Đặc điểm đầu tiên của sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi là gì

Trả lời:

–  Sinh trưởng là quá trình phát triển, gia tăng các tế bào trong của cơ thể vật nuôi. Cụ thể như có sự thay đổi lớn về kích thước, khối lượng, cấu trúc… trong từng cơ quan, bộ phận. Phát dục là sự phân hóa các tế bào, phát triển theo xu hướng về chất. Nó thúc đẩy quá trình sinh trưởng nhanh hơn.

– Sinh trưởng là cơ thế tích lũy các tế bào mới, là sự biến đổi tất cả theo chiều hướng đi lên. Ví dụ như một cá thể sẽ có nhiều giai đoạn sinh trưởng, cá thể đó từ nhỏ cho đến lớn. Có sự thay đổi về kích thước, trọng lượng, hình dáng, màu sắc mỗi ngày.

– Phát dục là khi một cá thể sẵn sàng để bắt đầu sinh sản. Lúc này các bộ phận sinh dục đã hoàn thiện và bắt đầu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Giống như con người vậy, phải trải qua giai đoạn dậy thì, có kinh nguyệt lúc này mới có thể mang thai và sinh em bé.

Đặc điểm đầu tiên của sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi là gì

Sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi tuân theo những quy luật nào?

Trả lời:

Ở mỗi con vật sẽ có đặc điểm sinh trưởng và phát dục khác nhau. Quan trọng nhất là phải tuân thủ theo quy chuẩn, giới hạn riêng của nó.

Điển hình với các loại gia cầm, gia súc như gà vịt, trâu bò… chúng luôn luôn đi theo 3 quy luật tự nhiên:

– Thứ nhất sinh trưởng theo từng thời điểm, cột mốc

– Thứ hai sinh trưởng không có sự thống nhất

– Thứ ba sinh trưởng phát triển theo một chu kì nhất định.

Xem thêm: Cách nuôi heo thịt nhanh lớn cho nhà nông

Vì sao cần phải biết các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

Trả lời:

 Không nắm chắc quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi cũng giống như “cầm dao đằng lưỡi”. Cho dù người nuôi có cơ sở chăn nuôi hiện đại, nguồn thức ăn dồi dào hay chọn được giống tốt đi chăng nữa thì cũng công cốc. Bởi năng suất của vật nuôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bao gồm:

– Yêu cầu về con giống

– Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng

– Quy chuẩn về chuồng trại

– Chế độ thức ăn hợp lý

– Cách phòng, chữa bệnh

– Thời điểm bắt cặp, giao phối

– Thời gian xuất chuồng, giết thịt…

Phải biết quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, bà con mới biết cách chăn nuôi đạt hiệu quả, mang lại năng suất, lợi nhuận cao.

Nên xem:   Lưu ý khi bắt đầu chăn nuôi dê

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi nhím thịt

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

Đặc điểm đầu tiên của sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi là gì

Trả lời

Có 3 yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và cả gián tiếp đến việc sinh trưởng, phát dục của động vật.

– Thứ nhất là tính di truyền

Con bố và mẹ đẹp, khỏe mạnh, gen tốt, phần lớn khi sinh sản sẽ cho ra những đứa con đạt chuẩn. Do đó, khi chọn giống, người nuôi nên chú ý cẩn trọng giai đoạn này.

Ví dụ như khi chọn trâu cày, 4 chân phải to, cơ thể khỏe, chắc chắn. Với bò lấy sữa thì bầu vú tròn căng, hay chim trĩ đỏ lông phải đều, đẹp mượt mà…

 – Thứ hai môi trường sống

Đây là yếu tố ngoại cảnh có tác động lớn đến sự sinh trưởng, phát dục của con vật. Cũng giống như con người vậy, nếu sống trong môi trường chứa nhiều chất độc hại sẽ bị vô sinh hoặc mắc phải bệnh ung thư. Khi chăn chuôi, chăm sóc vật nuôi, bà con cần tạo môi trường sống thuận lợi để mang lại hiệu quả như ý muốn. Ví dụ như đảm bảo nguồn nước, thức ăn sạch, độ ẩm chuồng trại hợp lý, không được nóng hoặc lạnh quá. Nơi ở phải thoáng, mát mẻ, ít gió…

Thứ ba, đó là nguồn thức ăn

Ông bà ta có câu “có thực mới vực được đạo”. Ăn không đủ no, thiếu chất, nước không đủ uống thì làm sao vật nuôi sinh trưởng tốt được. Cũng chính vì lí do đó mà vật nuôi ở những hộ gia đình nhỏ lẻ sẽ thua xa các vật nuôi sống trong các trang trại nuôi theo dây chuyền hiện đại. Nếu con vật phải sống ở môi trường đói, rét khắc nghiệt, thiếu thốn về thức ăn thì quá trình sinh trưởng và phát dục sẽ bị trì hoãn lại. Giả sử, nếu sinh trưởng và phát dục thì cũng không mang lại năng suất, hiệu quả đạt tiêu chuẩn.

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7
    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    (trang 86 sgk Công nghệ 7): Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục?

    Trả lời:

    – Sự sinh trưởng là sư tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.

    – Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

    (trang 87 sgk Công nghệ 7): Em hãy đọc rồi đánh dấu (x) vào vở bài tập để phân biệt những biến đổi nào ở cơ thể vật nuôi thuộc sự sinh trưởng và phát dục theo mẫu bảng sau.

    Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục
    – Xương ống chân của bê dài thêm 5cm.
    – Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg.
    – Gà trống biết gáy.
    – Gà mái bắt đầu đẻ trứng.
    – Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa.

    Trả lời:

    Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục
    – Xương ống chân của bê dài thêm 5cm. X
    – Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg. X
    – Gà trống biết gáy. X
    – Gà mái bắt đầu đẻ trứng. X
    – Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa. X

    (trang 88 sgk Công nghệ 7): Em hãy quan sát sơ đồ trên và chọn xem các ví dụ sau minh họa cho đặc điểm nào?

    a) Sự tăng cân của ngan theo tuổi (ví dụ ở phần I).

    b) Khối lượng của hợp tử lợn là 0.4 mg, lúc đẻ ra nặng 0.8 đến 1kg, lúc 36 tháng tuổi nặng 200kg.

    c) Chu kì động dục của lợn là 21 ngày, của ngựa là 23 ngày.

    d) Quá trình sống của lợn trả qua các giai đoạn:

    Bào thai → lợn sơ sinh → lợn nhỡ → lợn trưởng thành.

    Trả lời:

    – a,b đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi không đồng đều.

    – c đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo chu kì.

    – d đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo giai đoạn.

    Câu 1 trang 88 sgk Công nghệ 7: Em hãy cho biết các đặc điểm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi.

    Lời giải:

    – Có 3 đặc điểm:

    + Không đồng đều.

    + Theo giai đoạn.

    + Theo chu kì (trong trao đổi chất, hoạt động sinh lí).

    Câu 2 trang 88 sgk Công nghệ 7: Em hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi?

    Lời giải:

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi là:

    + Đặc điểm di truyền. (Lợn Lan đơ rat lớn nhanh hơn các giống lợn khác).

    + Điều kiện ngoại cảnh (như nuôi dưỡng, chăm sóc).