Cổng kết nối spdif là gì năm 2024

Android TV Box thế hệ mới hiện nay không còn dùng các chuẩn cắm âm thanh 2 đầu R/L hay hạn chế gần như tuyệt đối cổng 3.5mm và thay vào đó là cổng SPDIF hay cổng Optical.

Cổng Optical thì khá phổ cập nên đa số những người chơi âm thanh đều biết, nhưng cổng SPDIF lại có thiết kế nhìn giống hệt cổng 3.5mm nên rất nhiều người nhầm lẫn mua sợi cable AUX 3 đầu 3.5mm về cắm không ra tín hiệu âm thanh.

Để biết cách sử dụng cổng SPDIF trên các dòng Android TV Box thế hệ mới, các bạn có thể xem Video dưới để biết chi tiết nhé

USB được coi là chuẩn kết nối thông dụng nhất khi nghe nhạc trên máy tính, song cũng đi kèm không ít nhược điểm khiến một số người tìm đến S/PDIF.

Vậy S/PDIF và asynchronous USB là gì? Đâu là sự khác biệt giữa 2 chuẩn kết nối này? Trước tiên, cần phải hiểu rõ cả S/PDIF và USB là chuẩn giao tiếp sử dụng để chuyển tín hiệu digital từ nguồn lưu trữ nhạc đến bộ giải mã DAC.

Cụ thể hơn, S/PDIF là viết tắt của cụm từ Sony/Philips Digital Interface Format, đây là chuẩn giao tiếp kỹ thuật số thông dụng của Sony và Philip, được thiết kế riêng để truyền tín hiệu âm thanh chất lượng cao, chính xác, trong sạch, không bị suy hao tín hiệu. Giắc cắm S/PDIF giống như giắc RCA dạng bông sen thông dụng, nên sẽ dễ dàng tìm dây dẫn. Có 2 kiểu kết nối S/PDIF thường gặp, đó là cáp đồng trục Coaxial, và cáp quang – Toslink.

Cáp Coaxial rất bền, kết nối chắc chắn, nhưng sẽ bị nhiễm nhiễu từ nguồn phát và rất dễ gặp jitter. Ngoài ra, mức giá của loại cáp này tương đối cao với những sân phẩm có chất lượng tốt. Còn cáp Toslink thì ngược lại, jack cắm thường lỏng lẻo, thiếu chắc chắn, dễ gây mất tín hiệu và giá thành cao nhưng ít bị nhiễm noise từ nguồn phát. Tình trạng Jitter cũng không hề khả quan hơn so với Coaxial. Và có lẽ jitter đã trở thành "đặc sản" của S/PDIF.

Trong khi đó, USB là chuẩn kỹ thuật số phổ biến và thông dụng nhất thường được người dùng laptop, máy tính cá nhân kết nối với các thiết bị ngoại vi, song . Do đó,thường kết nối với nguồn phát thông qua chuẩn USB với 2 dạng Synchronous USB – đồng bộ và Asynchronous USB – không đồng bộ.

Dạng Synchronous USB vốn là chuẩn phổ biến trong thời gian trước bởi giá thành rẻ, tiện dụng. Còn Asynchronous USB đang dần trở thành xu hướng trong thời gian gần đây, nhờ ưu điểm về giá thành và khả năng hạn chế tối đa tình trạng jitter.

Trên thực tế, Asynchronous USB hay S/PDIF đơn thuần vẫn tồn tại những yếu điểm riêng, song Asynchronous USB vẫn phổ biến hơn vì lý do giá bán và phụ kiện phổ biến. Tuy nhiên, khi đã có một hệ thống nghe ưng ý, việc chuyển qua sử dụng transport dạng USB to S/PDIF được cấp nguồn rời vẫn là lựa chọn tối ưu.

Cả dây Toslink optical và dây coaxial đều được sử dụng để truyền tín hiệu âm thanh số từ nguồn (như CD player hoặc máy tính) đến hệ thống âm thanh (như ampli hoặc loa), hỗ trợ truyền tải định dạng âm thanh số không nén như PCM, và các định dạng âm thanh nén đa kênh như Dolby Digital và DTS. Tuy nhiên, chúng có những khác biệt cơ bản về cách thức hoạt động và hiệu suất.

- Dây optical sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu âm thanh. Tín hiệu âm thanh được chuyển đổi thành tín hiệu ánh sáng bằng một bộ chuyển đổi quang điện ở đầu dây. Điều này giúp giảm độ méo và nhiễu từ các tín hiệu khác nhau trong hệ thống, giúp cho âm thanh trở nên sạch hơn. Tuy nhiên, dây optical thường hỗ trợ độ phân giải tối đa khoảng 24bit/96 kHz.

