Công thức tính chu vi hình thang lớp 5

chu vi hình thang và các ví dụ minh họa tính chu vi hình thang vuông, hình thang cân, giúp các bạn học sinh, các bậc phụ huynh lắm được tổng quan kiến thức về chu vi hình thang và ứng dụng vào việc giải các bài toán về hình thang một cách hiệu quả nhất.

Cách tính chu vi hình thang vuông Cách tính chu vi hình vuông Cách tính chu vi hình chữ nhật Cách tính chu vi đa giác Cách tính chu vi hình tròn

Hình thang là hình khối được ứng dụng trong nhiều môn học như toán học, thiết kế, xây dựng,..., của các cấp học trong chương trình học tại Việt Nam. Nếu bạn đang có nhu cầu tính chu vi hình thang nhưng không nhớ chính xác các loại hình thang và cách tính chu vi hình thang thì bài viết dưới đây của 9mobi.vn sẽ rất hữu ích với bạn.

cách tính chu vi hình thoi cũng giúp các em nhanh chóng giải các bài toán về tính diện tích, chu vi hình thoi hoặc các hình đan xen sau này.

Hình thang là tứ giác lồi có hai cạnh song song được gọi là cạnh đáy, các cạnh còn lại là cạnh bên, cũng giống như các tứ giác khác, cách tính diện tích hình thang và chu vi hình thang cũng tương đối đơn giản. Vậy cách tính đơn giản như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chu vi hình thang được tính như thế nào?

Công thức tính chu vi hình thang đơn giản, dễ thuộc

- Công thức tổng quát:

P = a + b + c + d

Trong đó:

P là kí hiệu chu via, b là hai cạnh đáy hình thang

c, d là cạnh bên hình thang

- Phát biểu bằng lời: Chu vi của hình thang bằng tổng độ dài hai đáy và hai cạnh bên.

* Bài tập : Tính chu vi của hình thang, biết:

a) Đáy lớn = 12 cm; đáy bé = 10 cm; hai cạnh bên lần lượt = 7 cm và 8 cmb) Đáy lớn = 10,3 dm; đáy bé = 7,8 dm; hai cạnh bên lần lượt = 4,5 dm và 6 dm.c) Đáy lớn = 7 m, đáy bé = 5 m; hai cạnh bên lần lượt = 3 m và 4 m

d) Đáy lớn = 8 cm; đáy bé bằng 1⁄2 đáy lớn; hai cạnh bên lần lượt = 6 cm và 7 cm

* Gợi ý giải bài tập :

a) Chu vi của hình thang là: 12 + 10 + 7 + 8 = 27 (cm)b) Chu vi của hình thang là: 10,3 + 7,8 + 4,5 + 6 = 28,6 (dm)c) Chu vi của hình thang là: 7 + 5 + 3 + 4 = 19 (m)d) Đáy bé hình thang là: 8 : 2 = 4 (cm)

Chu vi hình thang là: 8 + 4 + 6 + 7 = 25 (cm)

Có mấy loại hình thang đặc biệt? Là những loại nào?

* Có 2 loại hình thang đặc biệt:

- Hình thang vuông: Là hình thang có 1 cạnh bên vuông góc với hai đáy, cạnh bên đó là chiều cao của hình thang vuông.

=> Dấu hiệu nhận biết hình thang vuông:

+ Hình thang có một góc vuông.

- Hình thang cân: Cũng là một trường hợp đặc biệt của hình thang, có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau.

=> Các dấu hiệu nhận biết hình thang cân:

+ Hình thang có đường chéo bằng nhau+ Hình thang có có hai cạnh bên bằng nhau (hai cạnh bên đó không song song)

+ Hình thang có hai trục đối xứng của hai đáy trùng nhau.

Công thức tính chu vi hình thang quả là đơn giản và dễ học thuộc phải không các bạn? Bạn cũng có thể tham khảo cách tính diện tích hình chữ nhật, được coi như là một hình thang đặc biệt ở bài viết sau của chúng tôi để bổ sung và hoàn thiện phần kiến thức của mình.

Các em cũng cần ôn lại và nắm vững kiến thức công thức tính diện tích hình tứ giác, đây là một kiến thức cơ bản mà các em không được quên đâu đấy nhé.

Hình thang có 4 cạnh, trong đó hình tam giác có 3 cạnh, cách tính chu vi hình thang và hình tam giác cũng vì thế mà khác nhau, bạn tham khảo cách tính chu vi tam giác tại đây.

Tài liệu hướng dẫn cách tính chu vi hình thang của chúng tôi là tài liệu khá hữu ích cho các em học sinh khi học về phần kiến thức này, bên cạnh đó nó cũng khá cần thiết cho quý phụ huynh học sinh để hướng dẫn con mình học bài và làm bài tập ở nhà.

Công thức tính chu vi lục giác Công thức giải nhanh môn Vật lý lớp 12 Công thức tính chu vi hình Vuông Công thức tính chu vi hình tròn Công thức tính chu vi hình chữ nhật Tính chu vi tam giác đều

Video liên quan

Chủ đề