Con dê thích ăn gì nhất

Các nguồn thức ăn trong chăn nuôi dê bao gồm ba nguồn chính đó là nguồn thức ăn từ cây trồng, nguồn thức ăn khoáng và các phụ phẩm của ngành chế biến.

Con dê thích ăn gì nhất
Các nguồn thức ăn trong chăn nuôi dê

Bao gồm tất cả các loại cây cỏ có trong thiên nhiên hoặc gieo trồng mà dê ăn được khi còn tươi xanh như: cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo… Các loại thức ăn xanh có tỷ lệ nước cao (65 – 85%). Tuy nhiên một số thức ăn xanh được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng khi tính theo thành phần vật chất khô. Thức ăn thô xanh có thể coi là nguồn cung cấp vitamin rất quan trọng. Thức ăn thô xanh là thức ăn ngôn miệng đối với dê vì có ít xơ, nhiều nước và mùi vị thơm ngon.

Dê còn có khả năng tự tìm các loại lá để tự chữa bệnh cho chính bản thân, hoặc tìm kiếm những cây có các chất mà cơ thể chúng đang cần mà các nguồn thức ăn khác không đáp ứng đủ. Tuy nhiên không nên chăn thả dê cố định ở một bãi chăn. Mặt khác khi chăn thả nên tránh những nơi gần hồ nước, bãi chăn có vũng nước nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm giun sán của dê. Có thể kết hợp trên bãi chăn với trâu, bò, cừu để tận dụng tối đa đồng cỏ tự nhiên, hạn chế được những bệnh của mỗi loại gia súc. Đặc biệt đối với dê con dưới 3 tháng tuổi không nên cho đi chăn thả theo mẹ vì sẽ làm dê con yếu sức dễ mắc bệnh và chết.

Tuy nhiên khi chăn thả tự nhiên lượng thức ăn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của dê. Qua tính toán thấy thời lượng chăn thả trung bình/ngày chỉ khoảng từ 5 – 6 giờ, tức là nếu chỉ chăn thả thôi thì dê mỗi ngày chỉ ăn được khoảng 1/3 thời gian, còn lại phải chịu nhịn nên không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của chúng. Do đó để đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh đều đặn ngoài việc chăn thả hợp lý ra bà con nên bố trí diện tích đất thích hợp để trồng các gống cỏ và cây cung cấp thức ăn cho dê. Có thể trồng cây thức ăn ngay trong vường, quanh nhà, làm hàng rào hoặc dọc theo bờ ruộng, trên gò đồi. Nếu có đồng bãi thì nên trồng theo băng xen canh với cây màu hoặc cây ăn quả.

Phát triển cây thức ăn là biện pháp chủ động giúp nâng cao số và chất lượng thức ăn đảm bảo đủ thức ăn quanh năm cho dê trên cơ sở hợp lý và có khoa học. Trồng cây thức ăn xanh còn có tác dụng làm giảm sự xói mòn đất, giảm bớt công chăn thả, giảm sự ô nhiễm bệnh và năng cao năng suất chăn nuôi. Trồng cây thức ăn cho dê là việc làm mới mẻ đối với bà con nông dân.

Trước hết cân đối diện tích của nông trại, chọn giống cây, cỏ phù hợp để trồng. Tốt nhất nên gắn việc trồng cây thức ăn cho dê vào hệ thống nông trại, kết hợp với hệ sinh thái Vườn – Ao – Chuồng – Rừng (VACR) bền vững và bảo vệ được môi trường.

Có thể trồng cây thức ăn ngay trong vường, trồng quanh nhà làm hàng rào hoặc dọc theo bờ ruộng.

Nếu có đồng bãi thì nên trồng theo băng xen canh và cây màu hoặc cây ăn quả.

Một số cây cỏ trồng làm thức ăn cho dê được áp dụng trong sản xuất như sau:

Cỏ voi (Elephant grass)

Con dê thích ăn gì nhất
Cỏ voi

Là giống cỏ có năng suất cao, thân đứng thuộc họ Hòa Thảo, rễ chum, trồng bằng hom, cây cao 1,2 – 1,8m. Cỏ có năng suất cao, có thể thư cắt 6 – 8 lứa/năm, đạt 80 – 200 tấn/ha/năm tùy thuộc vào cách chăm sóc của bà con. Hàm lượng protein trung bình 8 – 9%. Thu hoạch có lúc còn non (dưới 30 ngày tuổi) hàm lượng protein cao hơn 10%. Lượng đường trong cỏ voi cao, trung bình 7 – 8%. Giống cỏ này thường được trồng để thu cắt cho dê ăn tại chuồng.

