Cơ thể chịu đc thấp nhất bao nhiêu độ năm 2024

Câu trả lời không chỉ nằm ở nhiệt độ bạn thấy trên nhiệt kế. Nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của cả độ ẩm và nhiệt độ có thể trở nên nguy hiểm nhiều hơn so với những gì các nhà khoa học đã tin tưởng trước đây.

Cơ thể chịu đc thấp nhất bao nhiêu độ năm 2024

Các cơn sóng nhiệt đang xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Ảnh: CNA

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 ước tính rằng mức giới hạn an toàn cao nhất đối với cơ thể con người trong điều kiện bầu trời ẩm là 35 độ C ở độ ẩm 100%, hoặc 45 độ C ở độ ẩm 50%.

Mãi đến gần đây, giới hạn này mới được thử nghiệm trên người trong phòng thí nghiệm. Kết quả của các thử nghiệm này cho thấy một nguyên nhân thậm chí còn đáng lo ngại hơn.

Để trả lời câu hỏi "thế nào là quá nóng?" những người đàn ông và phụ nữ trẻ, khỏe mạnh đã được đưa vào Phòng thí nghiệm Noll tại Đại học Bang Penn để trải nghiệm căng thẳng nhiệt trong một môi trường được kiểm soát. Những thí nghiệm này cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm nào có hại cho ngay cả những người khỏe mạnh nhất.

Mỗi người tham gia nuốt một viên thuốc giúp theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc thân nhiệt sâu của họ. Sau đó, họ cùng sống trong một môi trường, di chuyển vừa đủ để mô phỏng các hoạt động tối thiểu hàng ngày, chẳng hạn như nấu ăn và ăn uống. Các nhà nghiên cứu từ từ tăng nhiệt độ trong buồng hoặc độ ẩm và theo dõi khi nhiệt độ bên trong cơ thể của đối tượng.

Cơ thể có thể duy trì nhiệt độ tương đối ổn định theo thời gian ở dưới các mức giới hạn. Trên các giới hạn đó, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng liên tục và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt khi tiếp xúc lâu dài.

Khi cơ thể quá nóng, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm lưu lượng máu đến da để tản nhiệt và khi bạn đổ mồ hôi, điều này sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, phơi nhiễm kéo dài có thể dẫn đến đột quỵ do nhiệt, một vấn đề đe dọa tính mạng.

Các nghiên cứu trên những người đàn ông và phụ nữ trẻ khỏe mạnh cho thấy giới hạn của môi trường thậm chí còn thấp hơn 35 độ C. Các thí nghiệm cho thấy con người chỉ chịu được 31 độ C ở độ ẩm 100% hoặc 38 độ C ở độ ẩm 60%.

Việc phơi nhiễm kéo dài có thể trở nên nghiêm trọng đối với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như người già và những người mắc bệnh mãn tính.

Trọng tâm thử nghiệm hiện đã chuyển sang thử nghiệm những người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi, vì ngay cả khi sự lão hóa diễn ra một cách bình thường cũng khiến mọi người chịu nhiệt kém hơn.

Việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim, các vấn đề về hô hấp và các vấn đề sức khỏe khác, cũng như một số loại thuốc, có thể khiến chúng có nguy cơ gây hại thậm chí cao hơn. Những người trên 65 tuổi chiếm tới 80% những ca tử vong do sóng nhiệt.

Các nhà nghiên cứu phát hiện khi nhiệt độ ở mức từ 40 độ C trở lên kết hợp độ ẩm cao, cơ thể người có thể quá sức chịu đựng.

Cơ thể chịu đc thấp nhất bao nhiêu độ năm 2024

Nhiều nơi trên thế giới đang trải qua nhiệt độ nguy hiểm. Ảnh: Sorn340 Studio Images

Nghiên cứu của giáo sư Lewis Halsey và cộng sự ở Đại học Roehampton, Anh, xác định nhiệt độ tới hạn đối với con người nhiều khả năng nằm trong khoảng 40 - 50 độ C. Họ đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn để lý giải sự gia tăng tiêu hao năng lượng trao đổi chất ở nhiệt độ cao, Eurek Alert hôm 6/7 đưa tin.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Halsey nhận thấy tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi, thước đo mức năng lượng cơ thể người tiêu thụ để duy trì hoạt động ở mức tối thiểu, có thể cao hơn khi tiếp xúc với điều kiện nắng nóng và độ ẩm cao. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về dải nhiệt mà các loài vật khác nhau có thể tồn tại để tốc độ trao đổi chất ở mức tối thiểu và tiêu hao năng lượng ở mức thấp. Nhưng có rất ít thông tin liên quan tới con người khi xem xét giới hạn trên của vùng nhiệt trung tính, theo giáo sư Halsey.

