Copper hydroxide là gì

Thông tin chi tiết liên quan đến công dụng, tác dụng phụ, đánh gíá, câu hỏi, tương tác, và lưu ý của Copper Hydroxide như sau:

* Đặc tính:
Tác dụng tiếp xúc, di chuyển nhanh và trải đều khắp các bộ phận cây trồng, nhanh chóng bao phủ toàn diện và khống chế tối đa sự phát triển của nguồn bệnh, bảo vệ tốt nông sản.

* Ưu điểm:
CHAMPION 57.6D là dạng thuốc gốc đồng được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, có sự khác biệt rất lớn so với những loại thuốc gốc đồng khác.Nhờ kích hoạt rất nhỏ nên thuốc loang trải nhanh và phủ đểu trên bể mặt cây trồng, tiếp xúc nhiều hơn với nguồn gây bệnh, do đó chặn đứng triệt để sự phát triển của nấm bệnh và vi khuẩn gây hại trên cây trồng.

CHAMPION 57.6D có thể pha chung với thuốc trừ sâu, trừ bệnh khác để phun, giảm công phun thuốc.

* Công dụng:
Phòng ngừa hữu hiệu các loại nấm và vi khuẩn gây hại trên nhiều loại cây trồng như bệnh mốc sương hại cà chua, phấn trắng hại nho, xì mủ, sẹo, thân thư trên cây có múi (cam, quý, bưởi, chanh), chảy mủ, thân thư xoài, điều, nấm hồng cao su, thối nhũn bắp cải, cháy bìa lá.

Tên thương mạiCHAMPION 57.6DP
Hoạt chấtCopper hydroxide………576g/kg
Công dụng

Phòng trừ hiệu quả bệnh nấm và vi khuẩn trên cây trồng:

Mốc sương trên cà chua và phấn trắng trên nho.

Hướng dẫn sử dụngLiều lượng

Cà chua: Mốc sương 10-15gr / bình 8 lít.

Nho: Phấn trắng 10-15gr / bình 8 lít.

Cà phê: Bệnh táo đỏ, nấm hồng 10-15gr / bình 8 lít.

Cây có múi: Bệnh sẹo 15gr / bình 8 lít.

Xoài: Bệnh thán thư 20 gr / bình 8 lít.

Lượng nước phun: 400-1000 lít / ha.

Phun thuốc ướt đều tán cây trồng khi bệnh chớm xuất hiện.

Nếu áp lực bệnh cao nên phun lần 2 sau 7-10ngày.

Thời gian cach ly: 7 ngày.

Hoạt chất: Copper hydroxide 77%

COPPERION 77WP là sản phẩm thuốc trừ bệnh phổ rộng có tác dụng tiếp xúc thấm sâu và loang trải mạnh trên bề mặt cây trồng. Thuốc vừa có tác dụng phòng và trị bệnh hiệu quả nhanh, hiệu lực kéo dài. Đặc trị mốc sương khoai tây.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

Pha 25g/bình 16 lít nước hoặc 200g/phuy 200 lít nước. Phun khi bệnh chớm xuất hiện( tỷ lệ bệnh từ 4-8%). Lượng nước từ 320-400 lít/ha.

Chú ý: Không phun thuốc khi trời nắng, nóng hoặc mưa.

THỜI GIAN CÁCH LY: Ngưng phun thuốc 10 ngày trước khi thu hoạch.

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN:

– Bảo quản thuốc trong bao bì gốc, cất giữ thuốc nơi khô ráo, thoáng mát và cách xa tầm tay trẻ em, xa nguồn thực phẩm, thức ăn gia súc.

AN TOÀN SỬ DỤNG:

– Mặc quần áo bảo hộ lao động trong khi sử dụng thuốc. Không phun thuốc ngược chiều gió. Không ăn uống, hút thuốc lá khi pha chế hay phun thuốc.

– Tránh để thuốc dây rớt vào mắt, mũi, miệng, da và quần áo.

– Không súc rửa bình phun thuốc nơi nguồn nước sinh hoạt, ao hồ, kênh mương…

– Sau khi phun thuốc phải tắm rửa sạch bằng xà phòng và thay quần áo sạch.

BIỆN PHÁP SƠ CỨU:

– Nếu thuốc văng vào mắt: Rửa mắt ngay dưới vòi nước sạch trong 15 phút.

– Nếu thuốc dính trên da: Rửa sạch vùng da dính thuốc bằng xà phòng.

– Nếu nuốt, uống phải thuốc: Gây nôn khi nạn nhân còn tỉnh, sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất để điều trị. Nhớ mang theo nhãn thuốc gây độc.

– Không có thuốc giải đặc hiệu, điều trị theo triệu chứng.

Các thuốc có chứa thành phần kim loại đồng (tên khoa học Copper) được gọi là thuốc nhóm gốc đồng, thuốc gốc đồng có phổ tác dụng rộng có thể phòng trừ được nhiều loại bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Cơ chế tác động của thuốc gốc đồng là chất đồng có thể xâm nhập vào tế bào vi sinh vật, ức chế các phản ứng sinh học trong tế bào làm chết vi sinh vật. Các hợp chất thường dùng để sản xuất thuốc gốc đồng phòng trừ bệnh hại cây trồng là:

Copper Oxychloride (một số sản phẩm: COC 85WP, Đồng cloruloxi 30WP, Epolists 85WP, Vidoc 30WP,50SC,80WP…) Copper Oxychloride có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

Copper Hydroxide (một số sản phẩm: Map – Jaho 77WP, Champion 37.5FL, 57.6DP, 77WP, Ajily 77WP, Funguran - OH 50WP … ) Copper Hydroxide có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

Copper Sulfate (Tribasic) (một số sản phẩm: Đồng Hocmon 24.5% crystal, BordoCop Super 12.5WP, 25WP, Cuproxat 345SC. ..) có phản ứng acid (chua) nhẹ nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc sâu, bệnh khác.

