Công văn số 57 tcgdnn-pctt ngày 09 01 2023 năm 2024

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa đề nghị các Sở LĐ - TB&XH dừng triển khai nội dung yêu cầu các trung tâm dạy nghề, trung tâm đào tạo lái xe ô tô phải đổi tên.

Ngày 6/3, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB&XH) có công văn gửi các Sở LĐ - TB&XH các tỉnh, thành phố đề nghị dừng triển khai nội dung yêu cầu các trung tâm dạy nghề, trung tâm đào tạo lái xe ô tô đổi tên, đồng thời rà soát, báo cáo vướng mắc, khó khăn về Tổng cục GDNN để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trung tâm đào tạo lái xe của Trường Cao đẳng Lào Cai (Ảnh: Ngọc Triển).

Trước đó, ngày 21/2, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp có Kết luận kiểm tra số 15/KL-KTrVB cho biết khoản 3 và khoản 6 của Công văn số 3033/TCGDNN-PCTT do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp soạn thảo có nội dung không phù hợp với pháp luật.

Cụ thể, công văn này đề nghị sở LĐ - TB&XH các tỉnh, thành phố rà soát, hướng dẫn các cơ sở có tên trung tâm dạy nghề, trung tâm đào tạo lái xe ô tô đã được thành lập hợp pháp phải thực hiện đổi tên thành trung tâm GDNN để "phân biệt với trường cao đẳng và trung cấp nghề".

Tổng cục GDNN lý giải, thay đổi này dựa vào quy định của Luật GDNN năm 2014 và quy định về GDNN.

Tuy nhiên, Cục Kiểm tra văn bản pháp luật đã xác minh và nhận thấy không có quy định về việc các cơ sở dạy nghề thành lập theo Luật Dạy nghề năm 2006 (luật cũ) phải đổi tên nhằm bảo đảm trong tên gọi có cụm từ "GDNN".

Theo Cục kiểm tra văn bản, ngày 25/12/2015, Bộ trưởng Bộ LĐ - TB&XH ban hành Thông tư số 57/2015 (hiệu lực từ ngày 10/2/2016) quy định về việc trung tâm GDNN phải có tên gọi bao gồm cấu phần "trung tâm GDNN".

Do đó, trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, chưa có quy định pháp luật bắt buộc về tên gọi đối với trung tâm GDNN. Như vậy, cũng không có cơ sở pháp lý để yêu cầu những trung tâm GDNN được thành lập trước ngày 10/2/2016 phải đổi tên để bảo đảm tên gọi có cụm từ "GDNN".

Hiện tại, Tổng cục GDNN đang tiếp tục trao đổi với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các cơ quan có liên quan để làm rõ các nội dung theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

Cũng trong ngày 6/3, Bộ LĐ - TB&XH đã yêu cầu Tổng cục GDNN ban hành ngay văn bản về việc thu hồi Công văn số 3033/TCGDNN-PCTT. Đồng thời, yêu cầu Tổng cục GDNN khẩn trương triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng tại Thông báo số 134/VP-TH ngày 2/3/2023 của Văn phòng Bộ về việc thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về Công văn số 3033/TCGDNN-PCTT.

Theo Quang Trường/Dân trí

//dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/de-nghi-dung-doi-ten-cac-trung-tam-dao-tao-lai-xe-o-to-20230308145915195.htm

Chuyên trang Giao thông Hà Nội - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội

Giấy phép số: 30/GP-CBC cấp ngày 17/05/2022

Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

Trụ sở chính: 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Trụ sở 2: 221 Trần Phú, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Email: giaothonghanoi.kinhtedothi@gmail.com

Hotline: 08.67.67.67.23

(*) Ghi rõ nguồn Giao thông Hà Nội khi phát hành lại nội dung từ website này

(PLO)- Nhiều ý kiến cho rằng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần xem xét, đánh giá về tính cần thiết của việc đổi tên, đồng thời lắng nghe ý kiến từ của các chủ thể có liên quan.

Trên số báo ngày 9-8, báo Pháp Luật TP.HCM có bài viết “sẽ không có tên gọi trung tâm đào tạo lái xe”. Trong đó đề cập đến việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) yêu cầu Sở LĐ-TB&XH thực hiện đổi tên các “trung tâm đào tạo lái xe” thành “trung tâm giáo dục nghề nghiệp”.

Nhiều trung tâm không đồng tình

Bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, khẳng định việc đổi tên các “trung tâm đào tạo lái xe” thành “trung tâm giáo dục nghề nghiệp” không phải do tổng cục đề xuất mà theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng luật không quy định đổi tên.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết hiện khoản 1, điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp có quy định các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm ba mô hình là trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và trường cao đẳng. Tuy nhiên, Luật Giáo dục nghề nghiệp không hề có từ nào yêu cầu nào buộc đổi tên các “Trung tâm đào tạo lái xe” thành “Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp”.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, thực tế chữ “trung tâm” đủ tiêu chí phân định, nhận diện rõ là một trong ba mô hình (trung tâm, trung cấp và cao đẳng) mà Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định. Ảnh VÕ NGUYÊN

Theo ông Quyền, khi ban hành chính sách cơ quan chức năng cần phải căn cứ vào thực tiễn. Tuy nhiên, về thực tiễn, tên gọi “trung tâm đào tạo lái xe” ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, phù hợp với phong tục tập quán của mỗi địa phương, vùng miền; quá trình thực thi không hề gây nhầm lẫn hay bị các bên liên quan yêu cầu đổi tên.

