Công nghệ thông tin 1 năm bao nhiêu tín chỉ

Bạn sẽ thường xuyên nghe đến danh từ “Tín chỉ” khi tìm hiểu về các bậc học cao đẳng, đại học. Vậy tín chỉ là gì? Một năm có bao nhiêu tín chỉ? Giá một tín chỉ là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Đây là cuốn giáo trình luyện thi cần thiết không chỉ đối với những người muốn luyện thi TOEIC, mà cả những ai muốn nâng trình độ tiếng Anh của mình lên một tầm cao...

1. Tín chỉ là gì? Một tín chỉ có bao nhiêu tiết?

Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của hệ thống ECTS. Một tín chỉ được quy định bằng: 

  • 15 tiết học lý thuyết; 
  • 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 
  • 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Bạn đã biết gì về tín chỉ chưa?

2. Quy định đăng ký học tín chỉ của Bộ GD&ĐT

Hiện nay, có hai phương thức giảng dạy tại các trường đại học: phương thức học theo tín chỉ và phương thức học theo niên chế.

Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học. Mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định.

Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2-3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.

Đào tạo theo tín chỉ hiện nay đang là xu hướng. Bởi hình thức đào tạo này lấy người học làm trung tâm.

Theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT, khối lượng tối thiểu mà học sinh được đăng kí trong một kì học như sau:

  • Số tín chỉ đăng ký học tối thiểu, tối đa cho mỗi học kỳ chính do từng chương trình quy định nhưng không ít hơn 14 (trừ học kỳ cuối khóa học) và không vượt quá 25, mỗi học kỳ hè không vượt quá 12.
  • Đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường.
  • Đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
  • Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.

3. Số tín chỉ được đăng ký tại các trường đại học

Một kỳ học, người học có thể đăng ký tối đa 30 tín chỉ.

Việc đăng ký tối đa cho học sinh không được Bộ GD&ĐT ghi rõ nhưng theo khối lượng chương trình học thì trung bình chúng ta đăng ký tối đa 30 tín chỉ một kỳ học.

Ngoài ra, trong một năm học sẽ có kỳ học hè cho phép sinh viên học vượt. Việc đăng ký tín chỉ học hè cũng tuỳ từng trường ra quy định. Như trường Đại học Tài Chính Marketing các bạn có thể đăng ký tối đa 5 môn tính 14 tín chỉ (những môn như kỹ năng hoặc thể dục chỉ 1 tín chỉ, các môn đại cương hoặc môn chuyên ngành từ 2 tín chỉ trở lên và học 2 buổi 1 tuần vào kỳ hè).

Nhưng một số trường như Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm chỉ cho đăng ký tối đa là 12 tín chỉ. Một số trường sẽ học theo niên chế như Đại học Văn Lang.

4. Vậy 1 năm học có bao nhiêu tín chỉ? 

Trên thực tế, việc lựa chọn tín chỉ sẽ tuỳ và năng lực và việc sắp xếp thời gian phù hợp với các bạn học sinh. Để các bạn có thể rõ ràng hơn việc đăng ký, trong một ngày các bạn có thể học 18 tiết (6 tiết sáng, 6 tiết chiều, 6 tiết tối). Vậy trong một năm học ta có thể đăng ký tối đa là 84 tín chỉ (với những bạn không học hè là 70 tín chỉ).

5. Vậy có nên học hè hay không?

Hiện nay, các trường đại học không có quy định bắt buộc học sinh phải học hè, những bạn nào muốn nhanh chóng ra trường thì học hè là một cách hiệu quả.

Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về chuyện học hè, học hè sẽ làm mất tuổi trẻ của sinh viên, mất sự trải nghiệm về cuộc sống. Hè các bạn nên đi làm, lăn lộn, đi tình nguyện hay học những kỹ năng khác. Vậy đâu mới là ý kiến đúng?

Với việc các bạn học hay không học hè, thì đây là lựa chọn của mỗi người. Không ai có thể ngăn cấm hay có thể bắt buộc bạn làm theo ý họ. Chỉ cần bạn muốn và tin mình làm đúng, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình.

Học hè hay không là lựa chọn của mỗi người

6. Một tín chỉ bao nhiêu tiền?

Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều bạn phải không nào? Vấn đề học phí này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Giữa những môi trường đào tạo cũng như ngành nghề, hệ đào tạo mà các bạn sinh viên muốn theo học. Kênh Tuyển Sinh tổng hợp học phí một tín chỉ của 10 trường top đầu của Việt Nam cho các bạn tham khảo.

