Công thức tính liều kháng sinh cho trẻ em

Chúng ta cần hiểu rằng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn (bacteria), không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi (virus).

Công thức tính liều kháng sinh cho trẻ em

Ảnh minh họa. Nguồn: Bệnh Viện Sản Nhi Ninh Bình

Hiện nay, nhiều trẻ em đang được sử dụng kháng sinh trong các trường hợp không cần thiết hoặc dùng kháng sinh không cần đơn thuốc của bác sỹ hay tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng… Chính điều này làm gia tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc điều trị bệnh khó khăn, kéo dài, tốn kém.

Hậu quả khi sử dụng kháng sinh không đúng cách

Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng tích cực song chính việc dùng thuốc thiếu khoa học đã dẫn đến trình trạng đa kháng thuốc. Hiện nay có rất nhiều quan niệm sai lầm trong việc sử dụng kháng sinh như: Sốt, ho là phải dùng kháng sinh hay đã có viêm là phải dùng kháng sinh; khi bệnh thuyên giảm thì có thể giảm liều hoặc thậm trí ngừng hẳn kháng sinh…

Chúng ta cần hiểu rằng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng đối với các bệnh do virus. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp như sốt do virus, viêm họng cấp, viêm thanh quản, viêm phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu cho trẻ sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể trẻ lại có nguy cơ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

Ngoài ra, việc phụ huynh tự ý cho trẻ giảm liều kháng sinh thậm trí dừng hẳn kháng sinh khi thấy trẻ khỏe hơn hoặc các triệu trứng thuyên giảm cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển. Tuy nhiên, thực tế các triệu chứng thường được cải thiện trước một khoảng thời gian, khi các vi khuẩn đã bị tiêu diệt và xử lý. Nếu tự ý giảm liều lượng hoặc dừng việc sử dụng thuốc kháng sinh, lượng kháng sinh sẽ không đủ để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh còn sót lại. Những vi khuẩn còn sót lại này có thể sẽ sinh sản và tái tạo và phát triển trở lại. Kết quả là trẻ sẽ dễ bị tái phát bệnh sau một thời gian, gây tổn hại sức khỏe cho trẻ, lãng phí thời gian, tiền bạc cho gia đình và xã hội.

Việc cho trẻ dùng kháng sinh không đúng cách gây ra các tác dụng phụ như: Nôn, tiêu chảy, dị ứng, các phản vệ hay nặng hơn là sốc phản vệ nguyên nhân có thể dẫn tới tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là nhờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, trẻ sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn, điều trị khó hơn và có thể góp phần tăng tỷ lệ tử vong.

Sử dụng kháng sinh hợp lý là phải có đơn thuốc của bác sỹ

Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau thì có thể trạng khác nhau, cân nặng khác nhau nên thuốc cũng được bào chế ở các dạng bào chế khác nhau cho phù hợp. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên xem trẻ em là người lớn thu nhỏ và không nên nghĩ rằng người lớn dùng thuốc gì thì trẻ em cũng dùng được, chỉ cần giảm liều, bớt liều lượng đi là được. Đặc biệt khi trẻ bị ốm và phải dùng tới kháng sinh, phụ huynh nhất thiết phải cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế hợp pháp để bác sỹ chẩn đoán và kê đơn thuốc chính xác, đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh tại các quầy thuốc, nhà thuốc… cho trẻ cho sử dụng hoặc điều trị theo sự mách nước của những người không có chuyên môn.

Khi trẻ có các dấu hiệu cảm sốt, ho, sổ mũi… phụ huynh có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp tự nhiên như lau mát, mặc quần áo thông thoáng dễ hút mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước. Các loại thuốc ho được bào chế từ thảo dược an toàn cho trẻ có thể dùng trong trường hợp này. Phụ huynh có thể dùng dung dịch sát khuẩn thông dụng như nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm sạch mũi cho trẻ, giúp cho đường hô hấp của trẻ được thông thoáng.

Nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi như Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình để khám và điều trị bệnh. Khi trẻ được bác sỹ chỉ định thuốc, phụ huynh cũng nên hỏi bác sỹ về đơn thuốc của trẻ (Trong đơn này loại thuốc nào là kháng sinh và loại nào không phải là kháng sinh). Trong trường hợp bé đã từng dị ứng với loại thuốc nào hoặc với loại thức ăn nào thì phụ huynh cần phải thông báo với bác sỹ để bác sỹ có thể lựa chọn một loại thuốc khác cùng tác dụng nhưng không gây dị ứng cho trẻ.