Cỏ Ghine (Guinea grass)

Con dê thích ăn gì nhất
Giống cỏ ghine

Cỏ ghine là giống cỏ họ Hòa Thảo thân bụi, rễ chum, cao khoảng 0,6 – 1,2m, sản lượng 60 – 80 tấn/ha/năm. Hàm lượng protein khoảng 7 – 8%, xơ thô 33 – 36%. Cỏ mềm, thích hợp cho chăn nuôi dê. Cỏ có khả năng chịu hạn và phát triển trong vụ đông hay trồng dưới tán cây khác.

Cỏ Pangola

Con dê thích ăn gì nhất
Cỏ Pangola

Là giống cỏ thân bò, được trồng để thu cắt, thái để phơi khô làm thức ăn thô khô. Có thể thu hoạch 5 – 6 lứa/năm. Sản lượng chất xanh đạt 40 – 60 tấn/ha/năm. Lượng protein vật chất khô là 7 – 8%, xơ thô là 33 – 36%.

Cỏ Ruzi

Con dê thích ăn gì nhất
Giống cỏ Ruzi

Là giống cỏ lâu năm, thuộc họ Hòa Thảo. Cỏ có thân bò, rễ chùm, thân và lá dài mềm, có lông mịn. Cây có thể mọc cao 1,2 – 1,5m. Có khả năng chịu hạn khô và mọc tốt ở độ cao tới 2000m. Năng suất cỏ đạt 60 -90 tấn/ha/năm. Có thể thu cắt từ 7 – 9 lứa/năm. Đây là giống cỏ chủ lực cho việc trồng để thu cắt phơi khô làm thức ăn cho dê. Hàm lượng chất dinh dưỡng vật chất khô từ 32 – 35%, protein 9 – 10%, xơ thô 27 – 29%.

Cây đậu Flemingia (đậu sơn tây)

Con dê thích ăn gì nhất
Giống đậu sơn tây Flemingia

Là cây bụi thân gỗ, thuộc họ Đậu có rễ ăn sâu vào đất. Cây có thể mọc cao từ 3 – 3,5m. Là cây lâu năm có khả năng tái sinh rất tốt. Cây chịu hạn tốt, có thể trồng ở đất bạc màu, bị xói mòn hay độ chua cao nhưng không phát triển tốt ở nơi trũng hay ngập úng kéo dài. Năng suất chất xanh 55 – 60 tấn/ha/năm. Tỷ lệ vật chất khô của ngọn lá từ 25 – 28%, protein thô 16 – 18%. Đây là loại cây có thể sử dụng dạng tươi hay phơi khô làm thức ăn cho dê, đặc biệt trong vụ đông xuân.

Cây Trichanthera Gigantea (hay còn gọi là cây chè khổng lồ)

Con dê thích ăn gì nhất
Chè khổng lồ Trichanthera Gigantea

Là loại cây lâu năm, thân mọc thẳng, có nhiều mấu lồi, cây có thể phát triển quanh năm. Khi thân cây mọng nước lá cá màu nâu sẫm, giòn và hơi ráp. Cây ưa độ ẩm, chịu được bóng râm. Năng suất trung bình từ 80 – 90%, hàm lượng xơ 25%, protein thô 15 – 17%. Cây được sử dụng ở dạng tươi làm thức ăn bổ sung cho dê.

Cây kẹo dậu

Con dê thích ăn gì nhất
Keo dậu hay còn gọi là keo cuba

Là cây lâu năm, thân bụi hay thân gỗ cao đến trên 10m. Cây có khả năng chịu hạn tốt và có thể duy trì bộ lá xanh trong suốt mùa khô. Cây có thể sinh trưởng ở trên nhiều loại đất khác nhau. Năng suất chất xanh đạt 40 – 45 tấn/ha/năm. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của keo dậu khoảng 30 – 31%, protein thô 21 – 25%, xơ thô 17 – 18%, khoáng tổng số 6 – 8%, mỡ 5 – 6%. Có thể sử dụng ở dạng tươi hay phơi khô làm thức ăn cho dê rất tốt.