Trường Học phí/tín chỉ

Đại học Y Phạm Ngọc Thạch

305.000-605.000 VNĐ

Đại học Ngoại Thương

400.000-600.000 VNĐ

Đại học Bách khoa 

400.000-600.000 VNĐ

Đại học Kinh tế - Luật

275.000 VNĐ

Đại học Kinh tế quốc dân

300.000 VNĐ

Đại học Khoa học Xã Hội Nhân Văn

204.000 VNĐ

Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội

280.000 VNĐ

Đại học Sư phạm TP.HCM

263.000 VNĐ

Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM

620.000 VNĐ

> 5 cuốn sách hay Chủ tịch Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ khuyên đọc

> Hackers IELTS: Reading - Quyển sách gối đầu giường cho người học IELTS

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp

TAGS: thông tin cần thiết học đại học tín chỉ là gì

Chuyên ngành Công nghệ thông tin

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo chất lượng cao (CLC) được triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong nhà trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Chương trình đào tạo CLC ngành Công nghệ thông tin (CNTT) được xây dựng với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực CNTT trình độ đại học có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; có năng lực thực hành nghề nghiệp gồm kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành; có phương pháp tư duy, năng lực tự nghiên cứu và phong cách làm việc hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT của xã hội.

Chương trình đào tạo được thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên nghiệp và ứng dụng, các kỹ năng nghề nghiệp, và khả năng tự nghiên cứu cho sinh viên nhằm mở rộng kiến thức để thích ứng với xu thế phát triển của thời đại. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên quan điểm chủ đạo là mang tính ứng dụng cao, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực CNTT cho xã hội và cho ngành Giao thông Vận tải.

1.2. Mục tiêu cụ thể

          Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm:

  • Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, hỗ trợ cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
  • Có kiến thức cơ bản về khoa học chính trị và pháp luật, khoa học xã hội phù hợp với chuyên môn được đào tạo.
  • Có các kiến thức về cơ sở kỹ thuật và ngành, có thể vận dụng trong việc quản lý, điều hành hoạt động liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay.
  • Có các kỹ năng cá nhân cần thiết, phù hợp nhiều vị trí việc làm trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa.
  • Có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm với xã hội.
  • Có khả năng chủ động cho tương lai và ý thức tự nâng cao trình độ, học tập cả đời.

 Chuẩn đầu ra

  1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm:

Ký hiệu Chủ đề chuẩn đầu ra TĐNL
PLO1 Áp dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên vào chuyên ngành CNTT 3
PLO2 Áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật ngành và kiến thức kỹ thuật ngành nâng cao trong lập luận phân tích để giải quyết các bài toán kỹ thuật chuyên môn phức tạp liên quan đến CNTT trong môi trường làm việc chuyên nghiệp đa văn hóa, đa quốc gia 4
PLO3 Tổng hợp các kiến thức cơ bản và sử dụng các kỹ năng, các công nghệ tiên tiến khoa học kỹ thuật cần thiết cho hoạt động lãnh đạo: quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn 4
PLO4 Nhận thức, xác định được các kiến thức đương đại liên quan khoa học chính trị và pháp luật, khoa học xã hội phù hợp với chuyên môn được đào tạo 3
PLO5 Nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp đối với ngành chuyên môn, môi trường và xã hội 2
PLO6 Khởi tạo, đề xuất hoặc đánh giá các giải pháp, chiến lược mới, các quy trình kỹ thuật, phát triển phần mềm, xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống CNTT đổi mới, công nghệ mới, cơ sở hạ tầng và dịch vụ 5
PLO7 Tự nhận thức về giới hạn khả năng của bản thân, xác định được được sự cần thiết của việc tự đào tạo, tự học suốt đời 2