Đối với những bệnh thật sự cần dùng kháng sinh, phụ huynh nên cho con uống đầy đủ theo đơn thuốc mà bác sỹ đã chỉ định: Đảm bảo đúng thuốc (tên thuốc, hàm lượng thuốc, dạng bào chế), đúng liều dùng, đúng đường và thời gian dùng. Sau khi uống hết đơn thuốc, phụ huynh cần đưa con đi tái khám đúng hẹn. Không nên khi uống thuốc được vài ngày, thấy trẻ đỡ hơn, khỏe hơn thì phụ huynh tự động giảm liều hoặc ngưng thuốc, đến hẹn không tái khám. Bởi vì mặc dù các biểu hiện như ho, sưng họng, sốt… trên cơ thể trẻ đã giảm nhưng các vi khuẩn vẫn còn, vì thế nên cho trẻ uống đủ liều và đủ thời gian đã được chỉ định để tiêu diệt hết vi khuẩn, tránh cho bệnh tái phát và tránh kháng thuốc./.

Dược sĩ: Hà Ngọc Sơn_khoa dược- BV Sản nhi NB

Ngày đăng tin: 14-07-2021

SỬ DỤNG KHÁNG SINH AN TOÀN – HỢP LÝ

Nội dung: —  Nguyên tắc dùng kháng sinh —  Các kháng sinh sử dụng trong đơn vị —  Sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý

I/Nguyên tắc dùng kháng sinh

    1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?

      2. Phải chọn đúng loại kháng sinh Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả

      3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh

      4. Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.

     5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày

      6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

     7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm

 II/ Các kháng sinh sử dụng trong đơn vị

TÊN HOẠT CHẤT

CHỈ ĐỊNH

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

TÁC DỤNG PHỤ

CEFIXIM 200 MG

(Viên nang cứng)

Điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:

- Nhiễm khuẩn đường niệu không biến chứng gây ra bởi Escherichia Coli và Proteus Mirabilis: viêm thận và bể thận cấp tính, viêm bàng quang cấp tính.

- Viêm tai giữa gây ra bởi Haemophilus influenzae, Moraxella (Branhamella), Catarrhalis và S.Pyogenes.

- Viêm họng và viêm amidan gây ra bởi S.Pyogenes.

- Viêm phế quản cấp và các đợt cấp của viêm phế quản mãn gây ra bởi Streptoccocus Pneumoniae và Haemophilus influenzae.

- Bệnh lậu không biến chứng gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae.

- Bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicilin.

- Thường gặp rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: ỉa chảy, phân nát, đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, ăn không ngon, khô miệng. Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ngay trong 1 - 2 ngày đầu điều trị và đáp ứng với các thuốc điều trị triệu chứng, hiếm khi phải dừng thuốc.

- Hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.

- Quá mẫn: ban đỏ, mề đay, sốt do thuốc.

CEFIXIME 100 MG

(bột pha hỗn dịch uống)

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các chủng nhạy cảm E.coli hoặc Proteus mirabilis và một số ít trường hợp do các trực khuẩn Gram âm khác như Citrobacter spp., Enterobacter spp., Klebsiella spp., Proteus spp.

- Viêm thận – bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do các Enterobacteriaceae nhạy cảm.

- Viêm tai giữa do Haemophylus influenzae (kể cả các chủng tiết beta – lactamase), Moraxella catarrhalis

- Viêm họng và viêm amidan gây ra bởi S.Pyogenes.

- Viêm phế quản cấp và các đợt cấp của viêm phế quản mãn gây ra bởi Streptoccocus Pneumoniae và Haemophilus influenzae.

- Bệnh lậu không biến chứng gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae.

- Thương hàn do Salmonella typhi (kể cả chủng đa kháng thuốc).

- Bệnh lỵ do Shigella nhạy cảm (kể cả chủng kháng ampicillin)

- Bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicilin.

- Thường gặp rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: ỉa chảy, phân nát, đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, ăn không ngon, khô miệng. Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ngay trong 1 - 2 ngày đầu điều trị và đáp ứng với các thuốc điều trị triệu chứng, hiếm khi phải dừng thuốc.

- Hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.

- Quá mẫn: ban đỏ, mề đay, sốt do thuốc.

CEFUROXIM 500 MG

Điều trị nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa ở đường hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm gây ra:

+ Viêm tai giữa do S.pneumoniae Haemophylus influenzae M. catarrhalis kể cả các chủng tiết beta – lactamase hay do S.pyogenes.

+ Viêm xoang cấp do vi khuẩn

+ Viêm amidan (do S. pneumoniae, H.influenzae).

