bình thường bằng cách sử dụng chế độ ăn uống một cách hợp lý, kiểm soát căng thẳng, stress hoặc dùng thuốc kiểm soát huyết áp sẽ làm giảm khả năng phát triển phình động mạch chủ bụng nói riêng
  • Kiểm soát mức cholesterol của bạn: cholesterol cao dẫn đến xơ vữa động mạch - là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây phình động mạch chủ. Bạn hãy kiểm soát mức cholesterol bằng việc ăn uống lành mạch, vận động để duy trì cân nặng ở mức cho phép
  • Khám sức khỏe thường xuyên: Hội tim mạch châu Âu (ESC) khuyến cáo nên siêu âm tầm soát phình động mạch chủ bụng với tất cả nam giới trên 65 tuổi (mức bằng chứng mạnh IA), hoặc phụ nữ trên 65 tuổi có tiền sử hút thuốc lá (mức bằng chứng yếu hơn IIb) để bác sĩ có thể phát hiện ra rằng bạn có thể có nguy cơ bị phình động mạch chủ và bạn có thể cần xét nghiệm sàng lọc. Ngoài ra, khi bạn duy trì khám thường xuyên, các vấn đề có thể làm tăng nguy cơ phình động mạch chủ, như tăng huyết áp và cholesterol cao, có thể được phát hiện và điều trị sớm.

Nếu bạn những dấu hiệu phình động mạch chủ bụng, bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn các phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Cấp cứu phình động mạch chủ bụng
  • Quy trình thực hiện siêu âm động mạch chủ bụng
  • Tìm hiểu về chứng giả phình động mạch

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.