Kế hoạch giảng dạy

STT
học phần

tự quản
Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
Học kỳ 1: 15 tín chỉ tích lũy + …… tín chỉ không tích lũy
Học phần bắt buộc    
1. 001202   Giải tích 1 3  
2. 125000   Kiến trúc máy tính (Computer Organization) 3 TA
3. 001201   Đại số 2  
4. 005004   Pháp luật đại cương 2  
5. 122042   Nhập môn CNTT (Introduction to CSE) 3  
6. 124012   Tin học cơ bản 2  
Học phần tự chọn    
1.          
Học kỳ 2: 15 tín chỉ tích lũy + …… tín chỉ không tích lũy
Học phần bắt buộc    
1. 001205   Toán chuyên đề 1    
2. 121000   Cơ sở dữ liệu (Database Systems)   TA
3. 005105   Triết học Mác – Lênin    
4. 123002   Mạng máy tính    
5. 124001   Kỹ thuật lập trình (Programming Techniques)   TA
6.          
Học phần tự chọn    
1.          
Học kỳ 3:  16 tín chỉ tích lũy + …… tín chỉ không tích lũy
Học phần bắt buộc    
1. 005106   Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2  
2. 123013   Lập trình mạng 3  
3. 122002   Toán rời rạc 2  
4. 122003   Lập trình hướng đối tượng 3  
5. 122043   Chuyên đề thực tế 1 1  
6. 124002   Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Data Structures and Algorithms) 3 TA
7. 122004   Lý thuyết đồ thị 2  
Học phần tự chọn    
1.          
Học kỳ 4:  15 tín chỉ tích lũy + …… tín chỉ không tích lũy
Học phần bắt buộc    
1. 005107   Chủ nghĩa xã hội khoa học 2  
2. 121002   Thiết kế cơ sở dữ liệu (Data Modeling for Systems Development) 3 TA
3. 122005   Công nghệ phần mềm (Software Engineering) 2 TA
4. 121037   Quản trị doanh nghiệp CNTT 2  
5. 124003   Phân tích thiết kế giải thuật (Design and Analysis of Algorithms) 3 TA
6. 125001   Hệ điều hành 3  
Học phần tự chọn    
1.          
Học kỳ 5:  16 tín chỉ tích lũy + …… tín chỉ không tích lũy
Học phần bắt buộc    
1. 005102   Tư tưởng Hồ Chí Minh 2  
2. 123033   An toàn thông tin 3  
3. 123042   Chuyên đề thực tế 2 1  
Học phần tự chọn: Sinh viên chọn tối thiểu 10 tín chỉ trong số học phần sau
1. 121031   Lập trình web 3  
2. 122036   Lập trình Java 2  
3. 123015   Quản trị dự án CNTT 3  
4. 123032   Thiết kế mạng 2  
5. 123036   Mạng máy tính nâng cao 2  
6. 123037   Mạng không dây 2  
7. 123041   Hệ điều hành Linux 3  
8. 124008   Công nghệ phần mềm nhúng 3  
9. 125003   Kỹ thuật truyền số liệu 2  
Học kỳ 6:  14 tín chỉ tích lũy + …… tín chỉ không tích lũy
Học phần bắt buộc    
1. 005108   Lịch sử Đảng cộng sản VN 2  
2. 121008   Phân tích thiết kế hệ thống 3  
3.          
4.          
Học phần tự chọn: Sinh viên chọn tối thiểu 9 tín chỉ trong số học phần sau
1. 121003   Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 3  
2. 121034   Lập trình thiết bị di động 3  
3. 122024   Quản trị dự án phần mềm 3  
4. 122039   Đồ án thực tế công nghệ phần mềm 3  
5. 123005   Quản trị mạng 3  
6. 123009   Thiết bị truyền thông và mạng 3  
Học kỳ 7:  17 tín chỉ tích lũy + …… tín chỉ không tích lũy
Học phần bắt buộc    
1. 122038   Chuyên đề hệ thống giao thông thông minh 3  
2. 126000   Thực tập tốt nghiệp 3 Cuối kỳ
Học phần tự chọn: Sinh viên chọn tối thiểu 3 tín chỉ trong số học phần sau
1. 121035   Xây dựng hệ thống thông tin quản lý 3  
2. 122010   Xây dựng phần mềm hướng đối tượng 3  
3. 123034   Hệ điều hành mạng 3  
Học phần tự chọn: Sinh viên chọn tối thiểu 8 tín chỉ trong số học phần sau
1. 001210   Tối ưu hóa 2  
2. 123016   Kỹ năng làm việc 3  
3. 124005   Luật Công nghệ thông tin 2  
4. 124006   Thương mại điện tử 3  
5. 124011   Internet vạn vật (IoT) 2  
6. 154008   Môi trường và phát triển kinh tế bền vững 2  
Học kỳ 8:  12 tín chỉ tích lũy + …… tín chỉ không tích lũy
Học phần bắt buộc    
1.          
Học phần tự chọn: Sinh viên học 12 tín chỉ tự chọn (nếu không làm Luận văn tốt nghiệp) hoặc học thêm 6 tín chỉ tự chọn (nếu làm Luận văn tốt nghiệp) trong số các học phần dưới đây                                                        
1. 126001   Luận văn tốt nghiệp 6  
2. 121033   Trí tuệ nhân tạo 3  
3. 121036   Xử lý ảnh và thị giác máy tính 3  
4. 122040   Kiểm chứng phần mềm 3  
5. 122041   Khai thác dữ liệu (Introduction to Data Mining) 3 TA
6. 123038   An ninh mạng 3  
7. 123039   Điện toán đám mây 3  

Video liên quan

Chủ đề