Xem thêm: các giống cỏ dành cho chăn nuôi dê

Phụ phẩm ngành chế biến

Con dê thích ăn gì nhất
Bột cá

Đó là các loại bã bột, bột xương, bột cá, bã hoa quả ép, bỗng rượu bia, rỉ mật.

Các loại bã bột (từ sắn, dong riềng, sắn dây…) thường có tỷ lệ nước là 76 – 83%, hàm lượng xơ cao.

Bỗng rượu bia có tỷ lệ nước 70 – 90%, vật chất khô giàu protein, ít chất khoáng, có thể cho dê ăn với lượng từ 0,5 – 1kg/con/ngày. Trong chăn nuôi dê sữa nếu bổ sung bã bia vào khẩu phần thì sản lượng sữa cũng tăng lên. Có thể sử dụng bã bia để vỗ béo cho dê trước khi bán.

Dùng các loại hoa quả ép, rỉ mật làm thức ăn cho dê cũng rất tốt. Nhưng phải đảm bảo chúng không bị lên men hay thiu thối.

Có thể sử ụng rỉ mật trộn với urê, khoáng premix, cám gạo làm tảng dinh dưỡng cho dê ăn, hay trộn đều với cỏ hay rơm khô nhằm tăng tính ngon miệng và thèm ăn của dê.

Thức ăn khoáng

Các loại thức ăn tự nhiên trong khẩu phần ăn của dê thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu khoáng của cơ thể. Vì vậy cần để cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần, nâng cao khả năng sản xuất, đề kháng bệnh cần cho dê ăn thêm thức ăn khoáng như: Bột khoáng canxi, bọt xương, bột vỏ sò hay vỏ trứng. Nên bổ sung muối vào khẩu phần ăn của dê qua việc cho vào nước uống hay thức ăn xanh nhằm tăng tính ngon miệng và hạn chế dê uống các nguồn nước khác bị ô nhiễm. Nếu cung cấp muối ăn thông thường cũng như các hỗn hợp khoáng thương mại có thể cung cấp đầy đủ khoáng cho dê.

Con dê thích ăn gì nhất
Đá liếm cho bò, dê

Một vài phương pháp sản xuất đơn giản cung cấp khoáng cho dê như sau:

  1. Đặt ống tre đựng muối trong chuồng dê

Cung cấp bằng cách này thì không lãng phí muối vì dê chỉ có thể liếm bên ngoài của ống tre đúng như nhu cầu mà nó cần.

Phương pháp làm ống tre đựng muối cho dê liếm

  • Dùng một ống tre gia có đường kính khoảng 6 – 9cm.
  • Cắt ½ giữa hai mắt.
  • Mở 2 lỗ bên trên của tre để có thể giữ chặt trong chuồng dê.
  • Cho muối hoặc khoáng và một ít nước vào ống tre.
  • Treo ống tre ở một góc chuồng chiều cao khoảng 75 – 100cm tính từ sàn.
  • Đặt một hộp muối nhỏ và buộ lại trong góc chuồng.

Làm một tảng liếm treo trong chuồng dê

Làm tảng liếm cho dê thì rất thuận lợi và hiệu quả vì dê có thể liếm khi nào mà nó thích cũng như nó được sử dụng lâu dài hơn.

Các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết để làm một tảng liếm như sau:

  • Khoáng thương phẩm 1kg.
  • Muối 3,45kg.
  • Cement 0,55kg.
  • Nước vừa đủ.
  • Một thùng đựng nhựa đựng dung tích khoảng 4 -5l.
  • Một sợi dây chắc để trao khối liến.
  • Túi nilong.
  • Một thùng lớn để trộn.

Sau đây là phương pháp làm khối liếm:

  • Đặt túi ni long sao cho vừa vặn với thùng chứa khối liếm để sau đó dễ dàng lấy ra.
  • Bẻ một đường cong của sợi dây khoảng 40cm ở trên sợi dây để treo khối liếm.
  • Đưa một nửa sợi dây vào thùng và đổ hỗn hợp trộn vào.
  • Để thùng trộn vào nơi tránh mưa khoảng 4 ngày.
  • Sau đó lấy tảng liếm ra và treo ở chuồng dê với độ cao thích hợp.

Các nguồn thức ăn trong chăn nuôi dê

5 (3) votes