Việc hiểu rõ nhiệt độ mà tại đó tốc độ trao đổi chất của con người bắt đầu tăng lên và mức nhiệt chênh lệch ở mỗi người có nhiều ý nghĩa đối với điều kiện công việc, thể thao, y tế và du lịch quốc tế. "Nghiên cứu này cung cấp hiểu biết cơ bản về cách chúng ta phản ứng với môi trường kém thuận lợi và điều kiện tối ưu thay đổi ra sao giữa từng người với đặc điểm khác nhau", giáo sư Halsey cho biết.

Nhiệt độ toàn cầu tăng cao tới mức trung bình 17,18 độ C từ kỷ lục trước đó là 17,01 độ C. Nhiều khả năng tháng 7 sẽ là tháng nóng nhất từng được ghi nhận từ thời kỳ Eemian cách đây 120.000 năm, theo tiến sĩ Karsten Haustein, nghiên cứu sinh về bức xạ khí quyển ở Đại học Leipzig.

"Chúng tôi đang xây dựng bức tranh về cách cơ thể phản ứng với ứng suất nhiệt, mức độ thích nghi và giới hạn thích nghi của mỗi cá nhân trong thế giới đang ấm lên", giáo sư Halsey nói.

SKĐS - Khi cơ thể có khả năng điều hòa khống chế không cho thân nhiệt quá cao, thì chúng ta vẫn hoạt động và sinh sống bình thường trong điều kiện nóng.

Trả lời cho câu hỏi: cơ thể chịu được đến đâu, không hề dễ. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ sức khỏe thể lực, trạng thái cân bằng nước và điện giải, trạng thái cân bằng nhiệt, các bệnh lý kèm theo, mức độ hoạt động thể lực và sự khắc nghiệt của môi trường. Nhưng nhìn chung, về cơ bản, độ chịu đựng của cơ thể phụ thuộc vào thân nhiệt. Khi cơ thể có khả năng điều hòa khống chế không cho thân nhiệt quá cao, thì chúng ta vẫn hoạt động và sinh sống bình thường trong điều kiện nóng. Nhưng nếu cơ thể mất điều hòa, thân nhiệt tăng quá cao thì ngay cả nắng nóng mức độ trung bình cũng đã đủ gây ra các tai biến. Vậy thân nhiệt là gì?

Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể đo đạc được. Nhiệt độ cơ thể chúng ta nói hàng ngày với nhau chính là nhiệt độ đo được ở nách hoặc ở dưới lưỡi. Nhưng kỳ thực, nhiệt độ cơ thể gồm 2 loại là nhiệt độ trung tâm và nhiệt độ ngoại vi. Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ tại các cơ quan nội tạng như não, tim, gan, thận, ruột, cơ. Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ giá trị nhất phản ánh chính xác mức nhiệt độ các cơ quan đang phải hứng chịu. Đặc biệt là não, tim và thận, kể theo trình tự quan trọng từ cao nhất đến thấp nhất. Song không có cách nào có thể đo được loại nhiệt độ quý giá này hoặc việc đo rất phức tạp chỉ có thể tiến hành trong nghiên cứu. Trong thực tế bên ngoài và thực tế tại bệnh viện, người ta quan tâm tới nhiệt độ ngoại vi nhiều hơn.

Nhiệt độ ngoại vi là nhiệt độ trung bình da, được tính trung bình cộng theo một công thức riêng của nhiệt độ da trán, ngực, đùi, cẳng chân và mu bàn tay. Nhiệt độ ngoại vi dễ đo và có thể dùng giá trị này để phán đoán được phần nào nhiệt độ trung tâm đang diễn ra. Bởi theo một nguyên lý rất đơn giản, nhiệt độ trong mà cao thì nhiệt độ ngoài ắt sẽ cao, nhiệt độ trong mà thấp thì nhiệt độ ngoài ắt sẽ giảm (tính thông thường). Nhưng tính nhiệt độ trung bình da vẫn không hữu dụng vì phải đo tới 5 điểm mà trong khi đó cần một giá trị ước lượng nhanh có độ chính xác chấp nhận được. Do đó, người ta đã tìm kiếm nhiệt độ ngoại vi đo điểm là nhiệt độ đo tại nách hoặc đo ở dưới lưỡi gần như là con số cơ sở của mức nhiệt độ trung tâm mà cơ thể đang bị phải chống chọi.

Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng nhiệt độ trung tâm tại các cơ quan nội tạng sẽ cao hơn nhiệt độ nách hoặc dưới lưỡi chừng 0,5 - 10C. Như vậy, khi đo nhiệt độ nách chúng ta có thể phán đoán ra mức nhiệt độ não đang phải gánh chịu bằng cách cộng thêm vào giá trị đo được 1 đơn vị. Sở dĩ ta cần lưu ý tới nhiệt độ tại não vì não là cơ quan nhạy cảm và dễ bị tổn thương bậc nhất dưới thời tiết mùa hè.

Cơ thể chịu đc thấp nhất bao nhiêu độ năm 2024

Thông thường, não sẽ hoạt động bình thường ở điều kiện nhiệt độ tại não dưới 410C. Bắt đầu từ nhiệt độ 410C trở lên, não sẽ bị rối loạn. Từ 420C trở lên, não sẽ bị tổn thương. Và như vậy, cơ thể chỉ có thể chịu đựng được mức nhiệt độ đo tại nách từ 400C trở xuống (tương đương với mức nhiệt độ 410C trở xuống tại não). Bắt đầu từ 400C, mọi việc trở nên mất kiểm soát. Người ta coi, giá trị nhiệt độ 400C đo tại nách là giá trị tới hạn cơ thể chịu đựng được. Và đó là đáp án cho câu hỏi: cơ thể chịu được đến đâu?

Chúng ta cần lưu ý là nhiệt độ cơ thể chịu đựng được không hoàn toàn đồng nhất với nhiệt độ môi trường. Giá trị nhiệt độ cơ thể chịu đựng được là dưới 400C, nhưng giá trị đó không nhất thiết là nhiệt độ môi trường phải dưới 400C. Vì nếu bạn ngồi tĩnh tại thì mức nhiệt độ môi trường 400C cũng chưa gây ra rối loạn hệ trọng nào. Nhưng nếu bạn làm việc cường độ cao, điều kiện thông khí kém thì ngay tại điều kiện 370C - 380C cũng đã đủ để gây ra say nóng.

Khi hoạt động dưới nắng nóng, thân nhiệt sẽ tăng lên. Người ta gọi trạng thái đó là trạng thái tăng thân nhiệt. Tùy vào mức độ tăng thân nhiệt đến thế nào mà hội chứng bệnh lý xuất hiện khác nhau.

Nhiệt độ cơ thể thấp nhất là bao nhiêu?

Hạ thân nhiệt là tình trạng khi đo nhiệt độ ở hậu môn thấp hơn 35 độ C, từ 35 – 34 độ C là hạ thân nhiệt nhẹ; 34 – 32 độ C là hạ thân nhiệt trung bình; 32 – 25 độ C là hạ thân nhiệt nặng; dưới 25 độ C là hạ thân nhiệt nguy kịch. Khi nhiệt độ cơ thể giảm, tim, hệ thần kinh và các khác không thể hoạt động bình thường.

Con gái và con trai ai chịu lạnh tốt hơn?

Phụ nữ thường chịu lạnh kém hơn so với đàn ông trong cùng một môi trường do nhiệt độ trên da của nữ giới thấp hơn nam giới (kết quả của tình trạng lớp mỡ dưới da dày hơn và hormone estrogen); Cảm giác lạnh có tính di truyền ở một số người; Một số người cảm thấy lạnh vì những người bên cạnh trông có vẻ đang bị lạnh.

Nhiệt độ cơ thể cao nhất là bao nhiêu?

Phạm vi bình thường cho nhiệt độ cơ thể là từ 36°C - 37,5°C trong thực hành lâm sàng. Nhiệt độ cơ thể thường được đo ở ba vị trí: Ở trực tràng: trong điều kiện bình thường dao động trong khoảng 36,3 - 37,1°C. Ở miệng: thấp hơn ở trực tràng 0,2 - 0,6°C.

Cơ thể người chịu được bao nhiêu độ?

Và như vậy, cơ thể chỉ có thể chịu đựng được mức nhiệt độ đo tại nách từ 400C trở xuống (tương đương với mức nhiệt độ 410C trở xuống tại não). Bắt đầu từ 400C, mọi việc trở nên mất kiểm soát. Người ta coi, giá trị nhiệt độ 400C đo tại nách là giá trị tới hạn cơ thể chịu đựng được.