Đặc điểm loại hình tiếng việt luyện tập

Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí https://thionline.com.vn/uploads/thi-online.png

Thứ ba - 15/09/2020 23:39

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Giáo án, đặc điểm loại hình của tiếng việt - giáo an, Bài tập nâng cao về đặc điểm loại hình của tiếng Việt, Đặc điểm loại hình của tiếng Việt siêu ngắn, Đặc điểm loại hình của tiếng Việt luyện tập, Đặc điểm loại hình của tiếng Việt loigiaihay, Bài giảng Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, Đặc điểm của tiếng Việt

Câu 1: Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

  • Nụ tầm xuân (1): Bổ ngữ cho động từ “hái”. Nụ tầm xuân (2): Chủ ngữ
  • Bến (1): Bổ ngữ cho động từ “nhớ”. Bến (2): Chủ ngữ
  • Trẻ (1): Bổ ngữ cho động từ “yêu”. Trẻ (2): Chủ ngữ
  • Già (1): Bổ ngữ cho động từ “kính”. Già (2): Chủ ngữ
  • Bống (1): Định ngữ cho danh từ “cá”. Bống (2): Bổ ngữ cho động từ “thả”. Bống (3): Bổ ngữ cho động từ “thả”. Bống (4): Bỗ ngữ cho động từ “đưa”. Bống (5): Chủ ngữ. Bống (6): Chủ ngữ

Câu 2: Tìm một câu tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,…) đã học, đối chiếu với câu tự dịch tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,…) thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Ví dụTiếng ViệtTiếng AnhTiếng PhápCâu 1Anh ấy vừa đi rồiHe has gone already Câu 2Anh ấy đi sáng nayHe went on the morning Câu 3Cô ấy là người Tây Ban Nha (7 âm tiết, 3 từ)She is Spanish (4 âm tiết, 3 từ)Elle est Espagnole (6 âm tiết, 3 từ)
  • Ở câu 1 và câu 2: từ “đi” trong tiếng Việt biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau nhưng không thay đổi về hình thái; còn trong tiếng Anh từ “go” khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau đã biến đổi hình thái thành “gone” và “went”
  • Ở câu 3: trong tiếng Việt có 3 từ và 7 âm tiết tách biệt được phân định bởi khoảng trắng; còn trong tiếng Anh có 3 từ và 4 âm tiết, trong đó ranh giới giữa các âm tiết không được phân định bằng khoảng trắng (Spanish); và trong tiếng Pháp có 3 từ và 6 âm tiết, và giữa các âm tiết cũng không nhất định có ranh giới rõ rang như tiếng Việt (Elle, Espagnole)
  • Từ 3 câu ví dụ trên, ta thấy rõ tiếng Việt khác với tiếng Anh và Pháp ở đặc điểm từ không biến đổi hình thái và tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. Như vậy dựa vào bài học và ví dụ ta biết được tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, tiếng Anh, Pháp, Nga… thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết.

Câu 3: Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

  • Đã: chỉ hành động xảy ra trước một thời điểm nào đó.
  • Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.
  • Để: chỉ mục đích.
  • Lại: chỉ sự lặp lại một hành động diễn ra trước.
  • Đó: chỉ sự tiếp diễn.
  • Mà: chỉ mục đích.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đặc điểm loại hình của tiếng Việt  để nắm vững hơn những kiến thức cần nhớ.

3. Hỏi đáp về bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

- Bến (1) là thành phần phụ (bổ ngữ), Bến (2) là chủ ngữ xét về mặt ngôn ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự đổi thay, khác biệt nào giữa Bến - chủ ngữ và bến - thành phần phụ.

 

c. Yêu trẻ (1), trẻ (2) đến nhà; kính già (1), già (2) để tuổi cho.

 

- Trẻ (1) là bổ ngữ (nằm trong phần khởi ngữ).

- Già (1) là bổ ngữ (nằm trong phần khởi ngữ).

-> Xét về mặt âm và sự thể hiện bằng những chữ viết hoàn toàn không có sự thay đổi khác biệt nào giữa trẻ (1) và trẻ (2); già (1) và già (2).

 

d. Con đem con cá bống (1) ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống (2) ...Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống (3) xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống (4). Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống (5) lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống (6) ngày càng lớn lên trông thấy.

 

Vai trò ngữ pháp của mỗi từ bống trong đoạn văn trên là:

- Bống (1): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.

- Bống (2): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả (xuống).

- Bống (3): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

- Bống (4): là bổ ngữ cho động từ giấu.

- Bống (5): chủ ngữ của câu (chủ thể của hành động ngoi lên).

- Bống (6): chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình ngày một lớn lên trông thấy).

 

Câu 2 trang 58 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Tìm một câu tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...) đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...) thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

  

- Tiếng Anh: I watched TV, three days ago.

- Dịch: Tôi nghe nhạc, cách đây ba ngày.

- Đặc điểm loại hình ngôn ngữ hòa kết của tiếng Anh trong ví dụ trên thể hiện ở:

+ Ranh giới các âm tiết không rõ ràng: các từ three, ago dù có dạng hai âm tiết nhưng chúng được phát âm nối liền nhau.

+ Từ có sự biến đổi về hình thức: từ watched (thấy, xem) có hình thức tồn tại ở thì quá khứ. Thì hiện tại của từ này viết là watch. 

+ Trật tự không được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Trạng ngữ của câu đặt ở cuối câu. Đồng thời trong trạng ngữ thì trật từ thuận cũng bị đảo lộn: từ cách đây (ago) lại đặt sau phần chỉ thời gian (three days).

- Ngược lại với những đặc điểm trên của tiếng Anh là những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch tiếng Việt:

+ Ranh giới các âm tiết rõ ràng (mỗi từ được phát âm tách biệt, tách rời)

+ Từ không có biến đổi về hình thức.

+ Trật tự từ được sắp xếp theo đúng thứ tự trước sau.

 

Câu 3 trang 58 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau: 

 

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

 

- Các hư từ: lại, mà. Kết hợp với biện pháp tu từ điệp cấu trúc cú pháp và lối diễn đạt tầng bậc.

- Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, chiến thằng của dân tộc; bộc lộ niềm tự hào về nhân dân mình.

 

 

Tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng;  từ không biến đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.