Còn về pháp luật, ông Quyền cho rằng nếu Luật Giáo dục nghề nghiệp không nêu thì chí ít phải được quy định trong thông tư của Bộ LĐ-TB&XH. Công văn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp không thể đặt ra yêu cầu này.

“Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ tháng 7-2015, sau bảy năm thực hiện ổn định không ai động chạm đến vấn đề này, nay bỗng dưng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lại ra văn bản chỉ đạo đổi tên là không phù hợp…”- ông Quyền khẳng định.

Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, thực tế chữ “trung tâm” đủ tiêu chí phân định, nhận diện rõ là một trong ba mô hình (trung tâm, trung cấp và cao đẳng) mà Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định.

Bà Phạm Thị Hà Lan, Giám đốc Trung tâm Đào tạo dạy nghề và sát hạch lái xe đường bộ số 10 cũng vừa có công văn gửi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hậu Giang đề nghị giữ nguyên tên cũ. Vì tên này được UBND tỉnh Hậu Giang cấp phép vào tháng 10-2016 và không có “vấn đề gì”.

“Hiện trung tâm của chúng tôi đang hoạt động ổn định. Vì vậy nếu đổi tên sẽ gặp rất nhiều khó khăn như phải đổi lại giấy đăng ký xe, lô gô các xe tập lái, xe sát hạch, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đào tạo lái xe, giấy phép sát hạch lái xe, con dấu, tài khoản, các hoạt động giao dịch ngân hàng và sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí…”- bà Hà Lan cho hay.

Cùng quan điểm bà Đinh Thị Nghị Hà, Giám đốc Trung tâm đào tạo nghề và sát hạch lái xe Hậu Giang, cho rằng việc đổi tên không chỉ phải đổi lại các giấy tờ mà còn ảnh hưởng đến ký kết hợp đồng với các đối tác kinh doanh, sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí…

Trước đề nghị của hai trung tâm, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hậu Giang cũng đã có văn bản gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị cho phép các cơ sở đào tạo lĩnh vực lái xe ô tô được giữ nguyên tên nhằm giúp cho đơn vị ổn định hoạt động…

Cần có văn bản hướng dẫn rõ ràng

Luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn luật sư TP.HCM phân tích, theo Khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trường trung cấp, Trường cao đẳng.

Điều 3 Thông tư số 57/2015 của Bộ LĐTB&XH quy định nguyên tắc đặt tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp như sau: Tên bằng tiếng Việt của trung tâm giáo dục nghề nghiệp gồm các cấu phần sau: “Trung tâm giáo dục nghề nghiệp + lĩnh vực hoặc nhóm nghề đào tạo chính hoặc tên riêng của trung tâm hoặc tên địa danh hoặc loại hình của trung tâm”.

Căn cứ vào các quy định trên và các quy định khác có liên quan đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung, trung tâm giáo dục nghề nghiệp nói riêng, xét thấy hiện nay, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không bao gồm “trung tâm dạy/đào tạo lái xe”. Nói cách khác trung tâm dạy lái xe không phải là một trong những loại hình của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và do đó không đáp ứng điều kiện về tư cách pháp lý để hoạt động.

“Do vậy, nhằm đáp ứng sự thống nhất về tên gọi, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật, cụ thể là Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan thì việc yêu cầu đổi tên theo hướng dẫn tại mục 3 Công văn số 3033/TCGDNN-PCTT ngày 31-12-2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là phù hợp với quy định của pháp luật”- luật sư cho hay.

Tuy nhiên cũng theo luật sư, vì pháp luật hiện hành chưa có những quy định cụ thể điều chỉnh bắt buộc về việc đổi tên trong trường hợp này; chưa có quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục cũng như chế tài xử lý trong trường hợp các cơ sở đào tạo lái xe không đổi tên, cho nên việc áp dụng trong thực tế cũng gặp nhiều rất khó khăn.

“Điều này đặt ra vấn đề pháp lý, đó là cần có văn bản hướng dẫn rõ ràng của cơ quan có thẩm quyền về việc đổi tên đối với cơ sở đào tạo lái xe”- luật sư Mạch phân tích.

Luật sư cho rằng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần xem xét, đánh giá về tính cần thiết của việc phải đổi tên. Ảnh THY NHUNG

Do đó, luật sư cho rằng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần xem xét, đánh giá về tính cần thiết của việc phải đổi tên; lắng nghe ý kiến từ của một số chủ thể có liên quan, trong đó có Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam và các trung tâm đào tạo lái xe. Để từ đó có hướng dẫn phù hợp, vừa không trái với quy định của pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi của các trung tâm đào tạo lái xe, vừa đảm bảo công tác quản lý, giám sát của cơ quan ban ngành.

Theo khảo sát của PV, hiện các trung tâm dạy lái xe thuộc diện đổi tên trên địa bàn TP.HCM đã nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan để thực hiện các thủ tục đổi tên.

“Từ lúc Luật giáo dục nghề nghiệp thay thế cho luật dạy nghề là đã quy định đổi tên rồi. Khi có văn bản chỉ đạo thì các trung tâm sẽ thực hiện thôi, trong quá trình chuyển đổi thì cũng không quá nhiều khó khăn, chỉ là phải cung cấp nhiều loại giấy tờ chứ không ảnh hưởng nhiều”- đại diện một trung tâm tại TP.HCM cho hay.

Chủ đề