Công thức tính thể tích trung bình tiểu cầu mpv năm 2024

Chỉ số MPV là một trong những kết quả xét nghiệm máu cơ bản trong phân tích tế bào máu. Khi chỉ số MPV trong máu tăng hoặc giảm thì có thể sẽ là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Vậy chỉ số MPV trong xét nghiệm máu là gì và được thực hiện như thế nào?

Tiểu cầu được biết đến như một trong ba thành phần chính của tế bào và đảm nhiệm chứng năng cầm máu cho cơ thể. Đồng thời tiểu cầu sẽ giúp cho việc hạn chế cơ thể bị đột ngột mất máu quá nhiều, chẳng hạn như khi bị đứt tay hoặc bị thương do tai nạn… Với sự liên kết của những tế bào tiểu cầu thì vết thương sẽ được bịt lại hoặc hình thành các cục máu đông ở những trường hợp vết thương quá lớn. Khi đó, tình trạng chảy máu sẽ được hạn chế và máu không bị mất quá nhiều. Chỉ số MPV trong kết quả xét nghiệm máu: Theo các chuyên gia giải đáp thì đây chính là chỉ số cho biết về thể tích trung bình của tiểu cầu. Chỉ số MPV còn được đánh giá là bình thường khi nằm trong khoảng từ 5 đến 15fL. Kết quả này có ý nghĩa khá quan trọng và thường được xem xét trong danh mục xét nghiệm tổng quát, nhằm mục đích phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm cũng như nâng cao hiệu quả điều trị và dự phòng bệnh tốt. Khi chỉ số MPV trong máu nằm ở giới hạn bình thường thì có thể yên tâm hơn về tình trạng sức khoẻ. Nhưng cần thực hiện kiểm tra định kỳ để có phương hướng điều trị kịp thời.

Công thức tính thể tích trung bình tiểu cầu mpv năm 2024
Khi chỉ số MPV trong máu nằm ở giới hạn bình thường thì có thể yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe

2. Cách thực hiện xét nghiệm máu để có được chỉ số MPV

Quy trình thực hiện xét nghiệm máu khá đơn giản. Khi đó thực hiện lấy kết quả chỉ số MPV trong máu được sử dụng đo thể tích trung bình của tế bào tiểu cầu. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt xét nghiệm này với xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu. Kết quả xét nghiệm của người bệnh có thể cao hoặc thấp hơn so với số lượng tiểu cầu. Khi xuất hiện dấu hiệu bất thường về tình trạng sức khỏe hoặc khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, trong đó xét nghiệm MPV được thực hiện như sau:

  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn tại vị trí chọc tĩnh mạch để lấy máu bằng dung dịch cồn 70 độ để tránh nhiễm khuẩn cho người bệnh.
  • Tiếp đó lấy khoảng 3mll máu tĩnh mạch và đưa vào ống nghiệm có chứa chất chống đông phù hợp. Ống có chứa chất chống đông phải đạt tiêu chuẩn và có nút kín, chặt.
  • Tiến hành lấy máu xong thì lưu lại bệnh phẩm. Sau đó vận chuyển bệnh phẩm về phòng xét nghiệm trong khoảng 30 phút.
  • Bệnh phẩm được lấy ra và thực hiện ly tâm tách huyết thanh hoặc huyết tương. Sau đó để ổn định khoảng 2 ngày ở nhiệt độ từ 15 đến 25 độ C.

Khi thực hiện xét nghiệm MPV trong máu có thể gặp rất nhiều yếu tố tác động kết quả của chỉ số MPV, chẳng hạn như người bệnh sinh sống ở vùng cao hoặc vừa vận động mạnh thì thực hiện xét nghiệm.

3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm chỉ số MPV

Chỉ số MPV trong máu ở người khoẻ mạnh bình thường sẽ cho thể tích trung bình của các tế bào tiểu cầu trong khoảng từ 5 đến 15fL. Kết quả này có thể thay đổi cao thấp tùy thuộc vào dấu hiệu bệnh lý.

  • Khi chỉ số MPV trong máu cao: Thực hiện đo thể tích tiểu cầu trong máu có thể cho kết quả tiểu cầu lớn bất thường, từ đó cho thấy cơ thể người bệnh đang sản sinh ra số lượng tiểu cầu quá mức so với yêu cầu của cơ thể. Nhưng nếu số lượng tiểu cầu thấp và thể tích trung bình tiểu cầu cao cũng có thể chứng tỏ khi tuỷ xương đang thực hiện sản xuất tiểu cầu ở trạng thái quá nhanh nhằm bù vào số lượng tiểu cầu già đang bị phá huỷ.