- Dây coaxial sử dụng sóng điện từ để truyền tín hiệu âm thanh. Tín hiệu âm thanh được chuyển đổi thành tín hiệu điện bằng một bộ chuyển đổi điện-quang ở đầu dây. Dây coaxial có thể truyền các tín hiệu âm thanh với tần số lấy mẫu cao hơn so với dây optical, độ phân giải tối đa lên đến 24-bit/192kHz. Tuy nhiên, do tín hiệu điện có thể bị nhiễu và méo, dây coaxial có thể gây ra nhiều tiếng ồn và nhiễu hơn so với dây optical.

Vì vậy, khi so sánh dây optical và dây coaxial trong chơi audio, chúng ta cần cân nhắc giữa yêu cầu chất lượng âm thanh và môi trường hoạt động của hệ thống âm thanh để chọn lựa loại dây phù hợp. Dưới đây là so sánh chi tiết giữa chúng:

1. Cấu trúc:

Dây đồng trục coaxial: Dây đồng trục bao gồm một dây dẫn trung tâm bằng đồng, được bọc bởi một lớp điện cách và một lớp dây dẫn bọc ngoài (thường là bằng đồng hoặc nhôm). Các lớp bọc này tạo ra một hệ thống chống nhiễu hiệu quả, giữ cho tín hiệu truyền tải ổn định và chống nhiễu từ các nguồn bên ngoài.

Dây quang học Toslink: Dây Toslink sử dụng sợi quang để truyền tải tín hiệu âm thanh số dưới dạng xung ánh sáng. Dây quang học bao gồm một hoặc nhiều sợi quang, được bảo vệ bởi một lớp vỏ bọc nhựa hoặc cao su.

2. Nguyên lý hoạt động:

Dây đồng trục coaxial: Tín hiệu số được truyền dưới dạng xung điện qua dây đồng trục từ thiết bị nguồn đến thiết bị đích.

Dây quang học Toslink: Tín hiệu số được chuyển đổi thành xung ánh sáng và truyền qua sợi quang từ thiết bị nguồn đến thiết bị đích.

3. Ưu nhược điểm:

Dây đồng trục coaxial:

- Ưu điểm: hỗ trợ định dạng tín hiệu cao hơn ở một số trường hợp, dễ dàng tìm mua và thay thế.

- Nhược điểm: Vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ và nhiễu RF, chất lượng, chất liệu dây và đầu cắm ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu.

Dây quang học Toslink:

- Ưu điểm: Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ và nhiễu RF, cách ly hoàn toàn giữa thiết bị nguồn và thiết bị đích, dễ dàng tìm mua và thay thế. Trong điều kiện độ dài dây không quá dài thì chênh lệch về chất lượng tín hiệu là không nhiều giữa các loại vật liệu dây khác nhau.

- Nhược điểm: Chiều dài giới hạn, chất lượng tín hiệu có thể giảm khi dây quá dài, độ bền kém hơn dây đồng trục coaxial.

4. Chọn lựa

Khi lựa chọn giữa dây đồng trục coaxial và dây quang học Toslink, bạn nên xem xét các yếu tố sau:

- Tương thích: Kiểm tra xem thiết bị của bạn có hỗ trợ kết nối đồng trục hay quang học không.

- Khoảng cách: Nếu bạn cần kết nối thiết bị ở khoảng cách xa nhau, dây đồng trục coaxial có thể là lựa chọn tốt hơn vì chất lượng tín hiệu không giảm nhiều khi dây dài. Nếu khoảng cách thiết bị gần, thì dây quang học Toslink lại được lựa chọn nhiều hơn nhờ khả năng chống nhiễu.

- Môi trường: Nếu bạn cần cách ly hoàn toàn giữa thiết bị nguồn và thiết bị đích, hoặc nếu bạn muốn tránh nhiễu điện từ, dây quang học Toslink có thể là lựa chọn tốt hơn.

Lựa chọn giữa dây đồng trục coaxial và dây quang học Toslink phụ thuộc vào nhu cầu và ưu tiên cá nhân của bạn. Cả hai loại dây đều có ưu nhược điểm riêng, nhưng đều đáp ứng được nhu cầu truyền tải tín hiệu số chất lượng cao trong lĩnh vực audio.

Chủ đề