+ Viêm họng cấp (do S. pyogenes, liên cầu beta tan máu nhóm A).

+ Đợt cấp của viêm phế quản mạn hoặc viêm phế quản cấp có bội nhiễm (do S. pneumoniae, H.influenzae).

+ Viêm phổi mắc tại cộng đồng

Tuy nhiên, Cefuroxim chỉ là thuốc lựa chọn thay thế để điều trị những nhiễm khuẩn này, khi mà amoxicillin hay amoxicillin kết hợp với acid clavulanic không có hiệu quả hoặc có chống chỉ định.

- Điều trị nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da không biến chứng do các chủng nhạy cảm Staphylococcus aureus (bao gồm các chủng sinh beta lactam) hoặc Streptococcus pyogenes gây ra.

- Cefuroxim axetil cũng được dùng để điều trị bệnh lậu không có biến chứng và điều trị bệnh Lyme thời kỳ đầu biểu hiện bằng triệu chứng ban đỏ loang do Borrelia burgdorferi.

- Bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin, tiền sử dị ứng với bất kì beta lactam nào.

Tiêu hóa: tiêu chảy

- Da: ban da dạng sần

Amoxicilin 500mg/ Acid clavulanic 125 mg

Điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn sau: – Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm Amidan, viêm xoang, viêm tai giữa đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không giảm. – Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các chủng H. influenzae và Branhamella catarrbalissản sinh beta– lactamase: Viêm phế quản cấp và mãn, viêm phổi– phế quản. – Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu– sinh dục bởi các chủng E. coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh beta– lactamase: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ). – Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương. – Nhiễm khuẩn xương và khớp: Viêm tủy xương. – Nhiễm khuẩn nha khoa: Áp xe ổ răng.

– Nhiễm khuẩn khác: Sản phụ khoa, ổ bụng.

- Mẫn cảm với nhóm Beta– lactam (các Penicillin, Cephalosporin).
- Những người có tiền sử vàng da hoặc rối loạn gan mật do dùng Amoxicillin, Clavulanate hay các Penicillin.

- Thường gặp: Tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn, nôn), da (ngoại ban, ngứa)

- Ít gặp: máu (tăng bạch cầu ưa eosin), gan (viêm gan và vàng da ứ mật,..)

GENTAMICIN 80 mg/ 2ml

- Gentamicin được chỉ định phối hợp với các kháng sinh khác (beta–lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm, bao gồm: nhiễm khuẩn đường mật (viêm túi mật và viêm đường mật cấp),nhiễm Brucella, các nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt, viêm nội tâm mạc,nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Listeria, viêm màng não, viêm phổi; nhiễm khuẩn ngoài da như bỏng, loét; nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (viêm phúc mạc), các nhiễm khuẩn về đường tiết niệu (viêm bể thận cấp).

- Gentamicin cũng dùng điều trị nhiễm khuẩn khi mổ và trong điều trị ở người bị suy giảm miễn dịch, người bệnh trong đơn nguyên chăm sóc tăng cường…

- Có thể dùng gentamicin cùng các chất diệt khuẩn khác để mở rộng phổ tác dụng và làm tăng hiệu lực điều trị.

· - Mẫn cảm thành phần của thuốc.

· - Nhược cơ

· - Nhiễm độc tai không hồi phục và do liều tích tụ, ảnh hưởng đến cả ốc tai (điếc, ban đầu với âm tần số cao) và hệ thống tiền đình (chóng mặt, hoa mắt).

III. SỬ DỤNG KHÁNG SINH AN TOÀN HỢP LÝ

Sự lựa chọn thuốc, liều, khoảng thời gian điều trị tối ưu, theo phác đồ điều trị nhằm đem lại hiệu quả lâm sàng và ngăn ngừa triệt để nhiễm khuẩn, giảm thiểu tối đa độc tính trên bệnh nhân và giảm thiểu sự kháng thuốc về sau.

 1. Liều dùng và khoảng cách dùng thuốc:

TÊN HOẠT CHẤT

LIỀU DÙNG

KHOẢNG CÁCH DÙNG

CEFIXIM 200 MG

(Viên nang cứng)

CEFIXIME 100 MG

Người lớn:

+ Liều dùng 400 mg/ ngày /1 lần/ 2 lần cách nhau 12 giờ

+ Điều trị lậu không biến chứng: dùng liều duy nhất 400 mg. Có thể phối hợp thêm một kháng sinh khác có hiệu quả đối với Chlamydia có khả năng bị nhiễm cùng.