Copper Sulfate nguyên chất hay Sulfat đồng, bà con nông dân thường gọi phèn xanh có phản ứng acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh cho cây trồng thường dễ gây hại cho cây trồng (cháy lá, hại cho hoa). Vì vậy không nên dùng riêng để phun mà hỗn hợp với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô). Nguyên liệu để pha chế nước thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4 (sulfat đồng). Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra nước thuốc  Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Nước thuốc này tương đối ít độc đối với người, động vật, cây trồng.

Nước thuốc Boóc-đô có thể được pha chế theo nhiều nồng độ và nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo liều lượng, cách pha chế mà nước thuốc  Boóc-đô có màu sắc và phẩm chất khác nhau.

Nồng độ thông dụng nhất là nước thuốc Boóc-đô 1:1:100 (nước thuốc Boóc-đô 1%). Với nồng độ này, phương pháp pha chế như sau: Giả sử muốn pha 10 lít nước thuốc thì lấy 100gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong một xô nhựa hay lu, vại sành...(không dùng đồ chứa bằng sắt, tôn). Tiếp đó lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một xô nhựa hay lu, vại sành khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram). Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi thì đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Lưu ý không được đổ ngược lại (tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng).

Sau khi pha xong lấy một cây đinh khoảng 5 phân còn mới hoặc đã được mài bóng (củng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi) nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Rút đinh (hoặc mũi dao) ra, nếu thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh, để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì như vậy nước thuốc còn chua dễ gây hại cho cây trồng, gặp trường hợp này cần thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại cây đinh (hoặc mũi dao) không thấy hiện tượng bị đen như trên thì đạt yêu cầu.

HN

Bài Viết Chọn Lọc

* Ưu điểm

– Thuốc thuộc nhóm này ít hoà tan trong nước nên không dễ bị rửa trôi do mưa, ít độc với động vật máu nóng, không ảnh hưởng xấu đến cây trồng, không tích lũy trong đất.

– Độ độc cấp tính thấp, phổ tác dụng rộng nên phòng trừ có hiệu quả được nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng như rỉ sắt, nấm hồng, tảo đỏ/cà phê, mốc sương/cà chua, khoai tây, thối nhũn/bắp cải, bạc lá/lúa. Ngoài tác dụng trừ nấm và vi khuẩn còn có hiệu lực cao trên rêu, tảo và là thuốc gây ngán ăn cho côn trùng.

* Nhược điểm

– Khả năng hỗn hợp thấp: Thuốc nhóm Copper Oxychloride (Super cook 85WP) không hỗn hợp được với nhóm thuốc có tính axít hoặc kiềm; thuốc nhóm Copper citrate (Heroga 6.4SL) không hỗn hợp được với các nhóm thuốc vi sinh.

– Thời gian cách ly tương đối dài: 7 ngày

3. Một số sản phẩm hoạt chất gốc đồng sử dụng phổ biến tại Lâm Đồng

– Trên cây lúa:

Có 17 loại thuốc thương phẩm hoạt chất gốc đồng đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện hành để phòng trừ bệnh như bạc lá, lem lép hạt, đạo ôn, trong đó tại Lâm Đồng có 8 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm Ải vân 6.4 SL, Heroga 6.4 SL, Dupont TMKocide 53.8 WG, Funguran – OH 50 WP, Dosay 45 WP, Newkasuran 16.6 WP, Cuproxat 345 SC, Cuprimicin 500 81 WP

– Trên cây cà phê:

Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 9 loại thuốc thương phẩm hoạt chất hoạt chất gốc đồng đăng ký phòng trừ bệnh hại như nấm hồng, tảo đỏ, thán thư, rỉ sắt, thối rễ cà phê, trong đó tại Lâm Đồng có 8 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm  Super cook 85WP, Champion 57.6 DP,  Dupont TM Kocide 53.8 WG, Funguran – OH 50 WP, Map – jaho 77 WP, COC 85 WP, PN – Coppercide 50 WP, Newkasuran 16.6 WP, Cuproxat 345 SC.

– Trên cây cà chua:

Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 10 loại thuốc thương phẩm hoạt chất gốc đồng đăng ký phòng trừ bệnh hại, trong đó tại Lâm Đồng có 7 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm Champion 57.6 DP, Dupont TM Kocide 53.8 WG, COC 85 WP, PN – Coppercide 50 WP, Supercook 85 WP, Vidoc 80 WP, Viroxyl 58 WP, Zincopper 50 WP, Cuprimicin 500 81 WP.

Ngoài các cây trồng trên, hoạt chất gốc đồng còn đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên cây khoai tây, bắp cải, hồ tiêu, cây có múi…

4. Một số lưu ý khi sử dụng hoạt chất gốc đồng để phòng trừ sâu hại trên các loại cây trồng

– Không hỗn hợp các loại thuốc thuộc nhóm Copper Oxychloride với các nhóm thuốc có tính a xít hoặc kiềm

– Không hỗn hợp các loại thuốc thuộc nhóm Copper citrate với các nhóm thuốc vi sinh.

– Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh gốc đồng với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng

– Chỉ nên phối hợp thuốc gốc đồng với các nhóm thuốc có cách tác dụng khác ngoài nhóm có tác dụng tiếp xúc để nâng cao hiệu quả phòng trừ.

– Khi sử dụng thuốc có hoạt chất gốc đồng để phòng trừ dịch hại trên các loại cây trồng cần tuân theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng khuyến cáo trên nhãn.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

Video liên quan

Chủ đề