Chỉ số MPV trong máu tăng cao có thể liên quan đến hoạt hoá của tiểu cầu. Khi đó có thể xảy ra với các tế bào tiểu cầu tiếp xúc với một số bệnh phẩm liên quan đến khối u. Nhưng chỉ số MPV tăng cao không đồng nghĩa với việc cơ thể người bệnh đang xuất hiện khối u. Trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán ung thư thì tiểu cầu có thể được coi là chất xúc tác khiến cho khối u phát triển hoặc có thể di căn tới các cơ quan khác nhau ở gần hoặc ở xa trong cơ thể. Khi đó chỉ số MPV tăng cao là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh ung thư. Thông qua kết quả xét nghiệm tổng phân tích máu tế bào đồng thời kèm theo kết quả MPV cao có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như suy giáp, đái tháo đường, thiếu vitamin D, bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ, huyết áp cao, lipid máu…

  • Chỉ số MPV thấp điều đó có nghĩa là tế bào tiểu cầu trong máu có thể tích nhỏ hơn so với bình thường. Tiểu cầu nhỏ hơn sẽ già hơn đồng thời dễ bị phá huỷ. Cho nên, khi kết quả xét nghiệm về MPV thấp điều đó chứng tỏ tủy xương đang sản xuất không đủ lượng tiểu cầu mới theo yêu cầu. Tuy nhiên, nếu chỉ số tiểu cầu thấp cũng chưa chắc chắn để nói lên những bệnh lý có thể mắc phải. Khi đó, cần dựa vào kết quả xét nghiệm công thức máu, cùng với chỉ số MPV thấp để cảnh báo một số nguy cơ như viêm loét dạ dày, tế bào bị nhiễm độc do thuốc trong phương pháp điều trị hoá trị hoặc có thể là do thiếu máu không tái tạo.
    Công thức tính thể tích trung bình tiểu cầu mpv năm 2024
    Chỉ số MPV trong máu tăng cao có thể liên quan đến hoạt hoá của tiểu cầu

Kết quả xét nghiệm máu cho chỉ số MPV bất thường vẫn có khả năng người bệnh ở trạng thái sức khoẻ bình thường. Vì vậy để chẩn đoán chính xác bệnh lý người bệnh cần đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ, như xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hoặc độ phân bố tiểu cầu PDW hoặc xét nghiệm chỉ số tiểu cầu như số lượng tiểu cầu PLT, tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn P-LCR. Và nếu kết quả xét nghiệm vẫn chưa được rõ ràng thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm liên quan để sàng lọc bệnh lý. Trong các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ thì việc kiểm tra sức khỏe tổng quát luôn được thực hiện. MPV là một trong những chỉ số cơ bản của cuộc kiểm tra này. Người bệnh tốt nhất nên thực hiện xét nghiệm ngày 6 tháng/lần. Tuy nhiên, trong những đối tượng dưới đây, có thể bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra ngay chỉ số MPV khi chưa có lịch khám sức khỏe định kỳ: Cơ thể người bệnh có xuất hiện những biểu hiện khác thường ở trên bề mặt của da và hai bên vú. Những trường hợp có dấu hiệu thường xuyên đau bụng hoặc hay gặp tình trạng vã mồ hôi vào ban đêm. Những đối tượng đi tiểu hoặc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn. Đối tượng có da bắt đầu dày lên và có những khối u nổi trên bề mặt da hoặc ở dưới da. Các trường hợp có dấu hiệu giảm cân đột ngột, không kiểm soát mà không phải do thực hiện giảm cân hoặc tập thể dục hoặc bởi một lý do nào khác. Trường hợp người bệnh có biểu hiện khó nuốt và ho vào trong nhiều ngày đồng thời kèm theo cả dấu hiệu khàn tiếng. Người bệnh thường xuyên bị đau mỏi toàn thân hoặc có biểu hiện xuất huyết bất thường. Có thể thấy xét nghiệm máu là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ dễ dàng chuẩn đoán các dấu hiệu về bệnh lý bất thường mà cơ thể đang gặp phải. Với xét nghiệm này bạn có thể đến các cơ sở y tế để thực hiện dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên môn. Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ tư vấn cũng như đưa ra hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 098 250 6666 hoặc đặt hẹn ngay Tại đây

Chỉ số MPV bao nhiêu là bình thường?

MPV là thể tích trung bình tiểu cầu. Giá trị bình thường: 6-11 fL. MPV có thể tăng trong bệnh tim mạch, tiểu đường,... giảm trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tinh.

Thể tích trung bình tiểu cầu MPV là gì?

MPV là chỉ số thể tích trung bình tiểu cầu, được đánh giá thông qua xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hay còn gọi là xét nghiệm công thức máu. Là một thành phần quan trọng trong tế bào máu, tiểu cầu là những tế bào máu nhỏ mang tính quyết định đối với quá trình đông máu.

Chỉ số MPV trọng máu thấp là gì?

Chỉ số MPV thấp hơn bình thường đồng nghĩa với việc thể tích trung bình tiểu cần nhỏ hơn mức bình thường. Đây là dấu hiệu cho biết tủy xương đang không sản xuất đủ tiểu cầu mới theo nhu cầu của cơ thể. Chỉ số MPV thấp có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm đường ruột hay bệnh Crohn.

Thể tích trung bình TC là gì?

1. Thể tích trung bình hồng cầu là gì? Thể tích trung bình hồng cầu được ký hiệu là MCV (Mean Corpuscular Volume). Đây là chỉ số xét nghiệm phản ánh thể tích tế bào hồng cầu trong máu có chứa huyết sắc tố giúp cho máu có màu đỏ và đóng vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và nhận CO2 từ các mô đến đào thải ở phổi.