+ Với lậu lan tỏa đã được điều trị khởi đầu bằng tiêm Ceftriaxon, Cefotaxim, Ceftizoxim hoặc Spectinomycin. Sau đó dùng 400 mg cefixim,

2 lần/ngày, trong 7 ngày.

Trẻ em:

+ Trẻ em > 12 tuổi hoặc cân nặng > 50 kg: dùng liều như người lớn.

+ Trẻ em > 6 tháng – 12 tuổi hoặc cân nặng dưới 50kg: dùng 8 mg/kg/ngày, có thể dùng 1 lần trong ngày hoặc chia 2 lần cách nhau 12 giờ.

Liều dùng với bệnh nhân suy thận:

Độ thanh thải creatinin

Liều dùng

> 60 ml / phút

Không cần điều chỉnh

21 – 60 ml / phút

300 mg / ngày

< 20 ml / phút

200 mg / ngày

Cefuroxim 500 mg

Nên uống cùng bữa ăn để tăng sinh khả dụng.

Người lớn và trẻ em > 13 tuổi

Nhiễm khuẩn

Liều dùng

Thời hạn trị liệu(Ngày)

Viêm xoang hàm trên cấp

(thể nhẹ đến trung bình)

500mg mỗi 12 giờ

10

Viêm họng cấp/viêm amiđan

(thể nhẹ đến trung bình)

500mg mỗi 12 giờ

10

Đợt cấp do vi khuẩn của viêm phế quản mạn tính

(thể nhẹ đến trung bình)

500mg mỗi 12 giờ

10 (a)

Nhiễm khuẩn thứ cấp của viêm phế quản cấp

500mg mỗi 12 giờ

5 -10

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng cho bệnh nhân ngoại trú. (b)

500mg mỗi 12 giờ

10 -14

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng

500mg mỗi 12 giờ

10

Bệnh lậu không biến chứng

1000mg

Đơn liều

Bệnh Lyme sớm (migrans ban đỏ)

500mg mỗi 12 giờ

20

Lưu ý:

(a) Sự an toàn và hiệu quả của cefuroxim axetil dùng ít hơn 10 ngày ở bệnh nhân trong đợt cấp do vi khuẩn của viêm phế quản mạn tính chưa được thiết lập.

(b) Khi điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng theo kinh nghiệm chưa có kết quả của kháng sinh đồ, cefuroxim phải được dùng phối hợp với các kháng sinh khác.

Khi nghiền, viên thuốc có vị đắng dai và mạnh. Vì vậy, bệnh nhân không thể nuốt cả viên thuốc nên dùng dạng hỗn dịch uống.

Liều dùng ở bệnh nhân người lớn suy chức năng thận:

Độ thanh thải creatinin

Liều dùng khuyến cáo

30

Không điều chỉnh liều

10 đến < 30

Một liều bình thường cho mỗi 24 giờ

< 10 (không chạy thận nhân tạo)

Một liều bình thường cho mỗi 48 giờ

Chạy thận nhân tạo

Một liều bình thường duy nhất nên dùng vào cuối đợt thẩm tích.

Amoxicilin 500mg/ Acid clavulanic 125 mg

- Người lớn và trẻ em > 40 kg: Uống 1 viên cách 12 giờ / lần

+ Đối với nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn đường hô hấp:

Uống 1 viên cách 8 giờ / lần

- Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều trừ khi độ thanh thải creatinin < = 30ml/phút.

- Không được dùng thuốc cho trẻ em < 40 kg cân nặng.

- Liều dùng cho người suy thận (tính theo hàm lượng amoxicilin):

Độ thanh thải creatinin

Liều dùng

Người lớn

> 30 ml/phút

Không cần điều chỉnh liều

Từ 10 đến 30 ml/phút

250 – 500 mg cách 12 giờ / lần

< 10 ml / phút

250 – 500 mg cách 24 giờ / lần

Thẩm phân máu

250 – 500 mg cách 24 giờ / lần, cho uống trong và sau khi thẩm phân.

Trẻ em (trên 30 tháng tuổi)

> 30 ml / phút

Không cần điều chỉnh liều

Từ 10 đến 30 ml/phút

Tối đa 15 mg/kg/lần, 2 lần/ngày

< 10 ml / phút

Tối đa 15 mg/kg/ngày

Thẩm phân máu

15 mg/kg/ngày và 15 mg/kg bổ sung trong và sau khi thẩm phân.

* Cách dùng: Uống thuốc vào lúc bắt đầu ăn để giảm thiểu hiện tượng không dung nạp thuốc ở dạ dày – ruột. Điều trị không vượt quá 14 ngày mà không khám lại.

