Con người có bao nhiêu lá lách năm 2024

(VTC News) - "Tôi vô cùng ngạc nhiên khi các bác sĩ nói trong cơ thể tôi có tới 4 quả thận và 3 lá lách. Số nội tạng mà tôi có đủ cho cả một gia đình nhỏ".

Carl Jones, 32 tuổi (sống ở Mỹ) đã được các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Wales phẫu thuật cấy ghép 2 quả thận và hai lái lách sau khi ông thận và lá lách của ông mất hầu hết các chức năng do chứng bệnh tiểu đường Tuyps 1 từ năm 2004. Các bác sĩ điều trị cho Carl cho biết, lá lách của anh không thể sản sinh đủ insulin nữa nên họ đã phải phẫu thuật cấy ghép lá lách mới để giúp anh điều trị bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, Carl cũng cần phải có thận mới vì khi lư

ợng đường trong máu tăng cao, thận của anh cũng không đảm bảo được các chức năng của mình nữa.

Mặc dù ca phẫu thuật cấy ghép lần đầu tiên thành công nh

ưng 4 năm sau tình trạng sức khỏe của Carl lại tiếp tục xấu đi, vì vậy các bác sĩ lại tiếp tục phẫu thuật cấy ghép thận và lá lách thêm một lần nữa mà không loại bỏ thận và lá lách cũ. Hiện Carl sở hữu tới 4 quả thận và 3 lá lách.

Sau lần phẫu thuật cuối cùng, bệnh tiểu đường của Carl đã được chữa khỏi và anh không phải tiếp tục trải qua những lần chạy thận nữa.

Sau khi vẫn sống hoàn toàn khỏe mạnh với 4 quả thận và 3 lá lách, Carl chia sẻ: “Tôi vô cùng ngạc nhiên khi các bác sĩ nói trong cơ thể tôi có tới 4 quả thận và 3 lá lách. Số nội tạng mà tôi có đủ cho cả một gia đình nhỏ”.

“Điều duy nhất khiến tôi cảm thấy phiền toái khi mang quá nhiều nội tạng chính là việc tôi không thể nào giảm được cân”.

Ngày 11/9, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thông tin bệnh nhân có tiền sử điều trị bệnh xơ hóa tủy cấp. Khi vào viện, kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh lách rất to, độ 4, cần thực hiện phẫu thuật cắt lách để tránh nguy vỡ, gây mất máu cấp, dẫn đến tử vong.

Ê kíp mở bụng kiểm tra thấy lách kích thước "khủng", căng cứng, sẫm màu. Phẫu thuật viên thắt động mạch lách trước để tránh mất máu trong quá trình gỡ lách ra khỏi các tổ chức. Sau đó, bác sĩ giải phóng khối lách nặng 4 kg, dài hơn 30 cm, ra ngoài ổ bụng rồi cắt bỏ.

Lá lách là cơ quan nằm bên dưới lồng xương sườn (phía trên bên trái) của bụng và hướng về phía sau lưng. Đây là một trong những cơ quan giữ nhiều chức năng trọng yếu của cơ thể, không chỉ giúp sản sinh ra các tế bào máu, lưu trữ máu mà còn tạo ra các kháng thể khả năng chống lại virus tấn công hệ miễn dịch. Thông thường, trọng lượng lá lách người trưởng thành dao động 100-265 g.

Bác sĩ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện, nhận định lách khổng lồ trên nền bệnh nhân bị bệnh lý về máu thì nguy cơ chảy máu trong cuộc mổ là rất cao. "Nếu chảy máu ồ ạt từ khối lách chứa đầy máu, bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn phẫu thuật", ông Hải nói.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, khi có các triệu chứng như đau chướng bụng, tự sờ thấy khối bất thường cần đi khám ngay.

Người đàn ông 61 tuổi quê Yên Bái đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) khám vì bụng căng cứng, đau bụng âm ỉ, da vàng, ăn kém, mệt mỏi. Bệnh nhân có tiền sử điều trị bệnh xơ hoá tuỷ cấp tại bệnh viện tuyến trung ương.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh lách bệnh nhân rất to (độ IV), cần thực hiện phẫu thuật cắt lách để tránh nguy vỡ lách gây mất máu cấp dẫn đến tử vong cao.

Bác sĩ nhiều khoa được huy động để thực hiện ca phẫu thuật diễn ra ngày 10/9. Mở ổ bụng, thầy thuốc phát hiện lách kích thước “khủng”, căng cứng, sẫm màu, chiếm hơn nửa ổ bụng.

Các phẫu thuật viên tiến hành thắt động mạch lách trước để tránh mất máu trong quá trình gỡ lách ra khỏi các tổ chức, sau đó bóc tách giải phóng khối lách ra ngoài ổ bụng rồi cắt bỏ. Lách "khổng lồ" nặng 4 kg, dài hơn 30cm, đã được tách ra khỏi cơ thể hoàn toàn.

Con người có bao nhiêu lá lách năm 2024
Lá lách khổng lồ, trọng lượng gấp gần 30 lần mức bình thường, được cắt khỏi cơ thể bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Bác sĩ chuyên khoa II Đặng Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện, trực tiếp thực hiện ca mổ, cho biết với lách "khổng lồ" trên nền bệnh nhân cao tuổi, lại bị bệnh lý về máu và nhiều bệnh nền, nguy cơ chảy máu trong cuộc mổ là rất cao.

"Đây sẽ là thảm hoạ vì nếu chảy máu ồ ạt từ khối lách chứa đầy máu, bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn phẫu thuật", bác sĩ Hải cho hay.

Lách là một tạng nhỏ nằm sâu trong ổ bụng, ở vùng hạ sườn trái, bộ phận lớn nhất của hệ bạch huyết trong cơ thể, đóng vai trò lọc máu, chống nhiễm trùng, lưu trữ tế bào máu cho cơ thể.

Lách của người trưởng thành khỏe mạnh có trọng lượng khoảng 150g, dài khoảng 12cm. Khi lá lách có kích thước từ 12-20cm, nặng trên 400g, thì được chẩn đoán là lách to.

Những triệu chứng phổ biến khi bị lách to là:

- Mệt mỏi, dễ chảy máu, thiếu máu, hay bị nhiễm trùng.

- Lách to ép vào dạ dày làm có cảm giác no giả.

- Đau hoặc có cảm giác đầy bụng trái, các cơn đau có thể lan lên vai trái.

Bệnh xơ hóa tủy cấp như người đàn ông mắc phải là một loại ung thư tăng sinh tủy mãn tính, đặc trưng bởi xơ hóa tủy xương, lách to và thiếu máu.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và khám ngay khi có các triệu chứng như: đau chướng bụng, tự sờ thấy khối bất thường…