Coông văn của ubndtp về trám lấp giếng khoan năm 2024

Công nhân Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định trám lấp giếng tại số nhà 482/28/25 Lê Quang Định, phường 11, quận Bình Thạnh.

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 15/6, Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định (thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn – Sawaco) phối hợp cùng quận Bình Thạnh tổ chức lễ ra quân tuyên truyền, vận động các cá nhân, các tổ chức giảm khai thác nước dưới đất, trám lấp giếng khoan trên địa bàn quận Bình Thạnh.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Hồ Phương cho biết: hiện trên địa bàn quận Bình Thạnh còn 33 tổ chức, 273 hộ dân sử dụng nước ngầm với tổng lượng khai thác khoảng 366,8m3/ngày/đêm năm 2018. Theo kế hoạch quận Bình Thạnh thì đến cuối năm 2019 quận sẽ thực hiện trám lấp giếng khoan để giảm còn 95,37m3/ngày/đêm so với năm 2018.

Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Hồ Phương đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ động phối hợp cùng Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định và UBND các phường tập trung tuyên truyền vận động các tổ chức, hộ dân thực hiện trám lấp giếng đúng theo quy định, đảm bảo đạt chỉ tiêu của TP và quận Bình Thạnh đề ra nhằm góp phần bảo vệ mội trường và sức khỏe của người dân.

Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định Nguyễn Văn Đắng cho biết, việc cần làm ngay là chính quyền và người dân cùng đồng hành bảo vệ nguồn nước ngầm, trong đó, nhiệm vụ của chính quyền là: Tăng cường giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm; không khoan, đào giếng bừa bãi để khai thác nguồn nước ngọt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tăng mức xử lý vi phạm trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm của TP.

“Tuy nhiên, biện pháp hữu hiệu nhất có lẽ là ý thức của người dân. Vì vậy, việc tuyên truyền để dân hiểu và dân làm chính là việc quan trọng nhất. Chúng tôi mong muốn, người dân cùng chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm, cũng là bảo vệ gia đình và xã hội thì tình trạng khai thác nước ngầm mới giảm đáng kể và tiến tới ngưng khai thác” - Giám đốc công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định Nguyễn Văn Đắng nhấn mạnh.

Cũng tại lễ ra quân, UBND quận Bình Thạnh và Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền vận động các cá nhân, các tổ chức giảm khai thác nước dưới đất, trám lấp giếng trên địa bàn quận Bình Thạnh; tổ chức tuyên truyền phát 1.500 tờ bướm đến từng hộ dân; thực hiện trám lấp một số giếng trên địa bàn quận Bình Thạnh, và sẽ tiến hành trám lấp toàn bộ các giếng không hoặc đang sử dụng trong năm 2019.

TTO - Ngày 16-6, UBND quận Tân Phú và Công ty cổ phần Cấp nước Tân Hòa đã triển khai chương trình giảm khai thác nước ngầm dưới đất và trám lấp giếng khoan trên địa bàn TP.HCM ở khu vực tiếp giáp nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

Coông văn của ubndtp về trám lấp giếng khoan năm 2024

Trám lấp giếng khoan cho người dân tại chung cư Độc Lập, quận Tân Phú - Ảnh: LÊ PHAN

Ông Nguyễn Mười - giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Tân Hòa - cho biết địa bàn quận Tân Phú hiện có khoảng 27.000 giếng khoan. Khu vực này tiếp giáp với nghĩa trang Bình Hưng Hòa có lịch sử chôn cất đã lâu đời. Do đó nguồn nước ngầm cũng ảnh hưởng ít nhiều.

"Hiện chúng tôi hỗ trợ kinh phí trám lấp cho người dân. Còn khi triển khai rộng thì quận sẽ dùng kinh phí từ quận. Chúng tôi còn phụ trách địa bàn quận Tân Bình, quận này có tới 50.000 giếng khoan, sắp tới nếu có kế hoạch chúng tôi sẽ phối hợp với quận này để thực hiện trám lấp", ông Mười nói.

Ông Nguyễn Quốc Bình - phó chủ tịch UBND quận Tân Phú - cho biết quận đang cố gắng đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân giảm khai thác nước ngầm, trám lấp giếng khoan để bảo vệ môi trường.

"Tỉ lệ cấp nước sạch tại địa bàn quận đạt 100% nhưng nhiều hộ dân họ không xài mà sử dụng giếng khoan. Có những hộ dân cả tháng đồng hồ nước chưa tới tới 4m3, thậm chí là 0m3. Việc khai thác nước ngầm quá mức có thể gây nhiều hệ lụy như sụt lún, ô nhiễm môi trường nước ngầm và quan trọng nhất là sức khỏe người dân không đảm bảo.

Nếu sử dụng nguồn nước không sạch có thể gây dị ứng da, ảnh hưởng tiêu hóa, lâu dài có thể ung thư. Để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như bảo vệ môi trường, quận chúng tôi đang thực hiện lộ trình trám lấp tiến tới ngưng khai thác sử dụng nước từ giếng khoan", ông Bình chia sẻ.

Chung cư Độc Lập, phường Tân Quý là địa chỉ được hỗ trợ trám lấp giếng vào sáng cùng ngày. Bà Nguyễn Thị Thúy - ban quản trị chung cư - cho biết trước đây 3 năm khu vực này vẫn còn bơm nước giếng khoan lên bể ngầm để sử dụng.

"Sau đó người dân phản ảnh việc bể ngầm khó vệ sinh, chất lượng nước không đảm bảo và chuột, gián có thể rơi vào. Cùng thời điểm này nước sạch cũng được kéo tới nên toàn chung cư đã chuyển sang xài nước máy cho đảm bảo. Giếng khoan để đó nhiều năm nay, tới nay sẽ được lấp để đảm bảo nguồn nước ngầm không bị xâm nhập các chất ô nhiễm", bà Thúy nói.

Nỗ lực kéo giảm khai thác nước ngầm

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm lượng nước khai thác dưới đất thêm 40.000m3/ngày (từ 70.000m3/ngày về mức 30.000m3/ngày), tuân thủ theo lộ trình giảm khai thác nước ngầm của UBND TP.

Theo Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, lộ trình giảm khai thác nước dưới đất đã được UBND TP.HCM phê duyệt như sau: đến cuối năm 2023, tổng lưu lượng khai thác trên địa bàn TP.HCM còn 150.000m3/ngày; cuối năm 2025, tổng lưu lượng khai thác trên địa bàn thành phố còn 100.000m3/ngày.