Gentamicin

80 mg / 2 ml

Thường dùng tiêm bắp. Không dùng tiêm dưới da vì nguy cơ hoại tử da. Khi không tiêm bắp được, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục. Trường hợp này, pha gentamycin với dung dịch natri clorid hoặc glucose đẳng trương theo tỷ lệ 1 ml dịch truyền cho 1 cho 1 mg gentamycin. Thời gian truyền kéo dài từ 30 – 60 phút. Với người bệnh có chức năng thận bình thường, cứ 8 giờ truyền 1 lần; ở người suy thận, khoảng cách thời gian truyền phải dài hơn.

Liều lượng phải điều chỉnh tùy theo tình trạng và tuổi tác người bệnh.

Ở người bệnh có chức năng thận bình thường:

Người lớn: 3mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần tiêm bắp.

Trẻ em: 3mg/kg/ngày, chia làm 3 lần tiêm bắp (1 mg/kg/lần, 8 giờ/ lần).

Người bệnh suy thận: cần phải điều chỉnh liều, theo dõi đều đặn chức năng thận, chức năng ốc tai và tiền đình, đồng thời phải kiểm tra nồng độ thuốc trong huyết thanh (nếu điều kiện cho phép).

Cách điều chỉnh liều theo nồng độ creatinin huyết thanh:

Có thể giữ liều duy nhất 1 mg/kg và kéo dài khoảng cách giữa các lần tiêm. Khoảng cách giũa 2 lần tiêm = trị số creatinin huyết thanh (mg/lít) x 0,8.

Hoặc có thể giữ khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 8 giờ, nhưng giảm liều dùng. Trong trường hợp này, sau khi tiêm 1 liều nạp là 1 mg/kg, cứ 8 giờ sau lại dùng 1 liều đã giảm bằng cách chia liều nạp cho một phần 10 (1/10) của trị số creatinin huyết thanh (mg/lít)

Cách điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin nội sinh:

Dùng liều khởi đầu là 1 mg/kg

Các liều tiếp theo được tiêm cứ 8 giờ một lần, và tính theo công thức:

Giá trị độ thanh thải creatinin của người bệnh

1 mg/kg x

Giá trị bình thường của độ thanh thải creatinin (100)

 

Các giá trị của độ thanh thải creatinin được biểu thị bằng ml/phút.

Trường hợp thẩm tách máu định kỳ: tiêm tĩnh mạch chậm liều khởi đầu 1 mg/kg vào cuối buổi thẩm tách máu.

Trường hợp thẩm tách phúc mạc: liều khởi đầu 1 mg/kg tiêm bắp. Trong khi thẩm tách, các lượng bị mất được bù bằng cách thêm

5 – 10 mg gentamicin cho 1 lít dịch thẩm tách.

 2. Theo phác đồ điều trị:

Đục thuỷ tinh thể:

Kháng sinh toàn thân:

Gentamycin 80 mg tiêm bắp x 1 lần/ngày, phối hợp với Ciprofloxacin 500 mg 1 v x 2 lần/ngày hoặc Cefixim 200 mg x 2-3 lần/ngày x 02 tuần, uống hoặc Klamentin 625 mg 1 v x 2 lần/ngày

Kháng sinh toàn thân:

Gentamycin 80 mg tiêm bắp x 1 lần/ngày, phối hợp với uống Ciprofloxacin 500 mg 1 v x 2 lần/ngày hoặc Cefixim 200 mg 1 v x 2 lần/ngày hoặc Klamentin 625 mg 1 v x 2 lần/ngày

Bệnh chốc, viêm nang lông

Amoxicilin 500mg/ Acid clavulanic 125 mg (Thời gian dùng kháng sinh: 5-7 ngày)

Người lớn: 875/125mg x2 lần/ ngày

Trẻ em: 25 mg/kg/ngày chia hai lần

Nhọt

Amoxillin phối hợp với axítclavulanic

Trẻ em:
80mg/kg/ngày chia ba lần, uống ngay khi ăn.

Người lớn:

1,5-2 g/ngày chia ba lần, uống ngay khi ăn.
 

Bệnh mụn trứng cá

Kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 2,3

Bệnh lậu

Lậu cấp (lậu không biến chứng) Cefixim uống 400mg liều duy nhất

Bệnh da nghề nghiệp

Cefuroxim (viên 250 mg, 500 mg, ngày uống 2 lần). Có thể sử dụng phối hợp kháng sinh hoặc kháng sinh khác tùy vào điều kiện mỗi địa phương.

 (Tài liệu tham khảo: tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, phác đồ điều trị của đơn vị, BYT)

Tin liên quan